1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhớ lại quá khứ - Những ngày này năm xưa

Chủ đề trong 'Vĩnh Phúc' bởi haromeo, 30/08/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. haromeo

    haromeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2004
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Chiến tranh Việt Nam
    Năm 1964, những trận đụng độ giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa với tàu khu trục do thám của Mỹ ở Vịnh Bắc Bộ (ngày 7 tháng 4 năm 1964) làm cho Johnson có cớ để ra Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ, theo đó gửi quân đội Mỹ đến Việt Nam tham chiến.
    Chiến tranh Việt Nam bắt đầu bùng nổ năm 1964 ở khu vực Nam Việt Nam, các vùng biên giới với Campuchia và Lào, và các trận không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam. Một bên chiến cuộc là Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ, Nam Hàn (Nam Triều Tiên), Thái Lan, Úc (Australia), Tân Tây Lan (New Zealand), và Phi Luật Tân (Phillipines). Một bên là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Mặt trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam (MTDTGP). Liên Xô và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa cung cấp hỗ trợ quân sự cho Bắc Việt Nam và MTDTGP nhưng không gửi quân sang (cố vấn Trung quốc và Bắc Hàn được xác nhận đã hiện diện tại miền Bắc vào những năm chiến tranh).
    Ngày 8 tháng 3 năm 1965, 3.500 lính thuỷ quân lục chiến (Marine Corps) Hoa Kỳ trở thành lính chiến đấu Mỹ đầu tiên đổ bộ vào miền Nam Việt Nam, cộng thêm 25.000 cố vấn Mỹ đang ở đây. Ngày 24 tháng 7 năm 1965, Mỹ không kích Bắc Việt Nam. Ngày 29 tháng 7, 4.000 lính nhảy dù của Sư đoàn Không vận thứ 101 (của Hoa Kỳ) đến Việt Nam, đổ bộ ở Vịnh Cam Ranh. Ngày 18 tháng 8, 5.500 hải quân Mỹ đụng độ trận đầu tiên với MTDTGP ở đồn Vạn Tường (Quảng Ngãi).
    Năm 1967, tướng Nguyễn Văn Thiệu lên làm Tổng thống của nền Đệ Nhị Cộng Hòa của Việt Nam Cộng Hòa. Bằng nhiều mánh khoé chính trị, ông duy trì ghế Tổng thống đến năm 1975.
    Ở miền Bắc, quân Mỹ ném bom phá huỷ làng mạc, nhà cửa, khu dân cư, làm hàng ngàn người chết, hàng vạn người phải đi sơ tán. Cơ sở hạ tầng bị tàn phá nghiêm trọng.
    Chiến tranh lan rộng khắp miền Nam. Người dân miền Nam luôn luôn sống trong lo sợ vì bom đạn đánh nhau ở mọi nơi.
    Cuộc tấn công Tết Mậu Thân vào năm 1968 của quân Bắc Việt Nam và MTDTGP vào hầu hết các thành phố chính của Nam Việt Nam (ngày 30 tháng 1 năm 1968) tuy thất bại nhưng cũng làm cho Johnson và dân chúng Mỹ mất lòng tin vào sự chiến thắng của quân đội Mỹ ở Việt Nam.
    Ngày 30 tháng 10 năm 1968, trong vòng đàm phán hòa bình tại Paris, Johnson tuyên bố dừng hoàn toàn "tất cả cuộc không kích, pháo kích và hải chiến với Bắc Việt Nam" có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11. Tuy nhiên, một năm sau, Tổng thống kế nhiệm, Richard Nixon, thông báo Mỹ trở lại Chiến tranh Việt Nam.
    Nixon và cố vấn Henry Kissinger cho ra đời thuyết "Việt Nam hóa chiến tranh", theo đó: giảm quân Mỹ và tăng viên trợ, tăng quân Nam Việt Nam ở mọi cấp độ, gia tăng không kích cả Bắc và Nam Việt Nam, cũng như Campuchia để tiêu diệt quân Bắc Việt Nam đang đồn trú ở đây.
    Tuy nhiên, cùng lúc đó hội đàm Paris đã được khởi động giữa Mỹ và Bắc Việt Nam/MTDTGP. Mãi đến tháng 1 năm 1973, Hiệp định Hòa bình Paris mới được ký giữa Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời của MTDTGP sau sự thất bại nặng nề của các cuộc không kích vào Hà Nội, Hải Phòng và các thành phố khác ở miền bắc Việt Nam do không lực Hoa kỳ tiến hành cuối năm 1972. Điều khoản đầu tiên của hiệp định công nhận sự "độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ" của Việt Nam. Các điều khoản khác là đình chiến và giữ lãnh thổ của mỗi bên trước khi đình chiến, hoãn tuyển cử để xác định chính quyền tương lai ở miền Nam. Hiệp định nói rõ Hoa Kỳ phải triệt thoái quân hoàn toàn trong vòng 60 ngày.
    Nhưng chiến tranh Việt Nam vẫn tiếp diễn. Tinh thần quân đội Nam Việt Nam suy giảm nghiêm trọng sau khi Nixon từ chức, vì vụ Watergate, vào tháng 8 năm 1974. Tổng thống Gerald Ford không thuyết phục được Quốc hội Hoa Kỳ chi thêm nhiều tiền cho chiến trường Việt Nam. Giữa tháng 3 năm 1975, mặc dù đã ký hiệp định đình chiến, quân VNDCCH/MTDTGP mở cuộc tấn công ở Tây nguyên. Tây nguyên thất thủ, lãnh thổ miền Nam dần mất về tay quân miền Bắc. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, họ chiếm được Sài Gòn sau khi chính quyền Sài Gòn đầu hàng. Người Mỹ bỏ chạy khỏi đây chỉ 2 giờ trước đó, song song với cuộc tháo chạy của quân miền Nam.
    to be continued
    ----------------------------------------------
  2. haromeo

    haromeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2004
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Thời thống nhất và độc lập
    Sau khi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, những người Cộng sản miền Nam đã xây dựng chính quyền lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam để thống nhất với miền Bắc. Năm 1976, Việt Nam thống nhất với quốc hiệu mới là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, do những sai lầm chủ quan duy ý chí, chủ trương thống nhất mọi mặt theo tiêu chuẩn miền Bắc đã làm đất nước khủng hoảng nghiêm trọng. Nhóm các nhà lãnh đạo chủ trương cấp tiến bị thất sủng, phe bảo thủ thắng thế, lên nắm quyền và phạm liên tiếp các sai lầm. Một kế hoạch xã hội hóa toàn bộ kinh tế miền Nam nhằm hợp nhất với kinh tế miền Bắc. Nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, một phần do thiên tai và lũ lụt năm 1977 và 1978. Hậu quả của các sai lầm về lãnh đạo và kinh tế đã dẫn đến một làn sóng người vượt biên chưa từng có trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ năm 1978. Chữ Anh ngữ boat people (thuyền nhân) lần đầu tiên xuất hiện cũng do sự kiện này.
    Cuối năm 1978, Việt Nam đưa quân vào Campuchia và đánh đuổi chế độ diệt chủng Pol Pot, sau khi quân Pol Pot tấn công tỉnh Tây Ninh của Việt Nam. Để trả đũa, Trung Quốc, vốn ủng hộ chế độ Pol Pot, tấn công biên giới phía bắc của Việt Nam. Sự kiện này đã gây nên cuộc khủng hoảng "nạn kiều" ở trong nước. Đầu thập niên 1980, nhiều người Hoa và Việt gốc Hoa chạy khỏi Việt Nam về Trung Hoa hoặc gia nhập nhóm "thuyền nhân" chạy sang nước khác. Trong cả hai chiến tuyến, Việt Nam đều bị sa lầy nghiêm trọng mãi cho đến đầu thập niên 1990.
    Những sai lầm đó đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng làm suy yếu uy tín của các nhà lãnh đạo bảo thủ và tạo điều kiện để nhóm cấp tiến giành lại chính quyền. Năm 1985, những cải cách của Mikhail Gorbachev ở Liên Xô đã kích thích mạnh mẽ những người cải cách ở Việt Nam. Năm 1986, Đại hội Đảng lần VI diễn ra với sự thắng thế của nhóm "đổi mới", do Nguyễn Văn Linh lãnh đạo, đã chấp thuận chính sách đổi mới theo đó hợp lý hóa cơ cấu hành chính, cải cách cơ cấu đảng, chính quyền pháp quyền, dân chủ hơn, cải cách kinh tế theo hướng kinh tế thị trường. Những bài học về cải cách của Trung Hoa được học hỏi sau sự sụp đổ của khối Xô Viết đầu thập niên 1990. Cũng trong giai đoạn này, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã kiên quyết chấm dứt sự thù địch với bên ngoài và mở cửa để tiếp cận thế giới sau hơn 10 năm tự đóng cửa với thế giới.
    Lịch sử hiện đại
    Giữa thập niên 1990, Việt Nam bắt đầu gia nhập mạnh mẽ vào cộng đồng quốc tế. Năm 1994, Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Mỹ, và năm sau gia nhập khối ASEAN. Cuối thập niên 1990, Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á đang làm kiệt quệ các nước láng giềng. Đến đầu thập niên 2000, Việt Nam quyết tâm mạnh mẽ chống tham nhũng bằng cách giải tỏa băng nhóm mafia Năm Cam, trong đó có một số quan chức biến chất có liên quan. Cuối năm 2003, Việt Nam tổ chức Sea Games thứ 22, nổi bật với sự thành công to lớn của các vận động viên Việt Nam. Năm 2004, Việt Nam chịu ảnh hưởng của dịch bệnh SARS. Đến năm 2005, Việt Nam tham gia tích cực vào trường quốc tế bằng hợp tác và các chuyến thăm hữu nghị cấp cao tới các nước. Trong năm này, Việt Nam bày tỏ quan điểm của mình trong quan hệ quốc tế là đoàn kết, hợp tác cùng phát triển trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia. Chúng ta cũng cực lực lên án chủ nghĩa phát xít mới, chủ nghĩa khủng bố; bên cạnh đó, tham gia củng cố an ninh trong nước, xoá sổ các băng nhóm tổ chức tội phạm về tiền giả, tham nhũng, ma túy và mại dâm, các băng nhóm tội phạm mang tính chất có tổ chức hình sự.
    Hết
    -----------------------------------------------------------------------------------
  3. Ho_li_ten_thong

    Ho_li_ten_thong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    510
    Đã được thích:
    0
    Híc...vẫn thiếu bác à....Sự kiện quan trọng của năm nay là ..gì nhẩy?....Việc họp bàn vơ vần gì đó để nước ta gia nhập hội gì đó to tát phết.....hình như là WC hay WTO gì đó....quên hết rồi mong các bác thông cảm.........Còn nữa nè...ai biết nói đi...em chịu...
  4. em_khat

    em_khat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/08/2004
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    0
    Bác nói chạnh lòng em quá. Em thì cũng rất dốt lịch sử , mà em cũng vừa thi ĐH năm rồi... Bác nói thế, chửi khéo em đấy à ???
    Nhưng em không thi khối C, may quá

    Ngày này năm trước .... ngày này năm trước .... là ngày gì nhỉ ?? À, à, ngày... ( ngượng). Thôi chả nói nữa.
  5. Ho_li_ten_thong

    Ho_li_ten_thong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    510
    Đã được thích:
    0
    Thế năm nay em thi trường nào? Đỗ đạt như thế nào?hihhi...liệu có đông chạm đến nỗi đau không?
    Ngày này năm nay ...xem nào....còn ba ngày nữa là off tiếp thì phải...không biết có đúng không?...
    ngày 1/9....không có việc gì cả...
    ngày 2/9....kỷ niệm ngày to tát thì phải..
    ngày 3/9....cái ngày cần nhớ đây...chắc là phải có mặt rồi...
    ........
  6. haromeo

    haromeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2004
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Hi chú Lí Thông, cái "vê dúp tê ô'''' ấy quan trọng lắm đấy, nhưng vẫn chỉ là bàn và thương lượng giữa các bên thôi. Khi nào có kết quả chính thức: Việt nam vào WTO rồi, như thế mới tính chứ lị.
    Cả mấy ngàn năm lịch sử, chỉ gói gọn trong mấy đoạn văn ấy thôi, cố mà đọc nhá. Sắp đến mùng 2 tháng 9, thế nào cũng bắn pháo hoa, về nhà mà đưa người yêu đi xem, ở trên YB làm gì cho lạnh lẽo cõi lòng.
  7. Ho_li_ten_thong

    Ho_li_ten_thong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    510
    Đã được thích:
    0
    Bác ơi bác có biết...em thế này thi có ma nó dám yêu à? với lại em chưa nghĩ đến việc có thêm người bên cạnh...phiền lắm...đi đâu cũng có cái đuôi đó...en thấy mấy thằng bạn em ...híc nói ra khổ lắm...không được tự nhiên đâu...đi đâu uống rượu một tí là ...thôi...dính vào đàn bà rắc rối lắm....Cái vụ Xem pháo hoa à...hay đấy để em xem đã...xem con dân tộc trên này có đồng ý không đã
  8. Amazonsky

    Amazonsky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    508
    Đã được thích:
    0
    oh, bác mod nào xoá hộ tớ cái bài spam trên kia của tớ cái, hic.... chỉ là spam cảm xúc tí ấy mà.... tớ nói "ớn lịch sử" nhưng luôn luôn công nhận biết và hiểu lịch sử là điều cần thiết.... có điều, ớn vì đọc thấy khô khan quá thôi.... văn phong học thuật giống sách giáo khoa nên chán....he he.... bác nào viết lại lịch sử theo văn phong nhí nhố tí (mà vẫn chân thực chính xác) tớ đọc 1 mạch luôn.... hay là box mình có 1 cuộc thi viết những điều bản thân biết về về lịch sử theo văn phong (tiếng lóng) của mình cái nhểy??? ví dụ theo kiểu
    "Cần Vương là gì? Đó là 1 từ ghép gồm 2 từ đơn, "cần" là "cần, mà "vương" là "vương"... vậy "cần vương" chính là "cần vương", không thể là cái gì khác!!!??!!!"
    Đấy, bây giờ đố các biết "cần Vương" là gì? Ai trả lời sớm nhất và chính xác nhất, đặc biệt có thêm vài con số cho em tham khảo em sẽ nhân danh cái thân mọn này mà cắn răng trao phần thưởng cho các bác!
    Gợi ý: câu trả lời nằm ở 1 trong số các bài bác Hà (tức Romeo) đã post trong chu đề này.
    Đảm bảo phần thưởng bằng hiện vật, có giá trị hẳn hoi (từ 50K đến 100K - phần thưởng sẽ tăng theo mức độ giàu có của em)
    :D :D :D
  9. Ho_li_ten_thong

    Ho_li_ten_thong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    510
    Đã được thích:
    0
    Để tui cái vụ này....Cần là cần , tức là muốn một người nào đó...Mà cụ thể ở đây là các bà VP muốn tán bác Vương nhà ta. nick là gì thì cũng quên rồi...
    Đấy...cần vương là muốn yêu thằng Vương đang học sư phạm ngoại ngữ khoa Trung thì phải??
    Liệu thế có được thưởng không đây?
  10. haromeo

    haromeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2004
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi rất hay và cái cách trả lời cũng rất ấn tượng. Anh đồng ý bỏ phiếu cho cậu Lý Thông được giải này; hehe, ai ủng hộ Lý Thông thì vote cho cậu ấy một tiếng nhé. để lấy phần thưởng của Amazon chia nhau đê...!
    @ Amazon ơi, đừng giận nhé, đề ra phần thưởng mà có người nhận là quý lắm đó. Hy vọng và phần thưởng sẽ tăng liên tục, không chỉ là 100K hay 900K mà lên đến 1M. Hà hà, vớ bẫm rùi, Lý Thông ơi.

Chia sẻ trang này