1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhớ về Hải Phòng

Chủ đề trong 'Đức (German Club)' bởi caphechieuthubay, 26/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. _Shin_

    _Shin_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Danh Nhân Đất Cảng
    Nữ Tướng Lê Chân
    Lê Chân là một tướng tài của Hai Bà Trưng, được tấn phong là Thánh Chân công chúa. Theo bản thần tích hiện còn lưu giữ ở Đền Nghè (thuộc quận Lê Chân), Lê Chân còn là con ông Lê Đạo và bà Trần Thị Châu, quê ở An Biên, huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, xứ Hải Dương (nay thuộc xã An Thuỷ, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Xuất thân trong một gia đình nề nếp, chuyên nghề dạy học và chữa bệnh, cô gái họ Lê vừa đẹp người đẹp nết. Thái thú Tô Định nghe danh, đòi lấy làm tỳ thiếp. Bị khước từ, Tô Định căm giận, bức hại gia đình bà. Thù nhà, nợ nước, Lê Chân ngầm đem một số người nhà, người làng đến vùng biển An Dương lập trại, lấy tên quê cũ đặt cho miền đất mới, chiêu mộ nhân tài các nơi cùng lo dấy binh chống bọn đô hộ.
    Khi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa, Lê Chân cùng nghĩa quân ở căn cứ An Biên đã lập nên chiến công vang dội. Khởi nghĩa thành công, Lê Chân đã ra sức tổ chức, xây dựng lực lượng. Khi Mã Viện đem quân sang phục thù, do tình thế bất lợi, bà phải rút quân về bảo vệ căn cứ Mê Linh. Sau khi căn cứ này bị vỡ, Hai Bà Trưng tự tận, Lê Chân đem quân về lập căn cứ địa ở Lạt Sơn, thuộc Hà Nam ngày nay nhằm khôi phục cơ đồ. Một lần nữa, Mã Viện đem lực lượng lớn tới tấn công, nghĩa quân chống trả quyết liệt nhưng không bảo toàn được lực lượng. Cuối cùng Nữ tướng Lê Chân trầm mình xuống sông để bảo toàn danh tiết.
    Sau khi bà tuẫn tiết, nhân dân An Biên (phường An Biên, quận Lê Chân ngày nay) dựng đền thờ ở xứ Đồng Mạ (khu vực đền Nghè bây giờ). Đến đời vua thời Trần Anh Tông, bà được phong là Thành hoàng xã An Biên huyện An Dương. Hàng năm, cứ đến ngày sinh mồng 8 tháng 2, ngày hoá 25 tháng chạp, ngày khánh hạ 15 tháng 8, nhân dân An Biên nô nức đến đền Nghè cùng dân lễ tưởng niệm vị nữ tướng.
    Hải Phòng có một quận nội thành mang tên Bà: Quận Lê Chân. Tượng Nữ tướng Lê Chân là một biểu tượng của thành phố Hải Phòng
  2. _Shin_

    _Shin_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Lê Ích Mộc ( 1409- ? )
    Lê Ích Mộc đỗ Đình Nguyên, Trạng nguyên tại khoa thi năm Nhâm Tuất (năm 1502), đời vua Lê Hiển Tông, sinh năm 1409, song năm mất thì đến nay vẫn chưa được xác định chính xác.
    Ông là người làng Thanh Lãng (tên nôm là Ráng), huyện Thủy Đường nay là thôn Quảng Cư, xã Quảng Thanh, huyện Thuỷ Nguyên. Xuất thân trong một gia đình nghèo, thời hàn vi, Lê Ích Mộc ở nhờ chùa Diên Phúc. Vì thế ông thường được nhà chùa nhờ chép và dịch kinh Phật. Ông làm quan đến chức Tả Thị Lang. Sau khi về trí sĩ, ông về quê và mở trường dạy học, khai khẩn đất hoang (hiện còn dấu vết khu ấp ông khai khẩn và khu rừng lim). Sau khi ông mất, dân Thanh Lãng và Quảng Cư đều thờ làm phúc thần, thường gọi là đền quan Trạng Ráng.
    Trong chiến tranh chống Pháp 1946-1954, đền chính bị phá và đến năm 1993 đã được trùng tu.
    ( Shin không tìm được ảnh của người này )
  3. _Shin_

    _Shin_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Lê Ích Mộc ( 1409- ? )
    Lê Ích Mộc đỗ Đình Nguyên, Trạng nguyên tại khoa thi năm Nhâm Tuất (năm 1502), đời vua Lê Hiển Tông, sinh năm 1409, song năm mất thì đến nay vẫn chưa được xác định chính xác.
    Ông là người làng Thanh Lãng (tên nôm là Ráng), huyện Thủy Đường nay là thôn Quảng Cư, xã Quảng Thanh, huyện Thuỷ Nguyên. Xuất thân trong một gia đình nghèo, thời hàn vi, Lê Ích Mộc ở nhờ chùa Diên Phúc. Vì thế ông thường được nhà chùa nhờ chép và dịch kinh Phật. Ông làm quan đến chức Tả Thị Lang. Sau khi về trí sĩ, ông về quê và mở trường dạy học, khai khẩn đất hoang (hiện còn dấu vết khu ấp ông khai khẩn và khu rừng lim). Sau khi ông mất, dân Thanh Lãng và Quảng Cư đều thờ làm phúc thần, thường gọi là đền quan Trạng Ráng.
    Trong chiến tranh chống Pháp 1946-1954, đền chính bị phá và đến năm 1993 đã được trùng tu.
    ( Shin không tìm được ảnh của người này )
  4. _Shin_

    _Shin_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585)
    Ông sinh ngày 6/4/1491 tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Kiến An (nay là thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng), Nguyễn Bỉnh Khiêm là một danh nhân văn hoá kiệt xuất của Việt Nam và là một trong những người đặt nền móng cho sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam. Lúc sinh thời, ông có nhiều học trò giỏi như Lương Hữu Khánh, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Quyên, Nguyễn Dữ... Năm Ất Mùi (1535) đời Mạc Thái Tông, ông đỗ Đình Nguyên, Trạng Nguyên. Làm quan từ chức Hiệu Thư Đông Các đến Thị lang Bộ Lại. Năm Nhâm Dần (1542), ông từ chức về quê, dựng quán Trung Tân, lập Am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân Am cư sĩ
    Am Bạch Vân là một Trường đại tập nổi tiếng, sĩ tử khắp nơi đã đến đây theo học. Ông còn sáng tác nhiều thơ văn có giá trị, tuy vậy đến nay hầu như đã thất truyền nên chỉ còn lại tập thơ chữ Hán Bạch Vân Am thi tậpppp, tập thơ chữ nôm Bạch Vân quốc ngữ thi tậpppp và một số sấm vĩ tương truyền là lời tiên tri của ông. Do có nhiều công lớn, đầu đời Mạc Hậu Hợp, Nguyễn Bỉnh Khiêm được phong Thái phó, Thượng thư Bộ lại, Trình Quốc Công (bia chùa Cao Dương). Lúc ông mất, Mạc Đông Nhượng, phụ chính đại thần tự tay viết biển ngạch đặt ở đền dòng chữ Mạc triều trang nguyên tể tướng từừừừ.
    Năm 1985, Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã phối hợp với Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam long trọng tổ chức kỷ niệm ngày sinh của ông. Nhân dịp này, Hội nghị khoa học toàn quốc về Nguyễn Bỉnh Khiêm do Hội đồng Lịch sử thành phố Hải Phòng và Viện Văn học chủ trì cũng được tổ chức. Nhân 500 năm ngày sinh Nguyễn Bỉnh Khiêm (1991), Chính phủ đã tổ chức lễ kỷ niệm với nghi thức Nhà nước tại Văn Miếu, Hà Nội. Hiện ông được xếp là một trong 13 danh nhân văn hoá lớn của dân tộc Việt Nam.
    Đền thờ Trình Quốc Công tại Trung Am, xã Lý học, huyện Vĩnh Bảo đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia. Để ghi nhớ những đóng góp lớn lao của ông, Uỷ ban nhân dân thành phố đã lấy tên ông đặt tên cho con đường lớn thuộc quận Ngô Quyền. Đồng thời, giải thưởng khoa học và giải thưởng văn học - nghệ thuật (cao nhất của thành phố) cũng đã được vinh dự mang tên Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tượng của danh nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm được dựng tại Khu di tích và Thư viện Khoa học tổng hợp với qui mô lớn.
  5. _Shin_

    _Shin_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585)
    Ông sinh ngày 6/4/1491 tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Kiến An (nay là thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng), Nguyễn Bỉnh Khiêm là một danh nhân văn hoá kiệt xuất của Việt Nam và là một trong những người đặt nền móng cho sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam. Lúc sinh thời, ông có nhiều học trò giỏi như Lương Hữu Khánh, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Quyên, Nguyễn Dữ... Năm Ất Mùi (1535) đời Mạc Thái Tông, ông đỗ Đình Nguyên, Trạng Nguyên. Làm quan từ chức Hiệu Thư Đông Các đến Thị lang Bộ Lại. Năm Nhâm Dần (1542), ông từ chức về quê, dựng quán Trung Tân, lập Am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân Am cư sĩ
    Am Bạch Vân là một Trường đại tập nổi tiếng, sĩ tử khắp nơi đã đến đây theo học. Ông còn sáng tác nhiều thơ văn có giá trị, tuy vậy đến nay hầu như đã thất truyền nên chỉ còn lại tập thơ chữ Hán Bạch Vân Am thi tậpppp, tập thơ chữ nôm Bạch Vân quốc ngữ thi tậpppp và một số sấm vĩ tương truyền là lời tiên tri của ông. Do có nhiều công lớn, đầu đời Mạc Hậu Hợp, Nguyễn Bỉnh Khiêm được phong Thái phó, Thượng thư Bộ lại, Trình Quốc Công (bia chùa Cao Dương). Lúc ông mất, Mạc Đông Nhượng, phụ chính đại thần tự tay viết biển ngạch đặt ở đền dòng chữ Mạc triều trang nguyên tể tướng từừừừ.
    Năm 1985, Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã phối hợp với Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam long trọng tổ chức kỷ niệm ngày sinh của ông. Nhân dịp này, Hội nghị khoa học toàn quốc về Nguyễn Bỉnh Khiêm do Hội đồng Lịch sử thành phố Hải Phòng và Viện Văn học chủ trì cũng được tổ chức. Nhân 500 năm ngày sinh Nguyễn Bỉnh Khiêm (1991), Chính phủ đã tổ chức lễ kỷ niệm với nghi thức Nhà nước tại Văn Miếu, Hà Nội. Hiện ông được xếp là một trong 13 danh nhân văn hoá lớn của dân tộc Việt Nam.
    Đền thờ Trình Quốc Công tại Trung Am, xã Lý học, huyện Vĩnh Bảo đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia. Để ghi nhớ những đóng góp lớn lao của ông, Uỷ ban nhân dân thành phố đã lấy tên ông đặt tên cho con đường lớn thuộc quận Ngô Quyền. Đồng thời, giải thưởng khoa học và giải thưởng văn học - nghệ thuật (cao nhất của thành phố) cũng đã được vinh dự mang tên Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tượng của danh nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm được dựng tại Khu di tích và Thư viện Khoa học tổng hợp với qui mô lớn.
  6. _Shin_

    _Shin_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Lương Khánh Thiện ( 1903-1941)
    Lương Khánh Thiện sinh năm 1903, quê ở xã Liêm Chính, huyện Thanh Liêm, Hà Nam. Năm 1925, ông cùng Hoàng Quốc Việt vận động đòi ân xá Phan Bội Châu sau đó về Nam Định tuyên truyền cách mạng.
    Năm 1929, ông được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương. Ngày 1-5-1930, sau khi tham gia cuộc biểu tình, ông bị giặc bắt và bị kết án khổ sai chung thân, đày ra Côn Đảo. Năm 1936, được trả tự do, ông tiếp tục hoạt động ở Hà Nội và được cử vào Xứ uỷ Bắc Kỳ, trực tiếp chỉ đạo các cuộc bãi công của Nhà máy xe lửa Gia Lâm. Đầu năm 1940, ông phụ trách các phong trào yêu nước ở Hải Phòng, Kiến An, Quảng Yên, Hòn Gai, Hải Dương, Hưng Yên và trực tiếp làm Bí thư Thành uỷ Hải Phòng. Tháng 11-1940, ông bị Thực dân Pháp bắt và kết án tử hình, bị hành quyết ngày 1-9-1941 tại thị xã Kiến An. Lúc đó ông mới 38 tuổi.
    Hiện nay, Hải Phòng có một phường và một phố mang tên ông (thuộc quận Ngô Quyền).
  7. _Shin_

    _Shin_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Lương Khánh Thiện ( 1903-1941)
    Lương Khánh Thiện sinh năm 1903, quê ở xã Liêm Chính, huyện Thanh Liêm, Hà Nam. Năm 1925, ông cùng Hoàng Quốc Việt vận động đòi ân xá Phan Bội Châu sau đó về Nam Định tuyên truyền cách mạng.
    Năm 1929, ông được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương. Ngày 1-5-1930, sau khi tham gia cuộc biểu tình, ông bị giặc bắt và bị kết án khổ sai chung thân, đày ra Côn Đảo. Năm 1936, được trả tự do, ông tiếp tục hoạt động ở Hà Nội và được cử vào Xứ uỷ Bắc Kỳ, trực tiếp chỉ đạo các cuộc bãi công của Nhà máy xe lửa Gia Lâm. Đầu năm 1940, ông phụ trách các phong trào yêu nước ở Hải Phòng, Kiến An, Quảng Yên, Hòn Gai, Hải Dương, Hưng Yên và trực tiếp làm Bí thư Thành uỷ Hải Phòng. Tháng 11-1940, ông bị Thực dân Pháp bắt và kết án tử hình, bị hành quyết ngày 1-9-1941 tại thị xã Kiến An. Lúc đó ông mới 38 tuổi.
    Hiện nay, Hải Phòng có một phường và một phố mang tên ông (thuộc quận Ngô Quyền).
  8. _Shin_

    _Shin_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Nhạc sỹ Văn Cao (1923-1995)
    Nhạc sỹ Văn Cao là một nghệ sỹ đa tài. Trong nhiều lĩnh vực từ nhạc, hoạ, thơ đều có dấu ấn của ông. Nhạc sỹ Văn Cao sinh trưởng, học tập và có nhiều năm hoạt động nghệ thuật tại Hải Phòng. Ông đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị cho nền văn hoá - nghệ thuật Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực âm nhạc. Bên cạnh những ca khúc trữ tình lãng mạn thời kỳ tiền khởi nghĩa còn vang vọng tới ngày nay như Thiên Thai, Bến Xuân, Suối Mơ, Trương Chi... ông còn là tác giả của nhiều bài hát cách mạng nổi tiếng, trong đó tác phẩm để lại dấu ấn lớn nhất trong cuộc đời âm nhạc của ông là bài "Tiến quân ca" (sáng tác năm 1944). Bài hát này đã được chọn là Quốc ca của Việt Nam từ năm 1946 đến nay.
    Với những đóng góp lớn lao cho nền văn hoá - nghệ thuật Việt Nam, tháng 9-1996, nhạc sỹ Văn Cao được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.
    Hiện tên ông được đặt cho một phố thuộc quận Ngô Quyền, Hải Phòng
  9. _Shin_

    _Shin_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Nhạc sỹ Văn Cao (1923-1995)
    Nhạc sỹ Văn Cao là một nghệ sỹ đa tài. Trong nhiều lĩnh vực từ nhạc, hoạ, thơ đều có dấu ấn của ông. Nhạc sỹ Văn Cao sinh trưởng, học tập và có nhiều năm hoạt động nghệ thuật tại Hải Phòng. Ông đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị cho nền văn hoá - nghệ thuật Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực âm nhạc. Bên cạnh những ca khúc trữ tình lãng mạn thời kỳ tiền khởi nghĩa còn vang vọng tới ngày nay như Thiên Thai, Bến Xuân, Suối Mơ, Trương Chi... ông còn là tác giả của nhiều bài hát cách mạng nổi tiếng, trong đó tác phẩm để lại dấu ấn lớn nhất trong cuộc đời âm nhạc của ông là bài "Tiến quân ca" (sáng tác năm 1944). Bài hát này đã được chọn là Quốc ca của Việt Nam từ năm 1946 đến nay.
    Với những đóng góp lớn lao cho nền văn hoá - nghệ thuật Việt Nam, tháng 9-1996, nhạc sỹ Văn Cao được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.
    Hiện tên ông được đặt cho một phố thuộc quận Ngô Quyền, Hải Phòng
  10. _Shin_

    _Shin_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Điểm du lịch nổi tiếng ở Hải Phòng
    Đảo Ngọc Cát Bà
    Cát Bà là đảo lớn nhất trong số 1.969 hòn đảo của quần thể đảo Vịnh Hạ Long. Thiên nhiên ở đây hoang sơ, rừng, biển, sông, suối, núi, đồi, thung lũng, bãi cát, hang động, xen kẽ gắn kết với nhau tạo nên nhiều cảnh đẹp kỳ thú. Rừng Quốc gia Cát Bà rộng 15.200 ha có khu rừng nguyên sinh nhiệt đới rộng 570 ha với hệ thống động thực vật vô cùng phong phú đặc trưng là loài Voọc đầu trắng và cây Kim Giao.
    Đảo Cát Bà một tấm thảm xanh khổng lồ chứa đựng nhiều bí ẩn, hấp dẫn. Cát Bà xứng đáng là khu dự trữ sinh quyển thứ ba của Việt Nam. Cát Bà còn có di chỉ Cái Bèo thuộc nền văn hoá Hạ Long, dân cư đã sinh sống cách đây 6475 - 4200 năm. Với vẻ đẹp quyến rũ do thiên nhiên ban tặng, Cát Bà đang được coi là một trong những trung tâm du lịch sinh thái cấp quốc gia rất hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
    Đi từ thành phố ra đảo bằng tàu thuỷ cao tốc khoảng hơn một giờ đồng hồ, đi bằng đường bộ khoảng 60km qua 2 phà, bạn sẽ dễ dàng tiếp cận đảo Ngọc. Giữa sóng nước mênh mông của biển khơi, ta bỗng gặp một khu rừng nhiệt đới. Rừng ở đây có diện tích hơn 17.300ha, trong đó có 570ha là rừng nguyên sinh. Dưới tán rừng già có hàng trăm cây thuốc quí, đặc biệt có cây thuốc bổ tim một củ, một lá. Cát Bà có hệ thực vật và động vật điển hình quí hiếm của rừng trên núi đá vôi, có nhiều hang động kỳ thú và bãi tắm thiên nhiên cát trắng, nước trong tới đáy. Trong rừng già còn loại kỳ đà Komodo cổ đại, sơn dương nặng trên 100kg. Vùng biển Cát Bà có nhiều bãi tôm, bãi câu cá hồng, cá nục, cá tráp; có áng thảm nuôi đồi mồi. Dưới các rạn đá ngầm chân đảo có bào ngư, trai ngọc và tôm rồng. Ở bãi hạ triều có tu hài (họ nhuyễn thể) được coi là "gà biển", thịt chắc và ngọt hơn cả bào ngư. Món tu hài nướng vắt chanh trở thành món đặc sản không thể thiếu ở các quán nhậu ven bờ biển.
    Ngày 1/4/1958, Bác Hồ đã ra thăm đảo Cát Hải và Cát Bà. Cầu tàu Cát Bà là nơi Bác đứng nói chuyện với quân dân trên đảo. Từ đấy, ngành thuỷ sản lấy ngành thuỷ sản lấy ngày 1/4 - ngày Bác Hồ về thăm làng cá làm Ngày hội truyền thống của ngành. Năm nào cũng vậy, cứ vào ngày 1/4 ở vùng biển Cát Bà lại diễn ra cuộc đua thuyền rồng của huyện đảo và ngành thuỷ sản trong cả nước.
    Những nơi tham quan giải trí ở Cát Bà:
    Đường xuyên đảo Cát Bà: dài 27km, có nhiều đèo dốc quanh co, xuống khoăn, qua áng, men theo mép biển, xuyên qua vườn quốc gia, phong cảnh kỳ thú, non nước hữu tình.
    Vườn quốc gia Cát Bà: nằm cách thị trấn 15km về phía Tây bắc. Diện tích vườn rộng 15.200ha, trong đó có 9.800ha là rừng và nhiều hang động kỳ thú. Khu rừng nguyên sinh nhiệt đới ở đây có hệ động thực vật vô cùng phong phú. Thực vật có 745 loài, nhiều loại cây gỗ quí như trí lý, lát hoa, lim sẹt, giẻ hoa, kim giao, gỗ trắng. Đũa kim giao tiến vua có khả năng làm sủi bọt chuyển màu đỏ nếu đồ ăn có độc tố. Rừng già có cây chò dãi, loại cây được ghi trong sách đỏ, trên thế giới chỉ có ở dãy núi Hy Mã Lạp Sơn. Hệ động vật có tới 20 loài thú, 69 loài chim, 20 loài bò sát và lưỡng ngư, 11 loài ếch nhái. Đặc biệt có loài Voọc đầu trắng (họ khỉ) là loài thú đặc biệt quí hiếm trên thế giới chỉ còn lại ở Việt Nam. Điều kỳ lạ là quả mã tiền là loại quả độc, người ăn vào chết ngay, nhưng Voọc đầu trắng vẫn ăn ngon lành cả lá và quả.
    Động Trung Trang: Nằm cách thị trấn 15km cạnh đường xuyên đảo, có nhiều nhũ đá thiên nhiên làm cho trí tưởng tượng của bạn bay bổng, dễ liên tưởng đến những hình ảnh của chốn bồng lai tiên cảnh. Động này chứa đựng cả trăm người.
    Động Hùng Sơn: Cách thị trấn 13km, trên đường xuyên đảo. Động còn có tên Động quân y vì trong cuộc chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, người ta đã xây cả một bệnh viện hàng trăm giường nằm ở trong lòng núi. Công trình còn đó ghi sâu chiến công về lòng dũng cảm của con người.
    Động Phù Long (Cái Viềng) mới tìm ra, đẹp hơn cả động Trung Trang. Ở đây nhũ đá và hơi nước ẩm quanh năm gợi cho ta tưởng tượng ra đường lên trời, đường xuống biển và nhiều vòm tinh tú, núi vàng, núi bạc...
    Các bãi tắm: Cát Cò I, Cát Cò II, Cát Dứa, Cát Ông, Đường Danh... là những bãi tắm nhỏ xinh, kín đáo, có nhiều mưa, che nắng, cát trắng mịn, nước biển có độ mặn cao, trong suốt tới đáy. Người ta dự định xây dựng ở đây những "thuỷ cung" để con người có thể trực tiếp quan sát các đàn cá heo, tôm hùm, rùa biển, mực ống, cá mập lượn lờ bên những cụm san hô đỏ.

Chia sẻ trang này