1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhớ về Hà Nội.

Chủ đề trong 'Đức (German Club)' bởi Nhoc-kho-tinh, 07/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. arale_

    arale_ Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    482
    Đã được thích:
    0

    Giã từ Hà Nội
    (Nguyễn Minh Huệ)
    Chỉ tại anh Hà Nội thành níu kéo
    Em chòng chành không nhận ra mình
    Hè đốt lửa hay đông lạnh lẽo
    Nghĩa lý gì khi em chẳng còn anh ?
    Gốc cây nào ta đứng một đêm
    Dạ hương gột tóc em đầy gió
    Chao đảo vầng trăng con dế mèn đạp cỏ
    Em đi rồi còn ai đến nữa không?
    Liệu có gì thay thế được em
    Khoảng trống lòng anh bão còn gào gọi ?
    Nếu có thể Hà Nội ơi! Hà Nội
    Phút dùng dằng xin hoá một năm
    Chỉ còn trong anh một cái tên
    Em đã hiểu ... thế là giã biệt
    Xin đừng tiễn đưa, đừng vẫy chào da diết
    Em sợ mình khóc oà ... không chịu nổi biệt ly ...

    _ARALE_
  2. nhomuasaigon

    nhomuasaigon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội của *người ấy*!
    Hà Nội của anh là:
    Bóng cây xanh mát, liễu rủ bờ hồ
    Là chợ Mơ động đúc
    Là phở Lò Đúc thơm ngon....
    Còn Hà Nội của em
    Không là Hà Nội của anh
    Hà Nội của em và người em yêu
    Là hoa sữa thơm nhẹ chiều xưa
    Là từng kỉ niệm em mang bên mình
    Hà Nội vẫn phố cổ rêu phong
    Hà Nội vẫn nhẹ nhàng êm ả
    Hà Nội cũng như tình em
    Bao giờ cho anh.....
    hay vẫn là Hà Nội và tình xưa...
    QT
    ( cảm xúc bất chợt khi đọc bài của Arale.... thơ con cóc thôi)
    Có buồn không em chiều buồn vắng anh?
    Có nhớ không em tiếng nói ánh mắt cười
    Chia tay nhau sao nhanh đến lạ..
    Để chiều buồn anh chợt nhớ về em......
  3. nhomuasaigon

    nhomuasaigon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2004
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội của *người ấy*!
    Hà Nội của anh là:
    Bóng cây xanh mát, liễu rủ bờ hồ
    Là chợ Mơ động đúc
    Là phở Lò Đúc thơm ngon....
    Còn Hà Nội của em
    Không là Hà Nội của anh
    Hà Nội của em và người em yêu
    Là hoa sữa thơm nhẹ chiều xưa
    Là từng kỉ niệm em mang bên mình
    Hà Nội vẫn phố cổ rêu phong
    Hà Nội vẫn nhẹ nhàng êm ả
    Hà Nội cũng như tình em
    Bao giờ cho anh.....
    hay vẫn là Hà Nội và tình xưa...
    QT
    ( cảm xúc bất chợt khi đọc bài của Arale.... thơ con cóc thôi)
    Có buồn không em chiều buồn vắng anh?
    Có nhớ không em tiếng nói ánh mắt cười
    Chia tay nhau sao nhanh đến lạ..
    Để chiều buồn anh chợt nhớ về em......
  4. arale_

    arale_ Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    482
    Đã được thích:
    0

    Thơ tặng người xa Hà Nội
    ( tác giả : chịu )
    Anh đã xa Hà Nội lâu chưa
    Để em kể anh nghe về Hà Nội
    Dù bây gời em cũng đang bối rối
    Chẳng biết làm sao kể hết để anh nghe
    Anh có nhớ Hà Nội những đêm hè
    Tiếng ve râm ran trên đường Trần Phú
    Bóng chị lao công giờ vẫn như ngày cũ
    Hàng Đào, Hàng Ngang phố vẫn tấp nập đông
    Hà Nội của mình thỉnh thoảng vẫn mưa dông
    Mưa chợt đến rồi lại hồn nhiên tạnh
    Nửa muốn đón đầu, nửa như trốn tránh
    Người ta bảo trời mưa giống con gái Hà Thành
    Hà Nội của mình không đẹp đến long lanh
    Nhưng đẹp nhất là mùa giáp Tết
    Trời đất bừng lên xoá tan mỏi mệt
    Như quên đi giá rét của mùa đông
    Sắc xuân làm môi con gái thêm hồng
    Như sắc đào Nhật Tân, như hoa làng Quảng Bá
    Tết đang về, làm đẹp thêm tất cả
    Đất hoà với trời cùng rộn rã trước Xuân
    Anh không về mẹ nhớ anh muôn phần
    Hà Nội nhớ... và nhiều người cũng nhớ
    Nhưng nơi xa, mong anh đừng trăn trở
    Anh hãy chờ... anh nhé... Tết mùa sau...
    Được arale_ sửa chữa / chuyển vào 07:37 ngày 23/03/2004
  5. arale_

    arale_ Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    482
    Đã được thích:
    0

    Thơ tặng người xa Hà Nội
    ( tác giả : chịu )
    Anh đã xa Hà Nội lâu chưa
    Để em kể anh nghe về Hà Nội
    Dù bây gời em cũng đang bối rối
    Chẳng biết làm sao kể hết để anh nghe
    Anh có nhớ Hà Nội những đêm hè
    Tiếng ve râm ran trên đường Trần Phú
    Bóng chị lao công giờ vẫn như ngày cũ
    Hàng Đào, Hàng Ngang phố vẫn tấp nập đông
    Hà Nội của mình thỉnh thoảng vẫn mưa dông
    Mưa chợt đến rồi lại hồn nhiên tạnh
    Nửa muốn đón đầu, nửa như trốn tránh
    Người ta bảo trời mưa giống con gái Hà Thành
    Hà Nội của mình không đẹp đến long lanh
    Nhưng đẹp nhất là mùa giáp Tết
    Trời đất bừng lên xoá tan mỏi mệt
    Như quên đi giá rét của mùa đông
    Sắc xuân làm môi con gái thêm hồng
    Như sắc đào Nhật Tân, như hoa làng Quảng Bá
    Tết đang về, làm đẹp thêm tất cả
    Đất hoà với trời cùng rộn rã trước Xuân
    Anh không về mẹ nhớ anh muôn phần
    Hà Nội nhớ... và nhiều người cũng nhớ
    Nhưng nơi xa, mong anh đừng trăn trở
    Anh hãy chờ... anh nhé... Tết mùa sau...
    Được arale_ sửa chữa / chuyển vào 07:37 ngày 23/03/2004
  6. arale_

    arale_ Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    482
    Đã được thích:
    0
    Phố cổ Hà Nội trong mắt một người Đức
    Giống như Tiến sỹ Friedrich Winterscheidt (nguyên Viện trưởng Viện Goethe ở Hà Nội), ông Franx Xaver Augustin, người kế nhiệm, cũng đã trở nên gắn bó và đặc biệt say mê quyến luyến với "Khu 36 phố phường". Vừa qua, một cuộc hội thảo quốc tế (gồm những nhà nghiên cứu Đức và khu vực Đông Nam Á) nhằm tạo ra diễn đàn so sánh phố cổ Hà Nội với những khu phố tương tự ở châu Á đã được tổ chức xuất phát từ niềm say mê ấy. "Yêu phố cổ Hà Nội, qua lần hội thảo cuối cùng này (đã có 3 cuộc hội thảo từ những năm trước), chúng tôi muốn được chia sẻ cùng các bạn Việt Nam những kinh nghiệm quý trong ứng xử và bảo tồn những giá trị văn hoá", ông Augustin bày tỏ.
    Trước khi đi vào vấn đề chính của cuộc hội thảo, xin được hỏi: Điều gì đã khiến ông và các bạn Đức ở Viện Goethe yêu và xem "Khu 36 phố phường" là phần hấp dẫn nhất của thành phố Hà Nội?
    - Không chỉ là phần hấp dẫn nhất mà hơn thế. Với tôi, phố cổ Hà Nội còn là một thành phố có vẻ đẹp và có bản sắc riêng độc nhất vô nhị trên thế giới. Tôi đã đi thăm thú nhiều nơi trên thế giới, Hà Nội chưa phải là thành phố già và cổ kính, nếu so với những phố cổ ở Trung Cận Đông được xây dựng từ thế kỷ thứ 13, 14 hay cả với Berlin cũng vậy. Song, những thành phố này lại mang dáng vẻ của một bảo tàng hơn, còn với phố cổ Hà Nội thì không vậy. Nơi đây, thể hiện tất cả những thuộc tính của phố cổ phương Đông. Nơi hội tụ của nhà ở, cửa hàng và các trung tâm tôn giáo nhỏ được phân bổ theo ngành nghề thủ công. Khu phố cổ thể hiện sự thống nhất giữa nơi cư trú và nơi làm việc, giữa cuộc sống và mưu sinh. Nơi mà những con phố và ngõ nhỏ đều là bộ phận của cuộc sống hàng ngày và là trung tâm của mọi giao tiếp xã hội. Nói tóm lại, "Khu 36 phố phường" là nơi duy nhất mà tiêu chuẩn của con người quyết định mọi khuôn khổ của công trình xây dựng, chiều rộng của đường phố, khoảng cách và tốc độ của cuộc sống hàng ngày. Là một thành phố mà bản sắc được tạo nên từ sức sống của chính những người dân.
    Phải chăng, cũng chính từ những đặc tính sinh động kể trên, việc bảo tồn kiến trúc xây dựng, đặc biệt là bảo tồn sự nhận thức về nếp sống, văn hoá của khu phố cổ cứ luôn được ?obàn đi tính lại" mãi mà vẫn chưa tìm ra một giải pháp phù hợp và ổn thoả.
    - Theo tôi, từ xa xưa, ?okhu 36 phố phường? vốn được hình thành một cách tự nhiên mà không hề theo bất kỳ một sự hoạch định cụ thể nào từ phía chính quyền địa phương. Mọi kết cấu về không gian, kiến trúc, nếp sinh hoạt thường nhật của người dân nơi đây được lập nên dưới dạng ?obuôn có hội, bán có phường?. Xuất phát từ đặc điểm này, chúng tôi muốn qua hội thảo gửi bức thông điệp về chính vẻ đẹp ?ođộc nhất vô nhị? của khu phố này. Tất nhiên, điều đó không chỉ thể hiện qua sự hấp dẫn về du lịch mà còn nằm ở sức sống của những con người nơi đây. Dù vậy, để bảo tồn tất cả những giá trị đó một cách hiệu quả nhất, theo tôi, chúng ta không nên quá chú trọng đến việc ?okế hoạch hoá? các chính sách từ trên xuống hoặc đưa ra những phương cách mang tính chất áp đặt theo lối ?ophải làm thế này hay thế khác"? mà xem nhẹ ý kiến từ phía người dân. Nên chăng, cần có sự bàn bạc trao đổi từ cả hai phía. Một sự lắng nghe nguyện vọng từ chính những con người đang sinh sống tại khu phố này thật là cần thiết. Lắng nghe để xem họ có thể tự cải tạo ngôi nhà của mình được không, tất nhiên là phải dựa trên mô típ cũ và sự giúp đỡ của chính quyền địa phương. Còn nữa, tôi cũng nghe thấy ở đâu đó, cái ý tưởng về một dự án di dân để bảo tồn. Nó sẽ thật khó thành công bởi cần một khoản kinh phí lớn, lại khá xa rời nhu cầu của người dân. Hơn nữa, nếu có thành công, cũng sẽ làm mất đi "cái hồn" riêng của khu phố cổ, đến lúc ấy, trông nó chẳng khác gì một bảo tàng.
    Chắc hẳn, không riêng gì đất nước chúng tôi ?ođụng? phải khó khăn trong công tác bảo tồn những giá trị cổ xưa. Mà, ở một số thành phố khác như Bangkok, Chiang Mai (Thái Lan), Jakarta (Indonexia), Berlin (Đức) ? cũng không tránh khỏi. Vậy xin hỏi người Đức đã có những biện pháp hữu hiệu gì trong lĩnh vực này?
    Không riêng ở Đức, châu Âu, ngay cả một số nước trong khu vực Đông Nam á đã xuất hiện những tổ chức cá nhân với nhiều sáng kiến tích cực như đề ra các khẩu hiệu: ?oLàng, khu phố của chúng ta cần đẹp hơn? để khơi dậy lòng nhiệt tình, ý thức tự bảo vệ của mỗi cá nhân cùng thi đua. Tiêu biểu cho mô hình bảo tồn này là nhóm "Sáng kiến của nhân dân" ở Đức. Họ tự kiểm tra lẫn nhau trong cách thức xây dựng và bảo tồn của những chủ căn hộ. Về phía Nhà nước cũng không nhất thiết phải chu cấp nhiều về kinh phí, mà chỉ là những ưu đãi về thuế kinh doanh.Theo tôi, mô hình tự quản này, khá phù hợp với "Khu 36 phố phường", bởi vốn dĩ nó được hình thành một cách tự nhiên từ những phố nghề. Do đó, việc áp dụng những biện pháp quản lý theo kiểu "chính sách" từ trên xuống rất dễ "phá vỡ" những ưu thế vốn có của phố cổ Hà Nội.
    Cuối cùng là những kinh nghiệm quý giá được rút sau hội thảo này, thưa ông?
    - Như chúng ta đều biết, việc bảo tồn PCHN đang đứng trước hai nguy cơ: sự eo hẹp về kinh phí đầu tư từ phía thành phố; tiếp đến là sự "can thiệp" không mấy thiện chí của những người giàu có (họ đang bỏ tiền xây dựng mới nhiều nhà cao tầng ngay giữa lòng phố cổ) làm phá vỡ cảnh quan. Để giải quyết những nguy cơ này, thì việc chọn một con đường ở giữa là lập nên những nhóm dân cư tự quản, có sáng kiến và có ý thức trong việc bảo tồn, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước được xem là hiệu quả và có tính khả thi cao. Đồng thời, đây cũng chính là kết luận cuối cùng của cuộc hội thảo quốc tế về những vấn đề PCHN./.
    Xin cảm ơn ông!
    Được arale_ sửa chữa / chuyển vào 07:52 ngày 24/03/2004
  7. arale_

    arale_ Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    482
    Đã được thích:
    0
    Phố cổ Hà Nội trong mắt một người Đức
    Giống như Tiến sỹ Friedrich Winterscheidt (nguyên Viện trưởng Viện Goethe ở Hà Nội), ông Franx Xaver Augustin, người kế nhiệm, cũng đã trở nên gắn bó và đặc biệt say mê quyến luyến với "Khu 36 phố phường". Vừa qua, một cuộc hội thảo quốc tế (gồm những nhà nghiên cứu Đức và khu vực Đông Nam Á) nhằm tạo ra diễn đàn so sánh phố cổ Hà Nội với những khu phố tương tự ở châu Á đã được tổ chức xuất phát từ niềm say mê ấy. "Yêu phố cổ Hà Nội, qua lần hội thảo cuối cùng này (đã có 3 cuộc hội thảo từ những năm trước), chúng tôi muốn được chia sẻ cùng các bạn Việt Nam những kinh nghiệm quý trong ứng xử và bảo tồn những giá trị văn hoá", ông Augustin bày tỏ.
    Trước khi đi vào vấn đề chính của cuộc hội thảo, xin được hỏi: Điều gì đã khiến ông và các bạn Đức ở Viện Goethe yêu và xem "Khu 36 phố phường" là phần hấp dẫn nhất của thành phố Hà Nội?
    - Không chỉ là phần hấp dẫn nhất mà hơn thế. Với tôi, phố cổ Hà Nội còn là một thành phố có vẻ đẹp và có bản sắc riêng độc nhất vô nhị trên thế giới. Tôi đã đi thăm thú nhiều nơi trên thế giới, Hà Nội chưa phải là thành phố già và cổ kính, nếu so với những phố cổ ở Trung Cận Đông được xây dựng từ thế kỷ thứ 13, 14 hay cả với Berlin cũng vậy. Song, những thành phố này lại mang dáng vẻ của một bảo tàng hơn, còn với phố cổ Hà Nội thì không vậy. Nơi đây, thể hiện tất cả những thuộc tính của phố cổ phương Đông. Nơi hội tụ của nhà ở, cửa hàng và các trung tâm tôn giáo nhỏ được phân bổ theo ngành nghề thủ công. Khu phố cổ thể hiện sự thống nhất giữa nơi cư trú và nơi làm việc, giữa cuộc sống và mưu sinh. Nơi mà những con phố và ngõ nhỏ đều là bộ phận của cuộc sống hàng ngày và là trung tâm của mọi giao tiếp xã hội. Nói tóm lại, "Khu 36 phố phường" là nơi duy nhất mà tiêu chuẩn của con người quyết định mọi khuôn khổ của công trình xây dựng, chiều rộng của đường phố, khoảng cách và tốc độ của cuộc sống hàng ngày. Là một thành phố mà bản sắc được tạo nên từ sức sống của chính những người dân.
    Phải chăng, cũng chính từ những đặc tính sinh động kể trên, việc bảo tồn kiến trúc xây dựng, đặc biệt là bảo tồn sự nhận thức về nếp sống, văn hoá của khu phố cổ cứ luôn được ?obàn đi tính lại" mãi mà vẫn chưa tìm ra một giải pháp phù hợp và ổn thoả.
    - Theo tôi, từ xa xưa, ?okhu 36 phố phường? vốn được hình thành một cách tự nhiên mà không hề theo bất kỳ một sự hoạch định cụ thể nào từ phía chính quyền địa phương. Mọi kết cấu về không gian, kiến trúc, nếp sinh hoạt thường nhật của người dân nơi đây được lập nên dưới dạng ?obuôn có hội, bán có phường?. Xuất phát từ đặc điểm này, chúng tôi muốn qua hội thảo gửi bức thông điệp về chính vẻ đẹp ?ođộc nhất vô nhị? của khu phố này. Tất nhiên, điều đó không chỉ thể hiện qua sự hấp dẫn về du lịch mà còn nằm ở sức sống của những con người nơi đây. Dù vậy, để bảo tồn tất cả những giá trị đó một cách hiệu quả nhất, theo tôi, chúng ta không nên quá chú trọng đến việc ?okế hoạch hoá? các chính sách từ trên xuống hoặc đưa ra những phương cách mang tính chất áp đặt theo lối ?ophải làm thế này hay thế khác"? mà xem nhẹ ý kiến từ phía người dân. Nên chăng, cần có sự bàn bạc trao đổi từ cả hai phía. Một sự lắng nghe nguyện vọng từ chính những con người đang sinh sống tại khu phố này thật là cần thiết. Lắng nghe để xem họ có thể tự cải tạo ngôi nhà của mình được không, tất nhiên là phải dựa trên mô típ cũ và sự giúp đỡ của chính quyền địa phương. Còn nữa, tôi cũng nghe thấy ở đâu đó, cái ý tưởng về một dự án di dân để bảo tồn. Nó sẽ thật khó thành công bởi cần một khoản kinh phí lớn, lại khá xa rời nhu cầu của người dân. Hơn nữa, nếu có thành công, cũng sẽ làm mất đi "cái hồn" riêng của khu phố cổ, đến lúc ấy, trông nó chẳng khác gì một bảo tàng.
    Chắc hẳn, không riêng gì đất nước chúng tôi ?ođụng? phải khó khăn trong công tác bảo tồn những giá trị cổ xưa. Mà, ở một số thành phố khác như Bangkok, Chiang Mai (Thái Lan), Jakarta (Indonexia), Berlin (Đức) ? cũng không tránh khỏi. Vậy xin hỏi người Đức đã có những biện pháp hữu hiệu gì trong lĩnh vực này?
    Không riêng ở Đức, châu Âu, ngay cả một số nước trong khu vực Đông Nam á đã xuất hiện những tổ chức cá nhân với nhiều sáng kiến tích cực như đề ra các khẩu hiệu: ?oLàng, khu phố của chúng ta cần đẹp hơn? để khơi dậy lòng nhiệt tình, ý thức tự bảo vệ của mỗi cá nhân cùng thi đua. Tiêu biểu cho mô hình bảo tồn này là nhóm "Sáng kiến của nhân dân" ở Đức. Họ tự kiểm tra lẫn nhau trong cách thức xây dựng và bảo tồn của những chủ căn hộ. Về phía Nhà nước cũng không nhất thiết phải chu cấp nhiều về kinh phí, mà chỉ là những ưu đãi về thuế kinh doanh.Theo tôi, mô hình tự quản này, khá phù hợp với "Khu 36 phố phường", bởi vốn dĩ nó được hình thành một cách tự nhiên từ những phố nghề. Do đó, việc áp dụng những biện pháp quản lý theo kiểu "chính sách" từ trên xuống rất dễ "phá vỡ" những ưu thế vốn có của phố cổ Hà Nội.
    Cuối cùng là những kinh nghiệm quý giá được rút sau hội thảo này, thưa ông?
    - Như chúng ta đều biết, việc bảo tồn PCHN đang đứng trước hai nguy cơ: sự eo hẹp về kinh phí đầu tư từ phía thành phố; tiếp đến là sự "can thiệp" không mấy thiện chí của những người giàu có (họ đang bỏ tiền xây dựng mới nhiều nhà cao tầng ngay giữa lòng phố cổ) làm phá vỡ cảnh quan. Để giải quyết những nguy cơ này, thì việc chọn một con đường ở giữa là lập nên những nhóm dân cư tự quản, có sáng kiến và có ý thức trong việc bảo tồn, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước được xem là hiệu quả và có tính khả thi cao. Đồng thời, đây cũng chính là kết luận cuối cùng của cuộc hội thảo quốc tế về những vấn đề PCHN./.
    Xin cảm ơn ông!
    Được arale_ sửa chữa / chuyển vào 07:52 ngày 24/03/2004
  8. arale_

    arale_ Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    482
    Đã được thích:
    0
    Gửi Hà Nội
    Dấu nụ cười trong một cánh thư
    Em hồn nhiên gửi về người Hà Nội
    Chiều rời nghiêng bối rối
    Nắng miên man có lạc lối về ... ?
    Hà Nội tháng ba trong suốt đến đê mê
    Thả vào lòng đêm mùi nồng nàn hoa sữa
    Chút lạnh se lòng có điều chan chứa
    Ngọt ngào nỗi nhớ không tên
    Bản tình ca em chẳng thể quên
    Đã nhiều lần lăng im để thì thầm: "Em ơi, Hà Nội phố..."
    Dẫu chạnh lòng qua những lần dang dở
    Ngại ngùng không xoá nổi ước mơ
    Hà Nội trong em như một bài thơ
    Lắm hồn nhiên và cũng nhiều sâu lắng
    Ai gửi điều gì sao mãi hoài im lặng
    Để phố buồn chao chát những cơn mưa...
    _ARALE_
  9. arale_

    arale_ Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    482
    Đã được thích:
    0
    Gửi Hà Nội
    Dấu nụ cười trong một cánh thư
    Em hồn nhiên gửi về người Hà Nội
    Chiều rời nghiêng bối rối
    Nắng miên man có lạc lối về ... ?
    Hà Nội tháng ba trong suốt đến đê mê
    Thả vào lòng đêm mùi nồng nàn hoa sữa
    Chút lạnh se lòng có điều chan chứa
    Ngọt ngào nỗi nhớ không tên
    Bản tình ca em chẳng thể quên
    Đã nhiều lần lăng im để thì thầm: "Em ơi, Hà Nội phố..."
    Dẫu chạnh lòng qua những lần dang dở
    Ngại ngùng không xoá nổi ước mơ
    Hà Nội trong em như một bài thơ
    Lắm hồn nhiên và cũng nhiều sâu lắng
    Ai gửi điều gì sao mãi hoài im lặng
    Để phố buồn chao chát những cơn mưa...
    _ARALE_
  10. arale_

    arale_ Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    482
    Đã được thích:
    0
    Em biết không Hà Nội chớm đông rồi
    Mấy cô bạn đã xuýt xoa môi nẻ
    Bà lão xưa bên gốc bàng lặng lẽ
    Bếp than hồng quạt ngô
    Cậu bạn Thái Bình giữa phố co ro
    Trong manh áo đạp xe đi dạy
    Trừ tiền trọ, tiền ăn, còn lại...
    Đủ gửi về cho mẹ tấm khăn len.
    Đêm đông làm nỗi nhớ, nhớ hơn
    Phố trầm mặc nghe chuông chùa xa vỡ
    Cô công nhân âm thầm quét chợ
    Cán chổi oằn như những con đường.
    Chú bé đánh giày bên gốc phượng đẫm sương
    Ăn bánh mỳ với giấc mơ hoàng tử
    Anh chạng lòng nhớ những đêm không ngủ
    Gác trọ đêm cũng bánh mỳ...
    Dải lộc vừng rủ xuống phố hàng mi
    Đêm Hà Nội. Tiếng rao, bánh khúc...
    Trong nhà ti vi báo gió mùa đông bắc
    Phương xa ơi! Hà Nội đông rồi.
    _ARALE_

Chia sẻ trang này