1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhờ giám định đồ cổ gốm sứ

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi muabanvn2, 14/07/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. muabanvn2

    muabanvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2007
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Nhờ giám định đồ cổ gốm sứ

    Món thứ 1
    Hình ảnh kèm theo[​IMG]
    em có 1 tô long phụng co 4 chữ dưới dáy các bác xem hộ[​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    Món thứ 2


    Hình ảnh kèm theo[​IMG]
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG] celadon nay em ko biet goi no la gi vi no co hinh luc giac 2 ben hong co gan quai hinh rong co canh bang dong phia duoi ko co day nen co the nhin xuyen xuot va ko biet no duoc dung de lam gi nhung duoc chu nhan ngay xua lam de rieng cho no

    Nguồn: http://covat.phomuaban.com - Chợ đồ cổ online !
  2. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13

    Có cách giám định chính xác cực:
    Đập vỡ làm đôi, bôi ít nước trà đặc lên chỗ vỡ rồi bôi lòng trắng trứng gà lên. Hơ qua lửa đèn cồn khoảng 5 phút mà thấy màu nước trà ăn vào trong thì đúng là đồ cổ. Ăn vào càng đậm thì đồ càng cổ.
    Lưu ý: không chịu trách nhiệm về mọi lời khuyên
  3. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Xong rồi lấy keo gắn lại là ổn chứ gì, được cái yên tâm. Đến ngọc tỉ truyền quốc bị sứt còn vá nữa là (Tam Quốc)
  4. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Cạo một ít ở đồ muốn thử, rồi gửi đi xét nghiệm Carbon
    phóng xạ để ước độ tuổi . Tuy tiền phí tổn có thể nhiều hơn
    giá trị của đồ, nhưng ta biết được nó cổ đến chừng nào.
    Hình chụp chữ của bạn nhỏ quá, không đọc được chữ gì.
  5. Crayon_Shinchan

    Crayon_Shinchan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2005
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0
    Bác này khôn thế, lên đây hỏi các cao thủ nhờ giám định niên đại xong lại vác sang bên muare rao bán .
  6. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi thấy cái tô long phụng của bạn không ổn cho lắm, nhìn độ láng bóng mà sinh nghi. Đố cổ có 3 dạng.
    - Đồ vớt ( tức là đồ được trục vớt torng quá trình di chuyển tàu bè bị đắm)
    - Đồ Đào ( Trải qua thăng trầm lịch sử, các hiện vật được hôn sâu dưới lòng đất để cất giữ)
    - Đồ cất trong kho, sử dụng
    Giả thuyết thứ 3 có nhưng rất ít, nếu có thì đồ này còn rất đẹp
    Giả thuyết thứ nhất Đồ vớt, thì theo tôi thấy quá trình ngâm sâu vào nước biển hàng trăm năm, nên lớp da gốm, như bị muối bán vào, nhìn kỹ sẽ thấy độ nhám của muối, không có hoá chất nào tẩy được, cóthể bị các sinh vật dưới biển bán vào, như hà và các loại thuỷ tảo v.v.v
    Giả thuyết thứ hai là đồ đào : Loại đồ bị chôn sâu vào lòng đất sẽ có 1 hiện tương men thổ hoá, hoá vàng, dùng kính lúp soi sẽ dễ nhận ra.
    Cái tô bên trên nhìn vào sự sáng bóng, và sự mày mòn phía đáy rất nhân tạo. Nên tôi đánh giá đây là đồ giả.
    Nếu như hiện vật trên là mà đồ thật, thì đây là tô Nội Phủ Thị hữu Đời Lê, vẽ rồng 5 móng và phụng, Đồ sứ này được sản xuất vào những năm 1780.
    Được kevinmitknick sửa chữa / chuyển vào 22:11 ngày 19/07/2007
  7. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Các bác chơi đồ cổ cho tôi hỏi thêm một tí:
    Có loại đồ gốm nào mà xương gốm là màu đen không? Tức đập vở món đồ ra, ta sẻ thấy mảnh gốm có màu đen từ trong ra ngoài...
    Nếu có vật gốm như thế, thì đây có phải là đồ cổ? hay có thể làm được?
    Thanks.
  8. Crayon_Shinchan

    Crayon_Shinchan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2005
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0
    @CoDep: Lần đầu tiên em nghe đến giám định niên đại đồ sứ bằng phương pháp đồng vị phóng xạ Carbon
    @lyenson : bác chụp hình cụ thể lên đi vì còn phải nhìn da gốm và các hoa văn hoạ tiết. Thông thường ở khu vực châu thổ sông Hồng gốm xương đen, xám (xương và da gốm đồng màu, chất liệu xốp, lẫn cát...)là gốm tiền sử giai đoạn Đồng Đậu - Gò Mun. Còn nếu chất liệu nó cứng như sành rồi thì từ thời Bắc thuộc trở đi thời nào cũng có. Nhưng mà khi đã thành sành thì màu da gốm và xương gốm ko còn đồng bộ. Các loại gốm tiền sử chỉ tính đến giá trị lịch sử là chính thôi bác ah. Giá trị vật chất ko là mấy đâu.
    @Chủ topic: để bác đỡ sốt ruột em xin trả lời là đồ của bác là đồ cổ thời ***** đấy (mà đồ cổ thời ***** chắc họ chưa làm đồ fake đâu bác Kevin ah)
  9. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Bốn chữ đó đọc là "Ngoạn ngọc trân tàng". (Ngoạn: nghĩa là chơi ngọc ý)
    Tôi không biết nhìn đồ cổ, không dám nói linh tinh. Nhưng dựa theo nét bút của 4 chữ trên thì thấy cái phong khí nó cũng không được cổ lắm!
    Được vinhaihong sửa chữa / chuyển vào 15:44 ngày 23/07/2007

Chia sẻ trang này