1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhớ về Hải Phòng

Chủ đề trong 'Đức (German Club)' bởi caphechieuthubay, 26/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. caphechieuthubay

    caphechieuthubay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    1.129
    Đã được thích:
    0
    Em Shin trả lời câu này dùm cái, chị cafe chịu, chẳng biết phố Trần Tự Khánh này nằm đâu, hì, coi như là mở mang đầu óc cái nhỉ
  2. _Shin_

    _Shin_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Em Shin ngồi từ nãy tới giờ nghĩ mãi nhưng cũng không biết cái phố Trần Tự Khánh nó nằm ở đâu nữa............
    Xin hỏi bác Ctech là phố nằm ở nội thành hay nằm ở ngoại thành vậy.
    Em đoán là phố nằm trong một số Quận mới sát nhập gần đây nên tên mới lạ thế. Chứ những phố nằm ở nội thành thì em biết hết mà...............
    Để về em tra bản đồ đã, có gì thì sẽ trả lời bác sau vậy............
  3. _Shin_

    _Shin_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Em Shin ngồi từ nãy tới giờ nghĩ mãi nhưng cũng không biết cái phố Trần Tự Khánh nó nằm ở đâu nữa............
    Xin hỏi bác Ctech là phố nằm ở nội thành hay nằm ở ngoại thành vậy.
    Em đoán là phố nằm trong một số Quận mới sát nhập gần đây nên tên mới lạ thế. Chứ những phố nằm ở nội thành thì em biết hết mà...............
    Để về em tra bản đồ đã, có gì thì sẽ trả lời bác sau vậy............
  4. _Shin_

    _Shin_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Cá chọi thì không thích lắm nhưng gà chọi thì Shin thích cực..................
    Gần nhà Shin có mấy người, cả người lớn lẫn trẻ con nhá, toàn nuôi và chơi gà chọi thôi.........Mấy con gà chọi con ( người ta gọi là gà tre í ) eo ơi, dễ thương lắm..................
    Xem gà chọi đá nhau cũng hay nhưng nhiều khi đá hăng quá toàn thấy đổ máu thôi, trông hơi thảm.............. Shin lại sợ máu sẵn nên toàn xem giữa chừng thì bỏ về vì thương chúng nó lắm....................
    Xem cá chọi thì phải lắc chai cho thật mạnh, cá bên trong quay tít thò lò thì mới hăng.Cá tụi nó rỉa nhau rách cả vây, trông cũng không kém phần tang thương ................Đúng là cá chọi...........
    Đặc điểm của một hàng bán và chơi cá chọi là nước cứ bắn tung toé, chảy lênh láng cả ra vì cứ đổ cá từ chai nọ vào chai kia.................
  5. _Shin_

    _Shin_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Cá chọi thì không thích lắm nhưng gà chọi thì Shin thích cực..................
    Gần nhà Shin có mấy người, cả người lớn lẫn trẻ con nhá, toàn nuôi và chơi gà chọi thôi.........Mấy con gà chọi con ( người ta gọi là gà tre í ) eo ơi, dễ thương lắm..................
    Xem gà chọi đá nhau cũng hay nhưng nhiều khi đá hăng quá toàn thấy đổ máu thôi, trông hơi thảm.............. Shin lại sợ máu sẵn nên toàn xem giữa chừng thì bỏ về vì thương chúng nó lắm....................
    Xem cá chọi thì phải lắc chai cho thật mạnh, cá bên trong quay tít thò lò thì mới hăng.Cá tụi nó rỉa nhau rách cả vây, trông cũng không kém phần tang thương ................Đúng là cá chọi...........
    Đặc điểm của một hàng bán và chơi cá chọi là nước cứ bắn tung toé, chảy lênh láng cả ra vì cứ đổ cá từ chai nọ vào chai kia.................
  6. caphechieuthubay

    caphechieuthubay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    1.129
    Đã được thích:
    0
    Học cách đi câu ( phần 1)
    Tôi đến với Hải Phòng lần đầu tiên trong đời vào tháng 7 năm 1976. Ấn tượng của tôi về chuyến đi 3 ngày xuyên biển dọc theo chiều dài đất nước trên chuyến tàu khách Thống Nhất cao nghều lừng lững đưa tôi và gia đình vào Sài Gòn vẫn còn vương vấn mãi trong tôi như mới ngày nào. Hải Phòng hôm nay thay đổi nhiều lắm: đường phố trải nhựa láng bóng, rộng thênh thang với 4 làn xe chạy ngược xuôi, nhà cửa cao ráo san sát với những công viên xanh rì mát mắt bao bọc trung tâm thành phố. Thành phố cảng Hải Phòng nổi tiếng với cái tên Hoa Phượng Ðỏ vì cây hoa phượng mọc gần như khắp nơi trong thành phố. Cứ hè đến, khoảng tháng 5, lúc mà các cậu ấm cô chiêu ở lứa tuổi học trò mải mê nắn nót những trang lưu bút ép lẫn với những cánh **** khô chuyền tay nhau, cũng là lúc cả khung trời lẫn đường phố Hải Phòng đỏ rực trong sắc màu hoa phượng.
    Xe chúng tôi đi băng băng trong đêm tối. Vượt qua 2 trạm thu phí giao thông cũng là lúc Việt hất hảm phà đám khói thuốc mùi thơm ngọt từ cái tẩu nâu bóng: "Hải Phòng đây này, cậu mê chưa". Ðêm đã khuya mà thành phố đèn đuốc còn sáng rực. Bụng đói, chúng tôi ghé vào một nhà hàng ven đường gần công viên Nguyễn Văn Trỗi, ánh đèn điện chóa mắt làm tôi phải loay hoay mãi mới nhìn rõ cái bảng hiệu cũng lập loà xanh đỏ trên nóc quán: Quán Hoa Biển.
    Ông chủ quán với nụ cười như đóng đinh trên mặt nhảy ra bắt tay Việt rất chặt: "Chú lại đến à, quý hóa quá. Ai đấy ?". Nghe giới thiệu xong, không đợi chúng tôi gọi món, ông khoát tay ra lệnh cho mấy bà bếp đang lăng xăng gần đấy: "Một Tu Hài hấp, một cháo Bớp gấp, nhanh chân lên nhá !". Thấy mặt tôi nghệt ra, ông cười rồi lúc lắc cái đầu:
    Toàn đặc sản đấy. Chú mà thử món Tu Hài (Chiếc Giầy Có Vòi - BBT) hấp rồi thì mấy món "tráng dương bổ thận" khác không có mùi mẽ gì nữa đâu ! Chỉ có ở Cát Bà, phải bỏ hộp xốp xủi o-xy mang về đấy mà nhiều khi chúng cũng chết bất đắc kỳ tử, tiếc lắm. Có lúc hiếm, 50 ngàn một con cũng kiếm không ra !

    Tôi nhón tay với 1 con Tu Hài béo trục bỏ vào mồm cắn nhẹ. Sao cái giống nhà nó trông kỳ kỳ vậy (!) mà dòn tan và ngọt lùi đến thế, nuốt vừa trôi khỏi họng là tay lại muốn với ra quơ con nữa ngắm nghía ngay. Nhoáng cái 4 chú Tu Hài đã biến mất, chỉ còn mấy cái vỏ lăn lóc trên đĩa. Việt Tẩu miệng vừa nhai vừa lẩm bẩm ra chiều đắc ý: "Anh thấy hay chưa, lát nữa đến Ðồ Sơn sung sức coi chừng lại léng phéng đấy ... hả !", rồi cười khùng khục. Món thứ 2 được dọn ra, bốc khói ngùn ngụt. Cái tẩu lại vênh lên hắng giọng:
    Cháo cá Bớp đấy. Ðố anh biết tại sao lại gọi nó là Bớp ? Này nhé, "bớp" tiếng dân gian là ... con đĩ đấy ! Hê, tớ nói thật mà. Tại bọn cá này rất hay thò cái ... nọ ... của nó ra để nhử Cua. Chú Cua tội nghiệp thấy hay tưởng bở (!), quơ cái càng lều khều định mó thì ... oách một cái như võ sĩ Nhu Ðạo, Bớp nhà ta đã bẻ gẫy ngang cái càng Cua cứng như đá, gãy đến tận gốc. Chú ta liền thủng thẳng thò miệng hút sạch cái chất bổ trong càng Cua, mà chỉ càng cua mà thôi nhé, thấy thiện nghệ chưa ! Không ai lưới được cá Bớp vì nó chuyên lủi trong hang sâu sát đáy, chỉ có câu được nó, mà câu đúng bằng ... càng Cua. Nó cắn câu phải lôi phắt ngay lên bờ vì để nó lủi vào hang thì coi như xong. Chính vì thế mà cá Bớp họ bán theo con. Có lúc biển động thiếu hàng, 1 bát cháo Bớp có giá gần trăm ngàn. Cũng thuộc loại đại bổ đấy !
    Nhìn kỹ con Bớp bạn có thể nhầm nó với con Lóc hay Trê bị vặt râu. Bát cháo Bớp ngọt sắc, vị gừng giã nhỏ cộng với mùi tanh nhẹ và miếng thịt cá dai như thịt gà mái dầu làm tôi tỉnh hẳn người. Tiếng ông chủ quán thủng thẳng trong lúc tôi đang lúi húi húp xùm xụp: "Anh thấy ngọt không, thịt Bớp đấy, xin bảo đảm không có tí bột ngọt nào đâu, bát nữa nhá !". Tôi lúng búng lắc đầu. No quá mà ngon quá. Lúc này mà làm điếu thuốc rồi lăn ra giường nằm xem phim một lúc rồi ngủ quay là sướng nhất !
    Chúng tôi ngủ mê mệt ! Bà chủ đã cẩn thận lên tận nơi đánh thức 2 lần, nhưng chúng tôi vẫn say sưa đến tận hơn 6h mới lọ mọ dậy nổi. Bát mì tôm với cốc café đá nhạt thếch đã cạn đến đáy, chúng tôi hăm hở tay cần tay mồi phóng xe ra ghềnh đá cuối bãi 2, tâm hồn phới phới niềm tin hôm nay sẽ vác về vài chú Vược (cá Chẻm, theo cách hiểu của miền Bắc - BBT) khổng lồ cho anh em "lác mắt" ! Anh Thiệm trước khi đi còn vỗ vai khích lệ chúng tôi: "Mới hôm kia chứ đâu, ông anh nhà bên cạnh đánh 1 con Vược đúng 6.8kg, ngay ghềnh đá, bán được hơn 500 ngàn, mời anh em uống rượu mệt luôn !". Nghe có "phê" chưa !
    Con đường nhựa dọc theo bãi 2 cũng đang được thi công, ngõ cụt cản xe chúng tôi lại với đống đất đá bề bộn. Nước biển Ðồ Sơn hơi đục. Tôi hỏi tại sao thì Việt lào phào trong tiếng gíó vù vù qua cửa xe: "Do là cửa sông Cấm đổ ngay ra eo biển Ðồ Sơn nên nước chỉ lợ chứ không mặn, chính thế mà có nhiều Vược đấy, tuy có hơi đục một tí vì bụi phù sa.".

    Các bạn có thể thấy cái lưỡi câu miệng nhỏ thân dài của dân Ðồ Sơn, lợi hại lắm. Ðặc biệt cái ngạnh lưỡi câu thì tôi chỉ thấy lần đầu, to còn hơn cả cái mũi nhọn chính của lưỡi. Thấy hay hay Việt nài nỉ ông anh mua lại 4 lưỡi với giá hữu nghị ... 10 ngàn đồng. Ðương nhiên Nguyên nhà ta cũng được chia 2 lưỡi làm kỷ niệm. Cách móc tôm cũng khác khu Bà Rịa mà tôi từng học theo: móc vòng vào trong bụng tôm ngược lên đốt 1, không như anh em ta hay móc tôm xuyên qua thân ở đốt thứ 2. Thẻo câu của Ðồ Sơn thì không khác gì kiểu móc của chúng tôi cả: phao tĩnh thấp cỡ 1m neo cục chì nhỏ 20g, thế là xong.

    Tôi và Việt ra sức quăng quăng rê rê. Rê tới rê lui, rê phải rê trái. Rê chán chê mỏi cả tay, đầu gối như muốn long ra ngoài, tôi ngồi phệt luôn xuống bờ đá, kệ cho cái phao vàng đỏ của anh bạn Long Cá vừa tặng, bồng bềnh muốn trôi đâu thì trôi. Ơ kìa ... cả bờ đá lại ồn ào hẳn lên. Một con Vược dính lưỡi câu của một tay câu khác đang đứng chênh vênh trên ghềnh đá cách chỗ chúng tôi khoảng 50m, kéo cái cần tre cong vút. Rồi ... phựt ! Thôi rồi ! Vược về lại biển rồi ! Tiếng càu nhàu thoảng thoảng từ xa vẳng đến tận chỗ chúng tôi: "Ðen quá ! Ði giải đen đây !". Chúng tôi lại vồ lấy cần, lại quăng lại rê. Suốt 2 tiếng đồng hồ, chúng tôi xử lý gần hết cả 1/2kg tôm Rảo tươi nhảy tanh tanh mà cá thì vẫn biệt vô âm tín. Ông anh bên cạnh đã về từ lúc nào. Quên khuấy không kịp chụp ảnh con Vược khổng lồ, Việt cứ làu bàu trách tôi mãi: "Không có ảnh chụp đem về anh em lại bảo là mình ... đái khai !" (cách nói lóng của dân Hà Nội, ý chỉ nói dối - BBT).

    Mải câu đến gần 10h, nắng rát mặt, nước biển bắt đầu lên ào ào. Anh em chúng tôi cuống cuồng thu dọn túi câu và xô tôm Rảo, nháo nhào trèo lên lại bờ bê tông. Ghềnh đá trơn nhẫy, tôi lại đi ... giầy tây (!) nên mấy lần suýt trượt chân lộn cổ xuống biển. Nghĩ lại thầy mình vừa dở hơi vừa liều mạng quá ! Ai lại mang giầy tây đánh xi bóng loáng leo lên ghềnh đá câu Vược bao giờ !!!
    ( Đoạn trích trong '''''''' Đêm trắng ở thành phố hoa phượng đỏ)
    ( còn tiếp)
    Được caphechieuthubay sửa chữa / chuyển vào 19:07 ngày 31/07/2004
  7. caphechieuthubay

    caphechieuthubay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    1.129
    Đã được thích:
    0
    Học cách đi câu ( phần 1)
    Tôi đến với Hải Phòng lần đầu tiên trong đời vào tháng 7 năm 1976. Ấn tượng của tôi về chuyến đi 3 ngày xuyên biển dọc theo chiều dài đất nước trên chuyến tàu khách Thống Nhất cao nghều lừng lững đưa tôi và gia đình vào Sài Gòn vẫn còn vương vấn mãi trong tôi như mới ngày nào. Hải Phòng hôm nay thay đổi nhiều lắm: đường phố trải nhựa láng bóng, rộng thênh thang với 4 làn xe chạy ngược xuôi, nhà cửa cao ráo san sát với những công viên xanh rì mát mắt bao bọc trung tâm thành phố. Thành phố cảng Hải Phòng nổi tiếng với cái tên Hoa Phượng Ðỏ vì cây hoa phượng mọc gần như khắp nơi trong thành phố. Cứ hè đến, khoảng tháng 5, lúc mà các cậu ấm cô chiêu ở lứa tuổi học trò mải mê nắn nót những trang lưu bút ép lẫn với những cánh **** khô chuyền tay nhau, cũng là lúc cả khung trời lẫn đường phố Hải Phòng đỏ rực trong sắc màu hoa phượng.
    Xe chúng tôi đi băng băng trong đêm tối. Vượt qua 2 trạm thu phí giao thông cũng là lúc Việt hất hảm phà đám khói thuốc mùi thơm ngọt từ cái tẩu nâu bóng: "Hải Phòng đây này, cậu mê chưa". Ðêm đã khuya mà thành phố đèn đuốc còn sáng rực. Bụng đói, chúng tôi ghé vào một nhà hàng ven đường gần công viên Nguyễn Văn Trỗi, ánh đèn điện chóa mắt làm tôi phải loay hoay mãi mới nhìn rõ cái bảng hiệu cũng lập loà xanh đỏ trên nóc quán: Quán Hoa Biển.
    Ông chủ quán với nụ cười như đóng đinh trên mặt nhảy ra bắt tay Việt rất chặt: "Chú lại đến à, quý hóa quá. Ai đấy ?". Nghe giới thiệu xong, không đợi chúng tôi gọi món, ông khoát tay ra lệnh cho mấy bà bếp đang lăng xăng gần đấy: "Một Tu Hài hấp, một cháo Bớp gấp, nhanh chân lên nhá !". Thấy mặt tôi nghệt ra, ông cười rồi lúc lắc cái đầu:
    Toàn đặc sản đấy. Chú mà thử món Tu Hài (Chiếc Giầy Có Vòi - BBT) hấp rồi thì mấy món "tráng dương bổ thận" khác không có mùi mẽ gì nữa đâu ! Chỉ có ở Cát Bà, phải bỏ hộp xốp xủi o-xy mang về đấy mà nhiều khi chúng cũng chết bất đắc kỳ tử, tiếc lắm. Có lúc hiếm, 50 ngàn một con cũng kiếm không ra !

    Tôi nhón tay với 1 con Tu Hài béo trục bỏ vào mồm cắn nhẹ. Sao cái giống nhà nó trông kỳ kỳ vậy (!) mà dòn tan và ngọt lùi đến thế, nuốt vừa trôi khỏi họng là tay lại muốn với ra quơ con nữa ngắm nghía ngay. Nhoáng cái 4 chú Tu Hài đã biến mất, chỉ còn mấy cái vỏ lăn lóc trên đĩa. Việt Tẩu miệng vừa nhai vừa lẩm bẩm ra chiều đắc ý: "Anh thấy hay chưa, lát nữa đến Ðồ Sơn sung sức coi chừng lại léng phéng đấy ... hả !", rồi cười khùng khục. Món thứ 2 được dọn ra, bốc khói ngùn ngụt. Cái tẩu lại vênh lên hắng giọng:
    Cháo cá Bớp đấy. Ðố anh biết tại sao lại gọi nó là Bớp ? Này nhé, "bớp" tiếng dân gian là ... con đĩ đấy ! Hê, tớ nói thật mà. Tại bọn cá này rất hay thò cái ... nọ ... của nó ra để nhử Cua. Chú Cua tội nghiệp thấy hay tưởng bở (!), quơ cái càng lều khều định mó thì ... oách một cái như võ sĩ Nhu Ðạo, Bớp nhà ta đã bẻ gẫy ngang cái càng Cua cứng như đá, gãy đến tận gốc. Chú ta liền thủng thẳng thò miệng hút sạch cái chất bổ trong càng Cua, mà chỉ càng cua mà thôi nhé, thấy thiện nghệ chưa ! Không ai lưới được cá Bớp vì nó chuyên lủi trong hang sâu sát đáy, chỉ có câu được nó, mà câu đúng bằng ... càng Cua. Nó cắn câu phải lôi phắt ngay lên bờ vì để nó lủi vào hang thì coi như xong. Chính vì thế mà cá Bớp họ bán theo con. Có lúc biển động thiếu hàng, 1 bát cháo Bớp có giá gần trăm ngàn. Cũng thuộc loại đại bổ đấy !
    Nhìn kỹ con Bớp bạn có thể nhầm nó với con Lóc hay Trê bị vặt râu. Bát cháo Bớp ngọt sắc, vị gừng giã nhỏ cộng với mùi tanh nhẹ và miếng thịt cá dai như thịt gà mái dầu làm tôi tỉnh hẳn người. Tiếng ông chủ quán thủng thẳng trong lúc tôi đang lúi húi húp xùm xụp: "Anh thấy ngọt không, thịt Bớp đấy, xin bảo đảm không có tí bột ngọt nào đâu, bát nữa nhá !". Tôi lúng búng lắc đầu. No quá mà ngon quá. Lúc này mà làm điếu thuốc rồi lăn ra giường nằm xem phim một lúc rồi ngủ quay là sướng nhất !
    Chúng tôi ngủ mê mệt ! Bà chủ đã cẩn thận lên tận nơi đánh thức 2 lần, nhưng chúng tôi vẫn say sưa đến tận hơn 6h mới lọ mọ dậy nổi. Bát mì tôm với cốc café đá nhạt thếch đã cạn đến đáy, chúng tôi hăm hở tay cần tay mồi phóng xe ra ghềnh đá cuối bãi 2, tâm hồn phới phới niềm tin hôm nay sẽ vác về vài chú Vược (cá Chẻm, theo cách hiểu của miền Bắc - BBT) khổng lồ cho anh em "lác mắt" ! Anh Thiệm trước khi đi còn vỗ vai khích lệ chúng tôi: "Mới hôm kia chứ đâu, ông anh nhà bên cạnh đánh 1 con Vược đúng 6.8kg, ngay ghềnh đá, bán được hơn 500 ngàn, mời anh em uống rượu mệt luôn !". Nghe có "phê" chưa !
    Con đường nhựa dọc theo bãi 2 cũng đang được thi công, ngõ cụt cản xe chúng tôi lại với đống đất đá bề bộn. Nước biển Ðồ Sơn hơi đục. Tôi hỏi tại sao thì Việt lào phào trong tiếng gíó vù vù qua cửa xe: "Do là cửa sông Cấm đổ ngay ra eo biển Ðồ Sơn nên nước chỉ lợ chứ không mặn, chính thế mà có nhiều Vược đấy, tuy có hơi đục một tí vì bụi phù sa.".

    Các bạn có thể thấy cái lưỡi câu miệng nhỏ thân dài của dân Ðồ Sơn, lợi hại lắm. Ðặc biệt cái ngạnh lưỡi câu thì tôi chỉ thấy lần đầu, to còn hơn cả cái mũi nhọn chính của lưỡi. Thấy hay hay Việt nài nỉ ông anh mua lại 4 lưỡi với giá hữu nghị ... 10 ngàn đồng. Ðương nhiên Nguyên nhà ta cũng được chia 2 lưỡi làm kỷ niệm. Cách móc tôm cũng khác khu Bà Rịa mà tôi từng học theo: móc vòng vào trong bụng tôm ngược lên đốt 1, không như anh em ta hay móc tôm xuyên qua thân ở đốt thứ 2. Thẻo câu của Ðồ Sơn thì không khác gì kiểu móc của chúng tôi cả: phao tĩnh thấp cỡ 1m neo cục chì nhỏ 20g, thế là xong.

    Tôi và Việt ra sức quăng quăng rê rê. Rê tới rê lui, rê phải rê trái. Rê chán chê mỏi cả tay, đầu gối như muốn long ra ngoài, tôi ngồi phệt luôn xuống bờ đá, kệ cho cái phao vàng đỏ của anh bạn Long Cá vừa tặng, bồng bềnh muốn trôi đâu thì trôi. Ơ kìa ... cả bờ đá lại ồn ào hẳn lên. Một con Vược dính lưỡi câu của một tay câu khác đang đứng chênh vênh trên ghềnh đá cách chỗ chúng tôi khoảng 50m, kéo cái cần tre cong vút. Rồi ... phựt ! Thôi rồi ! Vược về lại biển rồi ! Tiếng càu nhàu thoảng thoảng từ xa vẳng đến tận chỗ chúng tôi: "Ðen quá ! Ði giải đen đây !". Chúng tôi lại vồ lấy cần, lại quăng lại rê. Suốt 2 tiếng đồng hồ, chúng tôi xử lý gần hết cả 1/2kg tôm Rảo tươi nhảy tanh tanh mà cá thì vẫn biệt vô âm tín. Ông anh bên cạnh đã về từ lúc nào. Quên khuấy không kịp chụp ảnh con Vược khổng lồ, Việt cứ làu bàu trách tôi mãi: "Không có ảnh chụp đem về anh em lại bảo là mình ... đái khai !" (cách nói lóng của dân Hà Nội, ý chỉ nói dối - BBT).

    Mải câu đến gần 10h, nắng rát mặt, nước biển bắt đầu lên ào ào. Anh em chúng tôi cuống cuồng thu dọn túi câu và xô tôm Rảo, nháo nhào trèo lên lại bờ bê tông. Ghềnh đá trơn nhẫy, tôi lại đi ... giầy tây (!) nên mấy lần suýt trượt chân lộn cổ xuống biển. Nghĩ lại thầy mình vừa dở hơi vừa liều mạng quá ! Ai lại mang giầy tây đánh xi bóng loáng leo lên ghềnh đá câu Vược bao giờ !!!
    ( Đoạn trích trong '''''''' Đêm trắng ở thành phố hoa phượng đỏ)
    ( còn tiếp)
    Được caphechieuthubay sửa chữa / chuyển vào 19:07 ngày 31/07/2004
  8. ctech

    ctech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    381
    Đã được thích:
    0
    Thế chắc là phố mới rồi, hỏi ctech tên các phố mới ở HN cũng chịu. Nếu biết đường đi thì ctech có thể phóng xuống HP đưa quà đến tận nhà còn không sẽ đành phải gửi bưu điện. Nhân tiện xuống thưởng thức đặc sản HP mà các bạn giới thiệu ở đây, nhất là hải sản, hơi bị thèm
  9. ctech

    ctech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    381
    Đã được thích:
    0
    Thế chắc là phố mới rồi, hỏi ctech tên các phố mới ở HN cũng chịu. Nếu biết đường đi thì ctech có thể phóng xuống HP đưa quà đến tận nhà còn không sẽ đành phải gửi bưu điện. Nhân tiện xuống thưởng thức đặc sản HP mà các bạn giới thiệu ở đây, nhất là hải sản, hơi bị thèm
  10. caphechieuthubay

    caphechieuthubay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    1.129
    Đã được thích:
    0
    Phần 2
    Như đã hẹn với các anh em ở Hà Nội, chúng tôi hối hả thu xếp đồ đạc và phóng xe thẳng tiến Ðặc Khu Kinh Tế Ðình Vũ. Trước khi rời Ðồ Sơn lần này, tôi còn kịp ngoái cổ nhìn theo tiếc nuối số Vược chưa câu được (!) đang bị mấy ông anh tài công đánh cá kéo lưới lên. Trời đất, hóa ra cả một khoảng lưới dài tới hàng trăm mét dăng ngang ngay trước mặt chúng tôi từ sáng đến giờ mà không biết, lại tự an ủi "Lấy đâu ra cá mà câu !" ...
    Quãng đường từ Ðồ Sơn vòng qua Ðình Vũ cũng gian nan lắm, xe ben biển số đỏ chạy rầm rầm, bụi mịt mù, đường đi lúc phẳng lúc lồi làm cái Zace tội nghiệp của chúng tôi long lên xòng xọc. Thoáng cái chúng tôi đã lăn bánh trên vùng đất bốn bề xanh rì, lấp lánh ánh nắng mặt trời phản chiếu từ những đầm tôm cua nhiều như ô cờ bao bọc nhau san sát hai bên đường đi. Cái thú là bạn chỉ cần để ý kỹ xem đầm nào không gắn cái bảng gỗ vẽ nguệch ngoạc cẩu thả vài chữ "CẤM CÂU", nào là "TUYỆT ÐỐI CẤM CÂU CÁC LOẠI HẢI SẢN" hoặc "KHÔNG CÂU Ở ÐÂY" v.v. thì vui lòng tránh xa hộ, còn lại thì vô tư thả câu. Cá Bống, cá Tráp, hay hôm nào may mắn có khi còn vớ được cá Song cá Hường hay Vược Lá nữa. Chúng tôi để ý thấy có vài đầm hai bên đường đông như mở hội với các anh chị em Ninja bịt mặt, trẻ con mũi còn thò lò, cả những ông già tóc bạc phơ, tay cầm cây cần tre run bắn lên, vậy mà cũng thò cần chỗ này chỗ kia, thi thoảng lại rú lên vì sướng khi một con Bống cỡ ngón tay người lớn cắn câu tòng teng quằn quại ở đầu cần.

    Càng đi vào sâu vào bên trong Ðình Vũ, chúng tôi thấy càng nhiều đầm tôm đang bắt đầu bị san lấp để xây dựng khu công nghiệp. Nghĩ thấy tiếc quá ! Có những cái đầm lớn đến vài hec-ta đã cạn khô đang được trải ny-long trắng xóa như phơi muối để làm nền rải cát. Tắc lưỡi vài cái, chúng tôi đã đến trạm dừng chân tập trung anh em như đã hẹn, ngay bên trong một quán ăn hiếm hoi trên con đường quốc lộ thẳng tắp loe ngoe vài bóng người: Quán Cây Dừa Ðình Vũ. Hai bát Ngao Hoa (trông giống như con Sò Lụa ở Sài Gòn) hấp gừng bốc khói nghi ngút được kêu ngay lên. Lạ, cái giống nhà nghêu ốc này ăn lúc nào cũng thấy ngon mà đưa cay thì khỏi nói, tốn rượu không tưởng được ...
    Chúng tôi tay bắt mặt mừng khi xe của anh Cư và Tuấn Anh dừng chân ngay vệ đường gần như cùng lúc. Chai Voska được ngả ra, Ngao Hoa, cơm nắm muối vừng thịt quay của chú Tiến và cả bát canh đầu cá Vược ngọt lự được anh em chia nhau chén tạc chén thù mất gần 1 tiếng. Giọng thùng thiếc của ai đó loảng xoảng trong tiếng húp xùm xụp: "Ai ăn cứ ăn nhanh nhá, 1h nước xuống lại đấy, thôi mau đi !". Tô cơm đã vơi, bát canh Vược đã cạn già nửa, Thắng Trắm còn cố mút mát cái xương đầu cá, vừa húp đánh soạt vừa lúng búng nhai nốt phần cơm còn lại rồi cùng chúng tôi hối hả chạy ra khu nuôi bán thủy sản ngay trong tiệm. Cả bọn hí hoáy chọn từng con tôm Rảo với mấy con tôm Sú lớn, mân mê lật ngược lật xuôi làm ông chủ tiệm đến xót ruột. Bình xủi ô-xy được thọc vào, tiền chi ra, cả đoàn hí hởn ra mặt, Tuấn Anh còn sàng qua phòng bếp xin bà chị đầu bếp quả chanh tươi và mua thêm một lọ ... mù-tạt Trung Quốc: "Chẳng gì tí nữa câu không hết anh em mình vắt chanh tạm mấy con tôm sống chấm với mù-tạt thì ăn nhòe...!".
    Rong ruổi thêm khoảng 15'''''''', chúng tôi dừng chân bên đường ngay cạnh một đầm nước mênh mông có đến hơn chục mẫu. Ðầm tôm này không có tên, chỉ biết nhóm Việt Tẩu, Quang Anh, Tuấn Anh và anh Thịnh lần trước đã làm quen rất thân với chủ đầm và từng "chinh chiến có thành tích" - theo lời Việt Tẩu - chỉ mới cách đây chừng hơn nửa tháng.
    Bố con anh Bình tiếp đón chúng tôi rất niềm nở. Căn chòi đơn sơ náo nhiệt hẳn lên tiếng anh em bàn cãi về con nước, loại cá, tiếng cục ly lốp cốp và tên tuổi nhóm 4so9 được nhắc liên tục làm anh Thịnh chủ đầm cứ ngớ mặt ra rồi cười vô tư mãi. Dân địa phương thích thật, hiền như đất. Tất cả các phương tiện được huy động tối đa: mồi giả thường, mồi giả cánh quạt, tôm Rảo, tôm Sú v.v. thôi thì đủ thứ. Câu rê có, câu đáy có, cả cần câu tay cũng được sử dụng luôn để tăng hiệu quả ... Nước chảy xoáy kinh quá, cần câu dây câu cứ lùng nhùng rối beng vào nhau làm chúng tôi ngồi gỡ cũng mất non tiếng đồng hồ cả thảy. Thật ra cái đầm này to lắm lắm, nhưng chỗ câu tốt nhất vẫn cứ là cửa cống từ sông vào, nước cuồn cuộn như vỡ đê. Thỉnh thoảng một con Vược lại ngoáy đuôi lên mặt nước ngay trước mặt làm anh em cứ phấp phổng mãi không rõ cá nó lên thám thính hay gì mà 8 bộ dây câu cứ trôi nổi lềnh bềnh nhưng im re ... Mãi đến hơn tiếng sau anh Bình chủ đầm mới nhoẻn miệng nói với chúng tôi: "Hôm nay không hay rồi, anh có thấy cái xe ủi đất đang chạy ầm ì kia không ? Nó đang nạo cái đầm bên cạnh, mà nước biển thì chảy qua nó rồi mới qua mình, nên cống đục ngầu như vầy, cá nó có đói cũng không nhìn thấy mà ăn !!!". Lại đen rồi ! Hỏi gặng: "Sao anh không nói từ nãy ?!?", anh lại cười: "Thì thấy mấy anh hoành tráng quá, nói ra sợ mấy anh ... nhụt chí ấy mà ...!". Khổ chưa, cũng tại cái tật ham nói của anh em mình thôi .... Nhưng không sao, Vược mù thì ta câu con khác vậy. A-lê-hấp chỉ chừng 10'''''''', Tuấn Anh đã hếch miệng cười rõ to mang về cho chúng tôi mấy con cá Bống thân mình trong veo, túm tụm trong cái túi ny-long đựng tôm. Tôi cũng rón rén thử một lúc nhưng chán ngay vì đầm tôm ở đây cạn nước mà đáy thì toàn rong rêu xanh rì cao cả 1/2m, mắc lưỡi đứt dây hoài.
    Trời bắt đầu trở chứng. Mây đen vần vũ báo hiệu cơn giông lớn đang đến. Cả nhóm chui tọt vào trong cái lều bé tí, phải gác đùi lên nhau mà ngồi, nhưng tiếng nói tiếng cười vẫn không ngớt ! Khoảng 10'''''''' sau cơn mưa bắt đầu nện chân xuống đường. Mưa không lớn nhưng rả ríc rất khó chịu, mùi bụi đường xông lên ngộp thở, oi bức không chịu được. Cả nhóm quyết định tạm biệt đầm tôm, cám ơn anh Bình và hẹn ngày tái ngộ rồi bám theo xe anh Cư phóng vèo trở lại Hải Phòng. Về đến Hải Phòng thì vừa vặn trời hết mưa, buồn ông Trời thế là cùng ! Anh em chúng tôi quyết định chui vào một quán ăn nhỏ trong hẻm ngồi nhậu tiếp, đồng thời nghe anh Cư và Chú Tiến bàn bạc chuyện thành lập CLB 4so9 Hà Nội. Chẳng biết vô tình hay hữu ý, ngay chỗ chúng tôi ngồi nhậu là 1 cái hồ cá khá to, có thể thấy cá lớn nhỏ vẫy đuôi đùng đùng xa gần. A ha, thua me gỡ bài cào. Không có cá biển thì ta lôi cá hồ ! Hỏi ra mới biết hồ này họ ... không cho câu ! Chán thế. "Kệ, có hồ có cá là tớ câu, chủ hồ ra nói thì ta trả tiền ...", anh Thịnh, ông anh phương phi nhất nhóm, chủ một quán ăn lớn ở Hà Nội, lên tiếng. Nói là làm, anh mò lại ra xe lấy một cuộn dây cước, một lưỡi câu bé, rồi tỉnh queo tận dụng ngay đĩa cá Vược sống trộn thính thơm lừng của chúng tôi móc làm mồi câu nhấp. Quả là nhà nghề ! Mới thả câu được chừng nửa tiếng, anh đã kéo được sơ sơ một xô cá Thiểu gần hai chục con.
    Chúng tôi chia tay khi trời đã chập tối, anh Cư và chú Tiến phải về lại Hà Nội kẻo "bà" mong, tội thế ! Nhóm còn lại mặt mày đỏ như xôi gấc, nhấn ga cùng nhau về lại Ðồ Sơn nghỉ ngơi và chuẩn bị cho trận chiến ngày mai. Ấm ức lắm, nhất định phải làm lại mới được ! Tôi và Tuấn Anh cũng không ngủ được. Trong lúc các anh em còn lại đang quây quần nhau đánh Chắn giải đen (một kiểu đánh bài khá xưa và rất thịnh hành ở Hà Nội - BBT) thì chúng tôi lụi hụi xách cần với đèn cao áp ra bờ biển ... chiến đấu tiếp. Lụi hụi được vài phút thì dân du lịch thấy lạ lò mò tới đông nghịt, ngại quá. Thế mà vẫn còn đen các bạn ạ. Chỉ vừa quăng cần được một chốc thì sấm chớp cũng vừa kéo tới. Tôi dùng cần xếp 4.5m, dựng đứng 90o trên cái chống cần trông như cây bảo đao của Tuấn HX, nhìn chẳng khác nào cái cột thu lôi thời hiện đại ! Miệng la bai bải nhắc nhở mấy chú nhóc đang đùa quanh quẩn gần cây cần, chúng tôi vội thu dẹp đồ đạc và nhanh chóng chuồn ngay khỏi bờ biển, lếch thếch kéo nhau về lại nhà khách, lại còn bị mấy chú chó nhà đuổi theo vừa sủa nhặng xị vừa nhe răng rất kinh, lại phải dở chiêu "Cẩu Ðẩu Bổng" mấy lần mới thoát thân ...
    Sớm tinh mơ chúng tôi đã dàn quân đầy ngay bên trên ghềnh đá. Ai nấy ngáp ngắn ngáp dài, chân tay mỏi nhừ nhưng tay guồng cước cũng còn nhạy ra phết. Ngồi câu ghềnh mãi cũng mệt, vài anh em leo lại lên bờ bê-tông giã chì xuống câu đáy. Câu mãi tới hơn hơn 10h mà chẳng thấy động tịnh gì, ai nấy bắt đầu nản chí. Xô tôm xủi ô-xy cũng đã cạn, Quang Anh đã ngáy khò khò trong xe từ lúc nào, chúng tôi lừ đừ leo lên chuẩn bị kéo tàn quân ra về. Ngay lúc đó, trời xui đất khiến thế nào chúng tôi làm quen với anh Hoan, cũng là một thổ công câu Vược của Ðồ Sơn. Anh Hoan giới thiệu cho chúng tội một bộ trúm đa công dụng: vừa dùng để đựng tôm rảo, vừa là bộ neo cá, lưới giữ cá, tất cả được đóng gói cực kỳ khoa học trong một núm phao cỡ nắm tay người lớn. Ðương nhiên là Việt Tẩu lại trổ tài ngoại giao mua lại ngay cả bộ làm kỷ niệm. Anh Hoan còn hồ hởi giới thiệu cho chúng tôi một độc chiêu của câu biển Ðồ Sơn (Cát Bà cũng dùng kiểu câu này - BBT) mà nói ra chắc ai cũng cười: XẢ THÍNH CÂU CÁ TRÁP BIỂN ! Có ai tin không nhỉ ? Biển thì rộng, sóng đánh đùng đoàng, xả thính là xả thế nào ? Xin thưa là có đấy.
    Mồi làm thính xả ở biển là những chú Sam lớn cỡ cái đĩa ăn, chân tay lều nghều, gai góc như vũ khí thời thượng cổ với cái đuôi dài trông như quái vật. Sam rất tanh và là mồi câu rất thịnh để câu cá Tráp. Chú Sam được cột chặt vào một cục gạch tàu, nối vào một sợi dây dù dài và to như ngón tay út, thả sát đáy cho sóng dập dờn ngay gần ghềnh đá. Anh Hoan vừa nói vừa nheo mắt cười với chúng tôi:
    Chỉ 1/2 tiếng thôi, nếu vùng biển có Tráp là chúng sẽ kéo tới đông như trẩy hội ! Ở nhà tôi có hẳn một phòng khách đặc biệt dành riêng cho mấy chú Sam mồi: toa-let ! Tôi nuôi cả chục con. Con to thì làm mồi xả, con nhỏ thì mổ bụng moi gan ra để câu Tráp. Cá Tráp nghiện gan con Sam, mà phải là gan ủ 1-2 ngày, cực nhạy tuy có mùi không thân thiện lắm đâu, để trong nhà có trẻ em hay ông bà cụ già mà ngửi phải dễ phát mửa lắm !

    Thế là lại học thêm được một kinh nghiệm nữa, hay quá ! Chúng tôi chào anh Hoan, lên xe nuối tiếc nhìn lại Ðồ Sơn khuất dần sau lưng rồi ngả lưng ghế ra ... phê luôn một trận cho đến khi về tới Hà Nội. Phải công nhận Việt Tẩu có sức khỏe hơn người, mình chỉ ngồi thôi mà cũng phật phờ, hắn vừa câu kéo như mình vừa lái xe vèo vèo cả ngày mà vẫn tỉnh như sáo.
    Phải nói là chuyến đi Hải Phòng - Ðồ Sơn này để lại cho tôi nhiều kỷ niệm lắm, cả những mẩu chuyện kinh thiên động địa mà tôi chắc sẽ phải sống để bụng chết đem theo ... Thế mới biết tình bè bạn bốn phương quý giá lắm, có tiền cũng không mua được. Nghe nói nhóm Hà Nội đang sùng sục lên đòi anh Cư chú Tiến tổ chức chuyến câu Ðồ Sơn trong tháng 10 này. Lại còn chuyến đi tiền trạm chuẩn bị cho đợt tấn công biển Cát Bà nữa chứ ! Xin chúc các anh em may mắn, và điều quan trọng nhất là chúc anh em thật vui, thật vui nhé. Mà này, xin cho mình nhắc lại lời dặn của chú Tiến: "Cố tránh Bát Vạn nhé ... anh em ơi !!!"
    ( Hết)
    Phía trên là đoạn miêu tả chuyến đi câu cá của mấy chú người HN ở Đồ Sơn ( do Nguyễn Anh Nguyên viết vào tháng 8.2003) . Giọng văn vui vẻ, sôi nổi và hào hứng sẽ giúp các bạn có một cái nhìn bao quát về thú chơi tao nhã này. Giải trí một chút nhé
    Được caphechieuthubay sửa chữa / chuyển vào 19:36 ngày 31/07/2004

Chia sẻ trang này