1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

nhờ giúp comment

Chủ đề trong 'Hoạt động xã hội.' bởi Dotran, 20/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Dotran

    Dotran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2004
    Bài viết:
    671
    Đã được thích:
    0
    nhờ giúp comment

    Bạn thân mến,
    Bọn mìnhvừa làm một nghiên cứu thân thiện với trẻ em về trừng phạt thân thể trẻ em. Bước cuối cùng là làm báo cáo. Tuy nhiên từ trước tới nay báo cáo chỉ làm cho người lớn mà không bao giờ làm cho trẻ em. Vì vậy mình đang làm một báo cáo thân thiện cho trẻ em. Đây là bản "mềm hóa" của báo cáo người lớn. Thành thật mà nói là mình không cảm thấy là nó đủ thân thiện với trẻ em. Vì vậy xin các bạn đọc và commment kịch liệt. Dự kiến báo cáo này sẽ laucnh và tháng tám tại HN trên qui mô tòan quốc. Nếu bạn có em hay cháu xin chuyển co các e comment với vì báo cáo này nhằm vào cho trẻ em.

    Xin cám ơn các bạn rất nhiều
    (à làm sao load file wỏrd lên mạng TTVNOL nhỉ, mình cut and paste luôn cho nhanh. Ai muốn có fle word và báo c1o bằng tiếng Anh thì PM cho mình)




    Tiếng nói của Chúng em

    Nghiên cứu về Trừng phạt thân thể trẻ em tại Việt Nam 2005






    Giáo Dục hay Trừng phạt?

    Báo cáo dành cho trẻ em

















    Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em Việt Nam
    Cứu Trợ Trẻ em Thụy Điển ?" Plan - UNICEF



    Chào các bạn

    Khi chúng ta mắc lỗi thì sao nhỉ? Chắc là bị phạt. Có khi nào chúng ta không mắc lỗi cũng bị phạt không ? Chắc là cũng có khi nhỉ ? Người lớn có biết chúng ta nghĩ gì khi bị phạt không ? Có hay không nhỉ ?????

    Vậy thì để trả lời những câu hỏi những thắc mắc về việc người lớn giáo dục như thế nào khi chúng mình mắc lỗi, mời bạn cùng mình đi qua 4 tỉnh thành : Thái Nguyên, Hà nội, Quảng Ngãi và thành phố Hồ Chí Minh để nghe 500 bạn đồng trang lứa của mình và 300 người lớn trả lời trong nghiên cứu về trừng phạt thân thể trẻ em do Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em Việt Nam hợp tác với Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thụy Điển, Tổ chức Plan tại Việt Nam và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc đã tổ chức trong năm 2005 nhé. À, mà bạn biết không, nghiên cứu này sẽ đóng góp vào nghiên cứu của khu vực Đông nam Á- Thái Bình Dương về trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em đấy

    Đây là một nghiên cứu dựa trên Quyền trẻ em thông qua việc lắng nghe tiếng nói của trẻ em, có sự tham gia của trẻ em từ giai đọan bắt đầu đến lúc hòan thành báo cáo, tôn trọng trẻ em, đảm bảo tính đạo đức và tính khoa học trong nghiên cứu trong đó xem việc đánh mắng trẻ em là vi phạm Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em.

    Nghiên cứu này có sự tham gia của các bạn từ 9-14 tuổi thuộc các dân tộc Hơ-rê, Mông, Dao, Kinh, Nùng và cả bố mẹ cũng như giáo viên, các cán bộ cuả Ủy ban nhân dân các quận huyện và xã phường; các cán bộ của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Đòan Thanh Niên, Phụ nữ, và Công an ở các cấp xã phường , quận huyện, tỉnh thành

    Các câu hỏi nghiên cứu và nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu đựoc hỏi ý kiến của trẻ em đấy bạn ạ. 20 bạn trẻ em đường phố đã tham gia với vai trò nghiên cứu viên trong giai đọan đầu của nghiên cứu này và hơn 50 bạn tại các trường ở Hà nội tham gia vào nhóm biên tập bản tiếng Việt của báo cáo này.

    Nghiên cứu này cũng là một trong những nghiên cứu đầu tiên dùng cách tiếp cận thân thiện với trẻ em tại Việt Nam. Nhưng điều này có nghĩa là gì nhỉ? Tức là sử dụng vẽ tranh, trò chơi, bản đồ cơ thể thảo luận nhóm hay sử dụng các bảng hỏi dễ hiểu dễ trả lời và còn có cả tranh nữa, thay cho cách hỏi bằng bảng hỏi chán ngắt trước đây.

    Thế thì kết quả của nghiên cứu này ra sao nhỉ:

    Đầu tiên là chúng mình hãy liếc qua thử xem Định nghĩa về trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em là gì đây?

    Trong nghiên cứu này, trẻ em và người lớn đều định nghĩa trừng phạt thân thể liên quan nhiều đến việc trực tiếp đánh đập trẻ em trong khi các hình thức khác như bỏ rơi, bắt trẻ em làm việc hay tập các bài tập thể lực quá sức hay ngồi, quỳ, đứng? trong những tư thế khó chịu thì không nhắc đến.

    Còn trừng phạt tinh thần thì sao nhỉ: Trẻ em và người lớn cũng liên hệ ngay đến các hình thức mắng chửi dọa nạt và sỉ nhục. Tuy nhiên, người lớn và trẻ em có nhận định khác nhau trong phần này đấy! Các giáo viên thì cho rằng việc phê bình và mắng trẻ em trước các bạn trong lớp là chấp nhận được, trong khi hầu hết trẻ em đều cho là hình thức này là một cách sỉ nhục đối với trẻ em. Giá mà người lớn cũng lắng nghe hay đọc được ý kiến của trẻ em nhỉ?

    Có rất ít người định nghĩa chính xác được xâm hại trẻ em là gì. Mỗi người đều có cách hiểu riêng của mình và cách xác định mức độ chấp nhận được khi áp dụng các hình phạt thân thể và tinh thần của trẻ em. Có một cô giáo đã nói rằng nếu đánh trẻ một cách có ?osư phạm? thì chấp nhận được. Tức là vừa đánh vừa giải thích lỗi của trẻ. Theo bạn thì cách này có chấp nhận được không? Chắc chắn là không rồi bạn nhỉ? Vì có ai học được điều gì khi đang đau đớn đâu và nó còn vi phạm Quyền trẻ em nữa. Việc chưa hiểu biết về định nghĩa về xâm hại trẻ em này phải chăng là do thiếu một định nghĩa rõ ràng, dễ hiểu về xâm hại trẻ em, thiếu những hướng dẫn cụ thể cũng như chưa làm đủviệc nâng ao nhận thức đến không chỉ những người dân cũng như những người trực tiếp có trách nhiệm giải quyết vấn đề này?

    Việc thiếu đi những hướng dẫn này có thể đưa đến hậu quả là làm yếu đi việc giám sát và xử lý các trường hợp vi phạm các trườg hợp trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em. Trong trường hợp người áp dụng các hình thức trừng phạt thân thể và tinh thần đối với trẻ em là người nhà của trẻ em thì việc xử lý các bậc phụ huynh này hầu như không xảy ra với lý do là cha mẹ có quyền giáo dục con cái mình theo cách của họ. Cách xử lý theo hướng hòa giải tránh đưa ác trường hợp bnày ra tóa án thường chẳng giải quyết được vấn đề gì và thường thì các những người trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em chẳng bị xử lí gì cả mà chỉ được khuyên răn. Nhưng liệu việc khuyên răn có giải quyết được vần đề này không nhỉ?

    Trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em diễn ra phổ biến ở mọi nơi

    Số liệu này có thể làm cho bạn ngạc nhiên:
    94 % trẻ em bị trừng phạt thân thể và tinh thần tại nhà.
    93% học sinh cho rằng mình bị trừng phạt thân thể và tinh thần trong nhà trường.
    82% trẻ em bảo rằng bị trừng phạt thân thể và tinh thần tại cà người.

    Hình thức trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em phải nhận nhiều nhất là đánh mắng trực tiếp. Số đông trẻ em bảo hình thức tệ hại nhất là bị đánh bằng roi mà hình thức này rất thường hay được cha mẹ hay thầy cô áp dụng. Hình thức phạt thường xuyên nhất mà các em phải chịu là bị mắng chửi. Có một số hình thức phạt trẻ ít phổ biến nhưng xét theo góc cạnh về quyền trẻ em thì có thể kết luận là tra tấn như bắt quì lên vỏ mít, cột tay chân bằng dây điện và treo lên hay treo lên cây và đánh đến ngất đi, cột vào sau xe máy và kéo đi, cho điện giật, dí thuốc lá đang cháy vào người?

    Mái ấm gia đình là nơi trẻ bị trừng phạt thân thể và tinh thần nhiều nhất

    Mặc dù chúng ta thấy trên báo chí, đài về những trường hợp trừng phạt thân thể và tinh thần rất quá đáng tại trường học nhưng trẻ em trong nghiên cứu này nói rằng gia đình là nơi mình bị trừng phạt thân thể và tinh thần nhiều nhất bởi chính đôi bàn tay của những người mà trẻ yêu thương nhất. Mẹ là người đánh mắng trẻ nhiều nhất. Thật mỉa mai khi chúng ta luôn tin tưởng là trẻ em bị xâm hại bởi những kẻ xấu xa, xa lạ ngòai xã hội nhưng thực tế cho thấy là người gây đau đớn nhiều nhất, thường xuyên nhất cho trẻ là chính những người lớn trong gia đình của trẻ, những người thân thiết và yêu thương trẻ nhất.

    Cảm giác của trẻ, suy nghĩ và mong ước của trẻ khi bị trừng phạt

    `Trẻ em nói rằng các em có cảm thấy buồn bã, tội lỗi và đau đớn khi bị trừng phạt thân thể và tinh thần. Trẻ chia sẻ rằng các em cảm thấy sợ hãi và đau đớn khi bị đánh đập. Bị mắng chửi làm cho trẻ cảm thấy bị sỉ nhục, không được yêu thương, tội lỗi và buồn bã. Việc bị sỉ nhục làm cho trẻ cảm giác nhục nhã và tức giận hơn bất cứ hình thức phạt nào khác.

    Khi trẻ bị trừng phạt đa số các bạn đều nghĩ ngay rằng sẽ không gây ra lỗi lầm hoặc không làm gì để bị phạt nữa. Tuy nhiên có nhiều bạn cũng nghĩ là người phạt em không tốt và quá ác với mình. Đôi khi các bạn tự hỏi mình vì sao mình bị phạt như thế. Các bạn cũng chia sẻ cảm giác bất lực, không có tí quyền gì, người lớn chẳng lắng nghe, hiểu và thông cảm gì cho mình cả. Các bạn nói có khi còn bị phạt một cách không công bằng nhưng chả có cơ hội để giải thích.

    Các bạn mong là sẽ không bao giờ bị trừng phạt thân thể hoặc ít bị trừng phạt thân thể. Rất nhiều bạn mong được bảo ban để sửa sai khi các bạn có lỗi hoặc bố mẹ chấp nhận lời xin lỗi của các bạn và bố mẹ hiểu và cảm thông với lỗi lầm của các bạn, khong tức giận và tha thứ cho các bạn. Nhiều bạn còn mong ước có ai đó để các bạn chia sẻ, trút hết tâm sự và suy nghĩ của mình

    Thế thì trẻ em mong gì nhỉ? Cách giáo dục tích cực trong gia đình và trường học

    Đa số các bạn đều trả lời là mình mong người lớn giáo dục trẻ bằng cách giải thích vể những lỗi lầm của mình và đưa ra lời khuyên để cho trẻ có tiến bộ hơn thay vì đánh mắng trẻ. Nhưng mà cũng có một số bạn nói rằng cách giáo dục hiệu quả nhất là đánh mắng trẻ. Điều này cho thấy có một số bạn đã cảm thấy việc đánh mắng trẻ là không chỉ là bình thường và hợp pháp mà còn cho rằng đây là cách tốt nhất để giáo dục trẻ em. Bạn thấy thế nào?
    Các bạn cũng phân biệt giữa cách giáo dục tốt nhât và các giáo dục tốt hơn hiện tại ví dụ như cách giáo dục tốt nhất là giải thích nhưng cách giáo dục tốt hơn hiện tại là đánh nhẹ vào mông hay mắng nhưng không sỉ nhục, không bị đánh vào đầu và mặt. Câu trả lời này cho thất các bạn nhỏ chấp nhận việc bị trừng phạt thân thề và chỉ tìm cách xin người lớn hãy nhẹ tay hơn. Phải chăng chúng ta không còn hi vọng được giáo dục bằng cách giải thích và khuyên bảo?

    Trừng phạt thân thể và tinh thần có áp dụng khác cho từng độ tuổi hay giữa trẻ em trai và gái hay là có khác biệt giữa dân tộc này với dân tộc kia không nhỉ?

    Nghiên cứu này cho thấy, cả ở nhà và ở trường, trẻ em gái bị mắng nhiều hơn và trẻ em trai bị đánh nhiều hơn. Cha thường đánh mắng con trai nhiều hơn trong khi mẹ thường đánh mắng con gái nhiều hơn con trai. Các bạn gái thì thường bị anh chị mình bắt nạt và đánh mắng nhiều hơn.

    Nhưng mà cha thường mắng chửi và sỉ nhục con gái nhiều hơn con trai. Các bạn gái bị cha mẹ, cha mẹ kế và anh chị mắng chửi và sỉ nhục hiều hơn các bạn trai. Ông bà thì ngược lại, đánh mắng cháu gái nhiều hơn nhưng lại sỉ nhục và đá cháu trai nhiều hơn.

    Các bạn nhỏ tuổi hơn thường bị đánh nhiều hơn trong khi các bạn tuổi lớn hơn hay bị mắng. Tuy nhiên các bạn ở độ tuổi lớn hơn cũng nói là mình cũng thường bị đánh. Các bạn lớn tuổi hơn thường phản ứng tức giận hơn nhiều so với các bạn nhỏ tuổi hơn khi bị phạt như thế.

    Cách mà các bạn trẻ trả lời về phạt em của mình cho thấy các em cũng sẽ dùng các biện pháp trừng phạt thể xác khi các em thành người lớn. phát hiện này cho thấy là trẻ em thấm nhuần từ người lớn là ai lớn hơn và mạnh hơn thì có thể phạt và đánh người nhỏ hơn và yếu hơn.

    Cả các bạn trai và bạn gái đều nói là mình cảm thấy buồn, tội lỗi và hối hận, đau đớn khi bị trừng phạt thân thể. Tuy nhiêncác bạn trai cảm giác tức giận và tội lỗi nhiều hơn so với các bạn nữa lại hay có cảm giác buồn bã và xấu hổ khi bị trừng phạt thân thể và tinh thần.

    Hầu hết các bạn khi bị phạt thường ước là mình đã không mắc lỗi và được xin lỗi nhưng các bạn trai thường ước là mình không bị đánh mắng, trong khi các bạn gái thì thường ước là người lớn hiểu mình và có ai đó để mình chia sẻ và được an ủi. Cách để làm vơi đi nỗi buồn của con trai và con gái cũng khác nhau đấy bạn ạ! Các bạn trai hay chơi game, chơi thể thao hay nghe nhạc để giải khuây trong khi các bạn nữ thì thường tìm người để chia sẻ

    Ở nhà, các bạn gái phải chịu nhiều áp lực hơn các bạn trai theo như số liệu trong báo cáo này. Các bạn gái bị đánh, mắng nhiều hơn so với các bạn trai vì không làm tốt việc nhà như người lớn mong đợi hay là vì nghịch ngợm. Các bạn gái cũng bị đánh mắng nhiều hơn bởi vì không vâng lời người lớn. Có vẻ như mọi người mong là trẻ em gái phải vâng lời hơn các bạn trai và phải làm việc nhà nhiều hơn các bạn trai theo truyền thống và vai trò của phụ nữ trong xã hội Việt Nam. Uhm, điều này có công bằng không nhỉ?

    Hầu hết các bậc người lớn mang dân tộc Kinh ở thành thị cho rằng con gái cũng phải đánh trong khi ở các dân tộc khác thì họ cho rằng không nên đánh con gái. Điều này có thể phản ánh mối quan hệ quyền lực dựa trên giới theo truyền thống của người Kinh.

    Bạn có ngạc nhiên không khi số liệu trong báo cáo này cho thấy hầu hết các trường hợp đánh mắng trẻ em đều do mẹ hoặc cô giáo làm. Điều này có thể giải thích được là do mẹ dành nhiều thời gian cho con cái hơn và trách nhiệm nuôi con cái hầu hư đổ hết lên vai của người mẹ. Tỉ lệ các cô giáo trong nhà trường thường cao hơn các thầy giáo trong nhà trường. Do vậy việc thống kê các số liệu sẽ cho thấy là cô giáo đánh học sinh nhiều hơn. Sự bất bình đẳng nam nữ trong xã hội hiện tại cũng là yếu tố góp phần vào việc này. Phụ nữ phải vừa làm việc cơ quan vừa làm việc nhà do đó nên áp lực lớn hơn, vì vậy rất dễ mất bình tĩnh không kiềm chế được mình do đó sẽ dẫn đến việc đánh con.
  2. Dotran

    Dotran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2004
    Bài viết:
    671
    Đã được thích:
    0
    Thế ở các vùng khác nhau, các dân tộc khác nhau thì việc đánh mắng trẻ em có khác nhau không nhỉ?
    Trẻ em dân tộc Kinh bị mắng nhiều hơn trẻ em các dân tộc khác. Nhưng trẻ em các dân tộc khác lại chọn mắng chửi là hình thức phạt tồi tệ nhất. Trẻ em trong các hầu hết các nhóm dân tộc khác nhau đều không đồng ý rằng ?o Bị mắng là người xấu thì còn đỡ hơn là bị đánh?. Chỉ có trẻ em người Mông là đồng ý với nhận định này. Vì sao có sự khác biệt này nhỉ? Chắc là chúng ta phải tìm hiểu thêm thôi.

    Trẻ em người Kinh bị đánh vào đầu, vào mặt, vào cánh tay và bàn tay nhiều nhất, trẻ em người hơ- rê lại bị đánh bằng roi nhiều nhất. Trẻ em Hơ-rê cũng cholà hình thức phạt quì là tệ nhất vì các em bị quì trên vỏ mít. Bị đuổi hay bị dọa đuổi ra khỏi nhà là hình thức phạt chỉ có trẻ em người Kinh bị, trong khi trẻ em dân tộc khác không bị hình thức này.
    Trẻ em các dân tộc khác thì bị đánh mắng và sỉ nhục nhiều hơn so với trẻ em người Kinh. Có lẽ là rào cản ngôn ngữ giữa các giáo viên người Kinh và các học sinh người dân tộc làm cho các giáo viên dễ mệt mỏi và nổi nóng hơn chăng? Trong khi trẻ em người kinh bị đánh bằng roi nhiều nhất trong nhà trường.
    Cha mẹ ở thành thị cho rằng không nên đánh mắng trẻ trong khi cha mẹ ở nông thôn thì cho rằng nên đánh mắng trẻ. Điều này dẫn đến việc nhiều trẻ em ở nông thôn nói rằng mình bị đánh hơn so với các bạn ở thành thị.
    Ở trường thì trẻ em ở thành thị bị đánh nhiều hơn so với các bạn ở nông thôn. Trong khi các bạn ở nông thôn thì bị mắng nhiều hơn.
    Mặc dù người đánh trẻ nhiều nhất là mẹ cả ở thànhthị và nông thôn nhưng các ông bố ở nông thôn đánh con nhiều hơn so với các ông bố ở thành thị
    Trẻ em có thái độ tương đối mâu thuẫn với nhau khi nói về trừng phạt thân thể. Các bạn một mặt nói rằng trừng phạt thân thể làvì lợi ích của các bạn và để giáo dục các bạn tuy nhiên cá bạn cảm thấy bị đau đớn, làm nhục, bị làm hại bởi những người lưon nói yêu thương mình.
    Lời nói và việc làm của người lớn có khác nhau trong vấn đề trừng phạt thân thể. Điều này thể hiện rõ nhất trong khi phỏng vấn các giáo viên. Họ biết rằng cần phải giáo dục trẻ em bằng các biện pháp không sử dụng bạo lực và họ cũng nói ra điều này khi được hỏi. Tuy nhiên số liệu thực tế về các trường hợp trừng phạt thân thể và tinh thần trong nhà trường chứng mình rằng họ vẫn sử dụng các hình thức đánh mắng khi phạt trẻ em trong nhà trường.
    Các bậc cha mẹ thì thẳn thắng hơn. Họ thừa nhận là có đánh mắng con cái. Cha mẹ nghĩ là họ hòan toàn có quyền đánh mắng con cái mình do đó họ thừa nhận việc này rất dễ dàng.
    Việc có sự khác biệt trong lời nói và việc làm cho thấy không phải là người lớn không biết cách giáo dục không sử dụng bạo lực mà họ cảm thấy khó và mất thời gian. Vì vậy khi vận động thay đổi cần chú ý vào việc làm cho họ thay đổi cách giáo dục thự tế bằng cách hứơng dẫn họ cách áp dụng các hình thức giáo dục một cách dễ dàg chứ không chỉ là nâng cao nhận thức. Vì họ thực sự đã có nhận thức rồi.
    Trẻ em thường làm gì sau khi bị phạt?
    Các bạn nói rằng để tránh bị phạt các bạn thường cố gắng ngoan ngõan, gương mẫu làm tốt hơn mọi việc và vâng lời người lớn, tránh không mắc lỗi, làm việc cẩn thận hơn và làm việc nhà.

    Các bạn tham gia phỏng vấn nói rằng các bạn ít khi chia sẻ với ai việc mình bị đánh mắng. Có nhiều bạn thường thích ở một mình sau khi bị đánh mắng. Có nhiều bạn thì ngủ hay giả vờ ngủ. Các bạn 3 nông thôn thì hay ra bờ suối, bờ sông để khuây khỏa trong khi các bạn ở thành thị thì ra ngồi ngòai hè hay chơi với chó mèo hoặc thú nhồi bông cho khuây khỏa.
    Các bạn thường tìm đến bạn mình để tâm sự và chia sẻ. Ờ nhà khi bố phạt thì các bạn thường nhờ ông bà bênh vực, mẹ phạt thì nhờ bố bênh vực, anh chị đánh thì mách với bố mẹ. cách này phần nào phản ánh về thứ bậc trong gi đình như ông bà là to nhất sau đó dến bố rồi mới đến mẹ và anh chị.
    Hệ thống hỗ trợ khi các bạn bị trừng phạt thân thể
    Hầu như không có vì các cơ quan chịu trách nhiệm bảo vệ trẻ em như ủy ban dân số thì thiếu người không được trang bị đủ kiến thức về quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em. Cơ quan công an và phụ nữ thì chưa thật sự làm cho trẻ em thỏai mái khi đến trình báo nhờ giúp đỡ. Nơi mà trẻ cảm thấy dễ chia sẻ nhất là đòan thanh niên thì lại không có chức năng và không xác định cũng như báo cáo về các trường hợp xâm hại trẻ em.
    Vậy thì, nghiên cứu này đề nghị làm gì để trẻ em không bị đánh mắng nữa bạn nhỉ? Hãy xem thử xem bạn có đồng ý với những đề nghị dưới đây không?
     Ban hành luật cấm trừng phạt thân thể trẻ em trong gia đình nhà trường và ở tất cả các nơi khác.
     Có hệ thống giám sát việc chấp hành luật này thông qua Ủy ban Dân số Gia đình và trẻ em, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên và Công an
     Làm cho mọi người biết rằng đánh mắng trẻ em là sai. Các chiến dịch tuyên truyền để mọi người thay đổi cách giáo dục trẻ cho cha mẹ ông bà cần đưa ra một sự thực qua nghiên cứu là trẻ em bị đánh mắng (trừng phạt thân thể và tinh thần) ở nhà nhiều nhất.
     Cần tập trung hơn nữa việc tuyên truyền cho các bà mẹ cũng như các cô giáo thông qua Hội Phụ nữ. Vì hội phụ nữ gần gũi và có mạng lưới ở tận cấp thôn xóm, ấp, khu phố
     Các thông điệp cho các chiến dịch cần cụ thể ví dụ: ?oÔng bà ơi, xin đừng đánh mắng cháu khi cháu phạm lỗi?
     In và cung cấp tài liệu về cách làm cha mẹ tốt, cách nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em cho cha mẹ, thầy cô và những người có liên quan khác để khyến khích việc giáo dục trẻ em không sử dụng bạo lực.
     Tập huấn cho cha mẹ, thầy cô và những người có liên quan về cách giáo dục trẻ em không dùng roi vọt, cách kiềm chế sự giận dữ và quyền trẻ em cũng như cách giảng dạy lấy trẻ em làm trung tâm cho các thầy cô giáo tương lai trong các trường sư phạm
     Lập ra các văn phòng trợ giúp của Đòan Thanh niên, Hội Phụ Nữ, Ủy Ban Dân số Gia đình và Trẻ em để trẻ em có thể đến nhờ giúp đỡ trong trường hợp gặp bạo lực.
     Cải thiện nội dung giảng dạy về quyền trẻ em trong trường học. Cần hướng dẫn cho trẻ biết phải báo cáo với ai khi bị xâm hại. Bởi vì nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ thường tâm sự với bạn bè mình khi bị đánh mắng hay có chuyện buồn nên các bạn trẻ cũng cần được tập huấn để khuyên bạn mình nên làm gì một cách đúng đắn hay biết làm gì khi gặp phải các trường hợp xâm hại.
     Mở rộng và giới thiệu rộng rãi hệ thống những người tư vấn hay các chuyên gia tâm lý để cho trẻ em và người lớn có thể tìm đến dễ dàng khi cần
     Tạo ra nhiều sân chơi, diễn đàn để người lớn có thể nói và lắng nghe ý kiến của trẻ em nói về vấn đề bạo lực với trẻ em. Người lớn cần xem xét các kiến nghị của trẻ em khi xây dựng các chính sách và các chương trình mới. Khuyến khích và mở rộng sự tham gai thật sự của trẻ em trong các nghiên cứu, khảo sát về những vấn đề cóliên quan đến cuộc sống của trẻ em.
     Mời trẻ em cùng tham gia thiết kế và thực hiện các chiến dịch và chương trình liên quan đến trẻ em.
     Plan, Cứu trợ trẻ em Thụy Điển và Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc cũng như các tổ chức phi chính phủ khác cần có các họat động tiếp theo sau nghiên cứu này, đặc biệt làở các vùng đã được nghiên cứu tránh tình trạng ?ođánh trống bỏ dùi?. Các chương trình cần mời trẻ em cùng tham gia thiết kế và thực hiện
     Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em cần đẩy mạnh hơn nữa vai trò làm người liên kết và cầu nối đối với các nỗ lực của chính phủ, các cơ quan liên hiệp quốc, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế cũng như các tổ chức quần chúng, xã hội khác trong nước nhằm xóa bỏ đi việc trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em.
    Còn bạn, bạn có đề nghị gì không nhỉ ?
  3. breaking_news

    breaking_news Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    1.200
    Đã được thích:
    0
    Tớ đã đọc và thích chủ đề này. Tớ muốn có một bản Tiếng Anh của nghiên cứu này. PM cho bạn e-mail của tớ rồi, gửi cho tớ nhé.
    Tớ đã có một thời gian làm việc với trẻ em, được đào tạo về Child Protection Policy khá kỹ. Tại các nước phát triển, Luật Bảo vệ Trẻ em rất chặt chẽ và nghiêm ngặt. Những người làm việc liên quan đến trẻ em đều phải học rất nhiều Quy định. Đó là kết quả của nhiều năm vận động, đấu tranh và xây dựng Luật.
    Một hướng của các nhà tài trợ quốc tế khi vào Việt Nam là hỗ trợ để củng cố chính sách. Điều này là tương đối xa lạ với Việt Nam vì vận động để thay đổi Luật một cách rộng rãi trong công luận chưa phải là một thói quen. Cá nhân tớ ủng hộ cách làm theo hướng này. Khi thay đổi nguyên tắc pháp lý, cơ chế cũng sẽ thay đổi theo và sự tác động sẽ trở nên sâu rộng và căn bản.
    Bạo ngược với trẻ em - hay hành hạ về thân thể là một vấn đề mà từ xưa xã hội mình đều công nhận nhưng việc hạn chế hầu như rất kém. Mọi người đều nghĩ, thôi đó là việc của người ta và mình không có quyền gì. Không chỉ đánh đập = hành hạ về thể xác, mà chửi bới, hoặc thể hiện những hành vi xấu gây ảnh hưởng đến lối sống và tâm lý của trẻ = hành hạ về tâm lý cũng rất đáng bị lên án. Không gì đau khổ hơn những đứa trẻ bị bạo ngược. Dấu ấn này sẽ theo trẻ suốt đời và ảnh hưởng đến cách suy nghĩ về sau không thể nào lành được.
    Tớ sẽ suy nghĩ kỹ về các biện pháp mà các bạn đã khuyến nghị và đóng góp trong phạm vi có thể. Tuy nhiên, có nhiều thông tin còn đang thiếu, như phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phương pháp đo lường, phạm vi triển khai, lộ trình triển khai, kết quả dự kiến.... Bạn rảnh post luôn lên đây nhé
  4. uongnuocche

    uongnuocche Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    (Khong ai mat thoi gian reply neu ko xay dung. Co the cach trinh bay hoi manh... thong cam nhe :D )
    Xin chao,
    Nghien cuu rat hay. Va cam on ban da cho toi co hoi duoc hoc hoi them. Vi tam long cua ban nen toi cung thay hung thu khi tranh luan voi ban 1 so dieu :
    1- Neu muc dich cua ban la hoi xem: van phong nhu the nay da duoc goi la ?omem hoâ? hay chua thi toi khang dinh luon: ?oban da that bai? :D
    - Van phong cua tieng Anh, can chuyen ve cac cau chu dong nhieu hon.
    - Gan nhu chi them vai cau mao dau ?oyeu yeu? kieu tre con ?o nhi?? ?ogi day?? con doan sau la nguyen xi phan ket qua nghien cuu (ma sao dinh nghia lai dua vao phan ket qua nhi ?)
    - so on
    2- Ve cac phat hien moi trong ket qua nghien cuu, cho phep tranh luan teo:
    - « T? l? các cô giáo trong nhà trỈờng thỈờng cao hỈn các thầy giáo trong nhà trỈờng. Do vậy vi?c th'ng kê các s' li?u sẽ cho thấy là cô giáo 'ánh học sinh nhiều hỈn. » ---> Can quan tam den bien so « tan suat » cua viec danh tre. Van de la can xac dinh can nguyen/ yeu to tac dong cua van de. Neu cau giải thich nguyen nhan cua viec me danh tre la do « ap luc » thi dung nhung giai thich viec co giao danh tre nhieu la do «nganh giao duc tuyen nhieu co giao » thi that la thieu hieu biet ve viec xac dinh ca(n nguyen ---> xem lai nha !
    - « Vi?c có sự khác bi?t trong lời nói và vi?c làm cho thấy không phải là ngỈời l>n không biết cách giáo dục không sử dụng bạo lực mà họ cảm thấy khó và mất thời gian. Vì vậy khi vận 'Tng thay '.i cần chú ý vào vi?c làm cho họ thay '.i cách giáo dục thự tế bằng cách hứỈng dẫn họ cách áp dụng các hình thức giáo dục mTt cách d. dàg chứ không ch? là nâng cao nhận thức. Vì họ thực sự 'ã có nhận thức r"i.? ---> Neu ban dua ra ket luan nay thi chac chua can den nghien cuu chung ta cung biet. Vay, yeu to nao tac dong den hanh vi cua cha me ? Da co nhan thuc, vay ho da thu thay doi chua hanh vi chua hay thay doi roi ma that bai/ hay noi cach ho dang o giai doan nao cua qua trinh thay doi hanh vi, mo hinh thay doi hanh vi va cach tiep can nao phu hop trong hoan canh nay ? Day la cai can dem ra ban luan va so sanh. Chu ban noi kieu « khau hieu » the thi vo nghia.
    - Doc phan khuyen nghi toi lai thay co van de. Roi rac va lung cung. Tom lai la 1 hanh lang phap li, 1 moi truong thuan loi va roi lai truyen thong cho ba me. Trong khi o tren da noi la CO KIEN THUC ROI MA. Hic.
    - Vai tro cua ban than tre em chua duoc de cap? Tre em cam thay the nao khi ban/ anh/ chi / em bi trung phat (du ko phai minh). Sao khong nang cao kha nang cua cac em noi len tieng noi cua chinh minh.
    - Toi thay 1 thiet ke mo ta cat ngang don thuan ko noi duoc nhieu nhu cach cac ban noi. Cac bien no tiem tang co le chua duoc dua vao khi phan tich trong giai doan thiet ke nghien cuu. Ro rang thay ngay khi phan tang thi yeu to thanh thi nong thon lam thay doi co cau gioi cua nhung nguoi hay trung phat. Mot nguoi can bo binh thuong cung nhan thay co nhung sai chech tiem tang bao phu len su ket hop quan sat duoc.
    - Ma toi ko dong y chut nao voi cach suy dien can nguyen. Thiet ke nhu vay, cac bien so va cach phan tich co du co so de danh gia bang chung hay khong?
    - Chang thay tim hieu li do danh tre/ dong co trung phat cua bo me va cach yeu to anh huong ---> chang ra duoc cai khuyen nghi nao sau sac
    - Khuyen nghi mot loat nhung thu khong suy ra tu nghien cuu. Ma cung chang can suy ra tu nghien cuu.
    - Uu diem : Quy mo, cach chon mau co le da dai dien : sinh thai, gioi,....(ko co nhieu thong tin de nhan xet), co gia tri ngoai suy cao. Nhung ro rang ket luan duy nhat la : « Day la mot van de. No co hinh dang nhu the nay » Khuyen nghi : can lam ro can nguyen. Thuc ra co the lam tu khi thiet ke nghien cuu nay de giam chi phi rat nhieu.
    Noi chung toi rat thang than va xay dung. Neu cau thay ko thich thi YM (uongnuocche@yahoo.com) de toi xoa di nhe. Chuc vui ve.
    Ma toi tuong cai cho cau lam chuyen nghiep lam chu nhi????
  5. vickynguyen

    vickynguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Cool quá, rất hay các bạn thảo luận về đề tài này. BN có hoạt động trong U.N không ?
  6. Dotran

    Dotran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2004
    Bài viết:
    671
    Đã được thích:
    0
  7. Dotran

    Dotran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2004
    Bài viết:
    671
    Đã được thích:
    0
    Từ ngày 14 - 18/8/2006, mình sẽ tổ chức một lớp tập huấn cho giáo viên và các cán bộ giáo dục trong dự án "Môi trường học thân thiện với trẻ" của tỉnh tiền giang tại Đà lạt Về chủ đề " Trừng phạt thân thể trẻ em. Có một số bạn Pm đã cho mình nói là quan tâm đến các khoá tập huấn về trẻ em. Nếu bạn nào ở phía nam muốn tham dự xin vui lòng liên hệ với mình theo email: hungthuy71@gmail.com. Xin nói trước là chỉ còn vài ba chỗ trống. Nên mình không thể đảm bảo là ai đăng ký cũng có chỗ. Mình hi vọng là lần sau có thể mời thêm được nhiều bạn hơn
    Thân ái
  8. Dotran

    Dotran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2004
    Bài viết:
    671
    Đã được thích:
    0
    Mình sẽ tỗ chức một lớp tập huấn dành cho các giáo viên tỉnh Tiền giang về "Trừng phạt thân thể trẻ em" trong dự án " môi trường học thân thiện tại đà lạt từ ngày 14- 18/8/06. Một số bạn trước đây đã pm cho mình là muốn tham gia các lớp tập huấn về trẻ em. Xin vui lòng pm cho mình hoặc email vào naocanhcung@yahoo.com nếu bạn muốn tham dự. Xin thông báo trước là chỉ còn vài chỗ nên không phải bạn nào đăng ký cũng được mời. Hi vọng là lần sau mình có thể mời được nhiều bạn hơn
    Thân

Chia sẻ trang này