1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhìn ra vũ trụ(số phận của vũ trụ!!!!!!!!!)

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi bigdog30784, 22/03/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    Nhìn ra vũ trụ(số phận của vũ trụ!!!!!!!!!)

    Chúng ta đều biết vũ trụ bao la chứa đựng biết bao điều bí ẩn.hôm nay em muốn mở ra 1 chủ đề nhìn ra vũ trụ.chúng ta sẽ đi từ hệ mặt trờI ra vũ trụ bao la.tất nhiên em không dám chắc mình sẽ làm tốt nhưng em sẽ cố gắng và mong các bác góp ý và đóng góp nhé.
    Trái đất là 1 hành tinh đặc biệt trong hệ mặt trờI tạI vì có con ngườI xuất hiện ư, em nghĩ đấy chỉ là 1 ý thôi,cái chính là ở trái đất có nước dướI cả 3 thể,rắn lỏng và khí, đấy là điều kiện để phát sinh sự sống và có chúng ta ngày nay để đặt ra câu hỏI tạI sao chúng ta tồn tạI,vũ trụ xung quanh chúng ta như thế nào?..
    hệ mặt trờI có 9 hành tinh quay quanh 1 ngôi sao trung bình đấy chính là mặt trời. thứ tự của các hàn tinh kể theo thứ tự từ trong gần mặt trờI nhất là sao thuỷ ,sao kim, trái đất,sao hoả,sao mộc, sao thổ,sao thiên vương,sao hảI vương và cuốI cùng là sao diêm vương. Chúng được gọI là sao nhưng thực chất chỉ là những hành tinh. Thêm vào đó ở vùng biên của hệ mặt trờI có rất nhiều những vật thể nhỏ có quỹ đạo rất ổn định cách mặt trờI 40 AU.ngườI ta gọI đấy là vành đai Kuiper. Có lẽ em không nên nói thêm quá nhiều về hệ mặt trờI làm gì tạI đã có 1 chủ đề nói kĩ về hệ mặt trờI,các hành tinh của hệ mặt trời.
    Cũng giống như chúng ta đã từng hỏI vũ trụ đã sinh ra như thế nào, ngườI ta(trong đó có cả em và chắc cũng có các bác) tự hỏI hệ mặt trờI sinh ra như thế nào,cách đây bao lâu.
    nguồn gốc của hệ mặt trời.
    khoảng không bao la giữa các vì sao có vẻ như trống rỗng nhưng thực sự không phảI vậy,chúng chứa rất nhiều những hạt cực nhỏ.và các nhà khoa học cho rằng hệ mặt trờI được hình thành từ 1 đám tinh vân là tàn dư của những quá trình hình thành những vì sao trước đó hay do vật chất sau các vụ nỏ siêu tân tinh. Đám mây ấy ggòm những khí và bụI .những hạt nhỏ nhiều vô kể trong khi chuyển động va chạm vào nhau và vì vậy chúng có khuynh hướng chuyển động sao cho không cản trở lẫn nhau. muốn như thế thì tất cả các đường đi của chúng phảI nằm ở gần 1 mặt phẳng và trở thành đường tròn. Khi quay theo những đường tròn đường kính khác nhau chúng sẽ không a chạm vào nhau nữa. khi đó chuyển động theo 1 chiều nhất định nào đó sẽ thắng thế và rốt cuộc các hạt nhỏ khác cũng sẽ quay theo chiều đó. Như vậy thay thế cho chuyển động hỗn độn ban đầu của các hạt nhỏ ,xuất hiện ra 1 chuyển động có trật tự và toàn thể đều quay theo cùng 1 chiều. Sau đấy đám mây bắt đầu đươcj hâm nóng lên bởI chính năng lượng hấp dẫn và vận tốc quay nhanh của nó. Khi nhiệt độ tăng,các chất rắn ban đầu bị bốc hơi. Đám mây bây giờ dần dần trở thành 1 cái đĩa dẹt. ở tâm của đĩa dẹt ấy,vật chất gom tụ lạI cho đến 1 lúc nào đấy nhiệt độ và áp suất đủ để tạo phản ứng hạt nhân. Vào cuốI giai đoạn tích tụ cũng là lúc đám tinh vân nóng nhất. khi không còn năng lượng hấp dẫn để nóng lên nữa, đám tinh vân bắt đầu nguộI dần nhưng ở trung tâm,mặt trờI mớI hình thành nhiệt đọ vẫn rất cao.
    tạI vùng bên trong của hệ mặt trờI ,các vạt thể cứng tiếp tục lớn lên nhưng chúng không tương tác vớI các chất khí còn sót lạI của đám tinh vân. ngược lạI,các hành tinh phôi thai ở vùng bên ngoài của hệ mặt trờI trở nên quá lớn và chúng tiếp tục hút các chất khi xung quanh. Khi hidro và heli tập trung nhanh chóng vào nhân của chúng ,các hành tinh khổng lồ này nóng lên bởI năng lượng co rút của chúng.tuy nhiên các hành tinh này không đủ lớn để đạt được nhiệt độ và áp suất cần thiết để phản ứng hạt nhân xảy ra.sau khi cháy đỏ rực trong vài ngàn năm,chúng dần dần nguộI lạI và có trạng thái như ngày nay.
    Thêm vào đó,khi đám tinh vân nguộI lạI ,các chất khí phản ứng tương tác vớI nhauvà sinh ra các hợp chất,các hợp chất này đọng lạI thành các hạt ở thể lỏng và thể rắn. kim loạI và đá silicat cùng các khoáng chất khác là những vật chất đầu tiên tạo thành các hạt. khi nhiệt độ tiếp tục giảm , các hạt này liên kết vớI các hợp chất giàu cacbon và nước mà ngày nay chúng ta thấy chúng hiện diện rất nhiều trong các tiểu hành tinh. ở phần bên trong của các đám tinh vân,nhiệt độ hạ không đủ thấp để các chất này có thể đọng lạI vì thế chúng không hiện diện trong những hành tinh trong cùng nhất. khi nhiệt đọ hạ xuống khoảng -70độ C , oxi liên kết vớI hidro và đông lạI thành băng đá.
    Sau 1 thờI gian các hành tinh lớn được tạo ra,mặt trờI phôi thai cũng giống như những vì sao sơ sinh khác đã trảI qua 1 giai đoạn phát sinh ra gió mặt trờI cực mạnh thổI bay đi các chất khí còn lạI tronmg đám tinh vân. Đám tinh vân mặt trờI dần dần tan biến và cuốI cùng để lạI 1 vì sao vừa mớI hình thành cùng vớI chín hành tinh và vô số những vật thể khác di chuyển chung quanh nó.

    phần sau: các vì sao chung quanh chúng ta.....
    mong các bác ủng hộ nhé.


    đừng bao giờ phạm phải sai lầm chấp nhận quá sớm là mình sai


    Được bigdog30784 sửa chữa / chuyển vào 15:27 ngày 23/07/2003
  2. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    Bài của em viết hay lắm tuy rằng còn có nhiều chỗ chưa thật rõ ràng lắm.Vẫn đang chờ những bài viết tiếp theo của em
    Ngày mai đang bắt đầu từ ngày hôm nay.
  3. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Bác nên bình tĩnh .
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
  4. langdangngayqua

    langdangngayqua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    3.420
    Đã được thích:
    0
    hay phết , nhớ post lẹ phần tiếp theo lên nhe ...
    tuy nhiên theo bác nói như vậy thì bất kể hành tinh nào cũng có oxi và nước nhỉ . Chỉ cần có công nghệ hiện đại thôi là được chứ gì ... Vậy là sắp có sự sống ngoài Trái Đất rồi , hehe ...
    bác đánh trong Word nên chữ "i" thành "Y" đó , lần sau sửa lại nhe ... khó tính quá !!!
    tình yêu đi nhanh hơn đường kiếm của TP
    cuộc sống khắc nghiệt hơn số phận LTH ...

  5. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    em nghĩ ban đầu các hành tinh có bầu khí quyển của nó nhưng mà trong quá trình tiến hoá của nó,1 số hành tinh không có khả năng giữ được bầu không khí của nó. nếu em nhớ không nhầm thì hình như mặt trăng trước đây cũng có bầu khí quyển nhưng với khối lượng nhỏ quá nó không giữ được,bầu khí quyển dần dần bị mất đi.
    em xin lỗi vì em không thể tiếp tục chủ đề này được nữa tại ngày mai em bắt đầu đi học quân sự rồi,có lẽ em sẽ post tiếp khi em có cơ hội vào mạng gần nhất.hôm nay định đánh 1 bài nữa nhưng mà đánh bài viết cho cuộc thi nhân sinh nhật của box mất ,không có nhiều thời gian tại em phải chuẩn bị vài thứ nữa,nên mong các bác không trách.

    đừng bao giờ phạm phải sai lầm chấp nhận quá sớm là mình sai
  6. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Tất nhiên Mặt Trăng từng có khí quyển vì theo nhiều nhà khoa học hiện nay thì mặt Trăng có nguồn gốc từ Trái Đất mà.Thôi nhé, chúc bác bigdog lên đường may mắn
    Niềm tin cho ta tất cả
  7. VU_XUAN_HA

    VU_XUAN_HA Thiên văn học Moderator

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    1.274
    Đã được thích:
    0
    Giả thiết chỉ là giả thiết thôi các nhà khoa học còn phải tranh cãi nhiều về vấn đề này chứ. Nếu mà mặt trăng mà có nguồn gốc từ trái đất thì quả thật là điều may mắn !không biết thành phần cấu tạo của mặt trăng có giống như trái đất không nhỉ???chắc là không rùi .
    Who wants to live forever? - Courage
    Iam the wind.You are the sun.And one day we'll all be one.
  8. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Theo như em được biết thì cấu tạo của Mặt Trăng khá giống với Trái Đất. Nhất là lớp đất đá bề mặt MT hoàn toàn giống với đá bazan với thành phần gồm nhiều các nguyên tố như : Cr, Ti, Zn. Ngoài ra còn có Sn, Bi, Na và mmột lượng nhỏ Au, Ag. Chỉ có một vài khác biệt đáng kể với Trái Đất là cấu tạo Mặt Trăng có rất nhiều Titan-một nguyên tố vốn khá hiếm trên TĐ, ngoài ra còn có sự có mặt của một số loại khoáng vật mới nhưng cũng đều hình thành từ những nguyên tố phổ biến trên Trái Đất.
    Niềm tin cho ta tất cả
  9. pulsar83nuce

    pulsar83nuce Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Mặt trăng ư! chưa biết được nó có từ đâu, hiện giờ nó có 3 giả thuyết!
    1) là con trái đất
    2) là em trái đất
    3) là bạn "nối khố "của trái đất
    4) là tù binh của trái đất

    TUI SẼ VIÊT MỘT BÀI VỀ CÁI NÀY. MONG CÁC BÁC ỦNG HỘ
  10. pulsar83nuce

    pulsar83nuce Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    I'M SORRY !TUI QUÊN MẤT .......4 GIẢ THUYẾT CHỨ KO FẢI 3!

Chia sẻ trang này