1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhớ những mái chùa Hà Nội - hồn ai vẽ lại nét cong....

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi Chitto, 04/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Nhớ những mái chùa Hà Nội - hồn ai vẽ lại nét cong....

    Cái trầm mặc suy tư, cái âm thầm yên lặng, thảng thốt trước khói hương, động lòng với tiếng chuông ngân, quyện lại trong ta, trở lại trong ta, với những ngày xưa cũ.
    Những mái ngói không xô nghiêng như trong thơ ai, mà uốn mình trong nắng cuối chiều, đưa lên trời mây bao nỗi thở than thời gian khắc khoải. Cái tiếng ngân trong lòng, nét vẽ giữa không trung từ nghìn xưa, phải, từ nghìn xưa, khắc sâu bao năm rồi ? Và sẽ còn bao năm nữa ?

    Đã từng muốn có ngày nào đó đi khắp những ngôi chùa Hà Nội, viết, vẽ về nó, tìm đến nó như những gì sót lại của cái quá khứ thăng trầm, của cõi tâm linh người Việt, của tiếng thế thái nhân tình, của chuỗi ngày đau khổ hay huy hoàng nơi Thăng Long này. Có biết đến khi nào làm được điều ấy ? Nói được điều ấy chỉ riêng cho mình ?




    --------------------------------------------------------------
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng
  2. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Nếu ai đã từng đi các miền Nam Bắc và có một chút lòng mình với những ngôi chùa, hẳn thấy sự khác biệt giữa các miền.
    Chùa cổ miền Bắc là cả một công trình mang âm hưởng riêng, trầm lắng, âm thầm, khác hẳn những ngôi chùa phương Nam, sặc sỡ và hào nhoáng. Tiếc thay, thời gian chưa kịp phá mà con người đã giầy xéo lên cái cõi tâm linh sót lại của người xưa ấy.
    Sẽ không ở đâu trong miền Trung, miền Nam bạn có thể thấy ngôi chùa Nội công Ngoại quốc, những bàn thờ theo lớp trùng trùng, những hàng cột lim dọc theo chính điện từ bàn thờ Cửu Long đến tận tầng Tam Thế, sâu như biển khổ luân hồi, thăm thẳm sa bà thế giới.
    Những ngôi chùa Bắc đã có lịch sử hàng trăm năm, nghìn năm, dù trùng tu bao lần thì vẫn còn đọng lại hồn người Việt. Vậy mà nay, nhiều người đã đem cái lai căng của những ngôi chùa có tuổi đời vài chục năm ra để "chấn chỉnh" "sửa sang" lại cái vốn cổ nghìn đời. Buồn lắm thay.
    Những sắc màu nguyên sơ thuở xưa của sơn đen, của son, của vàng, của vôi trắng, đất nâu, bị bôi bác bởi những vệt loang lổ sặc sỡ, của đèn màu nhấp nháy, của tua rua kim tuyến kim sa, xót lòng thay.
    Trôi dạt về đâu thuở nguyên sơ ngày ấy ?
    --------------------------------------------------------------
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng
  3. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13

    Chùa chỉ là một nơi thờ tự trong hệ thống công trình tín ngưỡng, là nơi thờ Phật, nhưng cũng lại là nơi ghi đậm nhất những tinh hoa, nhân sinh quan người Việt.
    Cùng với Chùa, có Đền, Đình, Phủ, Quán, Miếu.
    Đền là nơi thờ các vị Thần, Thánh, các vị Thần tiên trên trời hay anh hùng dân tộc, những bậc Thượng đẳng Thần.
    Hà Nội có Tứ trấn nổi tiếng, thờ bốn vị thần trấn giữ Kinh thành: Bắc : Trấn Vũ thờ Huyền thiên Chân Vũ đại đế (đồng thời là Đạo quán), Nam : đền Kim Liên thờ Cao Sơn đại vương, Đông : đền Bạch Mã thờ thần Long Đỗ; Tây : Đền Voi Phục thờ Linh Lang đại vương.
    Phủ là nơi thờ Mẫu trong tôn giáo bản xứ : Tam toà thánh mẫu : Chúa đệ nhất Thiên Tiên - Liễu Hạnh công chúa; chúa đệ nhị Thượng ngàn, chúa đệ tam Thuỷ cung, cùng Tứ phủ Công đồng, Ngũ vị vương quan, Mười ông hoàng, Mười hai cô sơn trang.
    Ở Hà Nội có Phủ Tây hồ, Nam Định có Phủ Giầy nổi tiếng.
    Quán : đạo quán của Đạo Giáo, thờ các vi Thánh thần Đạo giáo. Bản thân Chân Vũ là một vị Giáo chủ (thần thoại), nên đền Trấn Vũ cũng là Quán Thánh. Một nơi nữa là Bích Câu đạo quán, thờ Tam Thanh : Ngọc Thanh, Thái Thanh và Thượng Thanh. Đạo quán trên nước ta chẳng còn nhiều.
    Đình, nơi thờ Thành hoàng - vị thần của riêng làng, và là nơi làm việc, họp làng, thể hiện tính cộng đồng làng xã. Thành hoàng có các bậc Thượng đẳng, Trung đẳng và Hạ đẳng phúc thần, có thể là Thần tiên, Anh hùng, Quan lại, người lập làng, tổ nghề, thậm chí là hạ đẳng lao động chân tay và thấp hơn nữa. Đình làng còn lại một số nơi, hoặc phục hồi lại sau này.
    Miếu là nơi thờ tiểu thần. Với thần thì miếu nhỏ cho các Sơn thần, Thổ địa có khá nhiều. Chân Tháp bút cũng có một cái miếu rất bé thờ Sơn thần.
    Nhưng Miếu còn là nơi thờ Liệt tổ, Thánh nhân, như Văn Miếu, Võ miếu, Thái Miếu. Miếu thờ người thường lại thật là trang trọng.
    Nhưng nhiều nhất, sâu lắng nhất, trầm mặc nhất, dễ gặp nhất vẫn là những ngôi chùa.
    --------------------------------------------------------------
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng
  4. thao_dan_new

    thao_dan_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    338
    Đã được thích:
    0
    Chùa ở đất bắc quả là thanh tịnh và yen tĩnh , trưa nắng ngồi dưới một bóng cây trong chùa mà mghe không gian tĩnh lặng thật tuyệt vời ,khác xa những ồn ào trần gian
    Nhưng hấp dẫn nhất với thaodan là gì các bạn có biết không .
    Đó là CỖ CHAY NHÀ CHÙA .....chẹp chẹp ngon lắm cơ ạ ,các chư vị đã thử nếm chưa .

    Little Princess
  5. viahe

    viahe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2003
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Hì?, xin lĂfi bàc Chitto chùt, topic cù?a bàc rẮt nghiĂm tùc mà? em lài nhà?y và?o buĂn chuyẶn fn uẮng với thaodan. Nhưng mà? "cà?m hứng" quà cơ, khĂng nhìn 'ược
    Xin chia sè? "niĂ?m 'am mĂ" cĂf chay với bàc thaodan. Em mới chì? biẮt 'Ắn cĂf chay nhà? chù?a cò 2 nfm trơ? lài 'Ăy thĂi. Mà? cùfng mới chì? 'ược fn ơ? mẶt chĂf duy nhẮt - chù?a Đì?nh Quàn, ơ? CĂ?u DiĂfn. Chù?a mĂfi nfm thẮt cĂf 4 lĂ?n, và?o càc ngà?y 12 thàng 1, 7, 12 và? hì?nh như là? cà? dìp PhẶt 'à?n (thàng 5 phà?i khĂng bàc Chitto?). Chù?a thì? rẶng ơi là? rẶng, lài cò mẶt khu vươ?n 'Ă?y tào, bươ?i. Hai lĂ?n em và?o 'ò thươ?ng cĂf thì? 'Ă?u và?o dìp cuẮi nfm. Bươ?i DiĂfn lùc lì?u 'Ă?y cà?nh. Cò?n tào thì? "thiĂn nhiĂn" Đàf 'ược fn thì? chớ, nẮu thìch thì? lài cò?n cò gòi mang vĂ?, mà? nẮu chìu khò thì? cò?n khẶ nẶ bưng vĂ? nưfa chứ.
    Ui trơ?i ơi, nòi 'Ắn lài thẮy thè?m rĂ?i. BĂy giơ? 'i là?m xa quà, lĂ?n thì? quĂn, lĂ?n lài 'ùng ngà?y là?m viẶc. LĂu lĂu rĂ?i khĂng 'ược fn cĂf chay. Cò ai biẮt cò chù?a nà?o khàc cùfng thẮt cĂf chay kiĂ?u 'ò khĂng, màch cho em với. Em vote sao liĂ?n
  6. LongKing

    LongKing Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    Bác Chitto đi nhiều thật, đâu cũng biết.... em thì chỉ biết Hà Nội thôi, ngoài ra còn nhớ mang máng 1 chút đặc điểm của chùa Miền Nam là rất sặc sỡ, diêm dúa và cầu kỳ, mà nói về tuổi thì mấy chùa trong Nam cũng chỉ độ vài trăm tuổi thôi nhỉ, Làm sao so sánh được với những mái chùa đến vài nghìn năm tuổi ở Miền Bắc và Miền Trung.... Bác nhỉ... Có lẽ cũng chính vì nhiều tuổi như vậy nên một số chùa ở HN, người ta cũng không xác định được là "Quán" hay "chùa". Rõ ràng "chùa" là nơi để thờ các Đức Phật còn quán thờ các vị Thánh thần Đạo giáo như bác nói, nhưng trải qua nhiều đời vua chúa, mỗi thời, Phật giáo và Đạo giáo lại được tôn sùng khác nhau. Chắc bởi lẽ ấy mà Đạo Quán có lúc được tu sửa lại thành Chùa và ngược lại để phục vụ cho nhu cầu tôn giáo nhân dân thời đó. Chính vì thế mà ngày nay , nhiều công trình tôn giáo tại Miiền Bắc mang đủ cả đặc điểm của Đền, Chùa, Quán....???
    ================================================
    [​IMG]
  7. ATA100

    ATA100 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2003
    Bài viết:
    578
    Đã được thích:
    0
    Em cũng xin góp vui một tí, thực ra từ hồi bé, mẹ em toàn bắt em đèo đi chùa, sau đó em đọc truyện kiếm hiệp nhiều lại đâm mê lên chùa... Lớn lên, mới thấy nhiều lúc có những chuyện của cuộc sống thật sóng gió và phức tạp, chùa chiền là nơi mà mình có thể gửi gắm những niềm tin, những hoài bão ... mà chúng là cội nguồn sức mạnh giúp chúng ta vượt qua những khó khăn của cuộc sống.
    Em thường hay đi chùa Tứ Kỳ, nếu bác nào có điều kiện thẳng đường Giải Phóng, qua Giáp Bát độ 1 cây số, các bác sẽ được chiêm một ngôi chùa mà theo em thì nó đẹp nhất trong số những ngôi chùa mà em được chiêm ngưỡng ở HN. Đồ chay ở đó cũng rất hay, mộc mạc, chân chất như con người ở đó vậy.
    Tính nhẫn nại
    Phải nhẫn nhịn
    Biết nhẫn nhục
    Tránh nhẫn tâm
  8. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Chùa Tứ Kỳ phải chăng là nằm trong khuôn viên của Tứ Kỳ viên, ngay bên đường tàu ? Năm ngoái tôi thấy vẫn chưa sửa lại xong ?
    Nếu đúng là chùa Tứ Kỳ đó, nói thực, tôi không ưa lắm. Chùa có một khuôn cổng khá đẹp, nhưng dựng trên bệ cao quá, bề thế quá, dường như không mang cái phong vị ngàn xưa của cổ tự.
    Các bạn có thể thấy, các chùa Hà Nội, ngoại trừ chùa Quán Sứ (được dựng lại gần đây), không có chùa nào lại "hai tầng" và trèo thang lên nhiều như thế cả. Chùa Quán Sứ được tu sửa và dựng lại khoảng năm 1930 (nếu tôi nhớ không nhầm), mang phong cách kiến trúc Pháp, với tầng dưới nửa hầm nửa thềm, cửa sổ ngang điện thờ Phật là chấn song thẳng, rất cao, giống như cửa sổ ở những ngôi nhà Pháp.
    Các ngôi chùa cổ gần gũi với người dân, không xa cách với thế gian trần tục, để bất kỳ ai, bất kỳ lúc nào cũng có thể đến gần với cõi Phật để lưu lại lòng mình, để tìm phần giải thoát. Đó là tư tưởng của Đại thừa. Nếu chùa xây uy nghi bề thế, cao vút, trèo thang mỏi gối, thì dường như hơi cách biệt với cõi sa bà ?
    Đây cũng chính là điểm khác biệt rất nhiều so với chùa miền Nam. Chùa phương nam thường xây thềm thật cao, nhiều khi Phật điện ngự trên tầng hai, tầng dưới còn "dùng vào việc khác", tưởng như thế là thanh cao, là siêu thoát, nhưng với tôi, lại cách biệt cõi người.
    Phật là gì, nếu không phải là người.
    Ba bậc thềm đá, làm nên một cõi Không
    Một đoá sen hồng, đỡ chân tâm lạc bước
    Bởi thế những ngôi chùa cổ, trầm lắng, giản đơn, như một ngôi nhà ấm cúng, như một cõi thâm u gần gũi, mờ mờ hương khói, ảo ảo tiếng chuông, tưởng xa mà gần, tưởng nông mà sâu, tưởng thấp mà cao. Bạn có thấy không, những ngôi chùa cổ, nhìn từ ngoài thật nhỏ bé đơn giản, mà vào trong Phật điện sâu hun hút lên cao dần ? Mái chùa bên ngoài hàng hiên rất thấp, nhưng vào trong bỗng cao hẳn lên. Đó chính là nghệ thuật kiến trúc chùa cổ.
    Đó cũng chính là hồn nguời Việt.
    --------------------------------------------------------------
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng
  9. chuckle_over

    chuckle_over Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    1.635
    Đã được thích:
    0
    Theo như em thấy thì chùa miền Nam khác chùa miền Bắc ở chỗ, cột, kèo, cửa.. đều làm bằng gỗ lim, mái thì được lợp bằng gạch nung. Dù giữa trưa hè nhưng bước vào trong chùa là có cảm giác dịu mát ngay. Cả sân chùa cũng lát gạch nung nữa. Nhưng chùa ở miền Nam thì lại là chùa xây, không phải chùa dựng như ở miền Bắc. Mà các hoạ tiết trang trí ở mặt tiền phần lớn là từ những mảnh sứ, mảnh sành vụn ghép nên. Vì thế mà trông rất.. vui mắt Cũng chính vì thế mà em thích chùa miền Bắc hơn. Nhưng cái cơ bản mà em thích khi vào đền chùa, là cái không khí ở đây, thanh bình, dìu dịu... Và cái kiến trúc chùa miền Bắc cũng làm nên cái không khí ấy.
    ..yêu Hà Nội cháu yêu Hà Nội..
  10. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Không, Chùa và Quán hầu như không dùng lẫn cho nhau bao giờ. Đạo giáo ở Việt Nam rất ít, rất hẹp, và chưa bao giờ được coi là quốc giáo cả. Quán Trấn Vũ trở thành Đền, chứ chùa không thành Quán được. Ngay thời kỳ Phật giáo bị Nho giáo lấn át (thời Lê) thì các vua cũng chỉ không trùng tu, bỏ mặc chùa chiền hư hại chứ không biến thành Quán bao giờ.
    Đạo giáo với những tư tưởng Vô Vi xa cách cuộc sống thế tục không được chấp nhận rộng rãi bởi các tầng lớp dân cư.
    Ngược lại, Chùa lại có khuynh hướng chấp nhận hình thức Tôn giáo Bản địa - đạo thờ Mẫu - có từ đời Lê. Hiện nay các chùa miền Bắc đều có một phần của Phủ.
    Hầu hết các chùa, bên cạnh bàn thờ Phật theo đúng tinh thần Phật giáo Đại thừa lại vẫn có bàn thờ Mẫu. Như vậy ngoài Chính điện - Phật điện - còn có nhà Tổ và nhà Mẫu. Chẳng hạn như chùa Trấn Quốc, ngôi chùa cổ nhất của Hà Nội, phía bên vườn có toà thờ Mẫu, với ba pho tượng của Tam toà Thánh mẫu : Thiên tiên, Thượng ngàn và Thuỷ cung. Và nhiều Chùa, trên bàn thờ, ngoài tượng Phật còn có tượng Ngọc Hoàng Thượng đế, vị thần tối cao.
    Đây là một nét riêng biệt, khi nhập thế, Phật giáo đã chấp nhận, dung hoà tôn giáo Bản địa. Người dân không chỉ tìm đến Chùa như nơi thanh thản tâm hồn, mà còn có nơi để cầu khấn chư thần, xin với Mẫu, với Đức ông, với Thượng đế, như những người ban phúc giáng hoạ. Bản thân Phật không thi hành quyền phép, nhưng các vị kia có thể.
    Bởi thế, Chùa trở thành nơi tập trung, hoà nhập tín ngưỡng, lòng tin của mọi tầng lớp nhân dân, mang một màu sắc riêng biệt.
    --------------------------------------------------------------
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng

Chia sẻ trang này