1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhờ các cao thủ giúp ý kiến

Chủ đề trong 'Toán học' bởi Thohry, 03/08/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Trả lời câu hỏi của em đã bác ơi!
    Bác không trả lời thì thôi, em giải hộ bác cũng được! Có điều là đừng có loè người khác như thế, Buồn ngủ quá nhưng đành chịu vậy.
    Liếc sơ sơ cái đề thấy chẳng có hệ thanh nào cả, kết cấu gồm 5 thanh độc lập, đáng lẽ có các thanh chéo để chịu lực ngang thì bác vứt mất rồi, chán quá. Lực ngang phân bố vào các thanh tuỳ thuộc vào độ cứng của các thanh chéo nữa, vì vậy đề của bác chưa đủ, em không tính được!
    Khôn biết bác thích em tính chuyển vị ngang theo phương pháp nào? Nhân biểu đồ hay thông số ban đầu, Lần sau ra đề thì ra tính ở một điểm thôi nhé, em tính thử cho một điểm rồi bác cầm về áp dụng!
  2. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Thanh ngang đó. Coi thanh ngang có độ cứng EJ = vô cùng đi.
  3. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Bậy đi bác. Nếu độ cứng thanh ngang EJ bằng vô cùng thì chẳng có biến dạng nào cả, đơn giản là thanh ngang cũng tham gia chịu lực uốn của gió!
    Tính toán khó nhất là mô hình sao cho giống thực tế, chứ còn bây giờ hệ siêu tĩnh cho vào máy (SAP cho đơn giản nhé!) chạy một buổi ra một chục bài nhé!
    Xin lỗi mọi người, bài trên tôi đang yêu cầu thanh chéo nhưng bác FS lại đưa thanh ngang vào, tôi đọc không kĩ nên post nhầm "chéo" thành "ngang".
    Được dangiaothong sửa chữa / chuyển vào 16:42 ngày 06/08/2007
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Hi hi. Chú nhầm to rồi. Thanh ngang độ cứng bằng vô cùng mà nói hệ không có chuyển vị sao? Đối với một công trình xây dựng. Bản sàn có thể coi độ cứng của nó là vô cùng. Lắp thử vào sap chạy thử đi. Anh nói với chú là có phương pháp tính bằng tay đấy nhé. Chú hơi .... quá rồi đấy.
    Để anh vẽ cho chú xem hệ chuyển vị thế nào.
    [​IMG]
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 13:16 ngày 06/08/2007
  5. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Chú hiểu cái gì gây ra chuyển vị đấy?? Có phải lực cắt ko? Mà lực cắt liên quan đến momen như thế nào nhỉ? Còn mo men liên quan đến chuyển vị thế nào? Ứng suất trong kết cấu liên quan gì đến lực cắt. Chú mà ko hiểu thì ko trả lời được đâu!
  6. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Nói càn vừa vừa thôi, đã không biết còn lắm lời!
    Thứ nhất: Trả lời câu hỏi của tôi xem tính EJ tương đương như thế nào, và tính làm gì?
    Thứ 2: Tôi nói thanh xiên chứ không nói thanh ngang. Cái biểu đồ kia về ra cho mấy chú sinh viên nhé! Vẽ phải có giá trị chứ vẽ đại như thế nhắm mắt tôi cũng làm được chục cái!
    Thứ 3: Dốt quá! Thanh đã có EJ bằng vô cùng thì làm gì có biến dạng mà trục thanh lại bị cong hả???
    Thứ 4: Hệ này nếu có thanh giằng ngang thì không phải là hệ giàn, biết không? Nó là hệ thanh không gian, khi đó đương nhiên trong MC ngang của thanh có không chỉ lực dọc N mà còn có lực cắt Q mà momen M. Đương nhiên momen là thành phần nội lực gây chuyển vị lớn nhất, nhưng lực cắt cũng gây chuyển vị nhé! Về đọc lại sách trước khi nói phét!
    Thứ 5: Thích tìm hiểu thì tôi dạy cho luôn: Đạo hàm của momen theo trục thanh thì bằng lực cắt nhé! Momen gây ra độ cong có bán kính r = EJ/M. Từ độ cong này mà tính chuyển vị nhé! Đến câu "Ứng suất trong kết cấu liên quan gì đến lực cắt" thì rõ là chưa được học. Có biết trạng thái ứng suất tại một điểm gồm mấy thành phần không? Có biết ứng suất tiếp trên mặt cắt ngang được tính bằng công thức Jurapsky không? Có biết không? Không biết thì bớt ba hoa lại dùm. Tôi nể anh là người nhiều tuổi hơn, ít ra phải tự trọng một tí chứ! Đừng để tôi bực lên vì cái thói đã dốt còn hay nói càn!
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Ghê! Thôi. Đang định tối về có thời gian Post cho chú xem tìm hình dáng, kích thước của hệ thanh tối ưu thế nào. Nói thế em xin kiếu.
    À. EJ của thanh ngang kia là vô cùng trong mặt phẳng của nó hiểu chửa. Còn phương kia đương nhiên nó phải chuyển vị cậu hiểu chưa. Nhưng chiều dài của thanh luôn bằng L.
    Bye!
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Tôi chả hiểu cậu giỏi giang ở đâu? Nhưng cái thái độ ''cầu tiến'' của cậu kia chắc cũng đủ trả lời.
  9. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Lạy cụ, EJ của thanh ngang bằng vô cùng thì suy ra độ cong bằng 0, tức là thanh không có biến dạng ạ! Có "chuyển vị" với có "biến dạng" khác nhau, hiểu không?
    Tôi chẳng cần phải giỏi giang với bác làm gì, Khổng tử dạy: "Tri vi tri, bất tri vi bất tri, thị tri" bác nhé!
    Được dangiaothong sửa chữa / chuyển vào 16:58 ngày 06/08/2007
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Thôi được rồi, không có thời gian cãi nhau với ông. Ông giỏi thì ông thử lựa chọn ra cái hình dáng tối ưu như cái tháp Ep phen đi xem nào. Nói từ nãy đến giờ cũng chưa thấy cái giỏi của ông ở đâu cả.
    Đừng có sử dụng cái EJ hay W của tôi đấy nhé!
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 17:11 ngày 06/08/2007
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này