1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhờ cao thủ tiếng Pháp: trainee nghĩa là con đĩ?

Chủ đề trong 'Pháp (Club de Francais)' bởi lytoetlammom, 09/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lytoetlammom

    lytoetlammom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/10/2007
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    0
    Nhờ cao thủ tiếng Pháp: trainee nghĩa là con đĩ?

    Mình rất ngạc nhiên khi đọc bài này:

    http://www.laodong.com.vn/Home/vanhoa/2008/1/72345.laodong

    Thực tập sinh và con đĩ
    Lao Động số 7 Ngày 09/01/2008 Cập nhật: 7:04 AM, 09/01/2008


    (LĐ) - Hôm trước ngồi hỏi chuyện nhà văn Bửu Ý - nguyên là giảng viên khoa Tiếng Pháp của Trường ĐH Sư phạm Huế - vừa mới nghỉ hưu về những vấn đề chung quanh ngành "công nghiệp không khói" của Huế, ông kể một chuyện để minh hoạ cho nhận định hình ảnh du lịch Huế ngày càng xấu đi, làm người viết giật mình.
    Chuyện là cách đây mấy tháng, ông được mời dự tiệc tại một khách sạn lớn của Huế. Bàn tiệc hôm đó phần lớn là người Pháp. Và ông giật mình khi thấy một số nữ nhân viên phục vụ của khách sạn, trên ngực đeo một bảng hiệu, có hàng chữ tiếng Anh rất lớn là "trainee".

    Ông nói: "Tôi giật mình là bởi trong tiếng Anh, trainee có nghĩa là thực tập sinh, nhưng cũng như vậy, trong tiếng Pháp, từ đó có nghĩa là... con đĩ!". Ngay sau đó, ông xin cô phục vụ một tờ giấy, một phong bì và viết một bức thư gửi giám đốc khách sạn để nói về chuyện này.

    Một thời gian sau, nhà văn Bửu Ý lại một lần nữa ngạc nhiên khi một người cháu của ông, là sinh viên Trường Trung cấp Du lịch Huế, được cử về thực tập tại một khách sạn lớn khác của Huế, và lại mang về nhà một bảng tên có chữ trainee! Một lần nữa, ông lại phải làm một công việc cực chẳng đành là viết thư để giải thích và yêu cầu thay đổi cách gọi tên những sinh viên ngành du lịch đi thực tập với giám đốc khách sạn nọ.

    Nhà văn Bửu Ý nói: "Trong tiếng Anh thiếu gì từ để gọi tên những sinh viên thực tập, ví dụ như in training (đang được huấn luyện) chẳng hạn. Chỉ là một sai sót tiểu tiết do vô tình, không biết, nhưng khách người ta sẽ cười và từ đó họ có quyền "suy" ra nhiều chuyện khác. Đó là chưa kể việc nếu như có vị khách nào đó cố tình hiểu nhầm thì lúc đó chúng ta phải ứng xử như thế nào?".

    Sau khi chuyện với nhà văn Bửu YÁ, tôi đã làm một cuộc "thám sát" ở rất nhiều khách sạn, nhà hàng trên địa bàn TP.Huế, và cũng ngạc nhiên là tất cả các khách sạn, nhà hàng đó, những sinh viên thực tập đều mang bảng hiệu có chữ trainee, kể cả hai khách sạn lớn mà nhà văn Bửu Ý đã viết thư cho giám đốc như đã kể.

    Mới đây, người viết đã điện thoại cho một vị lãnh đạo của Trường Trung cấp Du lịch Huế để phản ánh chuyện này. Và câu trả lời mà người viết nhận được là: "Tôi cũng không biết trong tiếng Pháp chữ trainee lại có nghĩa xấu đến như vậy". Không biết là chuyện bình thường, không sao cả, nhưng lạ là khi người viết đề nghị vị lãnh đạo này nên có ý kiến với các khách sạn để họ thay đổi từ khác cho những sinh viên thực tập, ví dụ như in training theo như gợi ý của nhà văn Bửu Ý, thì câu trả lời đại ý rằng: Đó là việc và quyền của các khách sạn, mình làm sao nói họ được.

    Đừng để hình ảnh du lịch Huế ngày càng xấu đi trong mắt du khách vì sự "không biết" và "không nghe" đáng trách như vậy!

    Cát Tường


    Bạn nào giỏi tiếng Pháp có thể xác nhận không?
  2. matthias

    matthias Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2006
    Bài viết:
    1.071
    Đã được thích:
    0
    Đúng là từ traînée trong tiếng Pháp có một nghĩa thông tục là gái điếm.
  3. lytoetlammom

    lytoetlammom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/10/2007
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn matthias. Nhưng nghĩa thông tục đó có phổ biến đến mức nhìn chữ trainee như trong bài báo trên là người ta nghĩ ngay đến nghĩa "gái điếm" hay không?
  4. tobago

    tobago Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2008
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    oi qua la van de kho ly giai, co le nen dung training chang???
  5. nhoc_tmt

    nhoc_tmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Tớ thì thấy bác này thật sự quá nhiều chuyện! Thông thạo 1 thứ tiếng ko có nghĩa là nên lấy thứ tiếng đó áp đặt lên các thứ tiếng khác.
    Trainee trong tiếng Anh là từ thông dụng để chỉ các đối tượng đang trong giai đoạn thực tập/huấn luyện, tớ dám cá là chỉ 1 số rất ít người trong số những người biết tiếng Pháp nhìn thấy mới liên tưởng đến cái nghĩa thông tục kia. Mà nói thẳng ra từ đó tiếng Pháp viết cũng có dấu má đàng hoàng (traînée), cứ cắt dấu chỗ này chỗ kia rồi suy ra nghĩa thì tiếng Việt mình nhiều chữ đến phải cấm trên toàn quốc mất! (Tớ đang nghĩ đến mấy cái biển BƯỞI NĂM ROI to đùng dọc đường nhà tớ!)
    Đang ngồi xem phim chưởng, lại nghe các em gọi kaka (caca) ầm ĩ.... khiếp, nghĩ, thấy kinh quá!!!
  6. philippe

    philippe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    3.975
    Đã được thích:
    0
    Đã là nghĩa thông tục thì những người Pháp đều biết và đều hiểu. Nhưng "gái điếm" không phải là nghĩa duy nhất của từ này, vả lại nó cũng chỉ được sử dụng trong một số ngữ cảnh nhất định. Trong tình huống xảy ra tại địa điểm, nơi chốn mà ngôn ngữ sử dụng không phải tiếng Pháp thì không có lý do gì buộc người ta phải nghĩ ngay đến và bức xúc về từ này.
    Để kiểm tra lại, 2 hôm nay tớ tiến hành một bài test nho nhỏ với đối tượng là người Pháp. Tình huống giả định là : Bạn đến một nước mà ngôn ngữ sử dụng là tiếng bản địa và tiếng Anh, bạn tiếp xúc với một nhân viên lễ tân. Trên bảng tên nhân viên ghi TRAINEE (thực tập sinh, tiếng Anh). Là người Pháp, bạn có cảm thấy bị shock hay ko ?
    Những nước được đưa lấy ví dụ ngẫu nhiên là Ấn độ, Bungari, Nhật, Rumani, Hung ga ry, Đức và Việt Nam (sử dụng 2 lần).
    Câu trả lời trong tất cả các trường hợp (8/8) là KHÔNG. Thậm chí không phải tất cả đều liên hệ đến nghĩa xấu của từ này theo tiếng Pháp (tức là dù chỉ là trong ý nghĩ, chứ chưa nói ra thành lời để phản đối hay bức xúc) (chỉ có 5/8 nói là có thoáng qua ý nghĩ trong đầu về sự trùng hợp này).
    Đối tượng khảo sát của tớ gồm 8 người ít nhiều đều thích đi du lịch :
    1. Nam, 22 tuổi, sinh viên, Paris
    2. Nữ, 48 tuổi, công chức, Paris (là mẹ của đối tượng 1) (bà này rất hay đi du lịch)
    3. Nam, 23 tuổi, nhân viên ngân hàng, Charleville-Mézière
    4. Nam, 23 tuổi, nhân viên Disneyland, Val d''Europe (ngoại ô Paris)
    5. Nam, 23 tuổi, thực tập sinh tại bảo tàng, Lyon (thằng này đi du lịch quanh năm)
    6. Nữ, 24 tuổi, giáo sinh về điêu khắc, Lille (cô này là bạn gái của đối tượng 5)
    7. Nam, 32 tuổi, nhân viên siêu thị, Manosque
    8. Nam, 37 tuổi, nhân viên hãng bảo hiểm, Paris
    Chú thích thêm là các đối tượng 1,3,4,5,8 có biết cả nghĩa của từ trainee trong tiếng Anh là nhân viên tập sự.
    Tóm lại là theo ý kiến cá nhân của mình thì có thể coi sự "trùng hợp" (traineetraînée) này là một "khám phá" thú vị, chứ nói như trong bài báo thì kể cũng hơi quá.
    P.S. Các vấn đề liên quan đến dịch thuật các bạn có thể post tại topic :
    [topic]811431[/topic]
    để tránh làm loãng diễn đàn.
  7. lytoetlammom

    lytoetlammom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/10/2007
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn philippe rất rất nhiều vì đã mất công tìm hiểu kỹ như vậy. Mình không chuyên về tiếng Pháp nên sau khi đọc post của bạn, mình cảm thấy yên tâm hơn nêu phải sử dụng từ trainee.
    Đã tặng bạn ít * làm quà!
  8. heiner

    heiner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2005
    Bài viết:
    1.416
    Đã được thích:
    0
    Có một mẹo nhỏ để tránh tối đa phiền phức, đấy là viết "Trainee" bằng chữ thường, đừng viết hoa, như thế thì sẽ không còn chút vấn vương liên hệ gì với từ Traînée trong tiếng Pháp cả. Chứ để "in training" thì hơi bị kỳ cục.
  9. PKaN

    PKaN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    979
    Đã được thích:
    0
    Công nhận bác nhà văn kia khó tính ghê gớm quá nhìn chữ Trainee phản xạ đầu tiên của em là phát âm theo tiếng Anh "trên-ni" chứ không hề nghĩ đến từ tiếng Pháp "then-nê" Một đằng là từ thông dụng, một đằng là từ thông tục, ít dùng, lại trong hoàn cảnh cụ thể, hoàn toàn có thể hiểu được chứ có gì đâu mà khắt khe với nhau thế
  10. squirol

    squirol Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2008
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    0
    đọc chuyện này xong em thấy bên mình chính ra rất trọng hình thức, hay bắt bẻ chữ nghĩa chứ có khi cũng không đến nỗi nghiêm trọng lắm các bác nhỉ. Nếu không thì khách du lịch Pháp người ta chẳng ý kiến từ đời nảo đời nào rồi ấy chứ. Mà nếu ở Anh hay ở Mỹ người ta dùng được thì mình cũng dùng được.

Chia sẻ trang này