1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhờ các cao thủ giúp ý kiến

Chủ đề trong 'Toán học' bởi Thohry, 03/08/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Bác có thời gian đấy chứ, nhiều là đằng khác! Không nhiều thì cố ngồi vẽ hình dạng chuyển vị làm gì? Nhưng hãy bắt đầu bằng cách học để biết khi nào thanh bị cong, khi nào không đã nhé! Cãi nhau chán chê rồi mới lòi ra kiến thức không đủ à?
    Dạy thêm cho bác một ít nhé: Tháp Eiffel là hệ thanh hai đầu khớp (mô hình thế, thực ra người ta tán bằng đinh rivê). Hình dáng tối ưu của tháp là hàm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, Tất nhiên theo sự tương quan khả năng chịu lực của hệ thanh và thanh đặc thì hình dạng hợp lí của tháp tính theo khả năng chịu tải trọng thẳng đứng sẽ là hình mà đường bao mặt cắt biến thiên theo hàm mũ. Hình dạng thực của tháp Eiffel không phải theo hàm mũ đâu, chân tháp rộng hơn rất nhiều, do tháp phải chịu lực ngang là lực gió. Không chỉ phải tính toán hình dáng tối ưu, mà việc chọn diện tích các thanh cũng ảnh hưởng rất nhiều tới sự tối ưu về khả năng chịu lực nếu hệ thanh là siêu tĩnh. Vào thời gian xây dựng tháp, người ta chưa có các phương pháp tính kết cấu hiện đại (PP PTHH chẳng hạn), chưa được sự trợ giúp của máy tính nên làm được một việc như vậy quả là thành tựu của ngành XD.
    Đối với bài toán tối ưu, ta tính theo phương pháp cộng tác dụng, tức là chia ra làm bài toán tối ưu về tải trọng thẳng đứng với tối ưu về tải trọng ngang, sau đó cộng hai kết quả lại để được kết quả cuối cùng. Theo suy nghĩ chủ quan của tôi, thời đó người ta sẽ tính tháp theo từng tầng từ trên xuống đáy.
    Bác FS có thật sự "chuyên môn" về kết cấu thì cố gắng trả lời các câu hỏi của tôi, người giỏi là người giải quyết vấn đề chứ không phải đề ra vấn đề đâu. Từ lúc bác bảo "có chuyên môn" đến giờ tôi chưa thấy bác trả lời được một câu nào ra trò, chỉ nhăm nhăm hỏi tôi xem tôi có biết mấy mớ kiến thức chắp vá của bác về kết cấu không. Xin nói thật đến vụ thanh cứng tuyệt đối mà bác vẽ thanh có biến dạng thì tôi xem thường trình độ của bác rồi.
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Các bác mà đem chuyên môn công trình ra đây thì khó rồi. Tuy nhiên mọi người cũng được mở mắt.
    Nhân tiện hỏi bác ĐGT là ở trên bác nói hình dạng tháp Eiffel không phải hàm mũ, liệu đó chỉ là nói chơi hay có tài liệu chứng minh không?
  3. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Ông Danggiaothong có vẻ nói hơi nhiều. Ông là Mod. Ông phải trả lời câu hỏi của tôi đây.
    - Tôi giải thích cho các em nhỏ là tại sao người ta lại chọn tháp epphen theo quy luật trên nhỏ dưới to. Ở đây tôi nói là dạng hàm mũ. Tôi nói là dựa vào tải trọng, biểu đồ moment và vật liệu người ta chọn ra đặc trưng hình học. Theo Ông điều đó có sai không. Tôi xem như bỏ qua cái ''''tất nhiên của ông'''' ở trên. Nếu ông nói sai. Ông chứng minh xem. Còn không Ông phải giải thích cho tôi và mọi người là ông nhảy vào nói lung tung thế để làm gì?
    - Ông đã đưa ra mỗi cái công thức M* = Q mà ông to mồm thế. Tôi đang nghi ngờ Ông chỉ học vẹt chứ chưa hiểu vì sao Q=M*.
    - Ở câu hỏi của các em nhỏ chỉ cần trả lời như tôi trả lời là đủ. Còn Ông muốn tôi lòi cái kiến thức của tôi, Ông phải nói với tôi kiểu khác. Kiểu ấy thì xin lỗi nhé. Tôi nghe qua là biết cái "trình" của Ông rồi. Bởi một người ko có tính cầu thị thì không bao giờ giỏi được.
    - Tôi nói cho Ông biết này: Trong xây dựng người ta xem bản sàn (flat hay shell) là có độ cứng vô cùng trong mặt phẳng của nó bởi J = b.h^3/12 đấy Ông hiểu chửa. Biến dạng dọc của nó coi như bỏ qua. Chỉ có biến dạng uốn thôi nhé.
    Mong Ông sớm trả lời những thắc mắc của tôi!
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 19:06 ngày 06/08/2007
  4. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Vẫn thế à?
    Xin lỗi anh em!
    Thứ nhất là tôi không định chứng minh tôi là người "có chuyên môn", việc đó ai học qua mọi người sẽ biết. Nhưng với người được đào tạo cơ bản về kết cấu công trình như tôi, tôi không chấp nhận cho một người có tí kiến thức chắp vá diễn giải sai lệch về kết cấu. Mặc dù không định chứng minh là người có chuyên môn, nhưng tôi đã lần lượt trả lời rất nhiều câu hỏi của một người tự phong mình là "có chuyên môn" ở đây. Như vậy trong khoảng 5 bài post vừa qua, người không có chuyên môn đã giảng giải rất nhiều câu hỏi thuộc về lĩnh vực Sức bền vật liệu và Cơ học kết cấu cho người có chuyên môn biết, ngược lại, người có chuyên môn chỉ chăm chăm ra câu hỏi cho tôi mà không hề trả lời những câu hỏi của tôi về những cái được coi là chuyên môn.
    Thứ hai là tôi không có ý định tỏ ra cầu thị với những người thùng rỗng kêu to. Tôi biết học ở những chỗ cần học chứ không bạ đâu học đấy.
    Thứ ba là ai muốn tôi giải thích tại sao đạo hàm của lực cắt lại ra momen thì chịu khó PM cho tôi, mấy kiến thức trẻ con này chẳng làm khó gì được tôi cả. Nhưng tôi không thích dạy cho bác FS nữa. Tôi cũng không có trách nhiệm gì, nói cách khác là tôi có quyền trả lời hoặc không trả lời những câu hỏi trên diễn đàn này.
    Thứ tư là Với hệ thanh chịu lực dọc trục thì không có cái gì gọi là biểu đồ momen.
    Thứ 5 là với câu này, đáng nhận điểm 1 về Kết cấu.
    Có biết J là đại lượng liên quan đến khả năng kháng uốn, còn F mới là đại lượng liên quan đến khả năng chịu lực dọc trục không nữa?
    Nói một câu cuối cùng: Khi nào học xong cái Thạc sĩ về Kết cấu thì đến đây nói chuyện với tôi, còn ti toe tính được một hai bài toán thì không ăn thua đâu!
    @ Thohry: Tớ chưa được xem tài liệu nào của tháp, nhưng cái này có công thức tính hẳn hoi, như bạn nào vừa vẽ ở trang trước thì nó gần với đường Parabol hơn là hàm mũ. Theo lý thuyết để độ bền đều trong trường hợp chịu lực dọc trục thì mặt cắt thanh biến thiên theo hàm mũ, Còn nếu chịu cả tải trọng ngang thì diện tích mặt cắt phải cộng thêm phần chịu lực ngang tương ứng. Đấy là tối ưu, tuy nhiên nếu bạn bắt tay vào tính toán lĩnh vực này, bạn sẽ thấy nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, cho nên việc chọn một hàm tối ưu là rất khó, thông thường người ta sẽ chọn trước một dạng rồi tính toán sao cho khả năng chịu lực của kết cấu lớn hơn tải trọng mà kết cấu chịu là được. Cái "giỏi" của Kỹ sư là chọn được hình dạng làm sao cho gần với hình dạng tối ưu nhất.
  5. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Có biết J là đại lượng liên quan đến khả năng kháng uốn, còn F mới là đại lượng liên quan đến khả năng chịu lực dọc trục không nữa?
    Nói một câu cuối cùng: Khi nào học xong cái Thạc sĩ về Kết cấu thì đến đây nói chuyện với tôi, còn ti toe tính được một hai bài toán thì không ăn thua đâu!@ Thohry: Tớ chưa được xem tài liệu nào của tháp, nhưng cái này có công thức tính hẳn hoi, như bạn nào vừa vẽ ở trang trước thì nó gần với đường Parabol hơn là hàm mũ. Theo lý thuyết để độ bền đều trong trường hợp chịu lực dọc trục thì mặt cắt thanh biến thiên theo hàm mũ, Còn nếu chịu cả tải trọng ngang thì diện tích mặt cắt phải cộng thêm phần chịu lực ngang tương ứng. Đấy là tối ưu, tuy nhiên nếu bạn bắt tay vào tính toán lĩnh vực này, bạn sẽ thấy nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, cho nên việc chọn một hàm tối ưu là rất khó, thông thường người ta sẽ chọn trước một dạng rồi tính toán sao cho khả năng chịu lực của kết cấu lớn hơn tải trọng mà kết cấu chịu là được. Cái "giỏi" của Kỹ sư là chọn được hình dạng làm sao cho gần với hình dạng tối ưu nhất.
    [/QUOTE]
    Đề nghị Ông *Mod giỏi* trả lời các câu trên hỏi của tôi. Tôi đã nói là từ tải trọng, biểu đồ momen và vật liệu người ta chọn ra đặc trưng hình học của kết cấu. Nó có đường cong là một hàm mũ.
    Ông trả lời cho tôi đã: Ông có chấp nhận không? Và Ông vào đây nói linh tinh lung tung làm gì. Ông có giỏi Ông đưa ngay ra công thức chứng minh. Không là không được với tôi đâu.
    Vàng 1: Đề nghị giải nghĩa, tôi chắp vá gì ở kết cấu. Cụ thể là ở chỗ nào. Vì sao Ông kết luận được.
    Vàng 2: Quy luật parabol là hàm gì? Không phải hàm mũ à? Nó tuyến tính à? Tôi sợ Ông thật.
    Vàng 3: Thạc sỹ à?? Tiến sỹ đang còn rởm nữa kia kìa. Thạc sỹ là cái gì.
    Tôi nói cho Ông biết, bởi vì Ông không thiện chí. Ông nghĩ trong cái Box này chỉ có mình Ông biết cái gì về Công trình vậy sao. Ông thấy có người nói về lĩnh vực ấy Ông phản ứng à? Rõ là trẻ con.
    Tôi định tối qua về cho Ông thấy cái quy luật hàm mũ nó thế nào nhưng Ông có thái độ đó thì hãy quên đi nhé. Nói nhiều, viết cho ra cái Công thức xem nào.
    -Về xem lại quyển Bê tông II đi nhé. Xem người ta gọi bản sàn có vai trò và quan niệm trong kết cấu xây dựng như thế nào!
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 08:26 ngày 07/08/2007
  6. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Chết cười! Cố mà bằng rởm của người ta đi đã, nhiều ông biết mình rởm nên ít nói, nên cũng dễ chịu, gần như câu "dại cho người ta thương, dở dở ương ương cho người ta ghét" ấy mà! Đã dở nhưng lại còn thích lắm lời.
    Có ai bảo parabol là hàm mũ không, ới bà con box toán học ơi!
    Trương mắt lên đọc công thức này nhé, đọc xong thì cố mà ngẫm, đừng có được voi đòi tiên, bảo "viết ra thế nhưng chắc dangiaothong không hiểu gì" thì tức cười lắm.
    Công thức tính diện tích mặt cắt thanh thẳng đứng chịu tải trọng bản thân và lực tập trung P dọc trục đặt ở đầu trên thanh:
    F = Fo.exp(g.z/)
    g: trọng lượng riêng của vật liệu.
    z: khoảng cách từ mặt cắt đang xét tới đầu trên thanh.
    : Ứng suất cho phép của vật liệu làm thanh.
    exp: Một kí hiệu toán học hơi xa lạ với FS, còn với người trái đất thì người ta gọi là hàm mũ cơ số e. Chứ chẳng ai bảo hàm bậc hai là hàm mũ đâu, người ngoài hành tinh ạ!
    Fo = P/ chính là diện tích mặt cắt thanh tại đầu trên thanh.
    Tôi nói lại là tôi không có thiện chí với FS, thậm chí còn có ác cảm, vì những người không biết lại thích nói nhiều thế này thì tôi không thích, thế thôi. Tôi chẳng cần, chẳng thèm học bất cứ cái gì về cơ học vật rắn biến dạng của FS. Mấy cái đó đi loè được cùng lắm là mấy chú SV lười học, ra trường nhăm nhăm đi thi công thôi, còn với dangiaothong tôi thì đừng hòng nhé! Ông về nhà copy sách là cùng chứ gì? Nhà tôi một đống sách đấy, quan trọng là còn cái gì trong đầu chứ đụng đến cái gì cũng mang sách ra tra mà gọi là "chuyên môn" à???
    Còn chuyện bản sàn hay tường nhà, nên đi vào vấn đề cần thảo luận nhé, không phải cứ nêu ra nhiều là giỏi đâu, quan trọng là hiểu nó thế nào cơ! Nói đến bản mà còn đưa Jx vào thì thật không biết ngày xưa học hành kiểu gì nữa! Thích nói chuyện bản thì về tìm mấy quyển của Timoselko và Zenkivic đọc cho kĩ đã rồi nói nhé!
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195

    Ông giỏi ở đâu người khác tự khắc biết.
    - Đề nghị Ông trả lời hết các câu hỏi của tôi ở trên.
    Đây không phải là Diễn đàn của Ông hay của nhà Ông nên Ông không có quyền chê bai hay dè bỉu bất cứ ai, và nhất là không có căn cứ.
    Công thức của Ông sai bét nhè. Tôi đang nói là Ông viết cho cái tháp epphel cái, chứ không phải viết cho một thanh. Và phải chỉ rõ thành phần nào là do gió gây ra nhé. (Bật mí cho Ông biết là tải gió mới là cái chính đấy).
    Ông không trả lời thoả mãn được cho tôi và mọi người, bắt buộc tôi phải kích vào Mục than phiền.

  8. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Ồ, xin mời tự nhiên, tôi hỏi ông mấy chục câu từ trước tới giờ ông có thèm trả lời đâu! Tôi trả lời như thế là nhiều rồi, ông hỏi các thành viên xem ai là người trả lời người kia nhé! Mọi người ai không thoả mãn gì thì hỏi tôi, nếu biết thì tôi bảo là biết, không thì thôi. Còn tôi không rỗi hơi nói với hạng thùng rỗng kêu to như ông. Nội quy TTVN không cấm các thành viên không được chê bai dè bỉu người khác, nhất là những việc có căn cứ. Ông thích thì sang f3 kiện, cứ việc, ông cứ nhấn than phiền nhiều vào, mod gwens83 sẽ hội ý với tôi để giải quyết, và trong lĩnh vực này, tôi đương nhiên là người có CHUYÊN MÔN hơn, tôi có thể xuất trình bằng cấp và các giấy tờ liên quan để khẳng định điều đó. Vì thế việc xử lí các thông tin liên quan đến lĩnh vực này là việc của tôi đấy! Ông sang f3 kiện thì chắc ăn hơn nhiều!
    Ông không thích post gì thì thôi, tôi cảm ơn, với cương vị mod box toán học, tôi có quyền và trách nhiệm sàng lọc những thông tin không đúng, vì vậy việc ông im lặng sẽ được tôi hoan nghênh nhiệt liệt, còn nếu ông cố tình post các kiến thức không đúng, ví dụ như "hàm bậc hai là hàm mũ" thì tôi bắt buộc can thiệp, đầu tiên như tôi đã làm là chỉ cho ông biết chỗ sai, sau đó nếu ông ngoan cố là xoá bài, hạn chế, lock nick... Tôi sẵn sàng chịu mọi trách nhiệm về hành động của mình trước tất cả các thành viên trong box, với Admin. Ông thích thì đi mời mấy ông kỹ sư kết cấu đến đây thảo luận, nhé!
    Tôi không hiểu sao một người không nhớ nổi đạo hàm và tích phân của hàm lượng giác, không phân biệt nổi sức bền vật liệu và cơ học lí thuyết, thậm chí không biết hàm mũ là hàm gì, mà lại lắm lời như ông. Tôi tôn trọng ông là người nhiều tuổi hơn tôi, nhưng với khoa học chỉ có đúng và sai thôi. Ông nhớ lấy.
    Dù sao cũng nói với anh em một tí. Công thức tôi đưa ra là với thanh đặc, với hệ giàn, như đã trình bày ở phần trước, chúng ta tính cộng tác dụng của lực thẳng đứng và lực ngang, tính toán có khác tí chút. Tôi làm được, có điều điều này không liên quan đến toán, với lại tôi chẳng thích viết thêm cái gì, vì từ trước tới giờ tôi viết nhiều rồi mà chẳng được hiệu quả gì. Những kiến thức tôi post ở trang trước, ví dụ như thanh ngang có độ cứng bằng vô cùng thì trục thanh không bị cong khi biến dạng..., nói thật chỉ có những người hiểu thực sự về cơ học kết cấu mới biết, ngay cả thầy giáo dạy Cơ kết cấu của tôi cũng có lúc nhầm. Mấy anh thợ tính như FS chỉ biết học vẹt theo người khác chứ chẳng hiểu mô tê gì nên sinh ra nói lung tung.
  9. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Xin lỗi ông Dangiaothong. Vi phân và tích phân hàm lượng giác là quá lâu tôi ko sử dụng nên lúc đấy là tôi ko nhớ rõ, chứ không phải là không biết. Ông có thể giúp tôi trả lời lúc đấy, tôi cám ơn. Nhưng ngược lại, để ông giúp tôi rồi ông kể ra để dè bỉu tôi, tôi xin gởi lại ông. Cái này để tôi lại giở sách ra thôi.
    Nếu Ông không giải được bài toán về hình dạng của tháp Effell thì Ông nói là Ông chịu, để mọi người còn biết. Đừng nói lòng vòng nữa.
    Còn tôi hoàn toàn có thể giải được dựa vào cái vàng vàng trên đấy. Nếu toàn bộ các mod và mọi người yêu cầu, tôi có thể post vào đây. Nhưng trước tiên Ông Danggiaothong trả lời là Ông ta có làm được không? và nếu làm được yêu cầu post bài của ông vào.
  10. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Tôi trả lời là có và không post bài của tôi vào vì tôi không rỗi hơi nói với ông, với lại trong này cũng không có ai thuộc chuyên môn ngành kết cấu để phân biệt là đúng hay sai, mỗi ông thì cũng chẳng biết gì nốt. Xin nhắc lại là tôi không có nghĩa vụ trả lời những câu hỏi của ông, Nếu từ đầu ông chịu khó trả lời câu hỏi của tôi, tôi đã giảng nốt cho ông phần này, nhưng ông không thèm trả lời. Nên nhớ ở đây ông là người "CÓ CHUYÊN MÔN" nên ông cần trả lời câu hỏi để chứng minh điều đó,nhưng ông lại không làm được. Còn tôi không nhận mình có chuyên môn nên tôi thích thì tôi trả lời, không thì thôi, nhưng từ đầu tới giờ tôi đã trả lời rất nhiều câu hỏi của ông. Ông đã thấy xấu hổ chưa?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này