1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhìn ra vũ trụ(số phận của vũ trụ!!!!!!!!!)

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi bigdog30784, 22/03/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. leRomeo

    leRomeo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2001
    Bài viết:
    6.009
    Đã được thích:
    0
    là con? thế mẹ nó đâu?
    là em? làm gì có thằng em nào suốt ngày luẩn quẩn quanh thằng anh thế...
    là bạn? là bạn mà lại chưa đánh nhau bao giờ á?
    là tù binh? trong trận chiến nào thế?
    -----------
    Nếu bây giờ con người tiến hành trở lại việc khảo sát mặt trăng thì tin rằng trong vòng 100 năm tới, chắc chắn sẽ có câu trả lời...
    [​IMG]
    Tâm hồn người con gái bí ẩn và quyến rũ như bầu trời đêm,
    vì ở đó có những ngôi sao xa thẳm đang chiếu sáng lung linh...​
  2. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    ?????????
    Xin giải thích rõ hơn về các giả thuyết trên.Lấy cơ sở nào để biến Mặt Trăng thành đủ các thứ như thế?Nếu chỉ dựa vào vài tính toán và xem xét nhỏ mà nói thì muốn đặt ra bao nhiêu giả thuyết chẳng được.
    Niềm tin cho ta tất cả
  3. pulsar83nuce

    pulsar83nuce Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    dạ,là thế này ạ:(em chi viết vắn tắt thôi ,vì em ko quen đánh máy.CÁC BÁC THÔNG CẢM HỘ EM NHA!)
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    ----------------------------------------------------------------------------
    giả thiết mặt trăng là "con"đất
    ------------------------------------------------
    cách đây khoảng 4,4_4,5tỉ năm, khi trái đất mới được 100 triệu tuổi thì nó bị một cú va đập vớ một một thiên thể cỡ
    = sao hoả. vật chất từ lòng đất bắn mạnh lên cao ở cùng quỹ đạo mặt trăng bây giờ.theo thời gian vật chất lắng tụ lại thành mặt trăng.
    ----------------------------------------------------------------------------------------
    GIẢ THIẾT LÀ "EM" TRÁI ĐẤT:
    -------------------------------------------
    từ khi trái đất hình thành ,vật chất dường như chia làm 2 phần và từ 2 phần đó hình thành nên mặt trăng và trái đất.Từc là trái đất và mặt trăng sinh ra từ 1 đám vật châtlúc hình thành hệ mặt trời ấy mà! BÀNG CHỨNG CHO 2 GT NÀY LÀ : người ta phat hiện ra có những dấu tích của sự va đập cách đây rất lâu,trùng vơi thời gian hinh thành TĐ.
    --------------------------------------------------------------------------------------
    Là " bạn"
    ------------
    giả thiết nói rằng: MT hình thành cùng thời gian vớiTĐ. Nhưng độc lập vơí trái đất,quỹ đạo của nó ở gần quỹ đạo TĐ, lâu dần nó bị lực hútt của TĐ kéo vào!
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Là "tù binh"
    ---------------
    GIẢ THIẾT cũng cho rằng : ở ngoài vành đai HMT, nơi sinh ra các sao chổi,và mặt trăng cũng đến từ nơi đó."Trong một lần tấn công" vào trung tâm HMT,cũng giống như kịch bản trên
    nó bị TĐ băt giữ! NHƯNG ĐƯNG HỎI TẠI SAO LẠI LÀ TĐ CHỨ KO PHẢI LÀ SAO MỘC,SAO THỔ.v.v.bởi vì có thể đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên,khi Mt có con đường đi" xẹt" qua TĐ chư Ko phải là sao khác!
    ---------------------------------------------------------------------------------------

    CÒN BÀI VIẾT CHI TIẾT EM XIN "NỢ" HÔM SAU CÓ NHIỀU THỜI GIAN HƠN! (BỞI VÌ EM ĐÁNH CHẬM LẮM)
    MONG CÁC BÁC THÔNG CẢM GIỦM EM!
  4. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    em xin hỏi bác nhé, về giả thuyết đầu tiên là mặt trăng là con của trái đất. em hơi thắc mắc 1 tí,liệu với 1 vệ tinh như mặt trăng có đủ lớn để có thể trở thành hình cầu như vậy không. tất nhiên nó lớn hơn Phobos và Deimos của sao hoả nhưng mà em nghĩ nó cũng như vậy,2 vệ tinh này không đủ lớn để có thể có được hình dạng bên ngoài như mặt trăng. theo em thì như vậy,không biết có đúng không ạ,các bác chỉ thêm cho em với nhé.

    đừng bao giờ phạm phải sai lầm chấp nhận quá sớm là mình sai
  5. pulsar83nuce

    pulsar83nuce Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    theo tui nghĩ là có thể đươc, bởi vì:
    1)cú va chạm này rất mạnh,thiên thể va chạm với trái đât cỡ = hoà tinh.vfì vậy mà đám bụi và đất đá bị bắn ra là rất lớn.Cú "chạm" này có thể khoét sâu vào tận lớp dấ răn của TĐ. .Chính vi vậy mà khối lượng sinh ra lúc này có thể đủ cho mặt trăng có hình phỏng cầu, và nhâh của mặt trăng là lõi đá cứng. .
    ------2)luc mặt trăng hình thành khối lượng của nó không lón lắm.Qua hàng tỉ năm nhờ "tích góp"từ những vụ va chạm nhỏ với các thiên thạch ,nên KL của nó đủ lớn như ngày nay.TĐ của chúng ta từ khi bắt đầu hình thành cũng nhỏ,nhỏ hơn ngày nay nhiều( đừng hỏi tại sao em biết nha! bởi vì em cũng chỉ đọc qua sách báo thôi) .Rồi nó cũng lớn dần theo thời gian từ những vụ va chạm. Cho nên mặt trăng cũng ko ngoại lệ!
    -----------------------------------------------------------------------------
    giả thuyêt vẫn chỉ là giả thuyêt.rất mong các bác đóng góp ý kiến. có gì sai sót xin câc bác chỉ bảo thêm cho em! cảm ơn các bác nhiêu
    "
    {size=4}{blue}"a new toc vàng hoe "{/blue}{/side=4}
  6. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Trước hết xin hỏi bác về giả thuyết "tù binh": Làm sao trường từ của Trái Đất đủ mạnh để hút và giữ được một thiên thể như Mặt Trăng nếu nó đang chuyển động cắt ngang quỹ đạo Trái đất???
    Thứ hai, về giả thuyết là con của Trái Đất:
    Đúng là đã có giả thuiyết cú va đậpcủa thiên thể vào Trái Đất. Nhưng làm sao Trái Đất chịu được va đập của thiên thể cỡ sao Hoả, thiên thể đó theo em biết chỉ có đường kính từ 15-20km thôi. Nhưng vì khi đó phần nhioều vật chất trên Trái Đất còn ở trạng thái nóng chảy nên một phần bị bắn tung lên tạo thành Mặt Trăng.
    Cách giải thích thứ hai về giả thuyết này: Theo Gorge Darwin, cách đây 200 triệu năm vì còn ở thể magma nóng chảy nên vỏ Trái Đất đan hồi rất mạnh, sức hút của Mặt Trời gây nên trên lớp vỏ ấy những đợt sóng địa chiều rất dữ dội. Càng nguội , tần số dao động càng tăng cho đến khi tần số đó cộng hưởng với tần số dao động riêng của Trái Đất. Sau một thời gian cộng hưởng , một mảnh vỏ của Trái Đất bị bật ra tạo thành Mặt Trăng. Nơi mảnh vỏ bị bật ra đó chính là Thái Bình Dương ngày nay.
    Tại sao cho rằng TBD là cái nôi của Mặt Trăng?
    Vỏ Trái Đất thường gồm 3 lớp trên cùng là trầm tích, granit rồi đến bazan. Nhưng ở đáy TBD sau lớp trầm tích không thấy granit mà thấy ngay lớp bazan.
    Niềm tin cho ta tất cả
  7. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    chào các bác,xin lỗi vì em không post bài tiếp theo liền được,tại đợt đi quân sự em không có nhiều thời gian lên mạng được,các bác thông cảm. các bài viết của các bacvề hệ mặt trời cũng rất hay,cám ơn các bác.
    bây giờ em viết tiếp nhé.
    các vì sao xung quanh chúng ta
    hàng dêm nhìn lên bầu trời chúng ta thấy có rất nhiều sao sáng lấp lánh. lúc nhỏ em mơ ước mình có thể bay lên những vì sao ấy (khi ấy còn ngây thơ mà) em mơ thấy mình đứng trên mặt trời,chứ bây giờ nghĩ lại ,nếu lên được thì em chưa kịp nhìn ngắm gì đã trở thành 1 chú cún quay rồi(cầy tơ bảy món). những ngôi sao được tạo thành bằng cách ngưng tụ những đám mây bụi khi của môi trường giữa các vì sao. quá trình tạo sao từ môi trường đó tiếp tục cho đến bây giờ. trước đây người ta đã từng cho rằng tất cả các sao được tạo thành cùng 1 lúc hàng tỉ năm trước nhưng ngày nay ,quan niệm "ngây thơ" này đã bị bác bỏ . càng ngày người ta càng phát hiện ra nhiều những vụ nổ siêu tân tinh. bằng chứng quan trọng nói lên các sao được hình thành từ môi trưòng bụi khí giữa các vì sao là vị trí của các tổ sao trẻ trong các nhánh xoắn ốc của các thiên hà. theo những quan trắc thiên văn vô tuyến thì khí giữa các vì sao tập trung chủ yếu ở những nhánh xoắn ốc của các thiên hà. ngân hà của chúng ta cũng vậy. ngoài ra,qua những hình ảnh từ kính thiên văn vô tuyến vô tuyến 1 số thiên hà gần chúng ta cũng cũng chứng tỏ mật độ lớn nhất của khí giữa các vì sao ở phía trong của xoắn ốc. cũng chính trong những phần đó của xoắn ốc được quan sát bằng phương pháp thiên văn quang học có những đám mây ion hoá giữa các vì sao,mà nguyên nhân làm ion hoá những đám may này chỉ có thể là bức xạ ngoại tử của những sao lớn nóng_ những thiên thể trẻ.
    những ngôi sao này có nguồn năng lượng lớn là do phản ứng tổng hợp nhiệt hạch xảy ra trong lòng của các sao ở nhiệt độ rất cao( khoảng hàng chụch triệu k) . Do kết quả của những phản ứng này mà tốc độ phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ ,các proton kết hợp với nhau tạo thành hạt nhân heli còn năng lượng thoát ra xuyên dần qua lòng sao và cuối cùng chuyển hoá thành bức xạ vào không gian vũ trụ. đó là nguồn đặc biệt mạnh. Tuy nhiên,có sống thì phải có chết,khi tất cả các (hay gần như toàn bộ) hidro trong nhân của sao sử dụng hết,nó bắt đầu nói tiếng từ giã thế giới,nhưng mà giai đoạn hấp hối này cũng khá lâu. khi ấy,sự phát ra năng lượng trong những vùng trung tâm của sao chấm dứt,nhiệt độ và áp lực không thể giữ được mức độ cần thiết để phản tácđộng của lực hấp dẫn ,nhân của sao bắt đầu nén ép lại và nhiệt độ sẽ tăng lên. 1 vùng nóng rất đông đặc được tạo thành bao gồm heli(do hidro chuyển thành) có lẫn thêm 1số các nguyên tố nặng hơn. trong vùng nóng và đặc ấy các phản ứng hạt nhân không diễn ra nữa nhưng chúng sẽ diễn ra mạnh ở vùng ngoài trong 1 số lớp tương đối mỏng . độ sáng và kích thước của sao tăng lên như là "trứng gà nở" và bắt đầu trở thành chú khổng lồ đỏ với hàm luợng các nguyên tố nặng ít sẽ có độ sángcao hơn. sau khi sao đã tiến hoá qua giai đoạn khổng lồ đỏ thì đối với những ngôi sao nhỏ hơn mặt trời 1- 2 lần khối lượng mặt trời sẽ xả phần khối lượng đáng kể của nó tạo thành vỏ bên ngoài. sau khi đã tách khỏi sao với tốc độ không lớn,cái vỏ ngoài làm lộ phần trong là lớp rất nóng. còn phần bên ngoài sẽ phát triển rộng ra và ngày càng xa sao mẹ .bức xạ tử ngoại mạnh của sao _ nhân của tinh vân hành tinh_ sẽ ion hoá những nguyên tử trong vỏ, kích thích nó nóng lên. qua mấy chucngạn năm vỏ sẽ phân tán và chỉ còn lại sao rất nóng đặc, không lớn. dần dần ,nguội lại ,nó trở thành sao lùn trắng . đường kính của sao lùn trắng nhỏ,chỉ cỡ trái đất nhưng khối lượng lại cỡ mặt trời.sao lùn trắng đầu tiên được phát hiện ra đầu tiên là Sirius B - hành tinh của sao Sirius,sao sáng nhất trên bầu trời, được phát hiện ra vào giữa thế kỉ XIX. sau đó,sao lùn trắng lạnh dần ,bức xạ càng ngày càng yếu đi và chuyển thành sao lùn đen không thấy được. đó là sao chết,rất lạnh và rất đặc. quá trình nguội đi của các sao lùn trắng diễn biến trong nhiều triệu năm. đa số các sao chấm dứt sự tồn tại của nó như vậy . nhưng cuộc đời của những sao lớn hơn sẽ kết thúc phức tạp và dữ dội hơn. các bác chờ kì sau nhé.

    đừng bao giờ phạm phải sai lầm chấp nhận quá sớm là mình sai
  8. pulsar83nuce

    pulsar83nuce Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    hay ghê! nhớ post nhanh lên nhé.À mà sao lùn đen là như thế nào vậy ? tui giờ mới nghe thấy đó! Tui cũng nghe nhiều về thiên hà và sự xoắn ốc của nó, song hình như không phải thien hà nào cũng xoắn ốc, tui hỏi như thế có đúng ko vậy?
    "u" nhớ giải thích kỹ kỹ một chút nha !
    {size=4}{blue}"a new toc vàng hoe "{/blue}{/side=4}
  9. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    bác đừng nóng,em sẽ post tiếp,bác yên tâm nhé.

    đừng bao giờ phạm phải sai lầm chấp nhận quá sớm là mình sai
  10. leRomeo

    leRomeo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2001
    Bài viết:
    6.009
    Đã được thích:
    0
    cố lên big dog ơi!
    [​IMG]

Chia sẻ trang này