1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhờ các chuyên gia pháp lý giúp vụ này

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi vietnguyen08, 31/03/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vietnguyen08

    vietnguyen08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Nhờ các chuyên gia pháp lý giúp vụ này

    Công ty tớ có cung cấp dịch vụ cho một Cty cổ phần theo hợp đồng. Dịch vụ đã cung cấp nhưng Công ty CP kia không thanh toán, đòi nhiều lần không được.
    Công ty có trụ sở thuê tại một tòa nhà (đăng ký trên ĐKKD theo địa chỉ này) nhưng nay quản lý tòa nhà kia báo là Công ty đã đóng cửa văn phòng ở đây và nợ tiền thuê nhà mấy tháng chưa trả. Kiểm tra tại Sở KHĐT thì vẫn đang ở diện đang hoạt động, không thay đổi địa chỉ.
    Công ty tớ khởi kiện ra tòa án thì Tòa trả lại đơn vì không tìm thấy đại chỉ bị đơn. Tố cáo gửi CA thì họ nói đây là quan hệ kinh tế, không có dấu hiệu tội phạm nên không thuộc quyền họ.
    Vậy, Công ty phải làm sao? Không có cơ quan hay cơ chế pháp lý nào bảo vệ công ty tớ trong các trường hợp thế này sao?
    Mong các chuyên gia pháp lý cho tớ giải pháp trong trường hợp này
  2. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Nó bỏ trốn rùi, bạn truy đuổi theo chỉ mất công thôi.
    Bài học rút ra từ trường hợp này: cẩn thận hơn khi bán hàng cho người lạ.
    Nếu bạn tìm về pháp luật để bảo vệ bạn, bạn nên tự hỏi tại sao Luật quy định hàng loạt biện pháp bảo đảm khi thực hiện hợp đồng, bạn lại kô áp dụng. Tự ti thì chịu thiệt thôi.
    Ngủ ngon.
  3. vietnguyen08

    vietnguyen08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Đúng là vênh váo thật
    Bệnh nhân cấp cứu đang cần bác sĩ mổ thì bác sỹ lại tư vấn phải sống điều độ để không mắc bệnh. Luật sư của Việt Nam trình thế này chăng?
  4. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Hì hì ...
    Tớ chỉ nói thật, mà nói thật thì hơi khó nghe một chút.
    Bạn là lờ sờ, bạn phải thừa bít là đuổi theo 1 vụ như thế này chỉ phí công, phí tiền nhưng nếu bạn vẫn thích theo đuổi thì cứ tự nhiên ... thể hiện trình "ngất ngưởng" của bạn. Ờ nếu mà tiền chi phí để theo đuổi vụ việc là do ngài khách hàng đang hăng máu nào đó trả, lờ sờ chỉ làm công thì ta cứ bỏ tiền vào túi và hô hoán, làm tưng bừng khắp nơi ...

    Làm kiểu này, trình thấp lè tè như tớ ... chịu.
    Được fsai sửa chữa / chuyển vào 08:48 ngày 11/04/2008
  5. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    VietNguyen
    - Fsai nói đúng rồi đó bạn nói về anh ấy vậy là không đúng . Ở nước ngoài cũng vậy thôi, đó là một vấn đề dân sự nếu người bị kiện không có khả năng chi trả cho dù có địa chỉ sờ sờ ra đó bạn cũng không làm gì được . Nếu bạn thắng kiện mà họ mắc nợ thì bạn là unsecured cre***or cũng không đến phiên bạn lấy tiền của họ vượt qua mặt secured cre***ors được .
    - Luôn tiện, trong topic cậu nói về tội giết người có chủ ý murder và không chủ ý manslaughter cậu hỏi là cậu muốn biết thẩm phán nước ngoài họ nói gì câu hỏi của họ tớ chưa hiểu thật rõ ràng . Nếu cậu muốn biết cậu vui lòng vào lại topic đó cậu ghi rõ ràng là cậu muốn biết điều gì . Chỉ lưu ý cậu là ở nước ngoài thẩm phán không có ngồi đó đi quyết định suspect bị tội gì . Đó không phải là việc của thẩm phán . Không có việc cáo trạng indictment (or arraignment) đề nghị tội murder xong thẩm phán xem xong trong phiên tòa tuyên bố không đủ nên phạt tội thấp hơn . Đó không phải là việc của thẩm phán . Đó là trách nhiệm của công tố muốn buộc tội gì phải ghi ra rõ ràng và phải chứng minh cho bồi thẩm đoàn tin hoàn toàn là người đó đáng bị tội đó mà bào chữa không thể nào cãi lại được (không có điểm nào nghi ngờ) . Nếu công tố không làm được, cho dù thật sự là suspect có phạm tội đó thật, thì không có việc thẩm phán xem xét và quyết định phải buộc nó tội thấp hơn .
  6. nhank14

    nhank14 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2006
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Analyst cho hỏi về diễn biến một phiên toà tại Mỹ và cách thức chọn Bồi thẩm đoàn? Thanks
  7. vietnguyen08

    vietnguyen08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Thanks Analyst
    Vấn đề ở đây không phải là bị đơn có khả năng trả nợ hay không vì đã có bản án của tòa án đâu mà buộc họ trả hay không trả. Vấn đề ở đây là Tòa án không thụ lý giải quyết mặc dù quyền đòi nợ này là hợp pháp và phải được bảo vệ. Hệ thống pháp luật VN là vậy đấy. Theo tớ biết ở các nước TB dang giãy chưa biết bao giờ chết, bất cứ tranh chấp nào đều có thể đưa ra tòa án giải quyết (đúng thì được bảo vệ, sai trả tiền án phí và chi phí vụ kiện. Tớ đã từng tham gia giải quyết một vụ tàu của Công ty VN bị Tòa án Singapore bắt giữ theo yêu cầu của một Công ty nước ngoài, họ không cơ sở nhưng vẫn kiện và cứ yêu cầu bắt tàu và Tòa án thực hiện ngay, đúng sai, thiệt hại thì hạ hồi phân giải) nhưng ở VN có những tranh chấp không tìm được tòa án giải quyết. Ví dụ này chỉ là một ví dụ, còn nhiều tranh chấp mà tòa án VN không thụ lý giải quyết.
    Về tội giết người thì chắc Analyst không học tại luật của VN nên không hiểu được. Luật hình sự của VN xây dựng và thực thitheo khoa học pháp lý Xã hội chủ nghĩa nên lý luận của nó hoàn toàn khác các nước tư bản.
    Giết người ở tư bản có Cố sát và ngộ sát, trong cố sát có cố sát có dự mưu và cố sát không có dự mưu . . .. Ở Luật HS Việt Nam thì không phân biệt như vậy.
    Tớ không được đi nước ngoài học luật của bọn tư bản nên hỏi bạn xem lý luận của pháp luật tư bản trong các vụ về tội giết người như thế nào, đặc biệt là về yếu tố lỗi.
    Lý luận cơ bản của luật hình sự VN như sau
    Tại Việt Nam một hành vi được xem là tội phạm khi nó có đầy đủ 4 yếu tố sau: hành vi đó phải được quy định (có thể mô tả hành vi) trong bộ luật hình sự năm 1999 cái này gọi là khách quan, người thực hiện hành vi phạm tội phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự (gọi là Chủ thể), hành vi đó xâm phạm đến khách thể được pháp luật bảo vệ, lỗi của người thực hiện hành vi phạm tội (gọi là Chủ quan) có thể là lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp) hoặc vô ý (vô ý do cẩu thả hoặc vô ý do quá tự tin). -Tính nguy hiểm cho xã hội.đay là đặc diểm cơ bản nhất,quan trọng nhất.
    (ai học luật tại VN đều biết nên xin lỗi các bạn, ở đây tớ nói cho ai không phải là người đã và đang hoc luật tại VN hay Liên xô cũ nhé):
    Tóm lai: Tội phạm có 4 yếu tố cấu thành là: Chủ thể (giải thích nôm la cho dễ hiểu là người thực hiện tội phạm), khách thể (nôm la là thứ bị xâm phạm ví dụ như tính mạng của người bị giết là khách thể trong tội giết người) , chủ quan (là suy nghĩ, động cơ, mục đích. . . trong đầu của tội phạm), khách quan (là những hành vi, diễn biến cụ thể hiện bên ngoài của tội phạm). Khi chứng minh tội phạm thì phải chứng minh tội phạm đó phải thỏa mãn được cả 4 yếu tố cấu thành tội phạm.
    Hôm nay tớ xin chỉ nói về mặt chủ quan trong cấu thành tội phạm. Một người chỉ phạm tội khi họ có lỗi và lỗi phải là nguyên nhân dẫn đến kết quả của tội phạm (ví dụ: một người đi o to đâm vào một người đi bộ làm họ chết,.Người lái xe trên 18 tuổi, không bị tâm thần là thỏa mãn chủ thể của tội phạm. Khách thể là tính mạng của người đi bộ là thứ được pháp luật bảo vệ . Khách quan là có vệc xe ô tô dâm vào người đi bộ và có hậu quả chết người. Lúc này phải xem đến uếy tố chủ quan xem người lái xe có lỗi hay không. Nếu người đi bộ lao đầu vào oto để tự tử thì người lái xe không có lỗi nên không phạm tội. Nếu người lái xe lái ẩu, lấn vào đường của người đi bộ dẫn đến tai nạn thì phạm tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông gây ậu quả chết người. Nếu người lái xe vì thù hằn cố ý đâm xe vào người đi bộ cho chết thì phạm tội giết người).
    Nói chung thi có vẻ đơn gản nhưng chứng minh thì lại khá phức tạp. Lỗi là yếu tố chủ quan, là thứ diễn ra trong đầu ngườ phạm tội, không ai nhìn thấy, sờ thấy nghe thấy được, do dó phải dựa vào hành vi khách quan để xác định chủ quan nghĩ gì.
    Luật HS của VN chia lỗi thành: Lỗi cố ý và lỗi vô ý. Trong lỗi cố ý chia tiếp thành lỗi có ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp (Điều 9 Bộ luật HS 1999).
    Cố ý trực tiếp là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm, thấy trước hậu quả và mong muốn hậu quả xảy ra. Ví du: A thù ghét B và cầm dao đâm vào ngực B. A nhận thức rõ là cầm dao dâm đâm vào ngực B là nguy hiểm, thấy trước sẽ làm B chết và mong muốn B chết đấy là cố ý trực tiếp (không cầmn biết có dự mưu hay không có dự mưu nhé)
    Cố ý gián tiếp là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, hấy trước hậu quả có thể xảy ra, không mong muốn nhưng để mặc hậu quả xẩy ra.
    Vôý phạm tội chúng có hai trường hợp Vô ý do quá tự tin và
    Vô ý do cẩu thả (Diều 10 BLHS 1999)
    Ttrng đó, lỗi cố ý gián tiếp là cực kỳ mơ hồ và khó chứng minh rất dễ dẫn đến truy cứu oan sai. Ví du: A và B đánh nhau, A rất bực tức với B, muốchỉ muốn dánh B bị thương thôi, không muốn giết B, cũng không mong B chết nhưng do bực tức, A cầm gạch ném gáy B, B chết thì tại VN 100% BA bị truy tố tội cố ý giết người (phức tạp hơn các bạn có thể tham khảo vụ thuê đâm Trung tá hải quân tên là Chính tại Tp. HCM tất cả các bị cáo đầu tiên đều bị truy tố tội giết người mặc dù mục dích và mong muốn chỉ là gấy thương tích cho bị hại).

    Được vietnguyen08 sửa chữa / chuyển vào 18:32 ngày 12/04/2008
  8. stayhodo

    stayhodo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    [Thanks Analyst
    Vấn đề ở đây không phải là bị đơn có khả năng trả nợ hay không vì đã có bản án của tòa án đâu mà buộc họ trả hay không trả. Vấn đề ở đây là Tòa án không thụ lý giải quyết mặc dù quyền đòi nợ này là hợp pháp và phải được bảo vệ. Hệ thống pháp luật VN là vậy đấy. Theo tớ biết ở các nước TB dang giãy chưa biết bao giờ chết, bất cứ tranh chấp nào đều có thể đưa ra tòa án giải quyết (đúng thì được bảo vệ, sai trả tiền án phí và chi phí vụ kiện. Tớ đã từng tham gia giải quyết một vụ tàu của Công ty VN bị Tòa án Singapore bắt giữ theo yêu cầu của một Công ty nước ngoài, họ không cơ sở nhưng vẫn kiện và cứ yêu cầu bắt tàu và Tòa án thực hiện ngay, đúng sai, thiệt hại thì hạ hồi phân giải) nhưng ở VN có những tranh chấp không tìm được tòa án giải quyết. Ví dụ này chỉ là một ví dụ, còn nhiều tranh chấp mà tòa án VN không thụ lý giải quyết.
    đồng ý với bác fsai về thực tế, khó có thể đòi được tiền nợ khi cty kia cố tình trốn tránh (đến thủ tục đăng ký thay đổi địa điểm hoặc giải thể cũng không thèm thực hiện nữa là).
    Tuy nhiên, về mặt thủ tục tố tụng thì TA vẫn phải thụ lý đơn để giải quyết theo thủ tục chung căn cứ điểm 8 CV 109/KHXX ngày 30/6/2006 của HĐTP TANDTC hướng dẫn các trường hợp không biết địa chỉ của người bị kiện. Cụ thể, vụ này thuộc trường hợp nguyên đơn ghi đúng, ghi đủ địa chỉ của bị đơn nhưng bị đơn cố tình thay đổi địa chỉ (thực tế) nhằm trốn tránh nghĩa vụ.
    Mặt khác, công ty chưa giải thể, phá sản, địa chỉ đăng ký (địa chỉ về mặt pháp lý) của công ty chưa thay đổi thì không có lý do gì để toà án từ chối thụ lý đơn kiện. trong trường hợp này, TA triệu tập bị đơ lần thứ hai đến PTST mà vẫn vắng mặt thì xử như thường. Chỉ khó khâu thi hành án thôi.
  9. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    - Bạn Nhank, năm trước tớ đã viết một bài trong room này về đề tại bạn hỏi bạn vui lòng tìm đọc lai.
    - VietNguyen, cám ơn bạn đã giải thích cho tớ hiểu về cách lý giải của luật pháp Việt Nam liên quan đến tội giết người nhe. Cám ơn bạn nhiều . Bạn sẽ cần phải để cho tớ viết trong nhiều post vì tớ không thể viết liền đươc. Tất cả bên dưới là luật pháp của tụi tư bạn
    - Tội giết người của nó gọi là homicide bao gồm murder và manslaughter. Nó không lý luận theo kiểu chủ quan và khách quan mà cậu nói . Vì nó là luật gồm hai phần law cases mà các cậu gọi là án lệ và statute là luật thành văn cho nên trong luật pháp của nó trong statute của nó ghi rất là đơn giản . Ví dụ, nếu một người giết người có chủ mưu thì buộc tội murder . Ví dụ nếu một người lái xe ẩu cán chết người thì gọi là gross negligence causing death là một trong các tội của manslaughter nghĩa là giết người không có chủ ý .
    - Đối với tụi nó nó đạo tạo cho luật sư ngay từ trường đại học thấy rằng với một luật sư quan trọng không phải là học thuộc lòng mấy cái statue chết tiệt kia mà quan trọng là phải biết statute đó áp dụng vào thực tế như thế nào . How to apply the law to the facts ? chứ nó không có nhồi nhét sinh viên học thuộc lòng tối ngày cứ đọc mấy cái văn bản luật xong rồi ra trường người ta hỏi apply the laws to the facts thì hỏi luật dân sự đem luật hình sự ra quote vào hoặc hỏi một câu đem một đống statutes vào ghi ra rồi xong thôi đủ rồi mà không hề giải thích luật đó nó áp dụng vào câu hỏi của người ta phải như thế nào .
    - Trong luật hình sự của tụi nó cũng vậy . Nó có một núi cases về một vấn đề và đó chính là cơ sở mà luật sư phải đọc để xem lúc nào buộc tội murder lúc nào buộc tội manslaughter.
    - Đối với tội murder, trong phòng án, trách nhiệm của prosecutor là phải chứng minh một tội A phải cho jury thấy rõ ràng không mơ hồ từng element của tội đó . Trong murder, prosecutor phải chứng minh cho đầy đủ facts cho hai elements mà thôi . Đó là
    - mens rea gọi là mental element, và
    - actus reus gọi là guilty act
    nghĩa là một người bị buộc tội giết người murder (tội nặng nhất) phải show cho thấy họ có ý định ghiết người mens area và hành động giết người là do họ làm . That is it .
    - Như đã nói, thẩm phán không có ăn không ngồi rồi đi lo chuyện của prosecutor . Tụi nó là separation of powers và thẩm phán phải là người công tâm ngồi giữa tòa im lặng lắng nghe hai bên cãi nhau . Thằng nào nói có lý hơn thằng đó thắng chứ không có việc prosecutor đem một thằng ra xử xong rồi bắt thẩm phán phải bỏ tù thằng đó cho dù bằng chứng không đủ nếu không nó báo cáo lãnh đạo cách chức thẩm phán .
    - Nếu cậu là luật sư tụi nó muốn biết mens rea thế nào phải đọc một chục cái cases dài thườn thượt liên quan đến vấn đề và chứng minh cho thấy bằng facts thằng này có chủ ý .
    - Trong facts (topic khác) cậu đưa ra tớ không hề thấy anh đó có ý định trước (mens rea) giết người kia thế mà cũng phán là murder tớ cũng thua luôn .
    Lần sau tớ nói tiếp về self defense, provocation và insanity như là một bào chữa trong đó cậu sẽ hiểu thế nào là complete defense thế nào là partial defense .
  10. vietnguyen08

    vietnguyen08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Up lên cho bạn gì đó đang mở topic ve khởi kiện đòi nợ đọc

Chia sẻ trang này