1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhìn ra vũ trụ(số phận của vũ trụ!!!!!!!!!)

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi bigdog30784, 22/03/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Ragnarok_TuanSon

    Ragnarok_TuanSon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2003
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Bực quá đi mất, định post một bài vào cái chủ đề này, đã đánh sẵn ra đĩa rồi thế mà đến lúc cần tự nhiên không đọc đĩa được, khéo hỏng mất thì...khốn nạn
    (xin lỗi các bác, dạo này em hơi căng thẳng nên chả có gì cũng viết bài vớ vẩn, mấy hôm nữa bài này sẽ được sửa thành bài của em về các thiên hà)
  2. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Bài viết này hôm trước em đã viết nhưng do lỗi kĩ thuật nên không hiện được tiếng Việt, hôm nay em xin được sửa lại. Nhưng trước hết em xin cảm ơn một thành viên rất tích cực của box ta đã giúp em sửa chữa bài viết này. Đó là bác Hero_Zeratul, tuy ít khi tham gia viết bài nhưng kể từ ngày tham gia box thiên văn, bác H_Z đã luôn có mặt và chứng kiến hầu hết các hoạt động của box ta mặc dù không có điều kiện offline cùng mọi người. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn bác và hi vọng bác tiếp tục tham gia giúp đỡ box.
    Dưới đây là nội dung bài viết:
    Thiên hà​
    Qua các kính thiên văn quang học, các thiên hà hiện ra dưới nhiều dạng. Một số hiện ra dưới dạng những hình phỏng cầu dẹt và được gọi là các thiên hà elip, trong khi đó các thiên hà khác có hình xoắn ốc rất dẹt. Một số khác vô định hình và có dạng bất thường.
    Các thiên hà elip chứa ít khí và khối lượng trải ra trên một diện rộng , từ vài nghìn lần khối lượng mặt trời đối với các thiên hà elip lùn cho tới 10000 tỷ lần khối lượng mặt trời đối với các thiên hà elip siêu kềnh. Các thiên hà elip lùn phổ biến hơn các thiên hà elip siêu kềnh, thường là những nguồn vô tuyến rất mạnh.
    Các thiên hà xoắn ốc chứa nhiều khí và có các cánh tay sáng, mở ra nhiều hay ít và uốn ra phía ngoài kể từ tâm.
    Khối lượng trung bình của các thiên hà xoắn ốc khoảng 100tỷ lần khối lượng mặt trời. Các sao nóng trẻ và các vùng HII bị ion hoá sáng liên đới nằm trong các cánh tay xoắn ốc. Các thiên hà xoắn ốc quay giống như thiên hà của chúng ta. Một số thiên hà xoắn ốc có cấu trúc kiểu thanh, có trọng tâm nằm ở tâm của chúng. Các thiên hà có dạng bất thường có hàm lượng khí lớn nhất. Khối lượng của chúng vào cỡ 10tỷ lần khối lượng mặt trời, nhỏ hơn khối lượng của một thiên hà xoắn ốc điển hình.
    Hai thiên hà ở gần chúng ta nhất, các đám mây Magellan lớn và nhỏ (LMC và SMC), có thể nhìn thấy bằng mắt thường trên bầu trời nam bán cầu. Chúng ở cách chúng ta 50 và 60pc, chúng là hai vệ tinh của thiên hà của chúng ta và có dạng bất thường. Một thiên hà láng giềng khác, cách thiên hà của chúng ta 690pc, tinh vân tiên nữ (Andromeda), còn được gọi là Messier31, là một thiên hà xoắn ốc khổng lồ được nhìn thấy ở bắc bán cầu.
    Khoảng cách của các thiên hà ở khá gần nhau được xác định bằng cách quan sát một lớp sao, được gọi là các sao Cepheid, ở trong các thiên hà này. Độ chói của các sao Cepheid thay đổi một cách tuần hoàn và độ sáng nội tại của chúng có thể suy ra từ chu kì biến thiên của chúng. Khi đó khoảng cách của chúng và khoảng cách của thiên hà mẹ có thể thu được từ thông lượng của chúng được đo ở Trái Đất.
    Các đám thiên hà
    Các thiên hà có xu hướng hợp lại với nhau thànhnhóm. Thiên hà của chúng ta và các thiên hà lân cận khác thuộc về một nhóm địa phương gồm khoảng 20 thành viên, chiếm một thể tích không gian khoảng vài Mpc. Nhóm này bị chi phối bởi 3 thiên hà xoắn ốc lớn. Tinh vân tiên nữ (M31), thành viên có khối lượng lớn nhất nhóm, khỏng 300tỷ khối lượng Mặt Trời, thiên hà của chúng ta có khối lượng nhỏ hơn hai lần đứng thứ hai. Thiên hà đứng thứ ba trong nhóm là tinh vân Tam Giác (M33). Các thiên hà còn lại của nhóm là các thiên hà elip và các thiên hà bất thường có khối lượng nhỏ hơn nhiều. Một số thiên hà của nhóm địa phương đã được phát hiện bởi sự phát xạ vô tuyến của chúng vì chúng nằm trong mặt phẳng của thiên hà chúng ta và bức xạ của chúng trong vùng sóng khả kiến bị hấp thụ bởi bụi thiên hà.
    Khoảng 50 nhóm nhỏ các thiên hà đã được phát hiện xung quanh nhóm địa phương. Xa hơn, khoảng 15Mpc là đám Virgo chứa hàng nghìn thiên hà và trải ra trên 12 độ trên bầu trời trong chòm sao Virgo. Bản thân các thiên hà lại hợp thành các siêu đám như siêu đám địa phương có tâm nằm ở đám Virgo và chứa tất cả các nhóm bao quanh trong đó có nhóm địa phương.
    Nói chung, việc xác định sự phân bố của các thiên hà trong vũ trụ được dựa trên khoảng cách thu được từ các phép đo tốc độ xuyên tâm của chúng, từ việc áp dụng định luật Hubble. Các thiên hà dường như tập hợp trong không gian trên bề mặt những cái bọng khổng lồ tiếp giáp nhau. Các đám thiên hà không chỉ là các nguồn phát sóng vô tuyến mà còn phát ra tia X. Điều đó nói lên rằng chúng chứa khí ở nhiệt độ hàng chục đến hàng trăm triệu độ. Sự kiện các đám thiên hà rất sáng và phát xạ sóng vô tuyến đã khiến chúng có thể được phát hiện ở khoảng cách lớn. Chúng được sử dụng để nghiên cứu cấu trúc quy mô của vũ trụ.
    Kính thiên văn vũ trụ Hubble đã được sử dụng để phát hiện những thiên hà ở xa nhất, một số nằm ở khoảng
    cách hơn 10 tỷ năm ánh sáng. Điều này có nghĩa là chúng ta đang thăm dò vũ trụ ở thời kì rất sớm trong giai đoạn tiến hoá của nó.
    Tương tác giữa các thiên hà
    Một thiên hà có thể va chạm với thiên hà láng giềng. Vì khoảng cách giữa các thiên hà rất lớn nên xác xuất va
    chạm giữa các thiên hà là khá bé. Nếu tương tác yếu, thiên hà lớn hơn sẽ có xu hướng lấy khí ở các lớp ngoài của bạn đồng hành bé hơn nó. Chứng cớ mạnh mẽ về một tương tác hấp dẫn như vậy là các nhà thiên văn vô tuyến đã phát hiện ra dòng Magellan, một cầu nối tạo bởi nguyên tử hidro trung hoà chảy ra từ hai bạn đồng hành của chúng ta (các đám mây Magellan) và kết thúc ở thiên hà của chúng ta. Các quan sát về phát xạ 21cm của hidro trung hoà cũng cho thấy rằng mặt phẳng của thiên hà chúng ta bị vênh lên ở phần ngoài do tương tác hấp dẫn với các đám mây Magellan.Một va chạm trực diện có thể xảy ra . Biến cố này khởi tạo một vụ nổ của sự tạo thành sao ở trung tâm thiên hà mới được tạo thành. Một thiên thể như vậy với một nhân cực sáng trở thành một nhân bùng sáng sao. Các thiên hà elip khổng lồ thường được tìm thấy ở gần tâm các đám thiên hà. Các quan sát được tiến hành với kính thiên văn Hubble cho thấy rằng các đám thiên hà trẻ ở xa dường như có nhiều thiên hà xoắn ốc, điều này ủng hộ ý tưởng cho rằng các thiên hà elip có thể xuất hiện muộn hơn do sự kết hợp của các thiên hà xoắn ốc. Các nhà thiên văn đã xây dưng mô hình dựa trên tương tác hấp dẫn bằng cách sử dụng máy tính để mô phỏng hậu quả của các vụ va chạm và tái tạo các hình ảnh mà họ đã quan sát được.
    Sự tạo thành thiên hà
    Khí trong thiên hà của chúng ta phân bố một cách có thứ bậc trên quy mô trải rộng từ kích thước của hệ Mặt Trời cho đến kích thước của các đám mây giữa các sao. Tương tự, vũ trụ có cấu trúc có thứ bậc trong đó các thiên hà tập hợp theo nhóm, các đám và các siêu đám. Các thiên hà được tạo thành từ những bất đồng nhất về mật độ ở quy mô lớn trong vũ trụ phôi thai. Vấn đề các thiên hà hình thành thế nào vẫn còn đang gây tranh cãi. Chúng ta hãy đưa ra một kịch bản được đơn giản hoá tương tự như kịch bản về sự tạo thành các ngôi sao trong thiên hà.
    Bất kì một thăng giáng về mật độ ban đầu nào cũng chịu tác động của hai lực chính, lực hút hấp dẫn do khối lượng của chính nó và lực do áp suất khí chống lại sự co. Một thăng giáng có thể tăng lên do vật chất bồi tụ ở xung quanh. Sau đó nó suy sụp và ngưng tụ lại thành những phức hợp khí lớn. Khi sự suy sụp của một phức hợp khí tiếp diễn, nó sẽ vỡ ra thành các mảnh, những mảnh này vỡ ra thành tiền thân của các thiên hà. Các đám mây tạo thành thiên hà hay còn gọi là các đám mây tiền thiên hà, chia thành những mảnh nhỏ hơn. Đến lượt mình, các mảnh nhỏ này sẽ ngưng tụ thành các sao.Nguồn gốc của những thăng giáng ban đầu, hiện vẫn còn là một vấn đề chưa được biết rõ, là một trong những chủ đề nghiên cứu được ưu thích với một số nhà vũ trụ học
    Được RAGNAROK sửa chữa / chuyển vào 10:03 ngày 13/11/2003
  3. Hercules_Zeus

    Hercules_Zeus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta hãy cùg quan sát bức tranh về lịch sử tiến hoá của vũ trụ
    Lấy t = 0 vào lúc toàn bộ vũ trụ lfa một điểm
    * t =0; T (nhiệt độ) lớn vô hạn.
    Thời điểm sáng tạo
    * t =10-43s, T =1032K
    Vũ trụ bắt đầu lạm phát:
    * t =10-34s, T =1027K: Thời kì lạm phát kết thúc trong vụ nổ lớn.
    * t =10-3s, T =1012K, vũ trụ chứ dầy các hạt quark và một số loại hạt khác.
    * t =1s, T =1010K: proton và notron được tạo thành từ các hạt quark.
    * t =3phút, T =109K: hạt nhân heli và các nguyên tố nhẹ khác được tạo thành từ các proton và notron
    * t =300 000 năm, T =3000K: các nguyên tử được tạo thành (gồm có hạt nhân và các electron quay xung quanh). Từ các nguyên tử này có sự ngưng tụ để tạo thành các thiên hà (những hệ thống sao gồm từ hàng chục đến hàng trăm tỷ ngôi sao)
    * t =15 tỷ năm, T =2,7K (nhiệt độ của bức xạ tàn dư tràn ngập vũ trụ)- hiện nay
  4. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề này em mở ra với mục đích là muốn giới thiệu một cách sơ sơ (chứ kĩ quá thì cũng khó). Em muốn giới thiệu từ từ,bắt đầu từ thái dương hệ của chúng ta,giống như khi chúng ta vươn tầm nhìn của kính thiên văn ra vũ trụ vậy. Gần chúng ta nhất sẽ là mặt trời và những hành tinh trong thái dương hệ.sau đó chúng ta sẽ đi đến biên giới của nó,sẽ gặp những vì sao khác,có rất nhiều các vì sao. Rồi vươn xa hơn nữa là chúng ta ra khỏi dải ngân hà và tiếp cận với rất nhiều những thiên hà khác. Rồi xa hơn nữa là chúng ta sẽ biết được các thiên hà hầu hết không nằm riêng lẻ mà nằm trong 1 nhóm các thiên hà. Rồi đi xa hơn nữa,những sự kiện của quá khứ sẽ hiện ra (ở 1 mức độ nào đó thôi), như bây giờ chúng ta đang cố nhìn về quá khứ xa xôi của vũ trụ. Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về cấu tạo của vũ trụ,các vật chất trong vũ trụ và quá khứ hình thành cũng như tương lai của nó. Đấy là mục đích của chủ đề này của em. Em cũng xin nói rằng,chủ đề này không phải là 1 chủ đề đi sâu mà chỉ tổng quát, giúp cho chúng ta nhìn tông quát hơn về vũ trụ xung quanh chúng ta thôi ạ,chứ về từng phần của chủ đề này đều có những chủ đề khác nói về nó. Em chỉ muốn hệ thống lại và nhất là những thành viên yêu thích thiên văn nhưng chưa có nhiều thông tin. Hiện nay (từ tết đến giờ) em chẳng viết thêm bài nào nữa do lười (nói chung là tự dưng văn vẻ đi đâu hết ấy) nên viết chẳng ra hồn như mấy bài đầu nữa nên em ngưng. Mong các bác thông cảm
    Câu lạc bộ Thiên Văn Học
  5. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta đều đã quá quen với từ Bigbang, vụ nổ khai sinh ra vũ trụ của chúng ta. Gắn liền với sự hình thàng vũ trụ thì sự kết thúc của vũ trụ cũng làm các nhà khoa học muốn tìm hiểu.Có 2 thuyết về sự kết thúc của vũ trụ,1 thuyết là vũ trụ đóng và 1 thuyết là vũ trụ mở. Chúng ta cùng nhau bàn về chúng nhé.
    Các thiên hà chuyển động xa nhau là do chúng đã bị bắn rờI khỏI nhau do vụ nổ bigbang trong quá khứ.hiện nay vũ trụ vẫn còn đang giãn nở ra.nếu mật độ trung bình của vật chất vũ trụ nhỏ hơn hoặc bằng 1 giá trị tớI hạn nào đấy ,vũ trụ sẽ giãn nở ra mãi mãi,sẽ vô hạn vè thờI gian và không gian.khi ấy vũ trụ của chúng ta sẽ tốI tăm,lạnh lẽo và loãng ,thật chẳng đẹp tí nào.Mặc khác nếu như mật độ vũ trụ lớn hơn giá trị tớI hạn đó thì khi đó trường hấp dẫn sinh ra bởI vật chất làm cho vũ trụ cong lên trong bản thân nó,nó là 1 hữu hạn dù không biên,như bề mặt của 1 hình cầu.trong trường hợp này trường hấp dẫn đủ mạnh để làm cho sự giãn nở của vũ trụ ngừng lại.
    Giả thuyết về vũ trụ đóng
    -cách đây khoảng 15 tỉ năm đã xảy ra 1 vụ nổ lớn,vụ nổ bigbang,vụ nổ đã sinh ra không gian và thờI gian.khi ấy vật chất ở nhiệt độ cực lớn và phân bố khá đồng đều,sau đấy chúng bắt đầu kết hợp vớI nhau.Khi tập trung vật chất lạI như vậy thì sau quá trình cũng khá lâu chúng tạo ra những thiên hà trẻ.những thiên hà lạI tiếp tục kết hợp vớI nhau tạo thành các tinh đoàn.chúng có thể kéo dài đến hàng tỉ năm.các thiên hà bắt đầu già đi,có các thiên hà mớI sinh ra,cứ thế.trong vũ trụ bắt đầu xuất hiện những điểm kì dị,những hố đên vớI mật độ tập trung cực lớn. đến 1 lúc nào đấy các thiên hà co lạI và trở thành lỗ đen,chúng ta thấy không it'' các lỗ đen ở trung tâm của các ngân hà(do ở đây vật chất tập trung vớI mật độ lớn).tiếp theo là như thế nào nữa nhỉ,có lẽ các lỗ đen lạI tiếp tục tập trung lạI vớI nhau và cuốI cùng vật chất bị hút vào 1 lỗ đen siêu siêu siêu lớn.rồI sao nữa nhỉ, ăn hết vật chất rồI thì nó cũng phảI bùng nổ ra,1 vụ nổ bigbang mớI lạI xuất hiện,có thể như thế lắm chứ,trông giả thuyết này hay cực các'' bác nhỉ,chỉ tiếc là bây giừo nó hình như không phù hợp vớI các số liệu đo đạc của các nhà khoa học.
    bây giờ đến giả thuyết vũ trụ mở.
    sự hình thành cũng như vậy nhưng thay vì tập trung vật chất lạI thì nó lạI cứ giãn nở mãi và như vậy,không gian và thờI gian cứ mở ra vô tận,chẳng có kết thúc,nếu vậy coi bộ cũng chẳng có bigbang nữa,cứ già mãi.tạI sao các nhà khoa học có thể khẳng định là vũ trụ sẽ giãn nở mãi mãi,ngườI ta đo vận tốc giãn nở của vũ trụ,khảo sát vận tốc rờI xa nhua của các thiên hà. một cách để biết vận tốc của các thiên hà có vượt vận tốc thoát hay không là đo tốc độ chậm lạI của chúng.nếu độ giảm tốc đo bé hơn 1 mức nào đấy thì lúc đó vận tốc thoát bị vượt và ngược lại.trong thực tế điều này có nghĩa là ngườI ta phỉa đo độ cong của đồ thị chỉ sự phụ thuộc của dịch chuyển đỏ vào khoảng cách đốI vớI những thiên hà ở xa. Khi đi từ 1 vũ trụ hữu hạn có mật độ cao hơn đến 1 vũ trụ vô hạn nào đó có mật độ thấp hơn, độ cong của đường dịch chuyển đỏ phụ thuộc khoảng cách bị làm cho phẳng ra ở những khoảng cách rất lớn.việc nghiên cứu hình dạng của đươ2ngf dịch chuyển đỏ - khoảng cách ở những khoảng cách lớn thường được gọI là chương trìng Hubble.tuy nhiên cũng không phảI dễ để có thể có những đo đạc chính xác,chưa chắc các thiên hà có độ trưng tuyệt đốI như nhau,các thiên hà mà ta nhìn thấy là hình ảnh trong quá khứ của chúng cách đây hàng nghìn triệu năm trước.nếu những thiên hà điển hình lúc đó còn sáng hơn bây giờ thì ta sẽ ước lượng khoảng cách của chúng thấp hơn thực tế.các thiên hà lạI có thể nuốt lẫn nhau tạo ra những thiên hà lớn,vì vậy việc định lượng rất khó nếu không muốn nói là không thể xác định đúng đắn .
    hiện nay kết luận tốt nhất có thể rút ra từ chương trình Hubble là độ giảm tốc của các thiên hà xa có vẻ rất bé,nghĩa là chúng chuyển động vớI vận tốc cao hơn vận tốc thoát.từ đó,có lẽ vũ trụ của chúng ta sẽ giãn nở ra mãi mãi. điều này khớp vớI những ước tính về mật độ vũ trụ..
    Đấy là hai giả thuyết về kết cục của vũ trụ mà phổ biến và được nhiều người biết đến. và gần đây em được biết thêm 1 giả thuyết nữa. giả thuyết này vẫn nêu lên rằng vũ trụ sẽ giãn nở vô tận nhưng không êm đềm như trong giả thuyết mở. Họ cho rằng sau vụ nổ bigbang,vũ trụ không ngừng giãn nở ra bởi năng lượng tối. Theo những nhà khoa học lập thuyết này thì có thể năng lượng tối sẽ càng ngày càng mạnh hơn làm tăng tốc độ giản nở. Theo kịch bản đó, vũ trụ sẽ duỗi căng ngày một khốc liệt hơn, cho đến khi ánh sáng từ các ngôi sao không thể đến được với chúng ta. Và cuối cùng, năng lượng tối sẽ xóa nhoà tất cả những gì được gọi là ranh giới, dứt đứt các mối liên kết điện từ từng kéo vật chất co cụm lại với nhau. Trong kịch bản mạnh mẽ nhất, Vụ xé lớn sẽ xảy ra trong vòng 22 tỷ năm nữa và Milky Way sẽ tan thành mây khói theo đúng nghĩa của nó khoảng 60 triệu năm trước ngày tận thế của vũ trụ.
    Mong các bác góp ý và trao đổi.
    Câu lạc bộ Thiên Văn Học
  6. excounter

    excounter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2003
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    xin các bác giải thích thêm về thời gian Planck và độ dài planck?
    Weird guy,dried,yellow skin but a warm heart lies beneath.
  7. Hercules_Zeus

    Hercules_Zeus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0

    Thời gian Plank t = 10-43s, độ dài Plack l = 10-33 cm là những giá trị được suy ra từ huyết lượng ử của Plank. Hai hằng số nàycho biết tại thời điểm t = 10-43s kể từ sau vj nổ bigbang, đường kínhđạ kích thước là 10-33cm, kích thước này là cực tiểu có thể có đối với con người vì ở một kích thước nhỏ hơn giá trị này, các thăng giáng lượng tử sẽ đủ nhỏ để chúng ta không thể đủ khả năng phân biệt được. Do đó có thẻ nói rằng chúng a sẽ chỉ có thể đi ngược lịch sử của vx trụ về thời điểm t = 10-43s vì trước đó kích thước VT nhỏ hơn độ dài Plank

  8. ManHunt

    ManHunt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/01/2004
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Có thành viên nào muốn bàn về thuyết tương đối rộng không ạ ? em nghĩ rằng chúng ta đi vào cụ thể vấn đề mà vận tốc ánh sáng và thời gian mà TTĐ cho phép sẽ lí giải được 1 phần số phận vũ trụ .
    Thông tin mới nhất trong "LSTG" là : biết đâu đầu kia của ranh giới vũ trụ đang thu hẹp vào mà sự nở ra của chúng đã xảy ra cách đây hàng chục tỉ năm mà bây giời ánh sáng đó mới tới đây ?!!ai nghĩ răng 2 giả thiết về số phận VT sẽ không theo dự đoán nữa nào ?!
  9. Beginner2003

    Beginner2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    To ManHunt
    Bạn thử vào đây xem:
    http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/Tu-sach/page_5.asp
    theo mình cuốn sách dó sẽ giải đáp cho bạn khá nhiều thắc mắc (và sẽ lại có thêm nhiều thắc mắc )
    Ngoài ra bạn có thể tìm thấy cuốn "3 phút đầu tiên" mà nội dung của nó là nói về nguồn gốc của vũ trụ.
    Have fun with them
    Được Beginner2003 sửa chữa / chuyển vào 18:14 ngày 03/01/2004
  10. Hercules_Zeus

    Hercules_Zeus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Theo em thì về nguồn gốc của vũ trụ, sách nào thì cũng chỉ là giả thuyết thôi. Em đã đọc hai cuốn Lược sử thời gian và 3 phút đầu tiên rồi, sách viết hay thật nhưng dù sao thì giả thuyết có lí đến đâu vẫn chỉ là giả thuyết. Ngay cả chúng ta cũng có thể đưa ra các giả thuyết cho riêng mình được. Thế nào? Bác nào muốn tranh luận về nguồn gốc vũ trụ thì anh em ta bốc phét tí đỡ buồn.

Chia sẻ trang này