1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhờ mọi người đánh giá dùm em cây Violin này với ạ

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi metoyouhn, 19/12/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. metoyouhn

    metoyouhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2007
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Nhờ mọi người đánh giá dùm em cây Violin này với ạ

    Em mới được chú họ tặng cho một cây violin. Cây Violin này thấy ghi là đưọc làm thủ công ở Reghin, Romania, một nơi mà có các nghệ nhân làm đàn nổi tiếng hơn 100 năm rồi. Trình độ em mới học ko biết rõ giá trị của cây đàn này . Em up ảnh lên cho mọi ng đánh giá dùm với.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Em xin cám ơn ạ
  2. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Chưa nghe tiếng đàn, chỉ nhìn bề ngoài, thì cả bộ có thể tới
    $300 đô, giá bán lẻ ở Mỹ. Nếu mua Ebay KKmusics thì có thể
    chỉ $150 đô thôi, bao cả tiền cước gửi hàng đến tận nhà.
    Nói chung, đàn này thuộc loại rẻ tiền nhất, có thể đắt thêm nhờ
    mua phụ tùng đắt vào.
  3. gun_ho

    gun_ho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2005
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Đàn Rumani, gỗ Châu Âu (Carpathian) giây Thomastik Dominant, model Flora Alexandria, giá bán trên thị trường là 350 đô. Cho nguời mới tập thì quá tốt nhưng để trình diễn thì không.
    Ngựa Bosch và gọt hơi dày nên âm thanh hơi tối và đục, nếu dùng ngựa Aubert thì âm thanh sẽ sáng hơn.(???).
    Heh heh, đoán mò chơi chứ thật ra phải cầm lên kéo mới biết chắc được.
  4. anhvery35

    anhvery35 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2007
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    1
    Đàn trong hình trên , có gắn 4 cái đồ tăng (vi chỉnh) , đàn em chỉ có 1 cái , em gắn vào dây Mí nhưng giờ đã tháo ra rồi ,cho nó đỡ vướng và đỡ rườm rà.
    Cái đồ tăng của em có thêm cái lỗ ở dưới , em lòn dây từ dưới lên , đầu núm của dây sẽ bị giữ lại do kẹt ở dưới , em gắn dây vào đồ tăng như đàn ở trên thì dây bị sút khi lên dây ,hơi khó làm, chắc là tại cái mấu móc để giữ núm dây hơi cạn , em tính dũa cho nó sâu nào nhưng sợ phụ kiện mất zin nên thôi , tháo ra không dùng là hay hơn.
    Theo bác thì đàn này với đàn tàu 580 k giá bán tại Vn, đàn nào tốt hơn vậy bác .
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Trước khi làm đàn, là khâu chọn gỗ. Khi chọn gỗ thường, thì
    trong trí người làm đã làm đàn rẻ tiền rồi, thì hoặc là để thợ học
    việc làm, hay cho máy làm, chất lượng kỹ thuật cũng không đòi
    hỏi cao. Tôi đồ chừng đàn này làm bằng máy, vì bề ngoài hết
    chê. Dù sao, gỗ sườn có nhiều vằn, cao cấp hơn lưng nhiều,
    mà lưng là phần quan trọng hơn sườn. Đàn gỗ tốt thì chưa
    chắc âm thanh hay, còn đàn gỗ thường thì âm thanh có thể khá
    hay, nhưng không thể rất hay được. Trên thị trường, người ta
    coi giá tiền (xem có vừa túi tiền không) và hình thức trước, rồi
    sau đó mới thử đàn xem tiếng đàn có hay không. Vì thế, những
    đàn kém vẻ đẹp không mấy khi được treo giá cao. Nếu một đàn
    hay được treo giá cao cùng các đàn khác đẹp hơn, nó sẽ không
    được khách thử tiếng, trừ ai tò mò và có nhiều thời gian tìm hiểu
    ngoài mục đích chọn đàn để mua.
    Cái cầu ấy cần gọt mỏng đầu đi, và thấp xuống nữa. Để dày quá
    thì khó rung, tiếng bị câm. Để cao thì khó bấm, nhất là các nốt
    cao ở phía đuôi bảng phím.
  6. gun_ho

    gun_ho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2005
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    So sánh hai cái đàn mà không được cầm lên kéo thử thì đúng là điều không thể làm được, hơn nữa, ta cũng không thể đánh giá một cây đàn qua giá bán của nó.
    Biết đâu là ở Rumani, nhân công đắt đỏ nên giá thành cao, nhân công Trung Quốc rẻ hơn nên giá thành hạ. Vì vậy, so theo giá bán để đánh giá chất lượng đàn thì rất dễ sai lầm.
    Trong hai thập niên qua, có vài làng ở Trung Quốc ở vùng rừng núi, vì sinh sống bằng nông nghiệp quá khó khăn nên họ chuyển qua thành "làng nghề" violin.

    http://www.primoviolins.com/ViolinTour.htm
    "Here is an example of wood that is used for cheap violins. On the left is undried wood. On the right side you see the wood as it comes out of the drying kiln. Jinyin does offer a line of inexpensive violins, but they do not get the Primo name. They are reserved for Asian customers that require inexpensive instruments. The problem with kiln dry wood is that it can damage the wood''s ability to create a good sound. Also, kiln dried wood may still warp from humi***y changes and temperature changes after the violin has been made. That is why so many inexpensive violins will warp and have seam separation problems. Kiln dry wood is ready to use in as little as two months. "
    Như trong website này trình bày, đàn rẻ tiền được làm bằng gỗ mới để khô hai tháng theo phương pháp nhân tạo (kiln dried). Dĩ nhiên đàn làm bằng gỗ tươi như vậy không thể làm mỏng đúng theo tiêu chuẩn được, vì chỉ sau một thời gian ngắn, mặt đàn sẽ nứt, cong, vênh. v.v...
    Bản thân tôi cũng đã từng tháo tung ra những cây đàn rẻ tiền làm ở Đức, Pháp làm từ cuối thế kỷ 19. Mặt đàn bên trong vẫn còn dấu đục, lồi lõm ghê gớm, cây dầm ngang (bassbar) là một phần của mặt đàn và to bằng ngón tay . Chiều dày thì hết chê, có chỗ còn dày tới 8 _9 mm. Thử hỏi, đàn làm như thế thì sao mà hay được?
    Đàn rẻ tiền từ Trung Quốc thì tôi chưa từng tháo ra xem thử bao giờ nhưng tôi đã dùng máy đo (Hacklinger gauge) đo thử thì độ dày của mặt đàn thay đổi từ 3mm tới 5mm (quá dày).
    Thôi thì, tiền nào của ấy. Chẳng thể nào đòi hỏi hơn được khi cái đàn chỉ bán bằng giá với một bộ giây. Nếu nhà làm đàn dùng gỗ tốt, để lâu theo phương pháp tự nhiên 10 năm, rồi bỏ công ra đục đẽo, chỉnh cho đúng chiều dày tiêu chuẫn rồi bán với giá gốc 10_15 dollars thì bảo đảm sẽ sập tiệm trong vài tháng.
    PS : @ Metoyouhn
    Bạn chụp hình hai cái đàn khác nhau ha. Tôi thấy hình chót là con ngựa theo model Baroque, còn mấy hình kia là ngựa thời hiện đại. Có hình thì giây nylon Trung Quốc, có hình thì giây Thomastik Dominant.
    Heh heh, chắc bạn muốn thử tài bà con ha.
  7. Fallingleaf

    Fallingleaf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2007
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Hà hà, đúng là 2 con khác nhau
    Tiện thể em hỏi, sao phân biệt được vân gỗ thật với vân gỗ đánh vécni? Em mù mờ lắm ạ
  8. anhvery35

    anhvery35 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2007
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    1
    Bây giờ ngoài vân gỗ đánh vecni thì họ còn dùng một thứ cao cấp hơn ,đó là đề-can vân gỗ 3 chiều , decal 3D, dùng đề can này dán thật kỹ vào gỗ thì nó cũng óng ánh như vân thật , chỉ khi bạn lột ra thì mới biết là gỗ bị dán đề can vân gỗ , nó như là đề can dán xe máy ấy , làm khéo lắm , không lột thì không nhận ra đâu .
  9. gun_ho

    gun_ho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2005
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Gỗ làm lưng và hông đàn violin thường là gỗ phong (maple) gỗ này thường có vân như da cọp. Thật sự thì vân đẹp hay xấu hoàn toàn không quyết định gì đến âm thanh cả, vì cũng có nhiều cây đàn violin trứ danh, âm thanh cực hay mà lưng đàn chẳng có tí vân nào.
    Tuy nhiên, vì muốn thu hút người mua nên những nhà làm đàn đã dùng những thủ thuật làm vân giả.
    Trước khi đánh véc ni, họ phun lên mặt gỗ những lằn vân giả, sau đó mới đánh vec ni chồng lên.
    Muốn phân biệt thật hay giả cũng dễ.
    1 _ Xoay lưng đàn dưới ánh đèn hay ánh sáng mặt trời, nếu bạn thấy vân gỗ di chuyển, thay đổi linh động khi đàn được chuyển sang góc nhìn khác thì đó là vân thật. Nếu cứ xoay lui xoay tới mà thấy vân gỗ cứ nằm lì một chỗ thì đó là vân dỏm.
    2_Nếu là đàn đã cũ (10_20 năm) ta có thể dùng tay sờ lên lưng đàn, nếu cảm thấy như có những dợn sóng thật nhỏ thì đó là vân thật, vẫn trơn láng là vân giả.

    Có người còn soi đèn pin vào lỗ f để xem có vân tương ứng bên trong hay không nhưng cũng phải cẩn thận, vì chính tôi cũng đã từng thấy có những cây đàn được phun vân giả cả mặt ngoài và bên trong !!!
  10. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Cái gọi là vân giả 3 D đó, không thể lừa được thợ mộc thật, và
    cũng không thể lừa được hoạ sỹ, thợ chụp ảnh, và nhà vật lý
    nghiên cứu về Quang học. Chỉ được huấn luyện vài giờ với đủ
    các loại vân giả vân thật, và ảnh 3 D, bạn cũng sẽ đủ trình độ
    không thể bị lừa với hình 3D.
    Tuy vậy, gỗ Bách Spruce làm mặt đàn, và gỗ Ebony làm bảng
    phím thì có thể lừa được, vì chúng không có vân 3D. Cứ sơn
    nhuộm hay vẽ thật khéo thì khó nhận ra là gỗ giả lắm.
    Gỗ các lọai bán ở Mỹ đều là gỗ qua lò làm khô (Kiln) nhưng gỗ
    làm đàn TQ đều qua tự nhiên cả, vì loại rẻ tiền nhất bán trên
    Ebay cũng bảo hành 1 năm. Kỹ thuật trong nghề mộc ngày nay
    đã tiến bộ, nên mặt, lưng đàn violin đều có thể làm bằng máy,
    vừa rẻ, vừa chính xác hơn làm tay nhiều.

Chia sẻ trang này