1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhờ các bác lãnh đạo cái ( từ trang 5 mới có cái để đọc nhưng đọc được từ trang 1 mới gọi là giỏi ).

Chủ đề trong 'Quán trọ Zimbabwe' bởi Don_Quixote_new, 26/12/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. paladin

    paladin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    1
    Hì, cháu genie thông cảm nhé. Các bác ấy đang chuẩn bị ăn Tết nên chẳng có toán học, triết học hay logic học đâu cháu ạ. Hy vọng ra Giêng mới quay lại được cái chủ đề cũ, mà tớ cũng không chắc nữa. Theo phong trào lạc đề du Xuân của topic này, tớ post thêm một bài trên VNExpress về hồ Gươm và vị trí của nó trong HN lúc giao thừa.
    http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2002/02/3B9B907E/
    ---------------------------------------------
    Giao thừa ở Hồ Gươm​
    Cứ mỗi độ xuân về, Tết đến, người Hà Nội lại bâng khuâng, náo nức trước nhịp quay của thời gian, sự chuyển vần, giao hòa của trời đất. Thẳm sâu trong tâm hồn mỗi người đều hướng về chốn linh thiêng của đất Thăng Long nghìn năm. Đó là hồ Hoàn Kiếm, hay thường gọi là Hồ Gươm.
    Sự phân định của thiên nhiên, địa lý cho miền Bắc cái rét về mùa đông với những cánh đào thắm; cái nắng nồng cho phương Nam mai vàng khoe sắc. Cũng nhờ thiên tạo mà giao thừa ở Hà Nội, đặc biệt là ở Hồ Gươm mang một sắc thái, phong vị rất riêng, không giống bất cứ nơi đâu.
    Đêm giao thừa ở Hồ Gươm mang một ý nghĩa thật thiêng liêng, nhuốm màu tâm linh, lễ hội với mọi người dân thủ đô. Người Hà Nội đi đón giao thừa, chơi giao thừa đồng nghĩa với đến Hồ Gươm.
    Những ngày trước Tết, Hồ Gươm đã được trang hoàng lộng lẫy. Các hàng cây ven hồ được khoác tấm áo muôn sắc bởi các sắc đèn tỏa sáng. Khi tấm voan sương mùa đông bắt đầu buông bóng, cả không gian Hồ Gươm hiện lên rực rỡ, lung linh, huyền ảo đến ngỡ ngàng. Tháp Rùa lộng lẫy mà tao nhã, bồng bềnh như trong mơ, xa xa về hướng bắc rực rỡ mà trang nghiêm hiện lên một quầng ánh sáng, là đảo Ngọc Sơn với đình Trấn Ba và đền Ngọc Sơn. Vắt như dải lụa cong, như vành trăng khuyết, như chiếc lược mềm chải vào mái tóc - nước hồ, là dáng đỏ đến thổn thức, lay động của cầu Thê Húc... Cả một không gian huyền ảo như mơ mà thực, mà náo nức vẫy gọi người Hà Nội đến với giao thừa Hồ Gươm.
    Cái giá rét của mùa đông không làm vợi đi lòng người đến với Hồ Gươm vào thời khắc trời đất giao hòa, trái lại như một chút men say khiến lòng người thêm rộn rã, lâng lâng... Sau bữa cơm Tất niên chiều tối 30, sau mọi lo toan của công việc làm ăn trong năm với những tất bật mua sắm ngày giáp Tết, người Hà Nội thảnh thơi, ung dung đi đón giao thừa, chơi giao thừa. Cái rét xứ Bắc mang theo cả mùa xuân ẩm ướt vào dịp chớm xuân, khiến thời khắc của đêm giao thừa Hồ Gươm mỗi năm mỗi khác: Năm thì khô ráo, se se lạnh; năm vừa mưa phùn vừa rét đậm đến cắt da cắt thịt...
    -------------------------------------------------------
    Tớ thì chẳng bao giờ đi chơi qua giao thừa cả, gì thì gì tớ vẫn thích ở nhà với các cụ hơn. Không khí vừa ấm áp, vừa hồi hộp và lắng đọng đó đâu dễ kiếm được. Tuy nhiên, mỗi khi đi chơi nhân dịp gì đó, ngay cả khi lang thang, tớ vẫn phải lượn qua hồ Gươm một vòng. Nói nó là trái tim của HN cũng chẳng sai. Có một lần, chẳng biết ngồi ở góc nào, với ai mà tự dưng tớ thấy nó có hình trái tim. Có bác nào có cùng ý nghĩ như tớ không nhỉ? Nhớ một năm đi với một người bạn vòng quanh bờ Hồ ngày Tết, 2 đứa chợt hỏi nhau, thế đã vào đền Ngọc Sơn lần nào chưa? Chợt thấy đỏ mặt "Chưa vào hay là vào hồi bé mà không nhớ lắm". Thế là sau đó, Tết năm nào mình cũng vào đền Ngọc Sơn một lần, có khi chẳng để làm rì, lượn một vòng rùi đi ra, chỉ thấy tốn tiền vé vào cửa.
    Tớ vẫn thích hồ Gươm ngày thường hơn là lúc nó được trang hoàng. Nó dường như là HN thu nhỏ, có những góc rất yên tĩnh, vài người ngồi thơ thẩn chẳng biết làm gì, có chỗ thì dân tình cờ bạc máu mê cãi nhau ầm ĩ. Thỉnh thoảng có vài người bán hàng rong hạ gánh xuống bán tí mực nướng thơm lừng mà mắt cứ phải liếc ngang liếc dọc vì sợ công an bắt, tội nghiệp thật. Có chỗ thì xuất hiện vài ông ... ông rì quên phéng mất tên rùi ... đang ngồi câu cá, trầm ngâm như đang ngắm mình qua mặt nước rau muống luộc của hồ Gươm. Vài ông bà Tây đi lại dọc ngang mà luôn bị vướng chân bởi lũ trẻ nhỏ, trẻ nhỡ, trẻ nhớn xung quanh. Mà bọn nó cũng giỏi, tiếng rì cũng biết, Tây rì cũng chơi. Quanh hồ có 2 quán được ngắm hồ sát mặt nước: Thuỷ Tạ và ... nhưng đều bán với giá cắt cổ. Nhiều khi biết vậy nhưng vẫn phải giơ cổ cho người ta cắt chỉ để cảm nhận được một chút riêng tư, một chút nhàn rỗi, thoải mái trước hồ Gươm. Hì, hoá ra mình vẫn còn kém xa mấy người câu cá kia, các bác nhỉ. Bi giờ thì lên City View ngắm cảnh đẹp hơn, giá cũng rẻ nhưng lại xa mặt nước quá.
    Thôi, vớ vỉn thế thôi. Sắp Tết rùi, các bác nhỉ.
    Tomorrow never dies
    Được sửa chữa bởi - paladin vào 10/02/2002 18:05
  2. Nha`que^

    Nha`que^ Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2001
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    Vài tiếng nữa thôi, các bác để em tâm sự nốt vài dòng trước khi bước vào năm mới
    Đêm nay thật vắng lặng.
    Tôi đi chơi một chút với mấy đứa bạn một chút rồi lại như thường lệ ngồi vào bàn bật máy tính lên thơ thẩn trên Internet đọc tin về Việt Nam hay xem có ai online ở YM hay AIM không. Nhưng chờ mãi mà chẳng một bóng nào ló ra cả. Có lẽ mọi người giờ này đã chuẩn bị ăn cỗ, hay chạy loăng quăng ra đường hò nhau tụ tập hết cả rồi. Hơn nữa, bây giờ đã là hơn 2 giờ sáng ở bang Oregon thì cũng chả đồng chí nào vác xác lên mạng nghịch, thà chui vào chăn ấm ngáy khò khò còn thú vị hơn.
    Không rõ bài Happy New Year của ABBA được bật đi bật lại nghe bao nhiêu lần rồi, nhưng tôi ko còn nghe rõ lời bài hát nữa. Mà chỉ có 1 dòng nhạc chảy quanh căn phòng nhỏ bé, cuốn đi mọi thứ trong đầu. Âm thanh, tiếng hát rộn rã vang lên trong trẻo không biết có tác dụng gì mà ngực tôi bỗng nhiên nghẹn lại như có 1 lực vô hình nào túm lấy từng chiếc xương sườn, vặn tréo lại, và bịt túi khí sinh tồn trong khí quản. Mỗi lần xúc động tôi đều có cảm giác tương tự. Trước tiên là lắng nghe những bài hát quen thuộc, cảm nhận từng lời hát vào óc. Sau đó khung cảnh trước mắt hiện hữu nhoà dần đi như chưa từng tồn tại. Tôi tựa như đang đứng trên một sa mạc cằn cỗi hay vi vu trên trời xanh bạt ngàn nhưng không một bóng người. Chợt nghĩ: Sao mình không ngồi xuống viết ra mấy chữ cho đỡ buồn nhỉ.
    Bắt đầu từ tuần trước. Chị tôi mấy hôm nay tự nhiên lại lên mạng nhiều tìm thằng em trai để tán gẫu, nhưng cũng chỉ có hai lần nói chuyện được. Mỗi lần như vậy, chị đều gọi mẹ tôi lên để ba người hỏi thăm tình hình, kể chuyện cho nhau nghe. Nói là hỏi thăm chứ tôi thế nào thì nhà ai cũng biết. Cứ vài hôm lại voice chat một lần thì có gì khác đâu, nếu có thì cũng chỉ người bẩn hay sạch hơn hôm trước thôi. Chủ yếu các câu chuyện xoay quanh những sự kiện trên trời dưới biển, nổi bật trong tuần như: ??oBố lại đi công tác rồi con ạ???, ??oChị Linh nhà mày lại ăn ít đi, trông gầy xác xơ???, ??oHà Nội tuần nay rộn rã lắm, ai ai cũng đi chợ mua đồ tới tấp???, ??oTết năm nay là Nhâm Ngọ đấy, nhà mới mua một quyển bói số cho con rồi????????? Tết rồi à??????..
    Thế là lại một năm mới bắt đầu. Tôi ngồi tựa lựng vào thành ghế miệng khô ngắt xem vài tấm ảnh về chợ hoa Tết trên VnExpress sống lại cảnh tượng ngày xưa.
    Quanh quẩn 25, 26 là nhà tôi thường lục đục giục nhau đi sắm cây cảnh. Cứ bố lai mẹ, em lại chị phóng lên Nhật Tân, đoạn đê nổi tiếng cả Hà Nội về thịt chó và hoa đào để rình cho được ít nhất một cục cưng có thế mình thích. Nhiều khi đi xem cả buổi chiều mà vẫn chả lựa ra được cây quất hay đào nào. Bốn người vừa đi vừa lầm bầm trong miệng: ??oMệt nhất là cái trò mua cây cối khỉ gió này!??? Nói vậy chứ miệng ai cũng rạng một nụ cười bên cạnh vài nét nhăn nhó trên da mặt co lại vì hơi buốt mùa xuân. Đến khi gặp một cây (cũng có thể là cành) đẹp, ??okết??? rồi, hỏi đến giá thì lè lưỡi, cong môi: ??oỐi giời ơi, sao mà đắt thế??? Tất nhiên tiếp sau là màn thương lượng, mặc cả. Thường thì cũng phải lặp đi lặp lại quá trình này với ba bốn cò hàng mới chọn được cây mình ưng ý. Khổ nỗi bố tôi vốn máu cây cảnh lần nào cũng đòi thêm cả đống các loại thực vật quái dị khác về nhà trưng nữa, tôi cũng chịu chả biết tên chúng là gì trên đời. Mà ông thì có chịu làm một mình bao giờ đâu, toàn lôi hai đứa con vào làm chung với mình. Nào là đi xúc đất, tưới cây, tỉa cành, cắm lọ. Mỗi lần như thế cũng phải mất cả buổi. Tôi có ưa gì cho cam nhưng không dám cãi lệnh đại tướng. Lôi thôi kì kèo là bị ăn một câu: ??oĐồ lười??? vào mặt ngay. Tuy nhiên thành quả lao động không tự nguyện của bọn tôi thường được đền đáp rất xứng đáng. Cây cảnh ngày Tết luôn thổi được hơi thở của thiên nhiên rực rỡ đầy màu sắc vào căn nhà: màu hồng của hoa đào, xanh lam của lá cây, nâu của thân cây, mấy bó loa kèn tim tím rất to đặt trên mặt bàn đi chung với bộ ghế mây vàng nhạt. Thích nhất là cây quất xum xuê đầy quả những quả vàng ươm dựng ở góc nhà. Thỉnh thoảng tôi lại ngứa ngáy thò tay ra vặt một trái, bóc vỏ cho vào miệng nhai ngấu nghiến. Không biết vỏ trái quất có vị gì mà ngon thế nhỉ. Ăn vào bồn bột, hơi ngọt, vị hơi giống vỏ cam nhưng không nồng và đắng như vậy. Thêm một bình cổ men rạn dáng dân tộc cắm hoa bất tử cao hơn một mét chung với 4 chiếc lông công trên chiếc bàn gỗ tây sơn sáng bóng, ai đến cũng phải khen đây là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời. Cây cối ngày Tết thì bao giờ cũng là thứ tôi thích nhất nhưng ngại nhất vì chúng đòi hỏi sự kiên nhẫn, thời gian, và sự sáng tạo để biến thành những ông bà hoàng với bộ đầm lộng lẫy trong cái cung điện ấm áp dễ thương rộng 40 mét vuông và được chiếu sáng bằng một loạt đèn nê ông và đèn vàng 75 Oát.
    Bánh chưng thì bây giờ ít ai chịu bỏ công sức ra nấu cho mình rồi. Đặc biệt là trên thành thị, cứ chạy ra ngoài với năm chục nghìn là xách về cả xâu bánh ăn cả Tết cũng không xong. À, tất nhiên chỉ đúng với nhà khoảng 4, 5 người thôi. Chứ đại gia đình cỡ 10 người thì có mà mỗi người 1 khúc hết cả 2, 3 cái một lúc. Tôi và chị khoái nấu bánh lắm. Năm nào cũng phải rủ rê, dụ dỗ ngon ngọt hai ông bà nấu cho bằng được. Nói chung, nhắc đến công tác khổ cực này với 2 vị thì câu trả lời đâu tiên luôn là: ??oGói mới ghiếc cái gì. Chúng mày thích nhưng có bao giờ chịu mó tay vào đâu. Toàn một tay tao làm thôi???. Bọn tôi quen rồi nên vẫn cười nhăn nhở nịnh nọt: ??oMẹ gói bánh nghề lắm mà. Con đi ăn nhà khác hay mua ngoài hàng có ra gì đâu. Chỉ có mẹ là nhất???! Mà bọn con thề là năm nay sẽ gói cùng, không thì mẹ muốn làm gì cũng được??? ??oChúng mày có cái quái gì đâu mà tao muốn. Không thì tao cho vài cái tát nhé??? ??oVâng, vâng, ăn tát cũng được, miễn là gói bánh chưng??? Cứ như thế nạt đi nịnh lại đôi ba câu là mẹ tôi lại xuôi ngay. Mẹ là chả từ chối con cái cái gì bao giờ, nhất là khi bị cả hai đứa hợp lực tấn công. Hậu quả của sự mềm lòng của mẹ tôi là con bà vẫn chứng nào tật nấy lười chảy thây, chả đứa nào động đậy tí nào trong khi một mình mẹ mua, rửa lá, vo đỗ, vo nếp, làm thịt..v.v??? Đêm vui nhất là lúc cả nhà 5 người túm lại gói bánh. Bà tôi tuổi cao không linh hoạt như xưa nên chỉ ngồi trên ghế xem ti vi, thỉnh thoảng lại liếc mắt qua, tung vài câu bình phẩm rồi lại đưa chén trà lên miệng nhấm nháp và xem ti vi tiếp. Bố mẹ tôi mồ hôi mồ kê nhễ nhại, ngồi gù lưng dưới sàn loay hoay với mớ lá dong, lạt lổn ngổn khắp sàn nhà, tay thoăn thoắt lật, xoay, buộc bánh. Hai đứa nghịch tử, ai cũng biết, ngồi pha trò cười cho cả nhà, thình thoảng lại ném hạt nếp vào nhau cho đến khi hai ông bà cụ bực mình quát lên một tiếng mới chịu ngồi im. Nhưng chỉ được hai phút là đâu lại vào đó: ??oChúng mày hết việc để làm rồi à?! Đấy, bảo mua các thứ rồi chúng mày làm tất mà có mảy may động chân động tay gì đâu. Chỉ nói mồm là giỏi??? ??oƠ, bọn con gói được từng này còn gì??? Bọn tôi lại giơ đôi ba tấm bánh bé tẹo chỉ bé bằng một phần ba lòng bàn tay chả hình thù gì ra ??okhoe??? để chứng minh công lao to lớn của mình. Cứ thế cho đến nửa đêm, bà đi ngủ, tôi duỗi chân trên sàn ngáp ngắn ngáp dài chỉ chực thả lưng xuống chiếu là kéo gỗ long sòng sọc ngay. Bà chị ít ra cũng tỏ vẻ quan tâm hơn đứa em lười nhác, ngồi giúp bố mẹ thêm một tí rồi cũng thả hồn theo chiếu. Nói chung hai chiến sĩ sau cùng không những không được nghỉ ngơi và phục vụ sau trận đánh mà còn phải dọn dẹp cả chiến trường ngổn ngang đầy lá, bột, hạt đỗ dính nhơm nhớp cộng mấy trò tụi nhóc bầy ra nữa. Câu nói cuối cùng sau mỗi đêm như thế là: ??oĐau lưng quá. Năm sau tao chắc chắn không làm để hầu chúng mày nữa. Mà sáng mai nhớ dậy sớm để bắc nồi đấy nhé??? ??oO Kê luôn!??? Các bạn chắc cũng hình dung ra chúng tôi đúng giờ thế nào. Bà chị thân yêu của tôi ngủ bồi ít nhất cũng phải 4 tiếng muộn hơn thời điểm dự kiến. Tôi thì khá hơn một chút, chờ bố dậy rồi, chờ thằng con một lúc không thấy thì ra đánh thức mới chịu mắt nhắm mắt ở, ú ớ vài câu, sau đó uể oải lê thân ra khỏi giường . Thường là trễ nửa tiếng so với kế hoạch, nhưng thế cũng chẳng ảnh hưởng gì đến nền hoà bình của thế giới.
    Rất muốn ngồi thêm vài khắc nữa viết cho hết dòng cảm xúc, nhưng bây giờ gần bốn rưỡi sáng rồi, vả lại cũng đã vơi buồn. Thôi thì hẹn mọi người đợt sau vậy. Cuộc tái ngộ chả biết khi nào: cũng có thể ngày mai, ngày kia, hay thậm chí ngày này năm sau. Văn viết phải có hứng, hứng lấy từ tình cảm buồn vui. Mà cảm xúc con người thì chẳng bao giờ lường trước được. Khi nào có sự kiện gì xáo trộn tâm tư thì ta lại cùng nhau giả say bàn luận, chửi bới, thủ thỉ to nhỏ tiếp nhé.
    Chào các bác, em đi ngủ đây.
    Chân đất mắt sõi
  3. truongdu

    truongdu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/03/2001
    Bài viết:
    5.105
    Đã được thích:
    0
    Tết, người ở xa thì hồi tưởng, người ở nhà thì tâm trạng khác nhau, kẻ mong chờ người thờ ơ.
    Chuối wá, chắc phải làm vài viên an thần.

    truongdu
    Cuộc đời vẫn thế, dẫu biết em không yêu anh.
  4. paladin

    paladin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    1
    Hic, đọc bài của bác nha`que^ hay và cảm động quá, cảm giác thật vào những ngày này là quí hơn mọi thứ. Dưng có phải hôm nay (CN) là ngày cuối cùng của năm cũ không nhỉ, hay thứ Hai? Hic, chẳng có lịch nên tớ không biết nữa, bác nào biết thì chỉ cho tớ cái, tớ lẫn lộn linh tinh hết cả rùi.
    Nhà tớ thì không đi chợ cùng nhau, trước Tết mỗi người một việc. Tớ thì được nghỉ nhiều nên được giao nhiệm vụ đi mua đào, mua hoa và ... mua bia, rượu. Bố tớ cũng hơi mê tín, cứ thích cái gì có màu đỏ (hay là cụ nhớ pháo ngày xưa), nên chỉ thích loại bia nào có vỏ sặc sỡ, càng nhiều màu đỏ càng tốt mặc dù cụ cũng thuộc diện dân "sành" bia, rượu. May mà bia lon Tiger với bia HN có tí chút màu đỏ nên còn sài được. Năm nay không biết cô em gái có dắt chiến sĩ nào về tiếp bia, rượu với cụ thay mình không nữa.
    Ngày Tết nhà tớ cũng gói bánh chưng, hơi lạ nhỉ? Ở nhà tập thể chật hẹp nhưng may có cái gác thượng, bình thường chẳng thấy gì mà đến khi luộc bánh thì không hiểu gỗ ở đâu ra lắm thế, đủ cho một nồi to đùng với hơn chục cái bánh. Hì, hoá ra mình cũng đảm đang phết, biết cả gói bánh chưng. Mình chỉ phải rửa lá dong, còn lại thì mẹ và em gái chuẩn bị hết, đi chợ rùi ngâm gạo nếp, đãi đỗ xanh từ hôm trước. Sáng dậy sớm, bố thì thái thịt lợn 3 chỉ thành những miếng to, mẹ lại tẩm ướp, em gái chuẩn bị sẵn đỗ xanh, cắt lá, còn mình thì chỉ ngồi gói. Chỉ biết gói khuôn thôi, chẳng biết có lớ ngớ không nhưng lần nào bố cũng phải đứng đó "quan sát" và "kiểm tra chất lượng", thỉnh thoảng cụ ngứa mắt xiết lại cái lạt cho chặt, chỉnh lại cái bánh cho cân đối. Mẹ với em gái thì thỉnh thoảng trêu chọc tớ với cả bố, rồi cả nhà lại cười phá lên. Hì hụi hơn tiếng thì cũng gói xong, hai bố con chuyển bánh lên trên gác thượng, cho vào nồi nước và cứ thế đun đến chiều tối. Tớ có thú vui ngồi trông nồi bánh chưng với một quyển truyện, mấy củ khoai lang, khoai tây để thỉnh thoảng làm cái cho đỡ buồn mồm. Vừa nhàn nhã vừa đỡ bị mẹ sai vặt, hìhì. Bạn bè đôi khi cũng đến chơi để cùng hưởng cái không khí luộc bánh chưng, ngồi tán phét có khi nước cạn cũng không biết.
    Ngày 30 Tết cũng đáng nhớ. Cả nhà bận rộn cho bữa cơm tất niên, đủ mọi thứ linh tinh, người ra người vào đụng nhau chan chát, con cún cũng hứng chí chạy lăng quăng va người nọ đụng người kia bị mắng nhưng vẫn chứng nào tật nấy. Tớ chẳng được giao nhiệm vụ gì cụ thể cả, thế mới tiêu chứ. Bị sai vặt hết chỗ nọ đến chỗ kia, mệt gần chết. Thỉnh thoảng còn phải đi mua sắm thêm những gì mọi người chợt nhận ra là còn thiếu nữa. Hìhì, mỗi lần như vậy tớ lại tiện thể phóng xe xa xa chút, ghé ngang ghé dọc khắp nơi. Có khi về nhà hơi muộn, bước vào nhà thì thấy mọi thứ thay đổi, phòng khách có nhiều đồ hơn, ấm áp hơn dưới ánh đèn điện đỏ lấp loá qua cành đào, cây quất. Bàn thờ cũng đã bầy biện khá đủ, xanh đỏ tím vàng rất đẹp mắt. Bố đã thấy ngồi rung đùi xem TV, uống trà, còn mẹ và em gái thì vẫn bận rộn hoàn thành nốt bữa cơm tất niên trong bếp. Nghe tiếng trách móc của mẹ và em gái, tớ bèn bước vào trong, cười hìhì, rùi ôm mẹ một cái thật chặt, mẹ lại than phiền "đang dở tay, bẩn hết cả quần áo", cả nhà lại cười, thật vui vẻ.
    Hic, viết tới đây là nhớ nhà không chịu nổi rùi, để khi khác gõ tiếp vậy. Mà tội gì tớ phải gồng mình lên hay lẩn tránh nó nhỉ, nhớ thì bảo là nhớ, buồn thì nói là buồn, ngày Tết mà - buông thả một chút, thật với mình hơn một chút, cũng chẳng chết ai hết, các bác nhỉ?
    Tomorrow never dies
    Được sửa chữa bởi - paladin vào 10/02/2002 21:16
  5. Don_Quixote_new

    Don_Quixote_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2001
    Bài viết:
    1.059
    Đã được thích:
    0
    Các bác còn sướng đấy, có chỗ này mà xả tâm tư, hồi em năm đầu chẳng biết rì, buồn khiếp .

    Anh đã bắt đầu thích em rùi đấy.

  6. despi

    despi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    Tết là ngày 12 ở Mỹ, 3 giờ chiều giờ VN, ngày 11, 9 giờ sáng giờ CA là Tết ở VN. Tôi vẫn không biết Paladin đang ở đâu .
    Cung Chúc Tân Xuân​
  7. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Hì, việc đầu tiên là gửi lời cảm ơn đến bác Milou đã gửi cho cái link của chủ đề này.
    Hic, thời gian vừa rồi quá bận, để không thể đọc hết các chủ đề. Tiếc quá, nhưng bây giờ vẫn còn kịp các bác nhỉ. Cũng còn đúng 24h nữa, năm mới sẽ bắt đầu.
    Xin được chúc tất cả các bác, những người đã quen, đã chat, đã trao đổi với ATC, và tất cả những thành viên đã cho ATC được đọc bài trên TTVNOnline mà chưa có dịp làm quen, một năm mới vui vẻ, thoải mái và đạt được những điều mình mong muốn.
    May mắn cho chúng ta, từ những ngày qua, với TTVNOnline, chúng ta hiểu biết nhau hơn, cùng trải qua những giây phút: vui, buồn,cáu giận và cả những sự hiểu lầm. Hy vọng năm mới, sẽ chỉ mang đến cho chúng ta và cho TTVNOnline, sự thành công....
    Không thể kể hết được tên của các bác..., nhưng từ đáy lòng, mong các bác nhận từ ATC, lời chúc tốt đẹp nhất.
    Cùng mong tương lai sẽ luôn tốt đẹp hơn...các bác nhỉ!
    ATC
  8. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Múa Lân​
    [​IMG]
  9. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    Mai Lan Cúc Trúc​
    Được sửa chữa bởi - milou vào 11/02/2002 01:04
  10. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Cây Mai ngày Tết
    Lê Việt Điểu
    Qua khỏi cầu Bình Lợi, trên quốc lộ số 1 hướng về Thủ Đức là những khu vườn sầm uất với các loại cây ăn trái như mãn cầu, bòn bon, lê kei ma, ổi??? và đôi khi có nhà vườn trồng đôi ba gốc chôm chôm và dâu da. Nơi đây là những khu vườn tư nhân không phải là nơi thương mại như các vườn cây Lái Thiêu. Các khu vườn nầy đôi khi có những con lạch nhỏ chảy qua và những gốc dừa xiêm cao không quá bức tường thành ngăn cách đường xe lửa xuyên Việt chạy qua khu vực. Những khu vườn nằm trên quốc lộ số một bên kia sông Sài Gòn không xa đô thành là mấy, như mang một vẽ khác hẳn với chốn thị thành.
    Những làng quê, nửa chợ nửa quê, là nơi vui thú điền viên của các chủ nhân một thời chen chân trong chốn bụi hồng. Tuy nhiên, phần lớn các gia chủ là những nông dân, tiểu thương gia, hoặc một đôi căn là nhà từ đường của giòng họ. Nằm dọc theo sông Sài Gòn về hướng Bình Triệu, Lái Thiêu, Thủ Dầu Một còn có những khu vườn nho nhỏ xinh xinh trồng hoa kiểng bán Tết. Trong những khu vườn đó có những khu vườn trồng rặt một loại: Hoa Mai.
    Hoa Mai, với miền Nam nước Việt, nằm trong vùng khí hậu nhiêt đới rất thích hợp môi trường cho Hoa Mai đơm bông nẩy lộc mỗi dịp Xuân về Tết đến. Khác với miền Bắc, khí hậu có phần nào lạnh lẽo hơn, thích hợp cho Hoa Đào khoe sắc.
    Đào đỏ, mai vàng. Màu đỏ thăm tươi biểu tượng cho sự vui mừng; màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang. Tại nước Việt màu vàng còn tượng trưng cho Vua (thời phong kiến) Màu vàng thuộc hành Thổ trong ngũ hành- Thổ nằm ở vị trí Trung Ương, và màu vàng cũng tượng trưng cho nòi giống Việt. Không ngạc nhiên dân Việt chuộng mai vàng cho ngày đầu năm tại phương Nam.
    Nói đến hoa Mai sách vở và trong dân gian chia Mai làm mấy loại:
    Khánh khẩu mai: Mai trồng ở vùng núi Khánh Khẩu (Có lẻ ở bên Tàu)
    Hà Hoa mai: Cánh mai giống cánh hoa sen ôm tròn vào nhụỵ
    Đàn Hương mai: Mai vàng màu sậm, nhiều hoa, hương thơm nồng, nở sớm.
    Ban Khấu mai: Cánh hoa cong cong, không nở xòe như các loại khác.
    Cẩu Đăng mai: Hoa nhỏ không có hương thơm.
    Không biết từ lịch sử nào trong dân gian có những phân chia như vậy về Mai. Tuy nhiên, theo sự thông tục bình thường, người chơi mai, mua mai chỉ chú đến 2 loạị Mai Tứ Quý, nở bốn mùa có năm cánh, bông to, và một loại Mai có mười cánh, bông nhỏ hương thơm.
    Khi chọn mua một cành mai về chưng trong ba ngày Tết, người mua thường để ý các điểm sau đây.
    - Những cành mai có dáng đẹp, với các hình dáng một gốc ??olão mai??? gốc to, da sần sùi, mọc rong rêu càng tốt, nhánh khẳng khiu và có thể có những hình thể như: Chân quỳ, Hạc bay, Phụng Hoàng???
    Ngoài những nét trên, người mua mai còn chú trọng đến sự phân chia các nhánh trên một gốc mai. Nhánh to, nhánh nhỏ, sự sắp xếp các nhánh. Có thể phân chia tên gọi tùy sự phong phú của các tay chơi mai chuyện nghiệp. Nhìn chung có các điểm cần chú ý khi lực một nhành mai: Các cành phân chia thứ lớp, bông rải đều, nhánh to khỏe, nhánh uyển chuyển, nụ bụ bẩm, lá non vừa nhú. Ngoài ra các người chơi mai chuyên môn còn phân biệt thêm nhiều thứ phụ khác nữa mà chỉ có các nhà ấy biết mà thôi. Thí dụ như Nhụy Âm Dương, Cành Tứ Quý. Nhụy âm đương là chỉ đạo vợ chồng phu phụ, cành từ quý chỉ bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông???v.v. Đặc biệt là các nhà nho học chơi mai rất công phụ Một cành mai nở không đúng vào dịp Tết, mai vừa nở đã rụng, hoặc các nhánh phân bố không hợp cách là xui xẻo cả năm (Người chơi mai tin như vậy).
    Nói chung do sự nhân cách hóa mà con người đã đặt vào cây mai khi đem bày trong nhà trong ba ngày Xuân. Phong tục á Đông nói chung, Việt nam nói riêng rất trọng sự tôn ti trật tự, trên dưới trong ngoài thành nề nếp. Và mỗi cuộc chơi đều mang theo nhiều ý nghĩa cao siêu.
    Từ những nhu cầu như thế cho nên ngoài những cành mai bình thường bày bán trong các chợ tết, những cành mai nầy cắt từ những cây mai trong vườn, bó lại bằng lá dừa và mang ra chợ bày bán, cốt mua về cho có hương thơm, có màu vàng trên bàn thờ cho tăng thêm không khí tết; các chủ nhân các gốc lão mai thường ỏ công ra chăm bón những cành mai rất đạt tiêu chuẩn yêu cầu của các bậc danh nho đòi hỏi. Tất nhiên các gốc mai nầy giá đáng bạc vạn.
    Trồng mai trên đất vườn phải là thứ đất đen, đất thịt nhưng không giữ nước để tránh úng thủy. Mai trồng trên các luống vồng cao, có khoảng cách vừa đủ đề cây tăng trưởng. Mỗi năm vào rằm tháng 10 Âm Lịch phải ngắt hết lá để dồn nhựa cho các nhánh ra hoa. Tuốt lá không đúng ngày sẽ ảnh hưởng đến ngày hoa nở. Khi cắt nhánh đem ra chợ phải đốt gốc. Cách đốt gốc cũng góp một phần không nhỏ vào việc giữ cho hoa nở bền hơn.
    Ngoài các loại mai vàng kể trên, tại Lục Tỉnh còn một loại mai trắng, còn có tên gọi là Nam Mai- Cây Nam Mai chánh thực là cây gì? Đó là cây Mù U. ??oNhánh mù u con **** vàng không đậu, vì xa em mà thành điệu nhớ não lòng??? Mù u bông trắng, năm cánh, lá mù u to bản dày kích thước chừng bàn tay người lớn. Thân mu u là thân mộc, mù u có trái tròn không ăn được, hột mù u ép làm dầu thắp đèn, nhiều khói ít sáng. Cây mù u có tên Nam Mai trong sự tích Gia Long Tẩu quốc.
    Cứ mỗi dịp Xuân về bất cứ con người Việt Nam nào, nếu còn yêu quê hương, còn trông về nguồn gốc, đều cảm thấy một nỗi sầu man mát dâng tràn. Dù cho đang sống tại quê nhà hay đang lưu lạc khắp năm châu bốn biển. Nhắc đến cây Mai là nhắc đến ngày tết cổ truyền dân tộc, nhắc đến bành dày bánh chưng, cây nêu tràng pháo, thịt mỡ dưa hành. Tại Hoa Kỳ không tìm được giống Mai Vàng nên tạm dùng cành đào hồng (plum) bông nhỏ mỏng manh thay thế cây Mai Vàng ngày đó để chưng nơi bàn thờ và treo đôi bà cánh thiệp xuân để nhớ những ngày Xuân yêu thương trên đất mẹ.
    Lê Việt Điểu
    [​IMG]

Chia sẻ trang này