1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhìn ra vũ trụ(số phận của vũ trụ!!!!!!!!!)

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi bigdog30784, 22/03/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    VŨ TRỤ
    phần 1: QUY MÔ CỦA VŨ TRỤ NGÀY NAY
    Không như trước đây con ngườI vẫn nghĩ,bây giờ chúng ta đã biết vũ trụ của chúng ta không phải là không gian mênh mông trống rỗng mà bao gồm rất nhiều,rất nhiều những hệ sao,hệ thiên hà liên kết vớI nhau,có quá trình sinh ra,trưởng thành và già đi?.(^_^ giống như sinh vật quá các bác nhỉ)
    Nhận thức của con ngườI về vũ trụ được phát triển khá nhanh nhất là trong cuốI thế kỉ XX. Cũng có thể nói rằng vũ trụ là tất cả thế giớI vật chất không có giớI hạn về không gian và phát triển theo thờI gian. Có rất nhiều các nhà khoa học đã chứng minh rằng thực sự vũ trụ có giớI hạn và điều này còn làm đau đầu các nhà khoa hoc trong việc tìm kiếm giớI hạn của vũ trụ. Nhưng có 1 điều chắc chắn rằng,vũ trụ cực kì rộng lớn. hãy tưởng tượng:
    Nếu kích thước của mặt trờI to bằng quả cầu bi-a đường kính 7 cm thì sao thuỷ sẽ cách quả bi-a mặt trờI 280cm,trái đất thì 760cm còn thiên vương tinh phảI cách đến 40m và Diêm vương tinh đến 300m. đấy mớI ở trong hệ mặt trờI,chũng ta sẽ mở rộng ra thêm xung quanh. Sao cận tinh Proxyma Xentauri cách chúng ta 4 năm ánh sáng là ngôi sao nằm gần chúng ta nhất. Ngôi sao đó nếu đưa vào trong ước lượng lúc nãy của chúng ta thì nó phảI nằm cách quả bi-a mặt trờI đến 2 ngàn km.
    Nhưng thái dương hệ và những ngôi sao nằm gần nó chỉ là 1 phần rất nhỏ của 1 hệ sao và tinh vân không lồ gọI là Ngân hà. Trong dãy ngân hà chúng ta có thể đếm được hơn 150 tỉ ngôi sao đủ loại. đường kính của nó khoảng 100 ngàm năm ánh sáng và bề dày của nó khoảng 1500 ngàn năm ánh sáng.
    hệ thống sao và thiên hà củ chúng ta lạI chỉ là 1 phần nhỏ trong chu vi rộng lớn của ĐạI thiên hà. Có thể định nghĩa đạI thiên hà là tổng hợp các hệ thống sao- các thiên hà nói chung chuyển động trong 1 khoảng không gian mênh mông rộng lớn quan trắc được của vũ trụ. Hãy tưởng tượng ĐạI thiên hà trong mô hình mà trái đất như là quỹ đạo của vòng thứ nhất của nguyên tử Bo. VớI tỉ lệ như vậy thì khoảng cách đến tinh vân Andromeda lớn hơn 6m,khoảng cách đến trung tâm của nhóm thiên hà vùng Deva trong đó có hệ thống thiên hà chúng ta sẽ vào khoảng 120m,cũng là kích thước của nhóm thiên hà chúng ta. Thiên hà Thiên Nga sẽ cách tương đốI xa là 2,5km và khoảng cách đến thiên hà 3C295 đạt 25km.
    Vũ trụ của chúng ta khoảng 15 tỉ năm ánh sáng, đây là ý kiến của nhiều nhà khoa học và đây cũng là ý kiến được nhiều ngườI ủng hộ nhất. đến nay đã phát hiện ra được hàng trăm tỉ thiên hà nhưng xa nhất mà chúng ta có thể thấy được theo em nhớ là các chuẩn tinh cách chúng ta đến 12 tỉ năm.
    Vũ trụ phát triển không ngừng và bây giờ chúng ta vẫn chưa tìm được biên giớI của nó,cũng không thể nào biết nó có giớI hạn hay không,nếu có thì bên ngoài của giớI hạn đó là gì. Nó vẫn còn là điều mà mọI ngườI và nhất là các nhà khoa học đang khao khát khám phá ra. Mức hiểu biết của em có hạn,em không dám kết luận hay bình luận gì về vấn đề này,có lẽ chúng ta chỉ dừng ở đây. Mong rằng các bác thông cảm,em xin cám ơn ạ.
    Câu lạc bộ Thiên Văn Học
  2. VU_XUAN_HA

    VU_XUAN_HA Thiên văn học Moderator

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    1.274
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề này lâu rồi chưa được cập nhập, Bigdog đâu rồi vào viết phần II đi .
    Love Of My Life

  3. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
  4. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Vụ nổ tạo tinh vân đầu sát được, ghi chét thời tống (12xx sau công nguyên) ở đài thiên văn Bắc Kinh, tinh vân Con cua.
    Chu trình đập mạch của Vũ Trụ không đơn giản như các tạp chí trình bầy đâu.
    Hiện tại , chúng ta đang ở thời kỳ nở. Tức là vùng không gian đang sống (bán kính 15 tỷ năm ánh sáng) đang nở ra. Do đó tạo điều kiện qua sát dễ (dùng doppler đo bán kính).
    Một ngôi sao có nhiều kiểu kế thúc,
    -Nếu nó bé hơn mặt trời, sau khi Hidro cạn, nó âm thầm bé lại.
    -nếu bằng và to hơn mặt tời chút (sao vàng): sao nguội đi, co lại, phản ứng heli->carbone làm sao bùng nổ, độ sáng lớn hàng tỷ lần bình thường. Nhân sao là các hạt không mang điện, các hạt mang điện một phần được photon mạng đi, một phần tạo thành đám mây e, một phần thành vỏ proton,còn lại lõi notron: sao lùn trắng, có từ trường, tốc độ quay, mật độ lớn và đường kính nhỏ (vài chục km). đây là những ngon hải đăng nhấp nháy phát song vô tuyến rất mạnh.
    -nếu to nữa (sao trắng và sao xanh): sao lùn có tốc độ thoát lớn hơn ánh sáng: lỗ đen.
    Thế các sao hình thành thế nào.
    Các sao có thể hình thành lại: môt sao lớn thành sao đôi, sao ba. Nhưng nguyên thuỷ là khí nhẹ tích luỹ. Phần còn lại của đám bụi sã trở thành các hành tinh nặng, khối lượng chủ yếu là sắt, nicken, nhôm. đám này hình thành trước và có bán kính quỹ đạo nhỏ.
    Sau đó là các hành tinh với thành phần chủ yếu là sắt, carbone, nitơ,có lớp vỏ khí (xianua, metan, dioxide carbone) dày, mật độ chung nỏ. Đây là hai loại hành tinh bền nhất. Loại trung gian không bền và thường nổ, tạo thành đám mây bụi đá.
    Các nguyên tố sắt và niken có thể kết tinh rất chậm trong dám hơi bụi, tạo thành vẫn thạch và tiểu hành tinh.
  5. BaronJacob

    BaronJacob Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2003
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Cái ảnh mà bà Bigdog bảo là tinh vân đầu ngựa ấy, theo tớ biết thì là Tinh vân Orion ( chả biết có phải đầu ngựa hay không ?). Mấy ảnh gần đây thì là ảnh thật ( Orion, Tam giác mùa hè, M8,... gì gì đó ) còn lại những ảnh trước 100% dựng trên máy vi tính, cũng không cần quan tâm lắm đến các sự kiện trong đó, đơn giản chỉ là wallpapers thôi, ai đó thích thì down về mà dùng .
  6. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Chủ đề này hình như bị bỏ quên thì phải. Chị Loan nhanh nhanh post tiếp đi chứ, không thì để tuần sau em làm vài bài vậy. Dạo này vào CLB chẳng thấy chuyện thiên văn gì cả, toàn bàn chuyện họp hành rồi văn thơ hơi nhiều. Các bác có kiến thức thì cứ chịu khó đưa lên cho anh em xem với chứ
    Thời gian luôn trôi đi, tất cả đều có thể xảy đến nhưng tình yêu tôi dành cho em sẽ không bao giờ có gì thay đổi được!
  7. hiboss

    hiboss Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    756
    Đã được thích:
    1
    Tui là thành viên mới.tui muốn hỏi một chút từ khi còn bé tui luôn tự hỏi mình.Vũ trụ bao l;a có phải là vô tận .Tui nghĩ có thể vũ trụ bao la nhưng không vô tận ,mà nếu không vô tận thì cái gì có thể hạn chế được nó và cái hạn chế nó liệu có bị hạn chế bởi một cai khác nữa không ôi cứ thế này thì vỡ đầu mất.Ai giúp tui nhỉ nếu nói vô tận thì ai làm ơn nói rõ hơn về sự vô tận của nó
    In the end
  8. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Bạn có thể tìm thấy thông tin về vấn đề này tại một vài địa chỉ sau:
    http://www.ttvnol.com/forum/t_168178/6a?0.7836862
    http://www.ttvnol.com/forum/t_153339/?0.5093303
    Thời gian luôn trôi đi, tất cả đều có thể xảy đến nhưng tình yêu tôi dành cho em sẽ không bao giờ có gì thay đổi được!
  9. phuthuy26vn

    phuthuy26vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    0
    vũ trụ có giới hạn hay không ?
    cái này thì không ai dám khẳng ,từ sau bigbang đến giờ các thiên hà cứ liên tục rời xa nhau ,điều đó chứng tỏ vũ trụ đang giãn nở ,liệu vũ trụ có tiếp tục giãn nở để rồi như một quả bóng xì hơi hay sẽ co lại và sụp xuống.Và nếu vũ trụ cứ tiếp tục giãn nở thì nó sẽ giãn giãn nở đến khi nào ,
    nếu nói về vấn đề vũ trụ bị hạn chế bởi cái gì ta có thể đặt vấn đề một cách dễ hiểu như sau : ta nói vũ trụ giãn nở đúng không vậy thì chắc chắn phải có một không gian cho sự phát tướng của vũ trụ, vậy cái không gian chứa vũ trụ đang giãn nở là cái gì và liệu nó có giới hạn không??
    [marque]TO THE WORLD,YOU ARE SOMEONE
    TO SOMEONE,YOU ARE THE WORLD[/marquee]
    [​IMG]
  10. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Việc tạo thành các nguyên tố hoá học của vũ trụ ​
    Thứ nhất là thuyêtcúa giáo sự Gamốp: hơi của nơtron được ngưng kết lại để tạo thành các nguyên tố, có thể là hơi đó đã tồn tại từ 6 tỷ năm về trước. Quá trình tự chuyển hoá của nơtron thành proton và việc cấu tạo nên các nguyên tố ngày càng phức tạp hơn đã được kéo dài trong khoảng 1/2 giờ đầu tiên sau khi tạo thành vũ trụ.
    Một thuyết khác
    Chúng ta có thể bắt đầu bằng việc xem xét lại hai hạt nhân hidro hoặc là các proton va chạm với nhau ở vận tốc lớn (do nhiệt độ cao ở các ngôi sao). Chúng kết hợp với nhau và một trong hai proton chuyển thành nơtron, bằng cách mất điện tích dương dưới dạng positron (hạt bêta)
    Tiếu phân được tạo thành là đơtri hay hidro nặng gồm một nơtron và một proton.
    Đơtri này lại có thể va chạm với các proton khác, và khi va chạm có hiệu quả sẽ tạo ra một hạt có khối lượng nguyên tử là 3, tức He-3 gồm một nơtron và 2 proton. He-3 là một đồng phân hiếm, nhẹ hơn He-4 thường gặp và không có khả năng chiếm đoạt proton.
    Tuy nhiên chúng có thể va chạm với nhau và khi va chạm hữu hiệu xảy ra chúng sẽ kết hợp với nhau tạo thành He-4 đồng thời giải phóng 2 proton.
    Đây chính là phản ứng nhiệt hạt nhân tạo ra nguồn năng lượng cho Mặt Trời và các ngôi sao. Quá trình này chỉ diễn ra ở nhiệt độ cao hàng chục triệu độ, do đó chúng chỉ có ở các thiên thể như các ngôi sao, tức là có khối lượng đủ lớn để tạo ra lực hướng tâm gây ra áp suất đủ lớn. Ở nhiệt độ hàng trăm triệu đọ thì hai hạt alpha, tức hai hạt nhân He va chạm với nhau ở tốc độ khủng khiếp. Kết quả của những va chạm hữu hiệu là sẽ tạo ra một tiểu phân mới với tổng lượng proton và nơtron đúng bằng tổng thành phần của hai hạt alpha. Tiểu phân đó là một đồng vị không bền của Bêrili chưa hề gặp trên Trái Đất, vì nếu nó xuất hiện trên Trái Đất thì lập tức bị phân rã thành hai hạt alpha.
    Nhưng trong lòng các ngôi sao, tại một thời điểm nào đấy, cứ một tỷ hạt alpha sẽ có chừng 8 hạt Berili-8, như vậy có nghĩa là trên các ngôi sao luôn xuất hiện một lượng lớn các hạt này. Hạt Berili-8 có thể va chạm với hạt alpha để tạo ra Cacbon-12.
    Đến lượt mình, C-12 thông thường cũng có thể chiếm lấy một hạt alpha để tạo thành O-16, rồi O-16 lại chiếm lấy một hạt alpha để tạo thành Ne-20.....
    Bằng cách đó mà trên các ngôi sao sau khi hình thành lần lượt xuất hiện rất nhiều các nguyên tố nặng.
    Song chúng ta đã không xét đến sự xuất hiện và tính chât của các nguyên tố. Ví dụ tại sao trên bề mặt của Mặt Trời lại có Liti, tại sao tecnexi, một nguyên tố không bền trên Trái Đất lại có trên bề mặt của nhiều ngôi sao.
    Về vấn đè này, chúng ta hãy quan tâm đến Mặt trời.
    Các kính viễn vọng đều dễ dàng thấy được các vết trên bề mặt của Mặt trời.
    Khi nghiên cứu quang phô của các vết đó, khoa học đã phát hiện ra rằng thực chất đó là những nam châm lớn, đồng thời cường độ từ trường ở những vết đó tăng lên khủng khiếp trong vòng vài giờ hoặc vài ngày, điều này giống với trong một máy gia tốc electron.
    Nếu dẫn các electron vào cac máy gia tốc này và làm cho từ trường tăng lên nhanh đột ngột, tuỳ theo độ tăng của từ trường mà các electron thu được gia tốc và khi đạt gia tốc nhất định chúng sẽ chuyển động tròn.
    Rõ ràng từ trường ở các vết đen Mặt Trời là một máy gia tốc tự nhiên của các hạt.
    Cũng tương tự như vậy, chắc hẳn là từ trường trên một ngôi sao lớn có thể mạnh hơn rất nhiều so với từ trường của Mặt Trời, và dĩ nhiên là ở đó các hạt se có năng lượng rất lớn. Những hạt đó được tăng tốc tự nhiên như vậy sẽ có thể tạo nên các nguyên tố như liti, berili, bo...., mặc dù chúng là những nguyên tố rất hiếm trên các sao, nhưng cúng có thể phát hiện ra sự có mặt của chúng khi dùng kính quang phổ quan sát ánh sáng do chúng phát ra.
    Thời gian luôn trôi đi, tất cả đều có thể xảy đến nhưng tình yêu tôi dành cho em sẽ không bao giờ có gì thay đổi được!

Chia sẻ trang này