1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhờ các bác lãnh đạo cái ( từ trang 5 mới có cái để đọc nhưng đọc được từ trang 1 mới gọi là giỏi ).

Chủ đề trong 'Quán trọ Zimbabwe' bởi Don_Quixote_new, 26/12/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    Tổng chào bà con . Thời gian trôi nhanh quá, thấm thoát cái đinh đã cắm sâu thêm 1 cm vào ngực rồi. Bà con chơi cho khoẻ, oe. oe. cho nhiều kẻo ngày mai tỉnh dậy đã thấy mọi thứ trôi qua. Ừ, nhưng mà kiểu gì chẳng trôi qua.
    Khi nào hâm, tiểu đệ sẽ lại viết. Giờ việc đang nhiều mà tương lai lại è lên cổ thở tưởng đứt hơi rồi. Lưỡi cũng vễnh ra, tình cảnh ngao ngán lắm.
    The Cellist
  2. Khoai_lang_new

    Khoai_lang_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0

    Ôi, Cellist đi lâu quá bây giờ mới về đây này các anh chị em ơi ! Chúc chú chóng vượt qua "tình cảnh ngao ngán" và lại viết tiếp nhé !
    Khoai lang
  3. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Từ "La Guantanamera" bất hủ...​
    1. José Fernandez - ông vua của giai điệu
    Năm nay (1998), nhân dân Cuba kỷ niệm 90 năm ngày sinh của José Fernandez (1908-1979), mà người ta thường gọi thân mật là Joiseto, "ông vua của giai điệu" trong nền âm nhạc vốn rất nổi tiếng của Cuba. "Hòn đảo tự do" là quê hương của những điệu nhảy làm say mê hàng triệu người trên thế giới như cha cha cha, rumba..., nhưng chính âm nhạc mới là "hoàng hậu của tâm hồn người Cuba" như chính họ thuờng nói. Một trong những tên tuổi góp phần đưa lại vinh quang cho nền âm nhạc Cuba là Joiseto với bản nhạc Guajira Guantanamera bất hủ cũng vừa tròn 70 năm ngày ra đời.
    Guantanamera
    Nhạc : José Fernandez
    Lời Việt : Phạm Tuyên
    Guan-ta-na-mê-ra Gua-ji-ra Guan-ta-na-mê-ra
    Guan-ta-na-mê-ra Gua-ji-ra Guan-ta-na-mê-ra

    Một tấm lòng thành ta gửi quê hương
    Ta đã lớn bên hàng cọ thân thương
    Cả mối nhiệt tình ta gửi nơi đây
    Trước lúc nhắm mắt vẫn cứ mê say
    Bằng vần thơ tin yêu dâng nước non
    Khúc ca ân tình lắng sâu tâm hồn.
    Guan-ta-na-mê-ra Gua-ji-ra Guan-ta-na-mê-ra
    Guan-ta-na-mê-ra Gua-ji-ra Guan-ta-na-mê-ra

    Bài thơ dệt bằng những vần xanh tươi
    Màu xanh chói chang của miền quê tôi
    Màu xanh tràn đầy những vần thơ đây
    Như con nai xanh nép trong muôn cây
    Vần thơ màu xanh tươi bao thiết tha
    Khác chi chú nai nép trong rừng già.
    Guan-ta-na-mê-ra Gua-ji-ra Guan-ta-na-mê-ra
    Guan-ta-na-mê-ra Gua-ji-ra Guan-ta-na-mê-ra

    Vì những người nghèo trên hành tinh đây
    Ta khao khát dâng trọn niềm mê say
    Vì những cuộc đời đang chịu tang thương
    Tim ta luôn luôn gắn bó yêu thương
    Biển cả bằng đâu bao con suối ta
    Những con suối trong xanh nơi quê nhà.
    Guan-ta-na-mê-ra Gua-ji-ra Guan-ta-na-mê-ra
    Guan-ta-na-mê-ra Gua-ji-ra Guan-ta-na-mê-ra

    Joiseto sinh ngày 5-9-1908 ở một khu phố lao động nghèo thủ đô La Habana. Năm 12 tuổi ông đã phải kiếm sống bằng nghề sửa giày. Và cũng như bất kỳ người Cuba nào, nỗi đam mê ca hát thấm đượm trong dòng máu của ông, nhất là ông lại được trời phú cho giọng hát trong, ấm đầy sức quyến rũ. Qua bạn bè, ông tự học đàn guitar và âm nhạc. Những năm 30, ông hát trong các tam ca, tốp ca và tham gia vào ban nhạc Raimundo Pia nổi tiếng một thời, thường biểu diễn trên sóng phát thanh.
    Một hôm, Facundo Rivero-nhạc công chơi piano của ban nhạc-nảy ra sáng kiến : để thay đổi, trước khi kết thúc buổi biểu diễn, ban nhạc sẽ chơi bản Guajira dựa trên một làn điệu dân ca quen thuộc ở nông thôn Cuba. Joiseto là người hưởng ứng đầu tiên, ông đưa ra bản Guajiroson mà ông đã sáng tác từ năm 1928, đó chính là bản Guajiro Guantanamera lừng danh thế giới sau này. thế là từ đó, hằng ngày ban nhạc kết thúc chương trình biểu diễn của mình bằng bản nhạc đó nhưng với những lời khác nhau cho phù hợp với hoàn cảnh.
    Thời gian qua đi, khi bản nhạc đã trở nên nổi tiếng thì người ta cũng bắt đầu thêu dệt lên đủ các loại giai thoại về nguồn gốc tên gọi của nó. Có hai cách giải thích được truyền tụng nhiều nhất : người ta nói là ban nhạc của Joiseto thường đi biểu diễn ở nhiều nơi trong nước và đến đâu thì tặng cho người phụ nữ xứ đó tên của bài ca. Ví dụ ở tỉnh Pinar del Rio thì là Guajira Vueltabajera, ở tỉnh Villa Clara thì là Guajira Villaclarena...Và ở Guantanamo, nơi mà Joiseto ở lâu nhất nên tên gọi Guajira Guantanamera được lưu lại cho hậu thế. Chính Joseito cũng đã từng nói : "Tôi thích tên gọi này hoàn toàn vì tình cảm".
    Cũng có cách giải thích khác : hồi ban nhạc biểu diễn ở Đài phát thanh CMCO có nhiều người thường đến xem, trong đó có một cô gái người Guantanamo rất say mê ca khúc nên Joiseto đã tặng bài hát này cho cô gái ấy, và đó chính là tên gọi của bài ca này...
    (Báo TTCN - 22-11-1998)
    *****​
    Hôm dọn nhà cũng lâu rồi, em soạn chồng báo cũ, giữ lại mấy bài hay hay, trong đó có bài viết trên này với tựa "La Guantanamera bất tử". Tuần trước ngồi xem lại em mới biết rằng bài báo còn sót một đoạn nữa, ở trang khác. Hic, mà chồng báo cũ của em đã bị "thanh toán" mất tiêu rồi nên không biết được đoạn tiếp theo như thế nào, cũng không biết cả tên tác giả bài viết trên.Trong trang báo em còn giữ về bài viết này có hình vẽ Pete đang ôm đàn cười và hát với chú thích : "Pete Seeger đã góp phần đưa Guantanamera đến với hàng triệu người khắp thế giới". Thật tình cờ, em thấy tên Pete Seeger quen quen, mới đọc được ở đâu đó về một bài hát khác của ông mà em cũng rất thích. Thế nhưng đoạn trên chưa nhắc gì đến Pete cả mà đoạn sau lại bị mất rồi nên không biết như thế nào. Em nổi hứng lên mạng và thử tìm hiểu thêm về La Guantanamera bất hủ này.

    GUANTANAMERA
    Original music by Jose Fernandez Diaz
    Music adaptation by Pete Seeger & Julian Orbon
    Lyric adaptation by Julian Orbon, based on a poem by Jose Marti

    Yo soy un hombre sincero
    de donde crecen las palmas
    Yo soy un hombre sincero
    de donde crecen las palmas
    Y antes de morirme quiero
    echar mis versos del alma
    Coro:
    Guantanamera guajira Guantanamera
    Guantanamera guajira Guantanamera
    Mi verso es de un verde claro
    y de un carmin encendido
    Mi verso es de un verde claro
    y de un carmin encendido
    Mi verso es un ciervo herido
    que busca en el monte amparo
    Coro
    En junio como en enero
    cultivo la rosa blanca
    En junio como en enero
    cultivo la rosa blanca
    Para el amigo sincero
    que me dé su mano franca
    Coro:
    El corazon con que vivo
    y para el cruel que me arranca
    El corazon con que vivo
    y para el cruel que me arranca
    Cardo ni ortiga cultivo
    cultivo la rosa blanca
    Coro:
    Con los pobres de la tierra
    quiero yo mi suerte echar
    Con los pobres de la tierra
    quiero yo mi suerte echar
    El arroyo de la sierra
    me complace mas que el mar
    Chorus
    Translation
    I am a truthful man from this land of palm trees
    Before dying I want to share these poems of my soul
    My verses are light green
    But they are also flaming red
    I cultivate a rose in June and in January
    For the sincere friend who gives me his hand
    And for the cruel one who would tear out this
    heart with which I live
    I do not cultivate thistles nor nettles
    I cultivate a white rose

    Và thật thú vị khi biết rằng La Guantanamera mà chúng ta biết đến ngày nay được viết bởi Julian Orbon, người kết hợp nguyên tác nhạc của Joseito Fernandez Diaz với ý thơ José Marti. Rất tiếc là về Julian Orbon em không tìm được thông tin gì mấy ngoài tên của nhạc sĩ. Vậy còn José Marti ? Em thử tìm hiểu về nhân vật này và nhận ra ở ông những suy nghĩ, trăn trở..cùng một lý tưởng sống đáng kính trọng
  4. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    2.José Marti - một chính khách - thi sĩ - ký giả (1853-1895)
    Cultivo Una Rosa Blanca
    Por Jose Marti
    Cultivo una rosa blanca
    En julio como en enero,
    Para el amigo sincero
    Que me da su mano franca.
    Y para el cruel que me arranca
    El corazon con que vivo,
    Cardo ni ortiga cultivo,
    Cultivo una rosa blanca.
    I Cultivate a White Rose
    By Jose Marti
    I cultivate a white rose
    In July as in January
    For the sincere friend
    Who gives me his hand frankly.
    And for the cruel person who tears out
    the heart with which I live,
    I cultivate neither nettles nor thorns:
    I cultivate a white rose.

    Jose Marti sinh năm 1853 tại Havana. Năm 17 tuổi, Marti bị lưu đày sang Tây Ban Nha vì chống đối sự cai trị của thực dân. Tại đây, ông đã xuất bản một cuốn sách nhỏ phơi bày tội ác của thực dân qua những hình phạt tù kinh hoàng ở Cuba mà ông đã trải qua.
    Tốt nghiệp đại học Saragossa, ông bắt đầu viết văn ở Mexico City. Jose Marti được xem là một trong những nhà văn vĩ đại của ngôn ngữ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha (Hispanic World) và là một người đấu tranh không mệt mỏi chống lại sự cai trị của thực dân ở Cuba. Marti tin rằng, tự do và công lý phải được là nền tảng cơ sở của bất cứ chính quyền nào. Marti đã chết một cách bi thảm trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho Cuba khỏi ách đô hộ của Tây Ban Nha.
    Jose Marti's Thoughts
    On Liberty​
    Liberty is the right of every man to be honest, to think and to speak without hypocrisy.

    Like bones to the human body, the axle to the wheel, the wing to the bird, and the air to the wing, so is liberty the essence of life. Whatever is done without it is imperfect.

    Man loves liberty, even if he does not know that he loves it. He is driven by it and flees from where it does not exist.

    It is terrible to speak of you, Liberty, for one who lives without you. A wild best does not bend its knee before its tamer with greater fury. One discovers the depths of hell, and from there looks up at freemen with their sun-like arrogance. One bites the air, like a hyena biting the bars of its cage. One's spirit writhes inside the body, like a man who has been poisoned. The wretch who lives without freedom feels like dressing in the mud from the streets Those who have you, o Liberty, do not know you. Those who do not have you should not speak of you, but win you.

    We are free, but not to be evil, not to be indifferent to human suffering, not to profit from the people, from the work created and sustained through their spirit of political association, while refusing to contribute to the political state that we profit from. We must say no once more. Man is not free to watch impassively the enslavement and dishonor of men, nor their struggles for liberty and honor.
    On Government and Politics​
    Socialist ideology, like so many others, has two main dangers. One stems from confused and incomplete readings of foreign texts, and the other from the arrogance and hidden rage of those who, in order to climb up in the world, pretend to be frantic defenders of the helpless so as to have shoulders on which to stand.

    He who receives money in trust to administer for the benefit of its owner, and uses it either for his own interest or against the wishes of its rightful owner, is a thief. The vote is a trust more delicate than any other, for it involves not just the interests of the voter, but his life, honor and future as well. He who uses the office he owes to the voters wrongfully and against them is a thief.

    After seeing it rise, quake, sleep, prostitute itself, make mistakes, be abused, sold and corrupted; after seeing the voters turn into animals, the voting booths besieged, the ballot boxes overturned, the results falsified, the highest offices stolen, one still must acknowledge, because it is true, that the vote is an awesome, invincible and solemn weapon; the vote is the most effective and merciful instrument that man has devised to manage his affairs.

    Fortunately, there is a sane equilibrium in the character of nations, as there is in that of men. The force of passion is balanced by the force of interest. An insatiable appetite for glory leads to sacrifice and death, but innate instinct leads to self-preservation and life. A nation that neglects either of these forces perishes. They must be steered together, like a pair of carriage horses.

    Peoples are made of hate and of love, and more of hate than love. But love, like the sun that it is, sets afire and melts everything. What greed and privilege to build up over whole centuries the indignation of a pious spirit, with its natural following of oppressed souls, will cast down with a single shove.

    On Morality and Human Behavior​

    We light the oven so that everyone may bake bread in it. If I survive, I will spend my whole life at the oven door seeing that no one is denied bread and, so as to give a lesson of charity, especially those who did not bring flour.

    It is necessary to make virtue fashionable.

    Happiness exists on earth, and it is won through prudent exercise of reason, knowledge of the harmony of the universe, and constant practice of generosity. He who seeks it elsewhere will not find it for, having drunk from all the glasses of life, he will find satisfaction only in those.

    Just as he who gives his life to serve a great idea is admirable, he who avails himself of a great idea to serve his personal hopes of glory and power is abominable, even if he too risks his life. To give one's life is a right only when one gives it unselfishly.

    Talent is a gift that brings with it an obligation to serve the world, and not ourselves, for it is not of our making. To use for our exclusive benefit what is not ours is theft. Culture, which makes talent shine, is not completely ours either, nor can we place it solely at our disposal. Rather, it belongs mainly to our country, which gave it to us, and to humanity, from which we receive it as a birthright. A selfish man is a thief.

    A child, from the time he can think, should think about all he sees, should suffer for all who cannot live with honesty, should work so that all men can be honest, and should be honest himself. A child who does not think about what happens around him and is content with living without wondering whether he lives honestly is like a man who lives from a scoundrel's work and is on the road to being a scoundrel.

    Every human being has within him an ideal man, just as every piece of marble contains in a rough state a statue as beautiful as the one that Praxiteles the Greek made of the god Apollo.

    It is the duty of man to raise up man. One is guilty of all abjection that one does not help to relieve. Only those who spread treachery, fire, and death out of hatred for the prosperity of others are undeserving of pity.

    Man is not an image engraved on a silver dollar, with covetous eyes, licking lips and a diamond pin on a silver dickey. Man is a living duty, a depository of powers that he must not leave in a brute state. Man is a wing.

    A genuine man goes to the roots. To be a radical is no more than that: to go to the roots. He who does not see things in their depth should not call himself a radical.

    There is happiness in duty, although it may not seem so. To fulfill one's duty elevates the soul to a state of constant sweetness. Love is the bond between men, the way to teach and the center of the world.

    In truth, men speak too much of danger. Let others be terrified by the natural and healthy risks of life! We shall not be frightened! Poison sumac grows in a hard-working man's field, the serpent hisses from its hidden den, and the owl's eye shines in the belfry, but the sun goes on lighting the sky, and truth continues marching across the earth unscathed.
    Like stones rolling down hills, fair ideas reach their objectives despite all obstacles and barriers. It may be possible to speed or hinder them, but impossible to stop them.
    Oshin
  5. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    3.Pete Seeger - người nghệ sĩ du ca đồng nội và thông điệp hòa bình
    "Pete Seeger đã góp phần đưa Guantanamera đến với hàng triệu người khắp thế giới".
    Pete Seeger có thể được xem như người nghệ sĩ của dòng nhạc dân ca - đồng quê có ảnh hưởng lớn nhất ở nước Mĩ. Sinh ngày 3-5-1919 ở New York, ông đã đi khắp nước Mĩ để thu thập những bài dân ca. Ông có công lớn trong việc phát triển và phổ biến những bài hát bản xứ và của cả chính mình như "If I had a hammer", "We shall overcome", "Turn, turn, turn" và "Where have all the flower gone "...những bài ca vang bóng một thời của cả một thế hệ người Mĩ bấy giờ.

    Pete Seeger còn là một nhà hoạt động tích cực trong các phong trào bảo vệ môi trường, chống phân biệt chủng tộc, đấu tranh không mệt mỏi cho hòa bình.
    Và, bây giờ xin mời các bác cùng đến với Pete Seeger - người mang thông điệp hòa bình giản dị và nhân ái qua bài hát country quen thuộc "Where have all the flowers gone"

    WHERE HAVE ALL THE FLOWERS GONE
    Words and Music by Pete Seeger
    Where have all the flowers gone, long time passing?
    Where have all the flowers gone, long time ago?
    Where have all the flowers gone?
    Young girls have picked them everyone.
    Oh, when will they ever learn?
    Oh, when will they ever learn?
    Where have all the young girls gone, long time passing?
    Where have all the young girls gone, long time ago?
    Where have all the young girls gone?
    Gone for husbands everyone.
    Oh, when will they ever learn?
    Oh, when will they ever learn?
    Where have all the husbands gone, long time passing?
    Where have all the husbands gone, long time ago?
    Where have all the husbands gone?
    Gone for soldiers everyone
    Oh, when will they ever learn?
    Oh, when will they ever learn?
    Where have all the soldiers gone, long time passing?
    Where have all the soldiers gone, long time ago?
    Where have all the soldiers gone?
    Gone to graveyards, everyone.
    Oh, when will they ever learn?
    Oh, when will they ever learn?
    Where have all the graveyards gone, long time passing?
    Where have all the graveyards gone, long time ago?
    Where have all the graveyards gone?
    Gone to flowers, everyone.
    Oh, when will they ever learn?
    Oh, when will they ever learn?
    Where have all the flowers gone, long time passing?
    Where have all the flowers gone, long time ago?
    Where have all the flowers gone?
    Young girls have picked them everyone.
    Oh, when will they ever learn?
    Oh, when will they ever learn?
    Có một tình yêu Việt Nam từ những đóa hoa vô thường vùng "sông Đông"​
    Hồng Lê Thọ (Tokyo)​
    "Where have all the flowers gone" là tên một bài hát đã làm rung động hàng triệu trái tim hướng về Việt Nam trong những buổi mít tinh, tuần hành, hội họp khắp nơi trên trái đất khi phong trào phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ bùng lên trong thập kỷ 1965-1975.
    Nếu trên nước ta ngày đó, "Tiếng hát át tiếng bom" ở miền Bắc và "Tiếng hát của những người đi tới" ở miền Nam đã trỗi dậy dưới làn bom đạn và khủng bố thì ngay tại thủ đô Washington cũng đã có hàng triệu người khắp nước Mĩ tụ tập về đây kêu gọi nhân dân Mĩ đứng lên yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam, chấm dứt ngay cuộc chiến tranh phi nghĩa. Đó là tiếng nói phẫn nộ của những con người yêu chuộng hòa bình và công lý. Bên cạnh Joan Baez, John Denver...những ca sĩ nổi tiếng cất tiếng hát phản đối hành động hiếu chiến này, người ta thấy có thêm Pete Seeger - nhạc sĩ đã sáng tác bài hát "Where have all the flowers gone". Chỉ vài nhịp đàn của chiếc guitar thùng, hơn triệu con người đó cùng cất lên với Pete Seeger :
    "Những người chồng đã đi về đâu
    Ra đi từ lâu lắm
    Họ đã đi về đâu
    Tất cả đều bị đẩy ra chiến trường để đánh nhau"

    Lời ca mềm mại đầy hoài nghi ấy đã không dừng lại trên đất Mĩ. Chỉ vài tuần sau đó, ở Berlin, Tokyo, Paris, Luân Đôn...bài hát này đã được dịch và phổ biến rộng khắp, thể hiện tấm lòng hướng về Việt Nam, hướng về những nơi mà quân đội Mĩ đang gieo biết bao tang tóc. Với dáng dấp cao gầy, người nhạc sĩ mang tên Pete Seeger đã nhanh chóng trở thành một biểu tượng của hòa bình, là điểm tập hợp trái tim của hàng trăm triệu con người qua giọng hát tha thiết mộc mạc của ông. Không, không chỉ Pete hát bài của mình mà những nhóm ca sĩ lừng danh thế giới như The Brothers Four, P.P.M (Peter, Paul and Mary), The Kingston Trio hay thần tượng nhạc trẻ thời bấy giờ như Bob Dylan, Joan Baez...đều đã hát trong bộ sưu tập của mình.
    Có một điều vô cùng thú vị khi khám phá được rằng nội dung bài hát ấy đã được thai nghén từ làn điệu ru con của những bà mẹ Côdắc xứ sông Đông xa xưa. Pete Seeger đã tìm thấy được nguyện vọng mưu cầu một cuộc sống bình yên cho con người, tâm trạng của những người vợ, những bà mẹ trông chờ ngày trở về của chồng, của con mình ở Sông Đông êm đềm của Mikhail Cholokhov (Nobel Văn Chương 1965).
    Năm 1955, Pete Seeger sáng tác bài hát này, đến năm 1961 nó được cải biên bổ sung và tung vào làn sóng âm nhạc trên đất Mĩ, trở thành những ca khúc bất hủ bên cạnh "We shall overcome", một bài hát thường vang lên trong cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc ở Hoa Kỳ . Pete Seeger đã bị ghi vào "danh sách đen" trong nhiều năm, cấm xuất hiện trên truyền hình vì người ta sợ tiếng nói ảnh hưởng của ông.
    Mùa xuân năm 1996, Pete Seeger vinh dự được trao "Huy chương Nghệ thuật Harvard" (Đại học Harvard) và lãnh giải thưởng Grammy trong phần "Album nhạc dân ca truyền thống hay nhất" vào tháng 2 năm 1997. Tiếp đó, Pete đã nhận Huy chương "Felix Varela" (tên một nhà yêu nước, anh hùng dân tộc Cuba) bởi những hoạt động nhân bản và nghệ thuật trong cuộc chiến đấu vì môi trường và chống phân biệt chủng tộc của ông do nhà nước Cuba trao tặng khi sang thăm nước này tháng 4-1999.
    Ngày nay, nếu bạn hỏi một người Mĩ nào đã sống và trưởng thành vào những năm 1960-1980 về bài hát này, có lẽ họ sẽ trả lời bạn rất tự nhiên "Đó là Việt Nam", "Đó là Pete Seeger"
  6. Daisy

    Daisy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0

    Năm 1854, tổng thống thứ 14 của nước Mĩ là Franklin Pierce tỏ ý muốn mua đất của người da đỏ. Thủ lĩnh Seaton đã gửi bức thư này trả lời. Bằng một giọng văn đầy sức truyền cảm, lối sử dụng phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ phong phú đa dạng, ông đã gửi đi bức thông điệp nhiều ý nghĩa. Đây là một bức thư rất nổi tiếng, từng được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường.
    BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ​
    ...Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, những dòng nhựa chảy trong cây cối, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức.
    Khi người da trắng chết đi, họ thường dạo chơi giữa các vì sao và quên đi đất nước họ sinh ra. Còn chúng tôi, chúng tôi chẳng thể quên được mảnh đất tươi đẹp này. Bởi lẽ mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều cùng chung một gia đình.
    Dòng nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối đâu chỉ là những giọt nước. mà còn là máu của tổ tiên chúng tôi. Nếu chúng tôi bán mảnh đất này cho Ngài, Ngài phải nhớ dạy bảo con cháu rằng, mảnh đất này là thiêng liêng và những tia sáng chói chang phản chiếu từ mặt hồ trong vắt sẽ nói lên cái gì đó về kí ức của người da đỏ. Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông chúng tôi.
    Tôi biết người da trắng không hiểu cách sống của chúng tôi. Đối với họ, mảnh đất này cũng như những mảnh đất khác, bởi lẽ họ là kẻ xa lạ, và khi đã chinh phục được thì họ sẽ lấn tới. Họ cư xử với mẹ đất và anh em bầu trời như những vật mua được, tước đoạt được, rồi bán đi như những con cừu và những hạt kim cương sáng ngời. Lòng thèm khát của họ sẽ ngấu nghiến đất đai, rồi để lại đằng sau những bãi hoang mạc.
    Tôi biết, cách sống của chúng tôi khác với cách sống của Ngài. Cảnh đẹp nơi thành phố làm nhức mắt người da đỏ. Có lẽ, người da đỏ hoang dại và tăm tối chăng ?
    Người Indian chúng tôi ưa những âm thanh êm ái như tiếng lá cây lay động vào mùa xuân, tiếng vỗ cánh của loài côn trùng nhỏ bé, hay những cơn gió thoảng qua mặt hồ, được nước mưa gội rửa và thơm hương của phấn thông. Và cái gì sẽ xảy ra trong cuộc sống, nếu con người không nghe được âm thanh lẻ loi của chú chim đớp mồi hay tiếng tranh cãi của những chú ếch ban đêm bên hồ ?
    Bầu không khí này là của chung, muông thú, cây cối và con người cùng nhau hít thở. Nếu chúng tôi bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải nhớ rằng không khí đối với chúng tôi là vô cùng quý giá và phải chia sẻ linh hồn với tất cả cuộc sống mà không khí ban cho. Ngọn gió mang lại hơi thở đầu tiên cho cha ông chúng tôi và cũng nhận lại hơi thở cuối cùng của họ. Nếu có bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải giữ gìn và làm cho nó thành một nơi thiêng liêng để ngay cả người da trắng cũng có thể thưởng thức được những làn gió thấm đượm hương hoa đồng cỏ.
    Như vậy, chúng tôi mới cân nhắc những ý muốn mua mảnh đất này của Ngài. Nếu có quyết định chấp nhận yêu cầu của Ngài, chúng tôi phải đưa ra một điều kiện - đó là, người da trắng phải đối xử với các muông thú sống trên mảnh đất này như những người anh em.
    Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác. Tôi đã chứng kiến hàng ngàn con trâu rừng bị chết dần chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua. Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một "con ngựa sắt nhả khói" lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống. Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú ? Và nếu chúng ra đi, thì con người cũng sẽ chết dần chết mòn vì nỗi buồn cô đơn, bởi lẽ điều gì xảy đến với con thú thì cũng xảy ra đối với con người. Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc.
    Ngài phải dạy con cháu rằng mảnh đất dưới chân chúng là những nắm tro tàn của cha ông chúng tôi, và vì thế, chúng phải kính trọng đất đai. Ngài phải bảo chúng rằng đất đai giàu có được là do nhiều mạng sống của chủng tộc chúng tôi bồi đắp nên. Hãy khuyên bảo chúng như chúng tôi thường dạy con cháu mình : Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất. Con người chưa biết làm tổ để sống, con người giản đơn là một sợi tơ trong cái tổ sống đó mà thôi. Điều gì con người làm cho tổ sống đó, tức là làm cho chính mình...
    Theo tài liệu "Quản lí môi trường phục vụ phát triển bền vững" - Dự án VIETPRO-2020, Hà Nội, 1995.
  7. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0


    Nơi tình yêu bất diệt
    Hương Lan dịch​
    Vào một ngày nắng ấm áp, một thiên sứ trốn khỏi thiên đàng xuống trần gian dạo chơi. Thiên sứ đi lang thang trên những cánh đồng, vào các khu rừng, đến thôn quê và vào thành phố. Khi mặt trời sắp lặn, thiên sứ dang đôi cánh và tự nhủ : "Đã đến lúc ta phải về. Nhưng trước khi đi, ta phải tìm những kỷ vật cho chuyến đi của ta đến thế giới này."
    Nói đoạn, thiên sứ đi vào một khu vườn đầy hoa đẹp. Thiên sứ chọn những bông hoa hồng đẹp nhất kết thành một bó và nói, "Ta chưa bao giờ thấy thứ gì xinh đẹp và thơm như những bông hoa này. Ta sẽ đem chúng về thiên giới".
    Chợt thấy xa xa có một đứa trẻ với đôi mắt sáng long lanh và đôi má ửng hồng đang mỉm cười với mẹ, thiên sứ thốt lên, "Ồ, nụ cười của cậu bé còn dễ thương và xinh đẹp hơn cả đóa hoa hồng. Ta cũng sẽ mang về nụ cười trẻ thơ này".
    Rồi bỗng thiên sứ nhìn thấy tình yêu của người mẹ dành cho cậu bé đang trào dâng như dòng nước từ một con sông đang chảy vào nôi và vào lòng cậu bé. Ngạc nhiên quá, thiên sứ trầm trồ, "Ồ, tình yêu của người mẹ là điều kỳ diệu nhất ta gặp trên mặt đất này. Ta cũng sẽ mang theo về".
    Thiên sứ cẩn thận đặt ba kỷ vật quý lên đôi cánh và bay về Thiên Đàng. Trước khi bước vào ngọc môn, thiên sứ nghĩ, "Ta phải kiểm tra lại những kỷ vật mới được". Thiên sứ nhìn những đóa hoa hồng và thấy chúng không còn tươi xinh nữa; rồi nụ cười của bé thơ cũng phai nhạt dần. Cuối cùng, thiên sứ nhìn vào tình yêu của người mẹ, kỳ lạ thay, tình yêu đó vẫn còn nguyên vẻ đẹp tinh khôi.
    Thiên sứ để lại những bông hoa héo tàn và nụ cười phai nhạt của cậu bé, chỉ mang theo tình yêu của người mẹ vào ngọc môn. Thiên sứ gọi mọi người lại và nói rằng, "Đây là thứ duy nhất tôi tìm thấy trên trần gian mà vẫn giữ được vẻ đẹp trong suốt chặng đường đến Thiên Đàng - đó là tình yêu của người mẹ".
  8. Khoai_lang_new

    Khoai_lang_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0

    Nụ cười răng sún
    Đỗ
    Trẻ con dù là thành thị hay nông thôn cũng dễ thương như nhau. Trẻ con hát càng vui vẻ gấp bội.
    Ở Long Xuyên, trong hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao 2003 có cuộc thi ngộ nghĩnh : Con nhà nông thi hát. Tất nhiên không chỉ con nhà nông thứ thiệt theo ba má đi ghe, đi xuống từ miệt sâu lên Long Xuyên đi hội chợ, còn có cả trẻ con ở Long Xuyên tham gia nữa. Cha mẹ cứ đi mua sắm, trẻ con nhảy vào chỗ có cuộc thi đăng ký bằng cách đưa tay "con...con hát nữa !". Thế rồi cứ chân đất, đầu tóc cháy nắng vàng hoe khỏi cần nhuộm, da dẻ đen thui, phóng lên micro hoặc không cần micro luôn, "cháu hát không !" hát ào ào thây kệ mấy chú, mấy anh nhạc công chạy theo bở hơi tai, toát mồ hôi. Con nhà nông hát bất cần nhạc nhịp. Đàn một đàng, hát một nẻo tự nhiên thoải mái, khoái chí thì vừa hát vừa nhịp giò, nhịp cẳng. Hát xong ôm gói quà to đùng "dzọt" về chỗ vỗ vai bạn "mày lên luôn đi..." Có đứa hát, cả mấy chục đứa hát theo rầm trời. Ban giám khảo hết biết chấm thi ra sao. Đành đem quà phát luôn cho cả đám. Những nụ cười răng sún sao mà dễ thương.
    Vậy ra hội chợ không chỉ là nơi dành cho người lớn đi mua sắm, còn có chỗ cho trẻ con vui vẻ ở những nơi xa xôi chẳng mấy khi có dịp vui vẻ như thế này. Quanh năm làm lụng, trồng cấy vất vả.
    Con nhà nông hát thì con nhà thành thị ở Long Xuyên vẽ. Nhào vô chỗ các gian hàng bút bi như Hanson làm họa sĩ. Vẽ quên thôi, quên giờ về, màu mực, giấy bút thoải mái tha hồ hý hoáy trổ tài. Vẽ đã tay lại có thưởng nữa. Sướng không ?
    Lại toe toét những nụ cười răng sún !
    Tôi bỗng nhớ cái nụ cười răng sún của chính mình mấy mươi năm trước. Sún răng chỉ có trẻ con mới có - sún răng còn là tuổi thơ. Trẻ con hát, trẻ con vẽ, những nụ cười hồn nhiên như gió sông, cây cỏ...
  9. Pakita

    Pakita Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/12/2001
    Bài viết:
    821
    Đã được thích:
    0

    Mọi người ở đây dễ thương quá!
    i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!
    Crazy, but that's how it goes
    Millions of people living as foes
    Maybe it's not too late
    To learn how to love and forget how to hate...
  10. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Cám ơn Pakita thân mến !
    Hì, bác gì đó đừng hãi làm em hoảng , chắc đến trang 100 là mọi người khóa topic lại rồi. Em chẳng biết đi về đâu nữa, hic.

    Dạo bước
    Trương Diệp
    Mặt trăng dạo bước trên bầu trời...
    Tôi đi trên một con đường nhỏ u nhã tĩnh mịch...

    Cỏ ngập bàn chân, thật là dịu êm khoan khoái. Những tiếng kêu đơn giản nhất, chất phác nhất của côn trùng mùa thu làm cho tôi nghĩ đến chân lý của nghệ thuật. Tôi lờ mờ cảm thấy mình là một cây thực vật trong đại tự nhiên. Ai nhận thức và lý giải vũ trụ mà không giới hạn ở sự vật bên mình ? Trong khi chúng ta cảm biết vạn vật thì vạn vật cũng cảm biết chúng ta. Sinh mệnh nên đối xử với nhau một cách khiêm tốn, không phân cao thấp sang hèn.
    Trong cuộc đời vội vã bận rộn của chúng ta, nếu mỗi ngày đều có thể dành một lượng thời gian nhất định, tạm thời thoát ly trần thế, tĩnh tâm suy nghĩ mà ung dung tự tại tiêu dao, nếu được như thế thì thật tốt biết bao.
    Con đường nhỏ
    Bạn thân mến, nay bạn đang ở đâu ? Các bạn có còn nhớ con đường nhỏ mà mình đã đi qua hàng nghìn hàng vạn lần hay không ? Cũng giống như những ngày qua, nó vẫn ngóng trông, chờ đợi bạn trong gió, gọi bạn trong mưa, bạn đã không còn ở nơi cũ nữa.
    Nếu bạn đánh mất một bài ca trong gió mưa, hãy đến tìm trên con đường nhỏ, bài ca đó nhất định được cất giữ một cách trân trọng trong lòng con đường nhỏ.
    Nếu bạn trồng một cây hoa hồng bên cạnh đường, bạn hãy mở cửa sổ của mình ra, con đường nhỏ sẽ gửi hương theo gió dài bay đến bên bạn.
    Nhân sinh là một cuộc đi dài không ngừng nghỉ, cho dù bạn đi đến chân trời góc biển, bạn vĩnh viễn không thể đi ra khỏi nụ cười mỉm cong cong, âm hưởng dịu dàng của con đường nhỏ.
    Bạn thân mến, có lẽ bạn đã coi thường con đường nhỏ biết bao ? Một khi cách xa, bạn mới sâu sắc cảm thấy tình yêu chân thành của nó đối với bạn, mới sâu sắc cảm thấy mình đã yêu nó không xứng biết bao, mới cảm thấy nhất định đến một ngày nào đó, sẽ phải bù đắp gấp bội tình yêu cho nó : Con đường nhỏ thân yêu, mong bạn đừng mất đi, hãy đợi tôi, đợi tôi, hãy cứ ở nơi cũ ấy.

Chia sẻ trang này