1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhờ các anh chị giúp đỡ !

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi Color_Of_Wind, 04/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. leRomeo

    leRomeo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2001
    Bài viết:
    6.009
    Đã được thích:
    0
    nhưng nếu chặn tay lên dây mà gẩy thì sẽ ngăn cản dao động của sợi dây đàn, dẫn dến việc sinh ra death notes... Em nghĩ chắc phải có gì tác động từ phía cần rung... Thực sự thì em cũng chưa sờ vào cái đàn bầu bao h...
    [​IMG]
  2. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Để vẽ được đồ thị tần số, âm lượng / thời gian đàn bầu bạn có thể dùng ôxilô ( em quên tiéng anh viết thế nào rùi ) đó là thiết bị hiện đồ thị của tín hiệu điện . Bạn hãy lấy 1 cái mic sau dó nối vào amli vặn amli thật nhỏ rồi cắm trực tiếp oxilô vào nếu không thấy tín hiệu biểu thị ban có thể vặn amli to lên cho đến khi thu được tín hiệu thì thui . Oxilo bạn có thể mượn mấy anh sửa tivi mua 1 cái thì hơi đắt em nghe nói có loại cắm vào máy tính bạn còn có thể in đồ thi nữa cơ .
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
  3. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    Thực ra đàn bầu là có 2 yếu tố quan trọng là vị chí gẩy dây và độ căng của dây nhờ cái tay lắc tắc cái que gì gì ý. Mọi âm thành tạo được đều dựa vào 2 yếu tố này. Muốn biết tạo thành những nốt gì thì bác đi tìm sách nhạc đọc vậy.
    Còn gì vui thích bằng chúng ta cùng ăn kem sữa chua SUSU
  4. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Tôi search mãi mà không ra cách sử dụng đàn bầu, đã bảo đi hỏi cánh nghệ sĩ cho chắc mà không chịu. Các bác giải thích thế nào về việc vị trí gảy dây khác nhau lại cho cao độ khác nhau, em thì chịu không giải thích được
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  5. ngoclong80

    ngoclong80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2002
    Bài viết:
    1.070
    Đã được thích:
    0
    Hì ..em giơ tay xin có ý kiến.
    Theo như em biết, ,nghĩa là cũng đã từng nhìn ông chú yêu quí của em thỉnh thoảng vác cây đàn bầu ra đánh. Thì thấy chuyện tạo ra sự ngân trong đàn bầu có thể giải thích cặn kẽ theo Vật lý được. Còn chuyện đánh các chỗ khác nhau bạn gì đó học tại Canada nếu như muốn biết chính xác hơn , cũng như có một bài luận hay hơn thì nên viết phương trình giao động ra. (Như vậy nó mới khẳng định là bạn thật sự nghiên cứu nó bằng Vật Lý, chứ không phải chỉ nghe đến nó qua Vật Lý).
    Còn việc người nghệ sỹ dùng tay để tạo ra sự ngân nga cho đàn bầu cũng có thể giải thích nôm na như sau (Em xin phép múa rìu qua mắt các bác học chuyên cơ nhé).
    1. Việc tạo âm thanh thì như chúng ta biết ngoài độ dài của dây giao thoa ra, còn phụ thuộc vào sức căng của dây. khi dây căng thì tốc độ truyền âm trên dây cao hơn. (đúng ra là có thể dùng phương trình vi phân bậc hai là đủ để giải cặn kẽ vấn đề này - nếu như bạn Color of Wind muốn tìm hiểu kĩ thì có thể dựa vào một vài bước cơ bản như sau:
    a. Coi dây như là một cái lò xo đàn hồi, có suất Young là E
    b. Khi ta gảy dây đàn, cũng là tạo cho dây dàn một sự thay đổi độ dài. Xét vi phân các bộ phận, chiếu theo các chiều khác nhau.
    c. Giả sử trên dây có một dao động điều hoà với tần số là F.
    d. Viết phương trình dao động cũng như đinh luật 2 Newton.
    Cách thứ hai có vẻ dễ dàng hơn nếu như bạn đã học qua Hamilton funtion. Viết Hamilton cho dây , dùng công thức Euler Lagrange kèm theo lực tác động hai đầu. Giải các phương trình vi phân).
    Kết quả cuối cùng thì vận tốc truyền sóng trên dây tỷ lệ thuận với căn bậc hai của F (lực) (sóng ngang - vì âm thanh tạo ra trên dây do dao sóng ngang dừng mà nên) Hay nói cách khác với một dây có đọ dài khác nhau thì lực căng đóng vai trò quyết đinh cho tần số của âm thanh phát ra.
    Như vậy khi gảy đàn bầu, người nghệ sỹ chỉ việc kéo căng dây hay làm trùng dây thông qua việc đưa đẩy cái cần gắn bên trên quả bầu.
    Còn tác dụng của quả bầu thì như bác slums nói chuẩn. Quả bầu như cái hộp đàn của đàn ghuitar mà thôi. Nó có hình dạng sao cho các khoảng cách từ gốc gắn dây đến các điểm còn lại trên quả bầu tạo nên sóng dừng với vận tốc truyền âm trong không khí (334 m/s) thì tại đó âm thanh đó cộng hưởng. Như vậy một quả bầu tốt cúng như là một cái đàn ghuitar có hộp cộng hưởng tốt.
    ...
    Như vậy muốn luyến âm trên đàn bầu , ban đầu nên kéo dây căng ra , và gảy, như vậy năng lượng có trên toàn bộ dây nhiều hơn khi dây trùng. Như vậy trong một thời gian đủ ngắn ta có thể đưa đẩy cái cần trên quả bầu mà không sợ âm thanh quá nhỏ mà không nghe thấy.
    ...
    Ngoài ra như bác farmer nói đến chuyện gảy các chỗ khác nhau , theo Ngoclong80 tôi thì nếu như viết phương trình ra , những chỗ gảy khác nhau , nghĩa tạo ra dao động ban đầu tại các chỗ khác nhau cũng gây nên những hiệu ứng giao thoa, vì ở đây chúng ta nói về một dây bị căng ở hai đầu. Phương trình của nó phức tạp hơn phương trình phổ thông một chút, bởi khi đó có hai loại sóng phản xạ tất nhiên là từ hai phía.
    Nũa là chuyện chặn lên dây theo tôi nghĩ cũng gây ra một vài hiệu ứng phụ. Nếu như các bạn chơi ghuitar có thể thấy là khi ta chăn hờ các nút bấm trên ghuitar , ,thì dàn sẽ cho những âm thanh không ngân, đứt đoạn vì dây bị chặn lại giữa chừng, không ngân được nữa. Hoặc là nếu như ta chặn hờ hờ thì sẽ tạo ra âm thanh rè, đôi khi cũng cần cho những bản nhạc hiện đại.
    ...........
    Hic... trên đây là một vài ý kiến mà em mạnh dạn loại bổ cảm giác tự ti (vì biết mình dốt mà) để giơ tay phát biểu. Chắc là còn nhiều sai sót. Mong các bác sửa chữa giùm.
    Ngoclong80
  6. hanman

    hanman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2001
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Việc gảy ở các vị trí khác nhau tạo ra các dao động có tần số khác nhau, vì tần số rung của dây phụ thuộc độ dài của dây (từ vị trí gảy đến cựa gà của đàn). Mà cao độ của âm thanh phụ thuộc vào tần số dao động đó.
    Ngọc long nói tương đối chính xác, tuy rằng để giải phương trình là không đơn giản vì đây là dao động cưỡng bức, cần có điều kiện đầu ... v.v... Ngoài ra dao động cũng không phải là dao động đơn mà là hợp âm, cần phải biểu diễn theo dạng chuỗi, ví dụ như chuỗi Fourier hay Legendre. Dạng của chuỗi phụ thuộc vào vị trí gảy đàn, vị trí của cần rung vì nó liên quan đến cao độ của âm phát ra. Âm thanh nghe càng hay thì dạng của chuỗi càng phức tạp.
  7. ngoclong80

    ngoclong80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2002
    Bài viết:
    1.070
    Đã được thích:
    0
    Bác Haman nói đúng roài. Công nhận nếu như muốn viết phương trình cho đúng thì cần phải viết hàm Lagrange của dây. (Cái này tiếng Việt ngoclong80 không biết tạm gọi là hàm Lagrange trên một đơn vị thể tích.). Rồi dùng công thức Euler- Lagrange dạng vi phân.
    Ngoài ra còn có thể giải thích được việc phân tích thành chuỗi Fourier như sau. (Đúng là chuỗi Fourier chứ không phải là hàm Fourier). Bởi dao động sóng có thể tưởng tượng như là lặp đi lặp lại trên một cái dây kéo dài có chu kì đúng bằng chu kì của cái dây đàn bầu (periodically) cho nên có thể phân tích ra thành các thành phần điều hoà (sin hoặc là cos ) phụ thuộc vào chiều dài của dây (hàm bên trong sin và cos có chứa chiều dài của dây và khoảng cách x từ một đầu dây tới điểm cần tính).
    Với điều kiện là dây ở hai đầu luôn luôn cố định, nghĩa là lúc nào cũng có biên độ là 0, có vận tốc là 0. Hơn nữa áp dụng công thức toán học trong tích phân của hàm sin và hàm cos. ta có thể nhận thấy là thành phần cos của Fourier tự triệt tiêu.
    ....
    Cứ làm như thế chúng ta có thể đưa ra được vận tóc truyện sóng trên dây, cũng như là tần số âm thanh.
    ...
    Hì hì...
    Vì cái phần này em vừa mới làm semina nên có biết hơn một chút. Tất nhiên để viết ra được những phương trình như trên thì phải cần công cụ toán học khá mạnh, đó là thuyết tích phân và orthonormal coordinate ...
    Nhưng hiểu nôm na thì có thể hiểu như trên em nói cũng được.
    Ngoclong80

Chia sẻ trang này