1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhớ lại quá khứ - Những ngày này năm xưa

Chủ đề trong 'Vĩnh Phúc' bởi haromeo, 30/08/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. haromeo

    haromeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2004
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Nhớ lại quá khứ - Những ngày này năm xưa

    Sáu mươi năm về trước, vào ngày mùng 2 tháng 9 , tại quảng trường Ba Đình, một địa danh đã đi vào lịch sử của dân tộc, nơi ấy, Bác Hồ kính yêu đã đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt nam dân chủ cộng hòa.
    Mời mọi người đọc lại Nội dung bản tuyên ngôn độc lập, để Tự Hào vì chúng ta người Việt Nam:

    "Hỡi đồng bào cả nước,

    Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
    Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
    Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.
    Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
    Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
    Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
    Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
    Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
    Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
    Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
    Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
    Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
    Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.
    Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.
    Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói.
    Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không "bảo hộ" được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật.
    Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần ********* đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng lại thẳng tay khủng bố ********* hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.
    Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, ********* đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.
    Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
    Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
    Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.
    Bởi thế cho nên, chúng tôi, lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.
    Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp.
    Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.
    Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!
    Vì những lẽ trên, chúng tôi, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:
    Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. "


    Nếu anh bắn vào quá khứ bằng một khẩu súng lục
    Thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng một khẩu đại bác.
  2. Vang_Chao_Bac

    Vang_Chao_Bac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2005
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Giật cả mình , cứ tưởng cái gì . Hoá ra Tuyên Ngôn Độc Lập .
    Mà cái này fải tuyên truyền cho các em , các cháu chứ không khéo mai sau chúng lại bảo bài này của ông Trần Huy Liệu hay gì gì đó ,cũng nên
  3. haromeo

    haromeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2004
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Sau những mốc thời gian nhất định, chúng ta thường hay làm tổng kết và nhìn lại quá trình phát triển của mình, xin trích đoạn lại các thời kỳ phát triển của đất nước Việt Nam ta để các bạn cùng có cái nhìn tổng thể về tổ quốc yêu quý của mình.
    Thời tiền sử
    Khu vực nay là Việt Nam đã có người ở từ thời kỳ đồ đá cũ. Các nhà khảo cổ đã tìm nơi người ở tại Thanh Hóa vài nghìn năm trước. Các nhà khảo cổ đã liên kết sự khởi đầu của nền văn minh người Việt ở cuối thời kỳ đồ đá mới và đầu thời kỳ đồ đồng. Nền văn hóa Phùng Nguyên, nằm xung quanh tỉnh Vĩnh Phú ngày nay xuất hiện từ năm 2000 đến 1400 TCN. Đến khoảng 1200 TCN, sự phát triển của kỹ thuật trồng lúa nước và đúc đồ đồng trong khu vực sông Mã và đồng bằng sông Hồng đã dẫn đến sự phát triển của nền văn hóa Đông Sơn, nổi bật với các trống đồng. Các vũ khí, dụng cụ, và trống đồng được khai quật của văn hóa Đông Sơn cho thấy sự ảnh hưởng của Đông Nam Á và cho thấy rằng kỹ thuật đúc đồ đồng bắt nguồn từ đây. Nhiều mõ đồng nhỏ xưa đã được khai quật ở miền bắc Việt Nam. Nền văn hóa Đông Sơn có điểm giống nhau với những nền văn hóa được khai vật khác tại Đông Nam Á vì các nhà khảo cổ đã tìm thấy quan tài và lọ chôn hình thuyền, nhà sàn, và bằng chứng về phong tục ăn trầu và sơn răng đen.
    Thời Hồng Bàng
    Việt Nam đầu tiên có tên là Lĩnh Nam và chỉ bao gồm một vùng rộng lớn phía nam núi Ngũ Lĩnh của Trung Quốc (Động Đình Hồ, Tượng Quận, Quế Lâm, Nam Hải) và khu lưu vực sông Hồng Hà (ngày nay nơi đây là trung tâm miền Bắc Việt Nam). Theo tục truyền, đời Hùng Vương trị vì nước Văn Lang của người Lạc (tên này được gi trong sử sách người Trung Quốc, được cho là tên gọi đầu tiên của người Việt). Trong thế kỷ 3 TCN, vua Hùng Vương thứ 18 bị An Dương Vương từ nước Thục cướp ngôi. An Dương Vương thống nhất nước Thục và Văn Lang để tạo ra Âu Lạc, xây thành tại Cổ Loa, khoảng 35 km cách Hà Nội ngày nay. Tuy nhiên, trong năm 208 TCN quân của tướng nhà Tần tên là Triệu Đà xâm chiếm nước Âu Lạc.
    to be continued
    ------------------------------------
    "Hiểu về lịch sử để tự hào nòi giống
    Thông về địa lý để hướng tới năm châu"

    Được haromeo sửa chữa / chuyển vào 12:58 ngày 30/08/2005
  4. haromeo

    haromeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2004
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Thời bắc thuộc
    Nam Việt
    Khi nhà Hán lên ngôi, Triệu Đà không phục và thống nhất các khu vực ông quản lý ở miền nam Trung Quốc và miền bắc Việt Nam ngày nay và tạo ra một vương quốc tên là Nam Việt. Chữ Việt (Yue) là tên được dùng bởi người Trung Quốc cho những người đang sống ở lề phía nam của đế quốc nhà Hán, kể cả thổ dân đồng bằng sông Hồng. Triệu Đà chia vương quốc Nam Việt thành 9 quận quân sự, ba quận phía nam - Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam - là phần miền bắc Việt Nam ngày nay. Các chúa Lạc vẫn cai quản vùng châu thổ sông Hồng, nhưng với địa vị chư hầu cho Nam Việt.
    Nhà Hán
    Năm 111 TCN, quân của Hán Vũ Đế đánh bại con cháu Triệu Đà và đưa Nam Việt vào đế quốc của nhà Hán. Người Trung Quốc muốn cai quản miền châu thổ sông Hồng để có điểm dừng cho tàu bè đang buôn bán với Ấn Độ và Indonesia. Trong thế kỷ thứ nhất, các tướng Lạc vẫn còn được giữ chức. Trong thế kỷ 1 công nguyên, Trung Quốc bắt đầu chính sách đồng hóa các lãnh thổ bằng cách tăng thuế và cải tổ luật hôn nhân để biến Việt Nam thành một xã hội phụ hệ để dễ tiếp thu quyền lực chính trị hơn. Một cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo đã vùng lên tại Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam trong năm 39. Trong vòng hai năm, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt bởi tướng Mã Viện, và Hai Bà Trưng lao xuống sông tự tử.
    Trong hơn 1.000 năm bị Trung Hoa cai trị, người Việt chịu ảnh hưởng nhiều thể chế chính trị và xã hội của người Hoa, hệ thống chữ Hán, nghệ thuật và giáo dục của người Hoa.
    Người Việt cũng chịu ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa đang phát triển ở Đông Á. Mặc dù lúc đó Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo và sau đó là Phật giáo Nguyên thủy. Phật giáo Đại thừa được hòa trộn với Nho giáo, Lão giáo và thêm vào đó là các tín ngưỡng dân gian địa phương.
    Dấu ấn ảnh hưởng người Hoa cao nhất của người Việt là vào thời nhà Đường (618-907) khi đó Việt Nam được đặt tên là An Nam (tức là phương nam thái bình). Tuy nhiên, khác hẳn với sự mong muốn của người Hoa, người Việt không bao giờ bỏ ý định giành độc lập cho quốc gia của họ.
    to be continued
    ------------------------------------
    "Hiểu về lịch sử để tự hào nòi giống
    Thông về địa lý để hướng tới năm châu"

  5. haromeo

    haromeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2004
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Thời phong kiến độc lập
    Trận đánh lịch sử trên sông Bạch Đằng, của Ngô Quyền, năm 939, chấm dứt thời kỳ bắc thuộc, mở đầu cho thời kỳ độc lập của Việt Nam. Trận đánh được mô tả bằng hình vẽ trên lụa dưới con mắt của họa sĩ Năng Hiển
    Năm 939, Việt Nam giành được độc lập và tổ chức lại Nhà nước. Đôi khi các vương triều Trung Hoa có mang quân sang xâm lấn, nhưng đều bị Việt Nam đẩy lùi. Đặc biệt là vào thế kỷ 13 khi Trần Hưng Đạo đánh đuổi nhà Nguyên và hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn đến ba lần. Mãi đến năm 1407, nhà Minh mới thành công trong việc xâm chiếm Việt Nam và cai trị nước này trong 20 năm, nhưng cũng bị Lê Lợi, một trong những anh hùng dân tộc của Việt Nam, đánh đuổi và sau đó thành lập nhà Hậu Lê (1428-1789).
    Lịch sử Việt Nam độc lập từ thế kỷ 10 mang dấu ấn của hai khuynh hướng chính. Đầu tiên là sự phát triển nhà nước Nho giáo và mô hình văn hóa kiểu Trung Hoa. Thế kỷ 15, Việt Nam có một cơ cấu chính quyền tương tự nước láng giềng Trung Hoa. Luật pháp, cơ cấu hành chính, văn chương và nghệ thuật đều theo kiểu Trung Hoa. Thứ hai, Việt Nam tiến hành sự bành trướng xuống phương nam. Với một quân đội có tổ chức hơn, cuộc Nam tiến nhằm tìm đất nông nghiệp để cung cấp lương thực cho sự gia tăng dân số của Việt Nam. Giữa thế kỷ 11 và thế kỷ 17, Việt Nam đã tiêu diệt Vương quốc Champa (mà ngày nay là miền trung Việt Nam). Sau đó, xâm chiếm đồng bằng sông Mekong của người Khmer và, đến thế kỷ 19, cạnh tranh với Thái Lan ở Cambodia. Nhưng đến năm 1863 thì Pháp lại trở thành người thật sự chiến thắng ở đây.
    Cuộc Nam tiến làm cho xã hội Việt Nam càng thêm phân hóa. Vào thế kỷ 16 đất nước có nội chiến và đến thế kỷ 17 đất nước bị chia đôi: chúa Trịnh ở miền bắc và chúa Nguyễn ở miền nam. Biên giới chia đôi không xa mấy với biên giới phi quân sự trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam (1954-1975). Trong hai thế kỷ 17 và 18, nhà Nguyễn ở miền nam tiếp tục mở rộng đất nước.
    Sự khác biệt về văn hóa giữa hai miền có lẽ bắt nguồn từ cuộc Nam tiến này. Văn hóa Nho giáo trong chính quyền miền nam không phát triển nhiều, do họ chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa Champa, Khmer và Thượng. Ngày nay, người miền bắc tiết kiệm, bảo vệ nhóm, giỏi ứng xử và có tài vận dụng trí óc; người miền nam thoải mái trong đời sống, trong suy nghĩ và thẳng thắn. Tổ chức hành chính cũng khác biệt. Cách tổ chức chính quyền tỉ mỉ ở miền bắc đã được đơn giản hóa ở miền nam.
    Dưới ách cai trị của nhà Trịnh ở miền bắc và của nhà Nguyễn ở miền nam cũng như nội chiến liên miên đã làm cho đời sống người dân thêm cùng quẫn. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân đã nổ ra song phần lớn chịu thất bại. Phong trào nổi dậy Tây Sơn bùng nổ năm 1771. Đó là một cuộc "cách mạng nhân dân" rộng lớn đã quét sạch hai chế độ nhà Nguyễn và nhà Trịnh đã chia đôi đất nước, cũng như bãi bỏ nhà Hậu Lê chỉ có danh nghĩa. Nguyễn Huệ (Tây Sơn) đã trở thành vua Quang Trung nổi tiếng đánh tan 29 vạn quân xâm lược nhà Thanh vào tết Kỷ Dậu 1789.
    Cuộc nổi dậy cũng đẩy lùi cuộc xâm chiếm của người Hoa, và thay đổi thương gia người Hoa ở Việt Nam. Họ chỉ thực sự bị lúng túng khi điều hành chính quyền thực tế. Một người thuộc nhà Nguyễn ở miền nam là Nguyễn Phúc Ánh, với sự hậu thuẫn của Pháp đã khuất phục được cuộc nổi dậy vào năm 1802. Ông lên làm vua, lấy niên hiệu là Gia Long và trở thành vua đầu tiên cai trị một đất nước thống nhất với hai đồng bằng phì nhiêu nối với nhau bằng một dải duyên hải.
    Gia Long (1802-1820) đóng đô ở Huế (trung tâm của đất nước). Ông cho xây dựng Huế tương tự như Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh. Gia Long và con trai Minh Mạng (cai trị 1820-1841) đã cố gắng xây dựng Việt Nam theo khái niệm và phương pháp hành chính Trung Hoa. Nhưng cố gắng này sau đó đã gây ra một thảm họa. Từ thập niên 1830, giới trí thức Việt Nam (đại diện tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ) đã đặt ra yêu cầu học hỏi phương Tây để phát triển công nghiệp - thương mại, nhưng họ chỉ là thiểu số. Đáp lại, vua Minh Mạng và những người kế tục (Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Đức (1847-1883)) chọn chính sách đã lỗi thời là coi trọng phát triển nông nghiệp (dĩ nông vi bản) và ngăn cản tôn giáo từ phương tây, Thiên chúa giáo.
    Những nhà truyền giáo người Pháp thực sự có mặt ở Việt Nam từ giữa thế kỷ 17. Họ cũng hỗ trợ nhân lực và vật lực cho nhà Nguyễn trong cuộc chiến với nhà Tây Sơn. Đến giữa thế kỷ 19, có khoảng 450.000 người cải đạo sang Thiên chúa giáo. Chính quyền thực sự lo ngại sự hình thành của một tôn giáo có tổ chức nên đã sát hại những người theo đạo Thiên chúa giáo và san bằng nhiều xóm đạo.
    Thời Pháp thuộc
    Năm 1858, hải quân Pháp đổ bộ vào cảng Đà Nẵng và sau đó xâm chiếm Sài Gòn. Năm 1862, Tự Đức ký hiệp ước nhượng cho Pháp Sài Gòn và ba tỉnh lân cận. Năm 1869, Pháp chiếm nốt ba tỉnh kế tiếp để tạo thành một lãnh thổ thực dân Cochinchine (Nam kỳ). Pháp xâm chiếm những phần còn lại của Việt Nam từ năm 1883 đến năm 1885 trong một cuộc chiến phức tạp ở miền bắc. Miền bắc khi đó rất hỗn độn do những mối bất hòa giữa người Việt và người Hoa lưu vong. Chính quyền Việt nam không thể kiểm soát nỗi mối bất hòa này. Cả Trung Hoa và Pháp đều coi khu vực này có tầm ảnh hưởng của mình và gửi quân đến đó nhưng cuối cùng thì người Pháp đã chiến thắng.
    Pháp tuyên bố là họ sẽ "bảo hộ" Bắc kỳ (Tonkin) và Trung kỳ (Annam), nơi họ tiếp tục duy trì các hoàng đế bù nhìn cho đến Bảo Đại (1926-1945 - và sau đó như một quốc trưởng 1949-1956). Năm 1885, các quan lại Việt Nam tổ chức một phong trào kháng chiến Cần Vương chống Pháp nhưng thất bại.
    Những người Việt cấp tiến đã thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng (giống Quốc Dân Đảng ở Trung Hoa) năm 1927. Tuy nhiên, đến năm 1930, sau khi cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại thì Quốc Dân Đảng bị suy yếu nghiêm trọng. Cùng năm, một số thanh niên Việt Nam theo chủ nghĩa Marx-Lenin thành lập Đảng Cộng Sản Đông Dương, nhưng cũng mau chóng trở thành mục tiêu tiêu diệt của Pháp mặc dù tổ chức của họ thân thiện với Mặt trận Bình dân trong chính quyền Pháp.
    Nhật tấn công Đông Dương vào năm 1940 và nhanh chóng thỏa thuận được với chính quyền Vichy ở bên Pháp để cho Nhật toàn quyền cai trị Đông Dương. Thực dân Pháp chỉ tồn tại đến tháng 3 năm 1945 khi Nhật tấn công toàn bộ Đông Dương. Nhật thiết lập một chính quyền Bảo Đại bù nhìn ngay sau đó.
    ********* (viết tắt của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội) thành lập năm 1941 như là một mặt trận của Đảng Cộng Sản Đông Dương được điều hành từ Pắc Bó (ở biên giới Việt-Trung) bởi Hồ Chí Minh (khi ấy 51 tuổi) khi ông trở về nước lần đầu tiên kể từ năm 1911, mặc dù ông có liên hệ với những người Cộng sản trong nước trong các thập niên 1920 và 1930.
    Đầu năm 1945, Việt Nam rơi vào một tình trạng hỗn loạn. Chiến tranh đã làm kiệt quệ nền kinh tế, người Nhật chiếm lấy lúa gạo và các sản phẩm khác, cộng thêm là thiên tai gây cho Tonkin và Annam có nạn đói (Nạn đói Ất Dậu). Ước tính đã có khoảng hai triệu người chết vì nạn đói này, trước khi "Cách mạng tháng tám" của ********* xảy ra.
    Ngay sau khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh, quân ********* (dưới ngọn cờ dộc lập dân tộc hơn là xã hội chủ nghĩa) giành lấy quyền lực ở miền bắc và miền trung Việt Nam. Họ kém thành công hơn ở miền nam. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Nam thống nhất và độc lập.
    to be continued
    ------------------------------------
    "Hiểu về lịch sử để tự hào nòi giống
    Thông về địa lý để hướng tới năm châu"

    [/quote]
  6. what_if

    what_if Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2003
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    Hic, đọc tiêu đề tưởng topic này nói về những kỷ niệm mọi người đã có đúng vào ngày này năm ngoái, năm kia, năm kia kia, năm kia kia kia, năm kia kia kia kia... gì đấy.
    Ví dụ:
    - 30/8/2004: hình như hôm ấy mình có đạp cho Fozd 1 nhát :D (ví dụ thôi :-ss)
    - 30/8/2003: đang nghỉ hè ở nhà, anh hàng xóm cười 1 cái rõ tươi với mình (vẫn ví dụ )
    - 30/8//2002: ....
    Hoá ra là lịch sử ạ :((. Mà thế cũng được, có điều toàn số liệu khô khan thế này, 1/2 sẽ không đọc, 1/3 sẽ đọc lướt qua và số còn lại đọc xong rồi quên 1/2 (đấy là còn lạc quan chán :D)
  7. haromeo

    haromeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2004
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    -----------------------------------------------------
    What_if thân mến,
    What_if hiểu về cái topic này như thế là đúng rồi đó, đây là nơi mà mọi thành viên có thể viết vào những gì đáng nhớ của mình hoặc liên quan đến mình trong thời gian đã qua - một khoảng thời gian đủ dài để được gọi là quá khứ - Haromeo cũng thế, chỉ muốn mọi người nhớ về Lịch sử phát triển đất nước mình nhân dịp kỷ niệm 60 năm quốc khánh 2-9 thôi mà.
    Sau khi hết luồng sự kiện này, sẽ là luồng sự kiện khác. Ví dụ như ngày 30-8-198x, có một cô bé sau này có nick là What_if khóc nhè vì phải đến trường học một mình
    Tinh thần là thế nhé, chúc mọi người có những memory thật đáng nhớ và đáng yêu.
    u?c fozd s?a vo 13:59 ngy 30/08/2005
  8. haromeo

    haromeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2004
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Amazonsky ạ, nhật ký thì theo mục ngày này năm nay là đúng rồi. Viết nhật ký cũng rất hay đấy, nhưng nhật ký của online là nhật ký để ngỏ đó nghe, vì thế mình phải viết nghiêm túc để mọi người cùng hiểu đúng về mình và tôn trọng mình hơn, và dựa vào đó để đồng cảm và chia sẻ với mình.
    Còn mục này, lại khác một chút, là mọi người cùng nhìn lại những sự kiện lớn, những mốc của mỗi người để đánh dấu sự thành đạt...
    Bạn biết không? Ngày trước, mỗi khi đạt được một điều gì đó, ví dụ như đỗ tốt nghiệp, đỗ đại học, rồi tốt nghiệp đại học, rồi đỗ cao học...mình chẳng thấy có cảm xúc gì cả; dường như đối với mình, những điều ấy là đương nhiên phải đến, cho đến khi, mình đi thi một môn và giáo viên nước ngoài hỏi mình: Quá trình phát triển của bản thân bạn như thế nào? Điều gì làm nên những thành công ấy?... Mình chẳng biết nữa, mặc dù mình biết và hiểu rõ là con người mình làm nên những cái đó.
    Sau khi xong môn ấy, mình thấy mình cần phải remind lại cái history của mình, để cảm thấy tự tin và tự hào rằng mình đã đứng và phát triển trên đôi chân của chính mình. Đấy là mình tâm sự với bạn về suy nghĩ của riêng mình trong quan niệm history - lịch sử.
    Còn lịch sử của dân tộc, lúc trước, mình thấy Sử chẳng có gì quan trọng cả, biết để làm gì. Cho đến khi, mình nghe một người bạn của mình ca ngợi nước ngoài, vào sự thành công của họ, anh bạn ấy rất thích lối sống, chế độ của họ. Mình biết là mình không giống anh ấy, mình muốn nói cho cậu ta hiểu về chế độ hiện tại của VN mình, về con người và thành tựu bao nhiêu năm phấn đấu của cả nước mình, trong đó có cha mẹ mình, có anh em mình và có cả bản thân mình và cũng như các bạn. Nhưng mình đã không nói được, vì mình biết về Sử quá ít.
    Thế đấy, những gì mình trải qua đó đúng là điều tệ hại đối với mình, điều mình ngại nhất là khi có người nước ngoài hỏi mình hoặc nói xấu trước mặt mình về dân tộc mình, thì mình lại không có kiến thức gì để nói lại và chứng minh cho họ thấy điều tốt đẹp của mình. Vì thế, mình muốn học Sử, nắm chắc nó. Và thêm vào đó, mình muốn chia sẻ với bạn, với mọi người về điều ấy. Rất mong bạn hiểu mình. Cảm ơn nhiều.
  9. amateur25

    amateur25 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2005
    Bài viết:
    1.461
    Đã được thích:
    0
    Dân ta fải biết Sử ta , cho tường gốc tích , nước nhà ...
    Bác chả dạy thế là gì ?
    Thế mà cái lũ ôn con thi đại học vừa rồi làm mình ...
    Ngày này 2 năm trước đang cò bơ cò bất , vất vưởng với bộ hồ sơ
    Còn ngày này năm nay cũng đang vất vưởng , ngất ngưởng với chai Sài Gòn đỏ
  10. haromeo

    haromeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2004
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Hôm trước nói đến Thời Pháp thuộc rồi nhỉ,
    Hôm nay cố nốt cho đến năm 2005 luôn nhé:
    Chiến tranh Đông Dương
    Việt Nam lại một lần nữa bị chia cắt. Ở miền Bắc, Đồng Minh chỉ định quân đội quốc gia Trung Hoa giải giới Nhật Bản. Quân Trung Hoa duy trì ở đó đến tháng 5 năm 1946 rồi chuyển giao cho Pháp trong sự chịu đựng của chính quyền Hồ Chí Minh. Ngược lại, ở miền nam, quân Nhật được giải giới bởi quân Anh-Ấn. Nhưng sau đó, quân Anh-Ấn chán nản vì Sài Gòn quá hỗn độn đã chuyển giao cho Pháp. Cuối năm 1945, Pháp trở lại miền nam Việt Nam. Trong suốt năm 1946, chính quyền Hồ Chí Minh thương lượng với Pháp, mặc dù hai bên cũng chuẩn bị lực lượng cho chiến tranh. Chiến tranh giữa ********* và Pháp bùng nổ tháng 12 năm 1946.
    Vào đầu năm 1947, Pháp có vẻ thắng và nắm được toàn bộ vị trí chiến lược của Việt Nam. Tuy nhiên, ********* kiên trì với "chiến tranh nhân dân", tổ chức và đào tạo dân chúng cho một cuộc chiến vũ trang lâu dài. Năm 1950, chính quyền cộng sản Trung Hoa và Liên Xô bắt đầu trợ giúp ********* với nhân lực và các nguyên liệu khác. Bên kia, Pháp được Mỹ hậu thuẫn. Nhưng đầu thập niên 1950, Pháp bắt đầu yếu đi ở Đông Dương. Thất bại ở Điện Biên Phủ (gắn liền với tên tuổi nhà chiến lược quân sự ********* tên là Võ Nguyên Giáp) vào tháng 5 năm 1954 đã kết thúc hoàn toàn nỗ lực của Pháp nhằm giữ Việt Nam.
    Việt Nam trong bối cảnh chiến tranh lạnh
    Đất nước chia cắt
    Sau trận chiến Điện Biên Phủ, các bên tham chiến đã họp tại Genève để tìm kiếm phương cách giải quyết chiến tranh. Kết quả là một cuộc đình chiến và phân đôi Việt Nam tại vĩ tuyến 17. Miền Bắc được lãnh đạo bởi Hồ Chí Minh dưới tên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Miền Nam được lãnh đạo bởi Bảo Đại (thoái vị năm 1945 và trở thành quốc trưởng bù nhìn dưới quyền Pháp năm 1949) dưới tên Quốc gia Việt Nam. Khoảng một triệu người ở miền Bắc đã di cư vào Nam để tránh sự cai trị theo chế độ cộng sản (chủ yếu là tín đồ Thiên chúa giáo).
    Chính quyền Hồ Chí Minh rất hào hứng với Hiệp định Genève vì hiệp định này có dự định cho một cuộc tổng tuyển cử vào năm 1956 để thành lập một quốc gia thống nhất. Cuộc tuyển cử đã không bao giờ diễn ra. Pháp triệt thoái, nhưng Mỹ hậu thuẫn Ngô Đình Diệm, một tín đồ Thiên chúa giáo và một người quốc gia bảo thủ, lên làm Thủ tướng dưới quyền Bảo Đại. Năm 1955, Ngô Đình Diệm thắng trong cuộc trưng cầu dân ý mà nhiều người xem là giả tạo, cho phép ông lên làm Tổng thống của nền Đệ Nhất Cộng Hòa của Việt Nam Cộng Hòa. Bảo Đại lưu vong sang Pháp. Theo lời Mỹ, Ngô Đình Diệm từ chối tham gia vào tổng tuyển cử toàn quốc.
    Ở miền Bắc, chính quyền Hồ Chí Minh kêu gọi những giá trị mang tính cộng đồng, hướng lên xã hội chủ nghĩa, bao gồm nông nghiệp tập thể. Đa số dân chúng là nông dân không được giao tiếp với thế giới bên ngoài nên hào hứng mới đầu đã ủng hộ hết mình cho chính quyền Hồ Chí Minh. Nhưng những sai lầm của công cuộc cải cách ruộng đất theo chỉ dẫn của cố vấn Trung quốc đã đấu tố giết hại hàng chục ngàn nông dân miền bắc chỉ vì họ có ruộng đất. Cuộc thanh trừng Nhân văn Giai phẩm đưa đi cải tạo, kiểm điểm hoặc treo bút không biết bao nhiêu trí thức, nhà văn, nhà báo vì họ viết bài không đúng ý nhà cầm quyền.
    Tại miền Nam, Mỹ bắt đầu giúp chính quyền Ngô Đình Diệm xây dựng một nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên những xáo trộn chính trị vào cuối thập niên 1950 tạo nên sự mất ổn định. Chính quyền mới bắt đầu thực thi những chính sách "Tố cộng", "Diệt cộng". Nhiều cuộc thảm sát xảy ra như Hướng Điền (Quảng Trị), ở nhà tù Phú Lợi (tàn sát hàng trăm tù nhân cộng sản bằng hơi độc).
    Năm 1959, chính quyền miền Bắc tài trợ cho một tổ chức kiểu ********* ở miền Nam. Đó là Mặt trận Giải phóng Dân tộc (MTGPDT). MTGPDT kêu gọi lòng yêu nước và giá trị đạo lý của người Việt Nam, hứa hẹn chống lại sự can thiệp Mỹ và thành lập chính quyền tốt đẹp hơn. Điểm lưu ý là vào năm 1959, số người Mỹ tại miền Nam Việt Nam chỉ vào khoảng vài trăm người.
    Đầu thập niên 1960, quân vũ trang của MTGPDT tấn công rộng lớn ở nông thôn miền nam. Tổng thống Mỹ Kennedy tăng cường viện trợ cho Ngô Đình Diệm và gửi 17.500 "cố vấn" Mỹ đến Việt Nam vào năm 1963. Cả thế giới sửng sốt khi các nhà sư Phật giáo tự thiêu chống đối chế độ Ngô Đình Diệm. Thông cáo của Hoa Kỳ gửi cho các tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa kêu gọi họ chống lại những chính sách quá khắt khe của Ngô Đình Diệm. Tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa đảo chính và giết chết Ngô Đình Diệm ngày 1 tháng 11 năm 1963, chấm dứt nền Đệ Nhất Cộng Hòa.
    Không lâu sau khi Ngô Đình Diệm chết, Kennedy bị ám sát và Phó Tổng thống Lyndon B. Johnson lên làm tổng thống. Mới lên làm tổng thống, Johnson tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ quân sự và kinh tế cho Việt Nam Cộng Hòa (ngày 24 tháng 11 năm 1963).
    Cái chết của Ngô Đình Diệm làm cho miền Nam thêm không ổn định. Lãnh đạo quân sự mới quá thiếu kinh nghiệm trong chính trị và không thể thâu tóm quyền lực trung ương như dưới thời Ngô Đình Diệm. Đảo chính lan tràn khắp miền Nam truyền thêm cảm hứng cho quân đội miền Bắc.
    to be continued------------------------------------------

Chia sẻ trang này