1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhìn ra vũ trụ(số phận của vũ trụ!!!!!!!!!)

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi bigdog30784, 22/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. VU_XUAN_HA

    VU_XUAN_HA Thiên văn học Moderator

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    1.274
    Đã được thích:
    0
    hì hì cố lên,cố lên!
    Love Of My Life
    Don't be afraid of the dark. At the end of a storm is a golden sky.
  2. locyc

    locyc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2002
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Wow! Lâu lâu vào box thấy Big tiến bộ rõ rệt nhỉ? Em post bài hay lắm Big ui! Anh ủng hộ hai tay đấy, như thế mới xứng đáng là hội trưởng chứ, nhưng nên xúc tích thui, đừng post bài dài quá, đọc dễ mờ mắt lắm đấy.
    Còn ai hỏi về thiên hà hả ? Đoán đúng rùi đấy, thiên hà có nhiều dạng lắm, cụ thể hình như là 4 dạng thì phải, tui không nhớ rõ lắm:
    1) Thiên hà dạng elip xoắn ốc, tâm thì phồng lên ( Chẳng hạn như thiên hà chúng ta vậy)
    2) Thiên hạ dạng cây, hao hao que củi vậy
    3) Thiên hà dạng elip dẹt, nó cũng là một elip nhưng các xoắn ốc của nó dài hơn, tâm nó lại dẹp lép chứ không phồng lên như thiên hà chúng ta.
    4) Thiên hà dạng bất định, nghĩa là không có một hình thù gì cả, đôi khi nhìn nó giống như là một cục gì đó, hoặc giống như một đám mấy bụi khổng lồ.
    Tui chỉ liệt kê sơ thui. Còn muốn biết thêm chi tiết thì làm ơn liên hệ Bigdog ý. Bye bye.
    locyt
  3. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    Vào kì trước em đã nói về các sao nói chung và sao lùn trắng. Như mặt trờI là 1 ngôi sao rất bình thường trong hàng tỉ ngôi sao trong vũ trụ. Bên cạnh những ngôi sao bình thường như vậy còn có những ngôi sao rất ư là đặc biệt như là sao biến tinh,sao từ, hố đen,hố trắng.
    + Sao biến tinh
    sao biến tinh là những ngôi sao có thể thay đổI được độ sáng của bản thân nó. Vào giữa năm 1958 ngườI ta đã biết 15000 sao thuộc loạI này. hằng đêm chúng ta thấy những ngôi sao trên bầu trờI nhấp nháy,không phảI chúng là những ngôi sao biến tinh đâu mà do các tia sáng bị khúc xạ khi chúng xuyên qua những lớp khác nhau của khí quyển trái đất. em chắc mọI ngườI ai cũng biết về hiện tượng này cả hén.thông thường sao biến tinh chia làm 3 loạI lớn : biến tinh hình học, biến tinh che khuất và biến tinh mạch động.
    - Biến tinh che khuất: là 1 hệ sao đôi gồm 2 sao hợp thành những vì chúng ở rất gần nên không thể phân rõ được,có vẻ như chúng chỉ là 1 ngôi sao đơn độc. hai ngôi sao hợp thành biến tinh che khuất đều được gọI là sao con. Khi ở gần nhau, dướI tác dụng của lực vạn vật hấp dẫn,2 sao con tác dụng lực hút lên nhau mạnh đến nỗI không những chúng chuyển dờI cùng vớI nhau trong không gian mà còn quay xung quanh trọng tâm chung theo 1 chu kì nhất định. nếu 1 trong 2 sao nặng hơn sao kia rất nhiều thì sao nhẹ hơn sẽ chuyển dờI xung quanh sao nặng hơn. từ trái đất,nếu 1 ngôi sao con này vừa đúng che khuất 1 sao con kia hoặc chỉ che khuất 1 phần thì tổng độ chói của hệ sao đôi sẽ giảm xuống,còn khi chúng tách riêng ra thì nhìn từ trái đất sẽ thấy tổng độ chói lớn hơn mặc dù cho độ sáng thực của hệ không hè thay đổi.có những sao biến tinh là hệ thống sao chùm gồm nhiều sao.
    - Biến tinh hình học: có những sao mà sao nọ và sao kia nằm gần theođúng 1 hướng đốI vớI chúng ta nhưng 1 ngôi sao ở gần chúng ta hơn và 1 ngôi sao lạI xa hơn rất nhiều. những ngôi sao đó cũng gây ra hiện tượng như trên nhưng lạI không hề liên quan gì vớI nhau trong thực tế.
    - Biến tinh mạch động(pulsar star) : là loạI biến tinh có số lượng nhiều nhất. sự biến đổI độ chói của nó do bản thân hằng tinh mạch động có lúc co lúc phìng giống như đang thở gấp từng hớp khí lớn. khi tinh cầu phìng ra thì độ chói tăng lên và khi co lạI thì tốI bớt đi. sự biến đổI của độ chói của các sao biến tinh động mạch cũng có quy luật. biến tinh động mạch có sự khác nhau rất lớn về mức độ thờI gian của chu kì thay đổI độ sáng,có loạI không đến 1 giờ,có loạI đến vài trăm năm. sự khác biệt về độ chói khi sáng nhất và lúc tốI nhất có thể lên đến 10.000 lần.
    + sao từ ( magnestar)
    sao từ là quả cầu tro hạt nhân còn lạI sau khi 1 ngôi sao lớn (ít nhất lớn bằng 8 lần mặt trờI) nổ thành siêu tân tinh. Dù đường kính của mỗI sao chỉ khoảng 20 km nhưng chúng chứa lượng vật chất nhiều hơn mặt trời. 1 ngôi sao sẽ trở thành sao từ hơn là trở thành pulsar khi chúng quay đủ nhanh, íy nhất là 200 vòng/s ngay sau vụ nổ siêu tinh vân. trước khi bj mất năng lượng ,các sao từ phát ra các từ trường mạnh hơn hàng trăm lần các sao khác trong vũ trụ. Lúc đó có thể làm vỡ từng lớp vỏ cứng của sao gây ra các trận động đất khủng khiếp . mỗI trận động đất sẽ bắn ra hàng chùm tia các phân tử mang điện và bức xạ, gây ra các vụ nổ năng lượng

    đừng bao giờ phạm phải sai lầm chấp nhận quá sớm là mình sai
  4. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    Những sao có khốI lượng nhỏ hơn mặt trờI và lớn hơn đến 6 lần mặt trờI thì nó kết thúc cuộc đờI như phần trên em đã trên em đã trình bày. Hôm nay em tiếp tục nói thêm vầ những trường hợp những sao lớn hơn.
    - những sao có khốI lượng từ 6 -10 lần mặt trờI thì tiêu huỷ Hidro rất nhanh. Quá trình tổng hợp hạt nhân diễn ra rất nhanh từ Hidro chuyển thành Heli, cácbon , ôxi và sau đấy tiếp tục tổng hợp thành neon, natri, acgong, niken?khi nhiệt độ ở bên trong của sao đạt 800 triệu độ trở lên. Năng lượng phóng mạnh ra quá lớn làm ngôi sao nổ tung, phóng ra chung quanh ngôi sao vụt sáng chói lên bằng ánh sáng của cả 1 thiên hà gộp lạI hoặc ánh sáng của mặt trờI trong 9 tỉ năm cộng lạI: đó là hiện tượng siêu sao mớI (supernova). Sau sự nổ khủng khiếp này ,1 lực ép cực mạnh làm nhân ngôi sao co lạI vớI tốc độ 80.000 km/s. sức ép này mạnh đến nỗI nén các electron thấm vào hạt nhân, kết hợp các prôton để thành nơtron . các nơtron chiếm toàn bộ khốI lượng ngôi sao, trừ 1 lớp vỏ cực mỏng bên ngoài,dày chưa tớI 1m bằng sắt: đó là sao nơtron hay là sao pulsar. Sao nơtron có kích thước không lớn nhưng mà khốI lượng cực lớn,1 muỗng café vật chất nặng đến àng tỉ tấn. sao nơtron có kích thước tự quay vớI vớI tốc độ cực nhanh,tớI 640 vòng/giây và phóng ra vớI tốc độ ánh sáng ở 2 đầu cực từ trường 2 chùm tia bức xạ(ánh sáng, tia X, tia Gamma)quét xung quanh theo nhịp quay của ngôi sao,nhấp nháy như ngọn hảI đăng theo từng xung 1 đều nhau từ 0,03 đến 3 giây/lần. vì thế sao pulsar còn gọI là sao xung.
    - những sao có khốI lượng lớn hơn 10 lần mặt trờI thì sự tiêu huỷ Hidro càng nhanh hơn,năng lượng phóng ra càng lớn hơn. sức nổ gây ra hiện tượng siêu sao mớI tạo nên 1 sức ép quá lớn mà các nơtron cũng không chịu nổI phảI bị nén chặt tớI mức "tớI hạn". một cm khốI bây giờ nặng tớI 100.000 tỉ tấn, đã tạo nên 1 lực hấp dẫn vô cùng lớn,có khả năng hút cả ánh sáng vô tình bén mảng tớI gần. tất cả những gì đến gần đều bị hút vào đó như 1 xoáy nước khổng lồ. đó chính là hố đen. vớI tốc độ đó, vật chất bị cuốn vào hố đen cọ xát vào nhau nóng lên hàng triệu độ, phát ra các tia X quang mà nhờ đấy các nhà khoa học phát hiện ra được sự tồn tạI của các hố đen.
    dưới đây là hình ảnh của sự tiến hoá của các sao.
    Được bigdog30784 sửa chữa / chuyển vào 12:57 ngày 09/05/2003
  5. DAK

    DAK Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0

    Chu trình của một ngôi sao nặng!

    Những ngôi sao nặng bằng hoặc hơn 5 lần khối lượng Mặt trời lúc nào đó sẽ trở thành mọt Siêu Tân Tinh (supernova - Nova vốn là tên của một nhà thiên văn học, người đầu tiên phát hiện ra một siêu tân tinh, tên đậy đủ của ông này thì em ko nhớ, nhưng đại khái là như vậy).
    Sau khi đốt hết nhiên liệu của mình thì ngôi sao sẽ ko thể kìm lại được lực hấp dãn của chính bản thân nó, ngôi sao dần co rut về tâm, lúc này các phản ứng hoá học tạo nên các nguyên tố nặng bắt đầu hình thành tại nhân. Đến lúc nhiên liệu gần cạn kiệt, ngôi sao sẽ bắn ra ngoài vũ trụ vật chất của mình ( các đám khí gas và bụi, và các tia gamma )
    . Chỉ còn lại nhân của ngôi sao( lúc này chỉ toàn các nguyên tố nặng). CÁc ngôi sao có khối lượng dưới 15 lần khối lượng MTrời thì sẽ trở thành sao notron, còn trên 15 lần sẽ tiếp tục co rut để trở thành lỗ đen!

    [blue]
    NOTHING ELSE MATTERS
    [/blue/][/size=20/]
  6. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    ngân hà và những thiên hà xung quanh chúng ta
    Hàng bao thế kỉ loài ngườI chỉ biết đến mặt trờI bà thái dương hệ còn những ngôi ao khác chỉ tô điểm và làm đẹp thêm bầu trờI đêm huyền ảo. đã qua rồI những thờI kì ấy, các nhà khoa học đã biết mặt trờI cũng chỉ là 1 ngôi saotrong vô vàn ngôi sao trong dãy ngân hà và trong vũ trụ có rất rất nhiều những thiên hà như thiên hà của chúng ta. Chúng ta hãy đi từ dãy ngân hà.
    Chúng ta đang sống trong 1 thiên hà có bề ngang rộng chừng 100.000 năm ánh sáng và quay chậm hình thành cách đây khoảng 10 tỉ năm.các ngôi sao nằm trong các nhánh xoắn của thiên hà quay xung quanh tâm của nó vớI vận tốc 1 vòng trong vài trăm triệu năm. phần trung tâm của thiên hà có hình khôí cầu.Trái đất và mặt trờI nằm cách tâm của ngân hà khoảng 30.000 năm ánh sáng. chiều dày ở phần trung tâm khoảng 1.500 ánh sáng. Tính từ khi được hình thành cho đến nay, hệ mặt trờI của chúng ta chỉ mớI quay xung quanh ngân hà được 20 vòng mà thôi. Từ tâm ngân hà toả ra bốn nhánh rõ ràng nhất, đó là nhánh cung thủ, nhánh nhân mã,và nhánh tráng sĩ. hệ mặt trờI nằm trong ở nhánh tráng sĩ. phần trung tâm ngân hà bức xạ mạnh sóng vô tuyến ra xung quanh,xuyên qua các lớp khí và bụI vũ trụ.
    Nhưng trong vũ trụ của chúng ta không những chỉ có mỗI ngân hà của chúng t không thôi mà còn rất nhiều những thiên hà khác và thiên hà của chúng ta không phảI là trung tâm hay giữ 1 vị trí đặc biệt nào đó trong vũ trụ,nếu có cũng hcỉ là do chúng ta nhìn vũ trụ từ trái đất nằm trong hệ mặt trờI của ngân hà mà thôi.
    những thiên hà khác cũng như ngân hà đều có 1 cái nhân là nơi tập trung hàng trăm triệu ngôi sao đã được hình thành từ lâu. Bao bọc chung quanh nhân là vầng thiên hà gồm những ngôi sao được hình thành từ lâu hơn.
    Phân loịa các thiên hà:
    dựa vào hình dạng của các thiên hà nhà thiên văn học Edwin Hubble đã lập ra bảng phân loạI thiên hà vào năm 1920 gọI là "bảng phân loạI Hubble". Theo ông có 4 nhòm thiên hà phân theo hình dạng.
    - thiên hà hình elip(kí hiệu E) có 8 loạI từ dạng hình khốI cầu EO,dẹt dần từ E1 đến E7 có dạng như 2 đĩa tròn úp vào nhau. Thiên hà loạI elip được đặc trưng nói chung bằng hình elip xoay và không có 1 cấu tạo nào khác ngoìa sự giảm độ sáng từ trung tâm đến biên. Thiên hà loạI elip có phân loạI thành dạng dày mỏng tuỳ theo quan hệ giữa những bán kính lớn và nhỏ.
    - Thiên hà xoắn ốc(kí hiệu S) : trong đó có thiên hà của chúng ta,có các nhánh từ tâm toả hình xoắn ốc ra xung quanh theo 3 dạng Sa, Sb,Sc tuỳ thuộc vào độ mở rộng của các nhánh so vớI nhân. Nhân của thiên hà xoắn ốc có nhân tương đốI lớn vớI kích thước của toàn thiên hà. ở tất cả các thiên hà xoắn ốc nhân là 1 vùng sáng có nhiều đặc trưng của thiên hà elip.
    - Thiên hà xoắn ốc gãy khúc hay còn gọI là thiên hà xoắn ốc xuyên.thường các thiên hà này có kích thước nhỏ hơn kích thước nhỏ hơn thiên hà xoắn ốc bình thường. những thiên hà này có 1 trục thẳng kéo dài từ nhân ra trước khi xoắn ốc theo 3 dạng: Sba, SBb và SBc tuỳ theo độ mở rộng của nhành.( Sba độ mở rộng của nhánh nhỏ nhất và theo thứ tự độ mở rộng của nhánh tăng dần)
    - Thiên hà vô định hình: phần lớn những thiên hà này giống nhau ở chỗ bị phân ra từng đoạn mà ở trong đó có thể nhận thấy từng sao sáng nhất ở vùng khí nóng bức xạ. ở 1 số thiên hà không đều cũng có "đòn gánh" mà trong đó có thể phân biệt cấu trúc từng đám, giống như những đoạn của nhánh xoắn ốc.
    Ngoài việc phân biệt các thiên hà bằng hình dáng ngườI ta còn phân biệt chúng theo đọ sáng. Tiêu chí này được đánh giá theo hướng thẳng góc vớI mặt phẳng quỹ đạo của thiên hà từ I đến IV. Số càng nhỏ thì độ sáng càng lớn. các thiên hà cấp I có độ sáng lớn gấp 5 lần độ sáng của các thiê hà cấp IV.
    Các thiên hà tạI sao lạI có nhiều loạI như thế ,tạI sao lạI có loạI chẳng có hình dạng gì đến những thiên hà có hình dạng đốI xứng trông rất đẹp mắt, vậy nguyên nhân là do đâu. Em xin dừng ở đây,hôm khác em sẽ post tiếp ạ,post dài quá các bác lạI ngạI đọc nên em post ngắn ngắn thôi ạ.

    đây là hình ảnh dải ngân hà
    còn đây là hình ảnh của 1 thiên hà elip
    còn đây là hình ảnh thiên hà xoắn ốc bình thường
    còn đây là hình ảnh của thiên hà xoắc ốc xuyên
    và cuối cùng là thiên hà vô định hình.
    mong các bác ủng hộ nhá.

    đừng bao giờ phạm phải sai lầm chấp nhận quá sớm là mình sai
  7. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    chết em đánh sai , từ tâm của ngân hà toả ra 4 nhánh rõ ràng nhất là nhánh cung thủ, nhánh nhân mã và nhánh tráng sĩ. cám ơn bác đã nhắc em,cám ơn bác nhé.
    vâng ạ,mặc dù những thiên hà ở càng xa nhau thì tốc độ rời xa nhau càng nhanh nhưng mà không thể nào đạt được đến tốc độ của ánh sáng cả. em cũng biết mình kiến thức chỉ có hạn nhưng thực sự em rất yêu thích môn khoa học này,mong được học hỏi nhiều hơn ở các bác.

    đừng bao giờ phạm phải sai lầm chấp nhận quá sớm là mình sai
  8. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    từ đầu các nhà thiên văn dự định xác lập nguyên nhân do đâu mà các thiên hà lạI có dạng này hay dạng khác. những lý thuyết đầu tiên cho rằng những loạI khác nhau của thiên hà là thể hiện trinhf tự tiến hoá của thiên hà. ngườI ta đã cho rằng thiên hà được tạo thành theo 1 loạI và dần dần trong quá trình tiến hoá chuyển thành loạI khác. Trong những năm 50 của thế kỉ này thì ngườI ta mớI rõ là các loạI thiên hà đều có tuổI giống nhau, không có loạI nào sinh trước loạI nào.
    Tuy nhiên thiên hà Elip hầu như chỉ có những sao già trong lúc thiên hà các loạI khác có tương đốI nhiều sao trẻ. Có thể là dạng của thiên hà có liên quan đến tốc độ tạo những sao trẻ trong đó sau khi đã hình thành thiên hà vì vậy quan trắc được rất ít sao trẻ ở đây. Trong các thiên hà không đều thì quá trình tạo sao mớI diễn ra rất sôi nổi.
    Những kết quả đó đưa đến ý niệm là các thiên hà không đều giữ được phần lớn bụI khí để dần dần tạo thành những sao trẻ còn ở thiên hà elip thì khí ban đầu đã sử dụng hết trong đợt nổ tạo sao ban đầu. Cho đến nay thì đã rõ 2 yếu tố xác định dạng của thiên hà : đó là các điều kiện ban đầu (khốI lượng và momen quay) và môi trường (thành phần tập hợp hay sự tồn tạI của những vệ tinh ở gần.
    sự đơn giản của thiên hà elip phù hợp vớI thuyết cho rằng chúng được vận hành bởI 1 số ít lực. quỹ đạo của các sao bằng phẳng và kết hợp hài hoà, ngoài lực hấp dẫn ra không còn gì ảnh hưởng đến vị trí của chúng và không sự tạo sao liên tục nào làm phá vỡ tính đều của nó. lực háp dẫn tác động đốI xứng và tròn đều và nếu thiên hà chỉ được điều khiển bằng lực hấp dẫn thì nó sẽ dàn đều và mất đi tính gai góc và trở thành thiên hà elip.
    Khác vớI thiên hà elip,thiên hà xoắn ốc có đĩa và khốI u. các nhánh xoẵn ốc có ít sao hơn là ở đĩa và khốI u. các tính chất quan trắc được của đĩa thiên hà được giảI thích qua các mô hình máy tính điện tử của các hệ thống sao quay nhanh. nếu như đám mây khí tiền thiên hà quay nhanh trước khi tạo thành phần lớn sao thì đám mây có hình dẹp và sự phân bố sao tương tự như ở trong đĩa của thiên hà xoắn ốc. như vậy,quả là sự khác nhau cơ bản về cấu tạo của thiên hà elip và thiên hà xoă ns ốc là ở tốc độ quay ban đầu. nếu đám mây tiền thiên hà quay nhanh tạo thành đĩa còn nếu quay chậm sẽ tạo thành thiên hà elip
    Còn các thiên hà không đều thì đặc trưng không phảI là hoàn toàn không xác định. ĐốI vớI loạI này có những tính cách chung nói lên nguyên nhân của sự hỗn loạn về hình dạng thấy được của chúng. Nói chung,các thiên hà không đều có độ sáng kém hơn cả những thiên hà xoắn ốc nhỏ nhất. có thể sự thiếu các nhánh xoắn ốc ở các thiên hà không đều có liên quan đến đạI lượng momen góc của thiên hà và cường độ chuyển động rốI trong đó. mặt phẳng của các thiên hà không đều tương đốI dày hơn ở thiên hà xoắn ốc,từ đó có thể giả định rằng sự quay của sao và khí chậm đến mức mà các cánh xoắn ốc không tạo ra được.
    nếu được nhìn xa vào trong vũ trụ chúng ta sẽ bị cuốn hút bởI vè đẹp của các thiên hà,trông chúng thật lộng lẫy và hiền hoà. Nhưng mà đừng nghĩ rằng chúng "hiền" thật nhé,các thiên hà cũng chẳng thân thiện vớI nhau lắm đâu ạ,vẫn hay xảy ra luật rừng lắm ạ,ca' lớn nuốt cá bé.
    Khi các thiên hà ở rất gần nhau thì chúng sẽ tác động lên lẫn nhau. Khi có 1 thiên hà nhỏ ỏ gần 1 thiên hà lớn thì hãy coi chừng. phần lớn các thiên hà elip khổng lồ rất dễ dàng nuốt chửng những chú thiên hà lùn nhỏ quanh nó. Em không thể post mô hình về hiện tượng này nên em mô tả vậy,các bác thông cảm nhé (văn của em dốt lắm ạ). Ví dụ như ban đầu có 1 thiên hà nhỏ quay quanh 1 thiên hà lớn hơn nó,thế là không nhanh thì chậm,thiên hà nhỏ dần dần bị hút gần lạI vớI thiên hà lớn. đến 1 lúc nào đó,thiên hà lớn sẽ bắt đầu cuốn lớp vỏ ngoài của ngườI láng giềng và cứ như thế. Có thể quá trình này cũng sẽ tác động mạnh đến thiên hà lớn,hình dạng của nó có thể thay đổI và sau khi 2 thiên hà cũ đã sát nhập vào "chung 1 nhà" thì bắt đầu quá trình hoàn thiện lạI dần hình dạng của chúng bởI sự quay quanh trục.
    Có sai sót gì mong các bác thông cảm và cho em ý kiến nhé.
    Kì sau: sự tiến hoá của thiên hà.
    Câu lạc bộ Thiên Văn Học
  9. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
  10. PAPH

    PAPH Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/05/2003
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    paph thì dốt đặc về thiên văn ,có ít ảnh nhờ các bác chỉ dùm !
    người bảo tồn lan

Chia sẻ trang này