1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhờ các bác lãnh đạo cái ( từ trang 5 mới có cái để đọc nhưng đọc được từ trang 1 mới gọi là giỏi ).

Chủ đề trong 'Quán trọ Zimbabwe' bởi Don_Quixote_new, 26/12/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Eros

    Eros Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/2001
    Bài viết:
    339
    Đã được thích:
    0
    Hờ .. không thấy có tên mình .... Được!
    "I kiss you ... goodbye"
  2. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Hân Hạnh được chú nâng cốc trước nhất .
    Chúc các vị trẻ mãi không già, già mãi không... (tự kiểm duyệt), sống lâu trăm tuổi, vui tươi, khoẻ khoắn .

    [​IMG]
    Chuẩn bị khai mạc Olympic mùa đông Salt Lake City
    [​IMG]
    [​IMG]
    Rút ngắn khoảng cách
    [​IMG]
  3. Nha`que^

    Nha`que^ Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2001
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    XUÂN NHÂM NGỌ
    [​IMG]
    Cám ơn đồng chí Don nhé. Hôm nay thấy bác Milou viết về lời chúc Tết của bác trên TFG mới biết.
    Tết đến rồi mà chả biết làm gì, xung quanh toàn bọn Tây mắt xanh mũi lõ, da trắng má hồng. Tết nhất Việt nam tất nhiên chúng nó chả biết gì, nói đến thì mắt cứ tròn ra hoặc nheo lại. Kệ...!
    Nhân đây chúc mừng năm mới toàn thể bà con luôn. Vui vẻ thoải mái mấy ngày Tết này nhé. Ăn cho trương bụng, uống cho say sưa, miễn đừng quá đà là được. Ít ra tiệc tùng xong vẫn phải chuệnh choạng bước đi được.
    Bây giờ mà tất cả ở Việt Nam mà lên hội hè nhập tiệc thì sướng thật. Khi nào có dịp tiếp kiến nhất định Nhà quê phải nâng cốc cùng các bác Vương Thắng, Milou, Don Quixte, Despi, Username, Longatum, paladin, VNHL, Oshin... mới được.
    Chân đất mắt sõi
  4. paladin

    paladin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    1
    Khà khà, hôm nay nhà mình đông vui thật, đúng là sắp Tết có khác. Ngoài cửa nhìn vào thấy toàn hoa hồng với cả bia do chú Don Quixote kiếm đâu về, mình đã thấy tim đập rộn ràng rùi. Bước vào nhà thì hoá ra các cô gái má hồng e lệ đang ngồi cắn hạt dưa, buôn dưa lê với nhau một góc, các chàng trai thì cụng ly chan chát, bia vào lời ra náo nhiệt mà gần gũi, ấm cúng phải biết. Ho ho, sướng thật.
    Bác VNHL đâu rùi, sao bác cứ quanh quẩn chỗ chị em nhỉ, khôn thế. Cụng với bác một ly cái, ôi cái thủa ngày xưa đẹp đẽ nay còn đâu, bác nhỉ. Chiến hữu không chung chiến hào, chúc bác năm mới không phải "hảo cầu" nữa mà tình vào như nước tình ra nhỏ giọt, sự nghiệp chinh chiến tiêu diệt bọn tư bản ngày càng tiến triển (mà bác phải vào tận hang hùm mới bắt được cọp).
    À, ngài trưởng thôn Beethoven vừa đi đâu về ngồi ngay đây mà tớ không biết, dỗi rùi hử? Ngài ngồi nghỉ chút đi cho đỡ mệt, gớm tham việc thì tham vừa thôi chứ, đi lọc cọc suốt ngày, định năm tới ẵm hết các giải hay sao. Làm cốc bia cho giải nhiệt chút nào, có cần nghe bản Moonlight Sonata không hả? Cái rì, bác lại còn đòi lì xì nữa sao? Thôi được, tặng ngài cặp kính để đi đường vừa đỡ bụi bay vào mắt vừa nhìn ổ gà, ổ voi dễ hơn.
    Chú Don Quixote làm rì đứng xị mặt ra thế, tớ biết chú vất vả rồi, ngồi xuống đây anh em mình cốc bia, chúc chú năm mới đầu xuôi đuôi lọt như mọi năm, tức là đầu Đô thì to lên, đuôi Sốt thì bé đi ý. Hị hị, nghe Mahler hử, OK con gà đen.
    Ấy chị em đừng nhìn tớ như thế, tớ đây rất kém khoản trò chuyện với phái đẹp. Hì, dưng liều một phen chúc nốt kẻo phải tội.
    Tiểu thư the-mask đấy à, tiểu thư ngồi gần tớ một chút đi, làm gì mà xa cách thế.Năm mới chắc tiểu thư muốn làm chuyến du xuân chứ rì, xa xa một chút chứ không quanh quẩn HN như mọi khi, phải không? Có tớ đây, cái rì chứ tài xế thì tớ tổ lái lắm, không lo đâu, đảm bảo tiểu thư muốn tới thăm mấy cái gì gì đó tớ cũng mây chiều. Suýt quên, bông hoa hồng nhé, tặng tiểu thư nè.À, nhận tiện có người phiêu lãng nhờ tiểu thư chuyển giùm mấy bông hồng nữa cho mấy bạn nơi góc biển chân trời nữa nhá.
    Này, thiên thần tinyhuong, bay rì mà cao thế, tớ ngẩng mãi lên thế mỏi cổ lắm, xuống đây chúng mình hàn huyên chuyện con gà con vịt năm cũ năm mới cái nào. Thế đầu xuân TY thích được mừng tuổi món hát quan họ hay là bay vòng quanh trái đất để cứu công chúa nào? Khó nghĩ hử? Thôi, let it be đi, John đã bảo thế rồi mừ, que sera sera. Sắp giao thừa rồi đấy, chúng mình ngồi đây tâm sự cho nó tình cảm cái nhỉ?
    Phù, mệt quá, uống nhiều bia, ngắm nhiều má hồng nên say khướt rồi. Tớ ngược đây, ai có nhã ý chúc nhau rì thì cứ tiếp tục nhé. Tỉnh cơn say tớ lại nhảy vào vui tiếp.
    Tomorrow never dies
    Được sửa chữa bởi - paladin vào 08/02/2002 22:03
  5. despi

    despi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    Ly Rượu Mừng
    Phạm Đình Chương
    Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi
    Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi
    Người thương gia lợi tức
    Người công dân ấm no
    Thoát ly đờI gian lao nghèo khó
    Á a a a
    Nhấp chén đầy vơi
    Chúc người người vui
    Á a a a
    Muôn lòng xao xuyến duyên đời
    Rót thêm tràn đầy chén quan san
    Chúc người binh sĩ lên đàng
    Chiến đầu công thành
    Sống cuộc đời lành
    Mừng người vì nước quên thân mình
    Kìa nơi xa xa có bà mẹ gìa
    Từ lâu mong con mắt vương lệ nhòa
    Chúc bà một sớm quê hương
    Bước con về hòa nỗi yêu thương
    Á a a a
    Hát khúc hoan ca thắm tươi đời lính
    Á a a a
    Chúc mẹ hiền dứt u tình
    Rượu hân hoan mừng đôi uyên ương
    Xây tổ ấm trên cành yêu đương
    Nào cạn ly , mừng người nghệ sĩ
    Tiếng thi ca hát chấm phá tô thêm đời mới
    Bạn hỡi , vang lên
    Lời ước thiên liêng
    Chúc non sông hòa bình , hòa bình
    Ngày máu xương thôi tuôn rơi
    Ngày ấy quê hương yên vui
    Ðợi anh về trong chén tình đầy vơi
    Nhấc cao ly này
    Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do
    Nước non thanh bình
    Muôn người hạnh phúc chan hòa
    Ước mơ hạnh phúc nơi nơi
    Hương thanh bình đang phơi phới ???..
    Mượn khay Mozart Liqueur nhà chú Cún cái mời các vị chén Rượu Mừng Xuân.
    [​IMG]
    Cúng Hỉ Phát Chồi!​
    Được sửa chữa bởi - despi vào 08/02/2002 22:34
  6. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề này đã chuyển sang... tản mạn chúc xuân rồi hả ?
    Em cũng chúc các bác năm mới an khang thịnh vượng, câu được nhiều bài, thêm được nhiều sao. ( Xin lỗi không thể liệt kê hết được những người mà em đã gặp gỡ và quen biết trên này).
  7. paladin

    paladin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    1
    Hì hì, năm mới nhà chúng ta hơi hẹp nhưng đông khách mừ bác. Hết Tết là lại vắng vẻ, heo hút như xưa thôi. Lúc đó lại mấy đứa lủi thủi một góc tán phét chuyện trên trời dưới biển thôi, chẳng ai nhìn ngó đến đâu, thế mới sướng, bác nhỉ.
    Dưng mà cứ vui Tết đi đã, các bác nhẩy. Ờ mà tớ chưa kịp chúc bác username nhỉ, mong bác năm mới tình tang tính tang mà vẫn giữ nguyên phong độ để sau này bọn tớ còn có dịp chỉ cho con cháu xem, "chúng mày nhìn bác username kìa, cùng dân Toán với bố ngày xưa đấy", hihi.
    Tomorrow never dies
  8. tinyhuong

    tinyhuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2001
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Chị cảm ơn Don, cảm ơn các bác, các bạn, các em!
    Đông vui quá thế này, hoa và bia thì không có đủ rồi, vậy xin tặng mỗi người một cái KISS
    Năm mới tốt lành! Chút chít chút chít....
    =========================
    You may say I am a dreamer...
    =========================
    (tiny)huong
  9. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Mời lấy một quẻ xem vận mệnh cho năm Ngọ
    Xem Tuổi Năm Mới
    Tuổi con Chuột (1948, 1960, 1972, 1984, 1996, 2008) : Hãy hoạch định những kế hoạch cho tương lai của bạn, nhưng khoan khởi công trong năm này. Một năm không thuận lợi mấy cho sức khỏe và sự nghiệp cho bạn.
    Tuổi con Trâu (1949, 1961, 1973, 1985, 1997, 2009): Bạn sẽ được đền bù công sức bỏ ra trong nghề nghiệp bấy lâu. Ngược lại với tánh tình trầm lặng của bạn, đây có thể là một năm mà bạn sẽ gặp gỡ giao thiệp với nhiều người.
    Tuổi con Cọp (1950, 1962, 1974, 1986, 1998, 2010): Một năm có nhiều thay đổi, kế hoạch cũ của bạn có thể không thành công, đừng buồn, hãy mạnh bắt đầu một kế hoạch khác lớn hơn, bạn sẽ gặt hái thành quả tốt đẹp.
    Tuổi con Mèo (1951, 1963, 1975, 1987, 1999, 2011): Tài chánh không lên xuống nhiều. Bạn luôn thận trọng và sợ thay đổi cho nên có thể lỡ nhiều cơ may. Năm nay bạn sẽ có cơ hội có nhiều bạn bè mới.
    Tuổi con Rồng (1952, 1964, 1976, 1988, 2000, 2012): Một năm đầy cơ hội phát tài và thăng tiến cho bạn, hãy nắm lấy thời cơ và theo đuổi giấc mơ bấy lâu của bạn.
    Tuổi con Rắn (1941, 1953, 1965, 1977, 1989, 2001): Đây là một năm bạn sẽ phải đối diện với nhiều thay đổi trong nghề nghiệp, có thể phải chuyển nghề. Trong lãnh vực tình cảm, sẽ có nhiều tơ duyên lãng mạn đến với bạn.
    Tuổi con Ngựa (1942, 1954, 1966, 1978, 1990, 2002): Năm nay sẽ là một năm có nhiều thay đổi cho bạn. Bạn có thể rất thành công trong lãnh vực nghề nghiệp. Bạn hãy lưu ý và đừng quyết định những việc lớn dựa vào cảm giác riêng của mình, hãy dùng lý trí.
    Tuổi con Dê (1943, 1955, 1967, 1979, 1991, 2003): Đây là một năm bạn sẽ có nhiều thành công trong nghề nghiệp, có thể sẽ có một vị trí cao và lâu dài. Tài chánh được lộc. Nếu có kiện tụng, bạn cũng sẽ thắng lợi. Tuy vậy, bạn có thể không thỏa mãn vì có sự nhàm chán.
    Tuổi con Khỉ (1944, 1956, 1968, 1980, 1992, 2004): Bạn có thể tìm được nghề nghiệp thích hợp với bạn trong năm nay. Trong lĩnh vực tình cảm, vì bạn hay nghi ngờ nên có thể sẽ bỏ qua những cơ hội tốt.
    Tuổi con Gà (1945, 1957, 1969, 1981, 1993, 2005): Đây là một năm thuận lợi cho nghề nghiệp cũng như danh tiếng của bạn.
    Tuổi con Chó (1946, 1958, 1970, 1982, 1994, 2006): Tình cảm của bạn sẽ có chiều hướng thay đổi và rất có thể sẽ có những mối quan hệ mới có ảnh hưởng lâu dài. Nghề nghiệp của bạn có thể có nhiều thăng tiến và thuận lợi. Nếu bạn là nữ, hãy cẩn thận lời ăn tiếng nói vì dễ mang vạ.
    Tuổi con Heo (1947, 1959, 1971, 1983, 1995, 2007): Bạn sẽ rất may mắn trong lãnh vực nghề nghiệp, có khả năng thay đổi chỗ ở. Tuy vậy, trong tình yêu có thể có thử thách.
    [​IMG]
  10. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Đọc lại bài thơ ?~Ông Đồ?T của Vũ Đình Liên
    Nguyễn Hưng Quốc
    Vũ Đình Liên: ?oMỗi năm hoa đào nở, lại thấy ông đồ già...?
    Ở Việt Nam, liên quan đến đề tài Tết, có lẽ không có bài thơ nào được phổ biến rộng rãi cho bằng bài ?oÔng Đồ? của Vũ Đình Liên (1913-96):

    Mỗi năm hoa đào nở
    Lại thấy ông đồ già
    Bày mực tàu giấy đỏ
    Bên phố đông người qua.
    Bao nhiêu người thuê viết
    Tấm tắc ngợi khen tài
    ?oHoa tay thảo những nét
    Như phượng múa rồng bay?.
    Nhưng mỗi năm mỗi vắng
    Người thuê viết nay đâu?
    Giấy đỏ buồn không thắm;
    Mực đọng trong nghiên sầu...
    Ông đồ vẫn ngồi đấy,
    Qua đường không ai hay.
    Lá vàng rơi trên giấy;
    Ngoài giời mưa bụi bay.
    Năm nay đào lại nở,
    Không thấy ông đồ xưa.
    Những người muôn năm cũ
    Hồn ở đâu bây giờ ?

    Trong hai đoạn thơ đầu, tác giả sử dụng thuần bút pháp tự sự, chỉ kể chuyện, lại là một câu chuyện khá ư bình thường, cứ như một thói quen, một nhịp tuần hoàn quen thuộc: ?oMỗi năm... lại thấy...? Chả có gì đáng ngạc nhiên cả. Song tác giả vẫn không giấu được những xúc động thẩm mỹ của mình trước những gì mình nhìn thấy hằng năm. Về sự kiện Tết đến, người ta có nhiều cách để nói: hoặc trực tiếp, gọn lỏn kiểu ?oTết đến? hay ?oxuân về?; hoặc chọn một hình ảnh tiêu biểu của Tết, của mùa xuân như chim én, như nắng mới, như hoa đào nở. Vũ Đình Liên chọn cách sau cùng. Cũng không có gì mới lạ. Sáo nữa là khác. Đã có hằng hà người viết như thế: hoa đào và gió đông và mùa xuân. Dù sao, sự chọn lựa của Vũ Đình Liên cũng rất có ý nghĩa: ?oMỗi năm hoa đào nở? là chọn giới thiệu mùa xuân ở một góc đẹp nhất của nó. Trong cái góc ấy, bên cạnh hoa đào, tưởng chừng như cùng nở với hoa đào, là một ông đồ già và mực tàu đen và giấy điều đỏ và có lẽ, một mái tóc trắng phơ phơ.
    Ông đồ ?onở? cùng với hoa đào, và cùng với hoa đào, ông đồ trở thành biểu tượng của mùa xuân: trong cái đám đông xô bồ những người đi dạo phố thưởng xuân ấy, có một số khá đông dừng lại bên cạnh ông, chiêm ngắm bàn tay ông đưa ngòi bút thoăn thoắt ?onhư phượng múa rồng bay? trên giấy điều. Thán phục bàn tay ấy, họ dùng chữ: ?ohoa tay.? Với chữ ?ohoa tay? ấy, người ta không coi ông đồ là ông đồ, là người dạy học, người truyền bá chữ nghĩa của thánh hiền nữa mà coi ông như một nghệ sĩ. Khía cạnh thẩm mỹ ở ông nổi bật hẳn lên, lấn át khía cạnh học vấn.
    Hơn nữa, chữ ?ohoa? trong ?ohoa tay? không thể không gợi liên tưởng đến chữ ?ohoa đào? trong câu thứ nhất: dường như, khi mùa xuân về, có hai loại hoa cùng nở, một trong vườn và một trong bàn tay của ông đồ.
    Trong sự cộng hưởng giữa hoa đào và ông đồ, có cái gì hơi hơi nghịch lý và oái oăm: hoa thì là hoa mới mà người thì là người già, ?oông đồ già.? Sau lưng ông đồ, do đó, là cả một quá khứ, cả một truyền thống. ?oMỗi năm... lại thấy...? ?oMỗi năm? là từ bao giờ? Có lẽ không phải lâu lắm đâu. Ngày xưa, xin câu đối, kể cả câu đối Tết, có lẽ người ta đến tận nhà các ông đồ hay các vị khoa bảng đã về hưu ?" như trường hợp Nguyễn Khuyến, người làm vô số các câu đối đến bây giờ vẫn còn được nhắc nhở. Hiện tượng ?obày mực tàu giấy đỏ / bên phố đông người qua,? nếu tôi đoán không lầm, chỉ là một trong những biểu hiện của xu hướng thương mại hóa, thành thị hóa xảy ra tại Việt Nam từ cuối thế kỷ 19, lúc Việt Nam đã bị Pháp xâm lược. Đó là một thứ nghề nghiệp mới của những người đã già. Cái sự oái oăm này chứa đựng cả một bi kịch lịch sử. Nó nhắc chúng ta nhớ lại sự kiện, cùng với ách ngoại xâm, xã hội Việt Nam bị đảo lộn hoàn toàn, trong đó, có quan hệ trực tiếp đến số phận của ông đồ, là sự tàn tạ của nền nho học. Sự tàn tạ ấy dẫn đến sự thất thế của cả một lớp người, có thời, chúng ta vẫn coi như là những biểu tượng của văn hoá truyền thống Việt Nam. ?oNào có ra gì cái chữ nho. Ông nghè, ông cống cũng nằm co,? Tú Xương từng kêu lên như thế, nhức nhối, não lòng. Trong cảnh xáo xác ấy, học trò đổ xô đi học tiếng Tây. Ông đồ đành từ giã mái trường, chữ nghĩa thánh hiền, từ giã những buổi bình văn, đọc văn để chấp nhận cách sinh kế buồn tủi là ngồi viết thuê câu đối tết mỗi độ xuân về.
    May cho ông, sự thay đổi của truyền thống văn hoá thường chậm hơn sự thay đổi của lịch sử, chính trị, xã hội và hệ thống giáo dục, khoa cử. Quần chúng vẫn còn thói quen trọng chữ nho, ít nhất là trong mấy ngày Tết. Điều đó khiến cho ông, một mặt, có cách sinh nhai, mặt khác, còn những tri âm biết thưởng thức tài hoa của mình, dẫu là những tri âm qua đường. Sự thưởng thức nhiệt tình ấy khiến cái chỗ ngồi trớ trêu bên hè phố của ông trở thành ấm áp hẳn.
    Hai đoạn thơ đầu, do đó, không những nói lên sự cộng hưởng, sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên mà còn nói lên sự tương liên giữa những con người với nhau. Ông đồ không ngồi một mình với hoa đào. Bên cạnh ông còn có những khách hàng tri âm. Chung quanh họ là mùa xuân đang ngát hương và lộng sắc. Đẹp. Và vui. Niềm vui tràn lên chữ nghĩa của người kể chuyện: giọng ông vang, mạnh với những chữ bắt đầu bằng phụ âm ?ođ? giòn giã (đào, đồ, đỏ, đông...); ông liếng thoắng, kể liền một mạch, không muốn nghỉ, rất sôi nổi, đầy say sưa, thật hào hứng: trong hai đoạn thơ, mỗi đoạn bốn dòng, về phương diện ngữ pháp, thật ra, chỉ là một câu, một câu thôi:
    Mỗi năm hoa đào nở, lại thấy ông đồ già bày mực tàu giấy đỏ bên phố đông người qua.
    Bao nhiêu người thuê viết tấm tắc ngợi khen tài: ?oHoa tay thảo những nét như phượng múa rồng bay.?
    Hơi thơ, nhờ thế, rất nhanh. Thoăn thoắt.
    Niềm vui ấy kéo dài không lâu. Dù chậm chạp, sự thay đổi vẫn đến. Từ từ. Dần dần. Ông đồ cảm nhận sự thay đổi ấy qua số khách hàng mỗi năm mỗi vắng. Từ sự hờ hững dẫn tới sự lãng quên. ?oÔng đồ vẫn ngồi đấy. Qua đường không ai hay.? ?oQua đường không ai hay?: câu thơ duy nhất toàn vần bằng, rưng rưng như một nỗi ngậm ngùi. Lịch sử, như thế, một lần nữa, lại xua đuổi ông đồ vào thế giới của lá vàng và mưa bụi. Lá vàng? Tại sao lại có lá vàng rơi trên giấy? Đang là mùa đông, gần Tết cơ mà. Chả lẽ là chiếc lá cuối mùa? Chả lẽ ông vẫn ngồi đấy, hóa thành bức tượng tang thương, đến tận mùa thu? Hay lá vàng ở đây chỉ là một biểu tượng của sự tàn phai? Tôi không biết. Chỉ thấy buồn. Thật buồn, cái cảnh ?olá vàng rơi trên giấy? ấy.
    Tuy nhiên, buồn nhất vẫn là câu kế tiếp: ?oNgoài giời mưa bụi bay.? Là người Hà Nội, Vũ Đình Liên phát âm ?otr? thành ?ogi,? ?otrời? thành ?ogiời.? Lạ lùng thay, âm ?ogiời? ?" có người sẽ chê là viết sai chính tả ?" ở đây lại đắc thế. Đã đành dù là ?otrời? hay ?ogiời? thì câu thơ vẫn là một sự khắc họa hình ảnh cơn mưa bụi đang lất phất bay. Nhưng âm ?ogiời,? nhẹ và dài, dễ gợi cảm giác buồn và lạnh của một cơn mưa bụi lâm thâm, lắc rắc rơi trên hình bóng một ông đồ ngồi hiu quạnh với lá vàng và với nỗi thê lương. ?oNgoài trời mưa bụi bay? thì chỉ có mưa. ?oNgoài giời mưa bụi bay? thì không những chỉ có mưa mà còn có cả cơn rét gây gây, se sắt, tái tê.
    So với hai đoạn thơ đầu, nhạc điệu trong mấy đoạn thơ sau chùng hẳn xuống. Mỗi dòng hoặc mỗi hai dòng là một câu. Hơn nữa, trong hai đoạn đầu, tám câu, 40 âm tiết, có đến 17 âm tiết mang thanh trắc, tỉ lệ thanh trắc gần một nửa; trong hai đoạn thơ cuối, cũng tám câu và 40 âm tiết, nhưng số âm tiết mang thanh trắc chỉ có 11, tức chỉ hơn một phần tư. Ít hẳn. Hơi thơ, do đó, rất chậm. Và nhẹ. Và lắng. Có cái gì bâng khuâng như một tiếng thở dài. Rồi, chưa hết, cả màu sắc cũng phôi pha: trước là giấy đỏ thắm, sau, vẫn giấy đỏ, nhưng không còn thắm nữa; cuối cùng, cả giấy đỏ cũng dường như biến mất, chỉ còn là ?ogiấy? thôi, và trên những tờ giấy, là những xác lá vàng.
    Đến một lúc nào đó, ông đồ vắng hẳn trên hè phố:
    Năm nay đào lại nở
    Không thấy ông đồ xưa
    Chữ nghĩa Vũ Đình Liên ý nhị vô cùng. Ở câu thơ đầu tiên, ?ohoa đào nở?; bây giờ, chỉ còn ?ođào...nở.? Mất đi một chữ ?ohoa,? có lẽ, như một cách bày tỏ sự thương cảm đối với người ra đi, cái người, thoạt đầu, được gọi là ?oông đồ già,? sau đó, biến thành ?oông đồ xưa.? ?oGià? là một khái niệm về tuổi tác; ?oxưa? là khái niệm về thời gian. Từ ?ogià? đến ?oxưa,? có vô vàn ngày tháng đi qua. Nhưng chưa hết. Ở hai câu cuối, Vũ Đình Liên sẽ gọi ông đồ là ?ongười muôn năm cũ.? Trong khái niệm ?ocũ? có sự đánh giá: đó là cái gì đã thuộc về một thế giới khác, xa xăm và xa lạ, đã bằn bặt mọi dấu vết, đã không còn chút liên hệ gì, dù thật mong manh, với cuộc sống bây giờ. Ông đồ, và cùng với ông đồ, một nếp sinh hoạt văn hoá xa xưa của đất nước, đến đây, hoàn toàn tận tuyệt. Đã cũ. Hơn nữa, muôn năm cũ.
    Có thể nói ?oÔng Đồ? là bài thơ về những sự mất mát. Trước, ông đồ mất một thế đứng trong lãnh vực giáo dục, sau, ông mất những tri kỷ, sau nữa, ông mất cả khách hàng, cuối cùng, chính bản thân ông cũng biến mất. Nên chú ý đến hiện tượng từ bốn khổ thơ trên đến khổ thơ cuối có sự chuyển biến từ số ít sang số nhiều: từ ông đồ đến ?onhững người muôn năm cũ.? Còn sống, ông là một cá nhân, một cá thể, dù là một cá thể buồn tủi, hẩm hiu, ?oqua đường không ai hay.? Qua đời, cái riêng nhỏ nhoi của ông cũng biến mất: ông bị tan trong cái cõi quá khứ mịt mùng, cái cõi vô danh, vô tung, vô tích của những ?omuôn năm cũ.?
    Nhưng bài thơ không chỉ nói về sự mất mát của ông đồ. Mối quan hệ chính trong bài thơ không phải là quan hệ giữa ông đồ và những người thuê viết mà thực ra là quan hệ giữa ông đồ và hoa đào, giữa con người và thiên nhiên. Ở đầu bài thơ, giữa thiên nhiên và con người có sự hòa điệu rất đẹp: hoa đào nở đẹp như hoa tay của ông đồ. Đến cuối, sự hòa điệu ấy biến mất: đào vẫn nở trong khi ông đồ đã đi vào hư vô.
    Cảm hứng của bài ?oÔng Đồ? dễ gợi liên tưởng đến bài ?oĐăng U Châu đài ca? của Trần Tử Ngang đời Đường, tuy nhiên, trong khi cảm hứng của Trần Tử Ngang chủ yếu là một cảm hứng siêu hình (1) thì cảm hứng của Vũ Đình Liên chủ yếu là một cảm hứng nhân đạo: cái ?odu du? của ?othiên địa,? cái không cùng không tận của thời gian không làm Vũ Đình Liên rợn ngợp mà chỉ khiến ông ngùi ngùi thương những người đã khuất.
    Cảm giác ngùi ngùi thương ấy đọng lại đậm nét ở câu cuối: ?oHồn ở đâu bây giờ?? Cả câu thơ chỉ có một thanh trắc. Hơn nữa, chữ ?obây giờ? đứng cuối câu, buồn tênh. Phan Ngọc, đây đó, trong nhiều bài viết khác nhau, chứng minh là chữ ?obây giờ,? khi đứng đầu câu, nó chỉ là một thông báo khách quan và trung hòa về thời gian: ?oBây giờ rõ mặt đôi ta.? Nhưng khi đứng ở cuối câu, chữ ?obây giờ? ấy lại trở thành một thông báo đầy cảm xúc. Như trong lời Thúy Kiều nói với Kim Trọng sau mười lăm năm xa cách và bao nhiêu vật đổi sao dời: ?oSự muôn năm cũ kể chi bây giờ? (2).
    Chữ ?obây giờ,? cuối lời nói của Thúy Kiều, như hai giọt nước mắt; cuối bài thơ ?oÔng Đồ,? như một nỗi ngẩn ngơ. Cứ còn lại hoài. Bây giờ, và có lẽ, lâu lắm, sau này.
    ___________________________
    Chú thích:
    Bài ?oĐăng U Châu đài ca? của Trần Tử Ngang như sau:

    Tiền bất kiến cổ nhân
    Hậu bất kiến lai giả
    Niệm thiên địa chi du du
    Độc sảng nhiên nhi thế hạ.

    Nghĩa là:

    Trước chẳng thấy người xưa
    Sau chẳng thấy ai cả
    Ngẫm trời đất vô cùng,
    Một mình lệ lã chã.

    2. Đào Duy Anh (1989), Từ điển Truyện Kiều, bản in lần thứ hai, với sự bổ sung và sửa chữa của Phan Ngọc, tr. 46.
    [​IMG]

Chia sẻ trang này