1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhờ các bác lãnh đạo cái ( từ trang 5 mới có cái để đọc nhưng đọc được từ trang 1 mới gọi là giỏi ).

Chủ đề trong 'Quán trọ Zimbabwe' bởi Don_Quixote_new, 26/12/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    http://www.netaxs.com/~jgreshes/mahler/
    Mahler famous quote is: "I am thrice homeless, as a native of Bohemia in Austria, as an Austrian among Germans, and as a Jew throughout the world. Everywhere an intruder, never welcomed."
    http://www.overlookpress.com/biography/mahler.shtml
    Leonard Bernstein, largely responsible for the Mahler "boom" in the Sixties, found a "secret shame" at the heart of Mahler's music, "the shame of being a Jew and the shame of being ashamed." But he was also skilled at behind-the-scenes politicking in Vienna and a devotee of oriental mysticism, both of which are crucial for a full understanding of Mahler.
  2. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    Em học rối, nghe tên ai cũng tưởng là nhà toán học. Rõ ràng có một nhà toán học tên là Mahler và một ông nữa cũng tên là Bernstein.
  3. Don_Quixote_new

    Don_Quixote_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2001
    Bài viết:
    1.059
    Đã được thích:
    0
    Hey bác Milou, có rất nhiều nguyên nhân giải thích tại sao dân Do THái bị bọn phương Tây nó ghét. Thông minh quá thì đã đành nhưng còn mấy nguyên nhân khác nữa bác ở Mỹ lâu thế và chắc là phải tiếp xúc với dân Do THái nhiều rồi bác phải hiểu hơn em chứ.
    Nói chung dân thường thì vẫn hay bị câu chấp vào quan niệm với lại thói a-duy thì thời nào chẳng thế. Người biết ít thì dễ bị người khác lôi kéo và dẫn dắt. Trong số những đứa nghe nhạc có bao nhiêu đứa là đủ khả năng để hiểu cái rì hay cái rì dở nào. Hầu hết đều a-duy và học đòi cả thôi bác ơi. Em cũng có cảm giác ấy về chính em chứ chẳng ai khác. Bọn Wiener là dân quí tộc, em nghĩ chúng nó đã từng khinh Mahler là do quan niệm về dân Do Thái hoặc chưa nghe nhạc của ông ấy bao giờ chứ không phải vì khinh nhạc của ông ấy. Hị hị, nói không phải khiêm tốn cũng không phải tự kiêu nhé ( không bác Quizen lại bẻ ) : ngu về âm nhạc như em nghe tới lần thứ 3 còn nhận ra Mahler cực hay thì không có lý rì bọn Wiener Philhamoniker toàn thằng sừng sỏ lại không nhận ra.
    Ờ mà bác Usename, cả hai cái họ đấy đều có ông là nhà Toán học nổi tiếng. Bác Mahler trong Toán thì chắc hẳn là Đức xịn và giỏi về Numeric hay Đại số rì đó vì em nhớ mang mang có cuốn sách lão ấy viết để trong phần Đại số- Số học ở trường em.
    Còn bác Bernstein thì hình như dân Geometry hay Statític rì rì đó. Nhớ mang mang thôi.
    The sun is gone but I have a light
  4. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Tớ cũng nghe rất nhiều nhạc sĩ khác nhau nhưng rồi đâu vẫn hoàn đấy, cái gì nghe quen thì nghe đi nghe lại, cốt chỉ để thư giãn, nhạc mới thì để tìm hiểu thêm cho biết. Ở nhà có ít nhất 150 cái CD (~100 nhạc cổ điển) nhưng thỉnh thoảng mí lôi ra thay đổi . Còn Mahler thì tớ chỉ nghe sơ qua, chưa có hứng để nghiên cứu nên chưa tiến hành .
    Còn Do thái thì tùy người . Tớ có quen 1 ông Mẽo theo đạo Do thái rất khắt khe trong việc tuân theo đạo nhưng con người thoải mái y hệt 1 người bình thường, hát nhạc Country Music, la hét khi hát Rock n Roll... Không bao giờ tớ hỏi chuyện ông về việc kỳ thị người Do thái phải chịu ra sao . Đó chỉ là 1 đạo cũng như đạo Phật. Chỉ vì mọi người hay cố chấp ta đây theo đạo tốt hơn các đạo khác nên bao thế kỷ chiến tranh tôn giáo gây bao đau thương cho nhân loại nên hiện giờ tớ không tin đạo nào là trong sạch hết . Có thể đạo thờ tổ tiên của dân tộc ta là tốt nhất vì nó chưa hại đến ai.
    [​IMG]
  5. paladin

    paladin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    1
    Hì, cái chỗ này bắt đầu hay ho đây. Vắng vẻ thế này chúng ta tha hồ tán phét mà không ai quấy rối, các bác nhẩy.
    Nhân các bác nói chuyện nghe nhạc cổ điển tớ cũng xin thật thà thú tội trước bình minh vài câu. Đầu tiên là tớ phải nói rằng nhạc lý của tớ dẫu có đôi chút nhưng là diện gà vịt, có thể coi như không có rì. Bác Milou nhà có hẳn 100 cái CD cổ điển thì sành điệu quá rồi. Tớ đến với nhạc cổ điển cũng một phần theo mốt như nhạc ROCK ngày xưa, rồi đến nhạc đỏ và tiếp theo là cổ điển. Ai khen rì, giới thiệu rì là tớ tìm và nghe, cố gắng cảm thấy nó hay để ít ra cũng đỡ tủi phận tai trâu của mình. Rồi thì cứ Bach, Mozart, Beethoven, Tchaikovski, ... đủ cả, ông nào cũng cố đem "cái đầu bã đậu" của ta để hiểu sự cao đẹp, tinh tế của người. Mấy bản nhạc nổi tiếng thì có lẽ ai cũng cảm thấy hay hết, vả lại thiên hạ chắc cũng bình luận nhiều rồi. Chỉ thế không thì chưa đủ, tớ muốn mò mẫm thêm chút nữa. Nhưng kiểu rì cũng có giới hạn, hiếm khi tớ có đủ kiên nhẫn ngồi đến nửa giờ hoặc hơn để thưởng thức đủ cái âm nhạc thần tiên của Bach, mọi cảm xúc từ vui đến buồn, nhịp điệu từ ngập ngừng, run rẩy đến dồn dập, hoành tráng của Mozart, hay Beethoven, những mâu thuẫn, quằn quại của Tchaikovsky hay những tiếng rung rất nhẹ mà đậm hồn người của nhạc Chopin. Hic, chuyện buồn thế đấy.
    Gần đây tớ chỉ dám chuyển sang nghe Chopin, chẳng hiểu vì sao. Có thể ông này không có những symponies đồ sộ như những bác kia, các bản waltz, sonata, nocturne, ... của Chopin cũng có vẻ dễ nghe, dễ cảm hơn. Mà chẳng biết nữa, có thể tớ hợp với bác này hơn. Còn Mahler nghe bác Sốt giới thiệu chắc cũng hay, tớ đang băn khoăn không biết có nên chạy theo mốt một lần nữa không? Hic, cái đầu tớ có hạn nhưng con người tớ lại tham lam lắm.
    Còn chuyện dân Do Thái thì nghe bác Sốt nói như vậy thì bác cũng có vẻ hơi có định kiến rồi. Tớ thì chẳng biết rì bọn này, cũng chẳng khoái nó trong cái vụ Palestine nhưng tớ vẫn phục nó giỏi khi vẫn tồn tại sau hàng trăm năm lưu lạc đất khách xứ người. Còn như bác Milou thì hiển nhiên đúng, dân tộc nào chả có người nọ người kia, tuy nhiên để đánh giá một tính cách chung thì có lẽ sẽ tốn công tốn mực hơn nhiều so với một cái topic cỏn con này, các bác nhỉ.
    Hì, chúc các bác vui vẻ, thỉnh thoảng chúng ta lại ghé qua đây làm chén rượu nhạt mong thoát khỏi cái "xã hội" bùng nhùng, hỗn loạn nhưng cũng khá thú vị ngoài kia. Ta cụng ly nào
    Tomorrow never dies
  6. despi

    despi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    Cái việc tập nghe nhạc cổ điển không cần phải rèn luyện, như ông em họ mẹ tớ (nhạc sĩ violon dàn giao hưởng) đã bảo bọn tớ . Cứ bật lên để đấy, trong khi mình làm việc khác . Cứ nghe mãi 1 bài rồi tự nhiên sẽ hiểu, sẽ tự phân tích . Ngày xưa tớ có chơi với 1 tay đệm đàn Piano cho khoa Thanh Nhạc ở Nhạc Viện TPHCM, hắn ta dịch các vở Opera ra tiếng Việt cho sinh viên Thanh Nhạc . Được giới thiệu vài bản Opera mà hắn thích, sang đây tớ cũng tìm mà nghe . Nhưng mà phải nghe tới vài lần, tìm phim xem, từ từ mới thưởng thức được tác phẩm . Sau đó dẫn tới việc so sánh giọng hát của các ca sĩ, ai hay, ai dở, chất lượng trong sáng, tối tăm ra sao, ai trau chuốt hay thờ ơ . Sau đó đến việc lùng kiếm sưu tầm những giọng hát đó trong các vở ca kịch khác . Còn các thể loại khác thì dĩ nhiên bắt đầu từ hồi ĐTSơn vào SG thu âm trong đài Phát Thanh . Sang đây không có ĐTS thì có nhạc của các tay pianists khác đã từng đoạt giải nhất trong giải Chopin . Những tay này cách đánh trau chuốt mềm mại hơn ĐTS . Mỗi người đánh một kiểu, có người thoải mái , có người căng thẳng . Nếu phân tích từng tác phẩm một thì chịu, chỉ biết thưởng thức để chơi thôi . Đâu có cần viết sách hay học lấy bằng nghệ thuật âm nhạcđâu mà phải đi sâu hơn nữa . Theo đuôi những người có kinh nghiệm về thưởng thức nhạc không phải là đua đòi . (BTW, tớ học Piano 12 năm mà gõ piano chẳng ra gì! Tội gì mà gõ, có người gõ hộ rồi, là lại toàn những tay số 1)
    Despair is not Hopeless!​
  7. Don_Quixote_new

    Don_Quixote_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2001
    Bài viết:
    1.059
    Đã được thích:
    0
    hị hị hay đây hay đây . Trước hết về nhạc đã, em đồng ý với quan điểm của bác Despi :cứ bật lên, rồi hãy làm rì mặc anh, sau một số lần và quên bẵng đi một thời gian không nghe, bật lại , : " ơ sao nghe quen thế nhỉ, giai điệu này rõ ràng mình đã nghe nhiều rồi, mà sao hay thế nhỉ ?"".. từ đó tự nhiên thích thôi. Nhất là nếu lúc anh bật lên con người anh đang ở trong trạng thái hoặc là đang trầm xuống ( thường thì trong 1 ngày người ta bị khoảng 15 phút trầm cảm ) hoặc đang rất bình thản và ở tư thế chuẩn bị cho âm nhạc đi vào ( trang thái tĩnh lặng ).
    Não là một bộ máy hoạt động, và hẳn nhiên là không bao giờ ngừng, người ta cứ tưởng khi anh không còn suy nghĩ đến vấn đề anh vừa đặt ra xong thì anh sẽ quên ngay nó. Đâu phải vậy, dẫn chứng về việc ghi nhớ được giai điệu của đứa trẻ khi chúng nó còn chưa biết nói chưa có khả năng tư duy ( hồi em 4,5 tuổi em vẫn nhớ là bật Mozart hay mấy bản nhạc nổi tiếng lên em cảm thấy rất quen và lập tức nhại theo được mặc dù không biết là mình nghe nó từ bao giờ, thật ra ở con người ai cũng có chuyện này ,đúng không các bác ? ), cũng như khả năng hồi tưởng các sự kiện của con người là những bằng chứng khá xác đáng cho việc bộ não con người vẫn luôn làm việc hoặc " kiểm tra" lại các dữ kiện đã được thu nhập.
    Đó là quá trình vô thức.
    Còn nghe gì, nghe ai, nhạc cổ điển hay ho ở chỗ nào, cái này tuỳ thuộc rất nhiều vào sự đồng cảm của tâm hồn với các thể loại nhạc và âm thanh khác nhau. Nói chung các nhạc sĩ thiên tài là những người mà nói một cách máy móc thì có tâm hồn rất " đặc trưng " cho loài người. Đó là những tâm hồn đồng điệu với nhiều người. Cho dù trong số những người được gọi là thiên tài, có không ít những bác nhạc viết ra nghe không ai hiểu hoặc rất ít người thích : như bác Karl Heinz Stockhausen (1) chẳng hạn.
    Điều này mâu thuẫn và không mâu thuẫn ở chỗ : nhạc của ông ta có lẽ sẽ là thứ âm hưởng của thế kỷ này và của các thế hệ sau chúng ta cũng nên.
    Vậy nghe ai và nghe gì : Mỗi nhạc sĩ lớn là một tâm hồn lớn , có tính phổ quát vừa rất rộng vừa rất sâu. Có một điều chắc chắn là ông nào cũng có phần giao thoa với các ông khác. Mozart không hoàn toàn khác Bach, Beethoven cũng không hoàn toàn khác hai ông trên, ngay cả Stockhausen cũng vậy.
    Sự đa dạng và giao thoa đó tạo nên sự vĩ đại, sự thống nhất và liền mạch của nhạc cổ điển. Em cho rằng, ở giai đoạn bắt đầu, người Việt Nam, với đặc điểm văn hoá tình cảm thiên về hướng nội và khả năng cảm thụ không phức tạp bằng dân Châu Âu sẽ thích các ông như Chopin, Dworak , Silbelius.. hơn là các bác Beethoven, Mozart, Bach, Tschaikovsky,..Điều đó không có nghĩa là nhạc Chopin, Dworak, Silbelius tầm thường đâu nhé.
    Dần dần, khi khả năng phân biệt âm thanh tiết tấu và hoà tấu cao hơn, tự nhiên người ta thích Giao hưỏng hơn, thay vì thích những bản Sonate, Concerto cho Violin đơn âm và một chiều. Chẳng đâu xa, cách đây một năm em chỉ nghe Sonate của CHopin với Beethoven là chính chứ ít khi nghe Symphonie lắm, cho đến hồi nghe mấy cái Sym của bác Beethoven một cách tử tế em mới thích Sym đấy. Rồi sau đó lại may mắn nhờ dịp đi nghe (2) tuần giao lưu ở Philhamonie có bác Simon Rattle và bọn Wiener Philhamoniker sang biểu diễn liền mạch 9 bản Sym của bác Beethoven , trực tiếp chứng kiến hội đấy nó chơi nhạc mới thấy cổ điển nó kinh khủng thế nào.
    Tí nữa em xin copy cả cái bản 15 phút dành cho cảm hứng sau buổi đi nghe đầu tiên ( bản số 4-7 ) vào đây cho các bác đọc chơi.
    -(1): Được coi là Beethoven của thế kỷ 20, nổi lên từ sau thế chiến thứ 2, là một trong số những thủ lĩnh của Modern Classic hay còn gọi là Electronic Music mà khởi đầu là John Cage. Các bác muốn tìm hiểu sơ qua về lý lịch các bác này , có thể đến http://www.allmusic.com mà tìm.
    -(2) : em cùng một đôi, đi 4 buổi, buổi nào cũng phải chờ từ 4 giờ chiều ngoài cửa Philhamonie đợi để kiếm được vé, nhớ lại cũng lạnh phết hị hị .,rất tiếc cả cái Berlin có khoảng 30.000 ngưòi Việt, có khoảng 200 sinh viên, chỉ có 3 bóng bọn em đi nghe, hẹ hẹ, tình trạng thảm hại của văn hoá Việt Nam .
    ------------
    Về dân Do Thái, em có hai đứa bạn Do Thái, em thấy bọ nó rất dễ chịu và tình cảm, và tất nhiên là thông minh. Có lẽ chúng nó còn tình cảm hơn dân Đức nhiều. Có điều nghe lão bạn kể lại ( lão ấy cũng ở Mỹ 7,8 năm, lại là ở New York ) cũng như ngh dân Đức nói, thì bọn da trắng ghét dân Do Thái vì bọn Do Thái chỉ thích tiền và cũng xấu tính mất đoàn kết y như dân Việt Nam, thậm chí còn kinh hơn vì chính dân Do Thái rất ghét nhau. Riêng cái vụ thích tiền và chỉ lo tìm mọi cách kiếm tiền ( chẳng thế mà 1/2 toàn bộ tài sản ,kinh tế nước Mỹ nằm trong tay bọn Do Thái , bác nào có thể kiểm tra thông tin này kiểm tra lại giúp em với .) cũng đã đủ để làm cho đứa khác ghét cay ghét đắng rồi chứ còn rì nữa.
    Cái vụ chúng nó bên trong không đoàn kết thì cứ lấy ngay chuyện chúng nó giỏi như thế mà toàn bị bắt nạt là rõ như ban ngày. Dân Do THái chỉ cần vài chục năm được học được làm là cả thế giới đã sản sinh ra không biết bao nhiêu là những thiên tài. Em kể một ít ra cho các bạn chưa biết nghe thử nhé :
    Tâm lý học hiện đại : Sigmund Freud.
    Ngôn ngữ học hiện đại : Noam Chomsky.( bác này chắc ác bác học Tin cũng biết vì lý thuyết Automata dựa trên lý thuyết Văn phạm đơn giản nhất của Chomsky viết ra khi ông ta mới ngoài 20 tuổi ).
    Vật lý học hiện đại : Albert Einstein ( mẹ là người Đức ), và một loạt các bác khác chạy từ Đức sang Mỹ.
    Toán học : Edmund Landau, Emmy Noether, Richard Courant.. ( nhiều lắm, mà toàn loại trùm sò, do hồi Hitler đuổi hết dân Do thái ra khỏi Đức nên các bác này chạy sang Mỹ ráo ).
    Âm nhạc : Mahler,..
    ....
    Nói chung toàn dạng mở đầu cho thế giới hiện đại. Nếu dân Do THái chúng nó không bị ai kiềm chế thì chắc là thế giới này đã đi xa lắm rồi nhỉ.
    The sun is gone but I have a light
  8. paladin

    paladin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    1
    Hìhì, các bác cao thủ thật, như bác Depsi có đến 12 năm công lực piano, bác Milou thì hàng trăm CD classic, bác Sốt thì toàn đi tường thuật trực tiếp thế này thì tớ xin bái phục. Tớ rút kinh nghiệm từ sau không nghe nhạc theo kiểu trâu bò nữa, chơi theo kiểu chữ duyên với chữ ngộ, các bác nhỉ. Mà cũng không thèm để ý xem mình có chạy theo mốt không nữa, hứng thì nghe, bật nhạc lên nhưng có khi lại không cần nghe, cho đến khi nào nhạc nó tự thấm vào người như là máu chảy trong huyết quản là OK, có phải vậy không các bác?
    Còn bác Sốt dùng chữ viết để diễn tả âm nhạc theo kiểu đó thì tớ cũng đầu hàng luôn. Hự, không chịu nổi nữa. Thật bác Sốt chứ, bác đem bài trên đi gửi cụ Beethoven ở trên thiên đàng chắc cụ cũng còn phải luận chán, nhưng biết đâu cụ lại hiểu thêm nhiều ý tưởng mới về những bản giao hưởng vĩ đại của mình.
    Ờ, bác Milou dạo này tiến bộ nhỉ, signature còn to hơn cả bài viết của bác.
    Hìhì, cám ơn các bác nhé. Suỵt, nhưng nói khẽ thôi kẻo người ta nghe thấy là hết cả rượu với chè đấy mấy bác ạ.
    Tomorrow never dies
  9. despi

    despi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    lăn lộn xuống sàn với mấy con kiến của chú Don.
    Mà này chú Don, trước đây chú hay đề nghị BQT TTVN cải tiến TTVN rồi chú đi mất tích, mỗi lần về chú lại kêu gọi thay đổi. Thế bây giờ chú có vẻ bằng lòng và ở lại chơi lại lâu nhỉ ?
    Despair is not Hopeless!​
  10. Don_Quixote_new

    Don_Quixote_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2001
    Bài viết:
    1.059
    Đã được thích:
    0
    To Despi : hẹ hẹ em lai vô ảnh khứ vô hình lúc thấy lúc không hành tung bất chợt vui buồn lẫn lộn cảm xúc mập mờ bác hỏi em câu ấy bằng thừa.
    To Paladin : em không còn cách nào khác đành mượn tạm chữ nghĩa vụn vặt để diễn tả cảm giác hoang toàng trong em lúc đấy thôi. Tiếc là văn dốt tâm hồn yếu kém không tài nào viết cho mọi người cùng thấy hay được. hẹ hẹ, đấy là sự khác biệt giữa các thiên tài với em đấy ạ. .
    To Milou : bác đầu hàng cái rì, anh em ta quí mến nhau vào đây tán phét chứ sợ rì ai mà không bày tỏ ý tưởng, hị hị..Về Mahler nếu bác muốn tìm hiểu nhạc của Mahler ở Wiener được đánh giá như thế nào từ trước khi Bernstein sang biểu diễn thì có thể tìm thấy trong rất nhiều sách nói về tiểu sử của Mahler. Vừa rồi em đọc cái giới thiệu về bản số 10 của Mahler trong cái đĩa số 10 do Simon Rattle và hội Berliner Philhamoniker biểu diễn ( phần tiếng Đức ) thì có được biết là nhạc của Mahler đã được chơi ở Wiener từ lâu và ông ấy cũng đã được công nhận từ lâu rồi. Ngay cả chuyện bản số 10 này chưa viết xong thì Mahler đã chết ( năm 1911 ) và vợ ông ta đã nhờ Arnold Schönberg và Schotakovic hoàn thiện nốt nó nhưng hai nhạc sĩ kia đã từ chối cũng có thể coi là bằng chứng cho việc Mahler đã sớm được công nhận..v.v..
    The sun is gone but I have a light

Chia sẻ trang này