1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhớ về Hải Phòng

Chủ đề trong 'Đức (German Club)' bởi caphechieuthubay, 26/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. caphechieuthubay

    caphechieuthubay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    1.129
    Đã được thích:
    0
    Đền Nghè, kinh Phật và bà em
    Đền Nghè ở ngay sát ngôi trường cấp 1 của em, vì thế đền đã trở thành một nơi thật sự gắn bó và thân thiết. Hồi ấy, cứ mỗi dịp lễ bái, người ra người vào tấp nập, hai bên đường những người đứng bán giấy vàng tiền, bánh oản , hương hoa chật cả con phố nhỏ. Những hôm như thế, tụi trẻ chúng em gặp rất nhiều người ăn xin, đứng túm tụm lại, nhìn thương lắm.
    Vì ở gần trường, nên thỉnh thoảng em cũng ghé vào đền Nghè chơi với các bạn. Ở trong đền xây mấy ´´chú `` voi bằng xi măng, em cũng chẳng biết gọi như vậy có `` thất lễ `` không, nhưng tương truyền rằng...........đền Nghè rất thiêng. Hồi xưa nghe kể lại, có cậu bé do nghịch ngợm, dám trèo lên mình voi, mà về nhà sinh bệnh. Ba mẹ cậu phải thắp hương, cầu khấn trong đền mấy ngày, cậu mới lành . Người ta bảo, cậu làm như vậy là ngồi trên đầu ``ngài``, ``ngài`` giận nên phạt cậu bé. Từ dạo nghe câu chuyện ấy, em và các bạn chẳng bao giờ đến gần mấy ``ông `` voi, và đền Nghè trong mắt trẻ thơ trở nên huyền bí và linh thiêng hơn.
    Nếu nói chính xác, em chỉ vào đền Nghè cầu khấn duy nhất một lần. Dù là người duy tâm, nhưng những chuyện đi lễ này kia, có thể em còn quá trẻ để có một chút khái niệm. Và khi nghĩ đến chuyện tôn giáo em lại thấy nhớ bà...nhớ lắm cơ..... Nhà em không có người theo đạo, nhưng khi bà về ở, trên ban thờ xuất hiện thêm một ảnh Phật. Thời gian bà ở lâu nhất thì bà cũng đã già rùi, mắt bà không còn trông rõ, lưng bà còng lắm ( bố em bảo, hồi chiến tranh, nhà đổ, một tảng gánh rơi vào lưng bà chính vì vậy.....) và bà đi lại rất chậm chạp. Bà vẫn nhờ em chép lại quyển kinh trên một cuốn sổ ô ly cho bà để bà đọc dễ dàng hơn. Sáng nào bà em cũng dậy sớm, dành một khoảng thời gian nhỏ, lần tràng hạt và đọc kinh. Khi ấy, bà hay giảng cho em về kinh Phật, em còn nhỏ, không hiểu hết nghĩa từng câu, nhưng vẫn háo hức ngồi nghe. Khi có bà , mỗi khi đầu tháng hay rằm, bà thường giã muối vừng ăn chay. Món ăn chỉ đơn giản vậy thôi, không thịt không cá, mà cả nhà ai cũng cảm thấy ngon miệng . Cứ mỗi dịp Tết dù không được nhiều tiền mừng tuổi, nhưng em vẫn luôn để dành một chút để biếu bà. Bố vẫn kể.....bà đã từng rất vất vả....Đến lúc bà em ra đi ......., vâng...., khi một người ra đi vĩnh viễn khỏi cuộc đời em, em không thể khóc, lúc ấy, trái tim chỉ đơn giản thật đau và ........em cũng chẳng biết nữa. Nếu sau này em theo đạo, em sẽ chọn đạo Phật như bà của em, em sẽ ăn chay và em sẽ học kinh Phật............
    Lại nói về đền Nghè......Đền Nghè rất hiếm khi cô quạnh, lúc nào cũng nghi ngút khói và thơm nồng mùi hương.
    Hồi ấy, em thích mẹ đi đền Nghè, thắp hương và mang đồ lễ về cho em. Bao giờ cũng là những bánh oản bọc giấy kính xanh xanh đỏ đỏ, những gói bỏng nếp nhỏ ......
    Mỗi khi Tết đến, vào đúng đêm giao thừa, sau khi đi hái lộc về, người HP thường vào đền Nghè để thắp hương, xin một năm mới ``vạn sự như ý ``. Hiếm có Tết năm nào em làm việc ấy..........giờ đi xa lại thấy nhớ đến nao lòng.........
    Được caphechieuthubay sửa chữa / chuyển vào 00:57 ngày 05/08/2004
  2. _Shin_

    _Shin_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Nhà hát lớn thành phố
    Nhà hát Lớn thành phố nằm trên phố Hoàng Văn Thụ thuộc quận Hồng Bàng. Quảng trường nhà hát thành phố được giới hạn: phía tây là phố Hoàng Văn Thụ, phía đông-phố Đinh Tiên Hoàng, phía nam-phố Trần Phú, phía bắc-Nhà hát Lớn. Khu vực này vốn là chợ của làng An Biên. Năm 1900. Pháp đuổi chợ, lấy đất xây Nhà hát Lớn. Theo thiết kế, nguyên vật liệu xây dựng đều mang từ Pháp sang. Việc xây dựng do thợ Việt Nam thực hiện dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư Pháp. Nhà hát Lớn cao hai tầng, mái vòm, trang trí lẵng hoa, có 600 ghế. Thời Pháp thuộc, đây là nơi sinh hoạt chính trị, văn hóa của người Pháp và người giàu bản xứ. Thời ấy, chỉ những gánh hát từ Pháp sang hoặc những gánh hát nổi tiếng cả nước mới được biểu diễn. Đây cũng là nơi hàng năm phát phần thưởng cho học sinh giỏi. Quảng trường Nhà hát thành phố có tên là Place Théatre municipal. Sân nhà hát có hai cột đèn bằng gang theo kiểu cột đèn Pháp. Thân đèn cũng bằng gang có họa tiết hoa văn xung quanh, năm 1985, được thay bằng hai cột xi măng với hệ thống đèn hiện nay. Trước đây, ở mặt trước Nhà hát, hai bên có trang trí tượng thiếu nữ Pháp; xung quanh sân có bồn cỏ, trồng dừa và đặt một số ghế gỗ, nay không còn.
    Ngày 23/8/1945, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời thành phố ra mắt nhân dân tại quảng trường này; cũng là nơi tổ chức Tuần lễ vàng, sau đó tiễn đoàn quân Nam tiến; nơi diễn ra cuộc đấu tranh bảo vệ hòm phiếu trong ngày 6/1/1946, đã diễn ra trận đánh không cân sức trong 4 ngày, 39 chiến sĩ tự vệ và tuyên truyền đã chiến đấu, hy sinh hầu hết, gây cho Pháp nhiều thiệt hại. Năm 1955, đoạn đường trước Nhà hát thánh phố có lúc gọi là phố Đặng Kim Nở, tên người chỉ huy trận đánh nói trên. Ngày nay, Nhà hát Lớn thành phố là nơi hội họp vào những ngày lễ lớn.
  3. _Shin_

    _Shin_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Nhà hát lớn thành phố
    Nhà hát Lớn thành phố nằm trên phố Hoàng Văn Thụ thuộc quận Hồng Bàng. Quảng trường nhà hát thành phố được giới hạn: phía tây là phố Hoàng Văn Thụ, phía đông-phố Đinh Tiên Hoàng, phía nam-phố Trần Phú, phía bắc-Nhà hát Lớn. Khu vực này vốn là chợ của làng An Biên. Năm 1900. Pháp đuổi chợ, lấy đất xây Nhà hát Lớn. Theo thiết kế, nguyên vật liệu xây dựng đều mang từ Pháp sang. Việc xây dựng do thợ Việt Nam thực hiện dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư Pháp. Nhà hát Lớn cao hai tầng, mái vòm, trang trí lẵng hoa, có 600 ghế. Thời Pháp thuộc, đây là nơi sinh hoạt chính trị, văn hóa của người Pháp và người giàu bản xứ. Thời ấy, chỉ những gánh hát từ Pháp sang hoặc những gánh hát nổi tiếng cả nước mới được biểu diễn. Đây cũng là nơi hàng năm phát phần thưởng cho học sinh giỏi. Quảng trường Nhà hát thành phố có tên là Place Théatre municipal. Sân nhà hát có hai cột đèn bằng gang theo kiểu cột đèn Pháp. Thân đèn cũng bằng gang có họa tiết hoa văn xung quanh, năm 1985, được thay bằng hai cột xi măng với hệ thống đèn hiện nay. Trước đây, ở mặt trước Nhà hát, hai bên có trang trí tượng thiếu nữ Pháp; xung quanh sân có bồn cỏ, trồng dừa và đặt một số ghế gỗ, nay không còn.
    Ngày 23/8/1945, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời thành phố ra mắt nhân dân tại quảng trường này; cũng là nơi tổ chức Tuần lễ vàng, sau đó tiễn đoàn quân Nam tiến; nơi diễn ra cuộc đấu tranh bảo vệ hòm phiếu trong ngày 6/1/1946, đã diễn ra trận đánh không cân sức trong 4 ngày, 39 chiến sĩ tự vệ và tuyên truyền đã chiến đấu, hy sinh hầu hết, gây cho Pháp nhiều thiệt hại. Năm 1955, đoạn đường trước Nhà hát thánh phố có lúc gọi là phố Đặng Kim Nở, tên người chỉ huy trận đánh nói trên. Ngày nay, Nhà hát Lớn thành phố là nơi hội họp vào những ngày lễ lớn.
  4. _Shin_

    _Shin_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Khu di tích núi Voi - Xuân Sơn
    Thuộc huyện An Lão, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 20km, qua đỉnh dốc Thiên Hội đi vào khoảng 2 km, núi có hình voi phục, là quần thể thiên nhiên đa dạng. Giữa vùng đồng ruộng mênh mông nổi lên một vùng đá vôi với nhiều hình vẻ, có nhiều di vật người cổ xa cách đây 3000 năm, nhiều hang động kỳ thú như động Long Tiên, động Nam Tào, Bắc Đẩu, động Họng Voi, Bàn cờ Tiên với những truyền thuyết bí ẩn, hấp dẫn.
    Năm 1089, Nhà Lý cho xây chùa; đời nhà Trần, nhà Mạc tiếp tục xây đền, chùa, cung điện (đền Chúa Thượng, Chúa Hạ).
    Hang động trên Núi Voi mang đậm dấu ấn chiến tích chống giặc ngoại xâm qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Hải Phòng:
    "Đứng trên đỉnh núi ta thề
    Không giết được giặc, không về Núi Voi"
    Khu di tích Núi Voi - Xuân Sơn đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia.
  5. _Shin_

    _Shin_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Khu di tích núi Voi - Xuân Sơn
    Thuộc huyện An Lão, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 20km, qua đỉnh dốc Thiên Hội đi vào khoảng 2 km, núi có hình voi phục, là quần thể thiên nhiên đa dạng. Giữa vùng đồng ruộng mênh mông nổi lên một vùng đá vôi với nhiều hình vẻ, có nhiều di vật người cổ xa cách đây 3000 năm, nhiều hang động kỳ thú như động Long Tiên, động Nam Tào, Bắc Đẩu, động Họng Voi, Bàn cờ Tiên với những truyền thuyết bí ẩn, hấp dẫn.
    Năm 1089, Nhà Lý cho xây chùa; đời nhà Trần, nhà Mạc tiếp tục xây đền, chùa, cung điện (đền Chúa Thượng, Chúa Hạ).
    Hang động trên Núi Voi mang đậm dấu ấn chiến tích chống giặc ngoại xâm qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Hải Phòng:
    "Đứng trên đỉnh núi ta thề
    Không giết được giặc, không về Núi Voi"
    Khu di tích Núi Voi - Xuân Sơn đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia.
  6. _Shin_

    _Shin_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Hòn Dáu
    Là đảo nhỏ, cách đất liền (thị xã Đồ Sơn) chừng 1km.
    Thời Lý - Trần, Hòn Dáu là một trong những tiền đồn của quân dân Đại Việt để chống xâm lược. Thực dân Pháp chiếm Hải Phòng năm 1873 thì 3 năm sau (1876) xây dựng Cảng Hải Phòng, năm 1884 cây đèn biển trên đảo Dáu được khởi công xây dựng, hoàn thành năm 1896. Bắt đầu hoạt động từ 6/1898. Hòn Dáu là đảo đèn nên còn gọi là Hải đăng Hòn Dáu.
    Khách du lịch đến Đồ Sơn, ra thăm quan Hải đăng Hòn Dáu đồng thời tận mắt thấy khu rừng nguyên sinh.
    Hòn Dáu có ngôi đền khá cổ với truyền thuyết li kỳ có tên là Nam Hải Đại Vương
  7. _Shin_

    _Shin_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Hòn Dáu
    Là đảo nhỏ, cách đất liền (thị xã Đồ Sơn) chừng 1km.
    Thời Lý - Trần, Hòn Dáu là một trong những tiền đồn của quân dân Đại Việt để chống xâm lược. Thực dân Pháp chiếm Hải Phòng năm 1873 thì 3 năm sau (1876) xây dựng Cảng Hải Phòng, năm 1884 cây đèn biển trên đảo Dáu được khởi công xây dựng, hoàn thành năm 1896. Bắt đầu hoạt động từ 6/1898. Hòn Dáu là đảo đèn nên còn gọi là Hải đăng Hòn Dáu.
    Khách du lịch đến Đồ Sơn, ra thăm quan Hải đăng Hòn Dáu đồng thời tận mắt thấy khu rừng nguyên sinh.
    Hòn Dáu có ngôi đền khá cổ với truyền thuyết li kỳ có tên là Nam Hải Đại Vương
  8. _Shin_

    _Shin_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Kỳ thú đảo đèn Hòn Dáu
    Hiếm có hòn đảo nào gần đất liền lại có được nhiều ưu ái của cả thiên nhiên và truyền thuyết như đảo Hòn Dấu (Đồ Sơn, Hải Phòng). Chỉ sau khoảng 20 phút "cưỡi" trên những con sóng uốn lượn từ bến Nghiêng - Đồ Sơn, bạn đã lạc vào chốn rừng núi hoang sơ, tận mắt ngắm nhìn tháp đèn biển - một công trình hơn trăm tuổi - giữa những làn gió mát rượi phóng khoáng của biển khơi.
    Con đường lên đảo không dốc và cũng chỉ dài vừa đủ để du khách cảm thấy sảng khoái như sau một buổi tập thể dục. Thích nhất có lẽ là được đi dưới "mái nhà" lợp bằng những tán cây cổ thụ và dây leo chằng chịt. Những chùm rễ si trắng nõn buông rủ như tơ liễu. Cơ man nào là cây cổ thụ gốc to vài người ôm. Những thảm lá lốt xanh rì, điểm thêm các vạt cúc dại cánh trắng, nhị vàng, đầy thơ mộng. Đối với những người chốn thị thành, một chút rừng nguyên sinh tuy không đến mức hoang vu và kỳ bí song cũng thật lạ, gặp một lần nào dễ đâu quên. Rừng ở đây còn cả ba tầng thực vật, ở ngay nơi tàu bè vạn chài qua lại tấp nập là nhờ oai linh của vị Nam Hải Thần vương. Chuyện kể rằng sau trận thủy chiến với giặc Nguyên trên sông Bạch Đằng của nhà Trần, bà con trên đảo thấy một tử thi không đầu trôi vào đảo. Nhìn y phục biết là tướng nhà Trần tử trận, bà con thành kính khói hương chờ trời sáng sẽ mai táng. Nhưng mối đã đùn thành mộ. Bà con bèn lập đền thờ và gọi ngài là Nam Hải Thần vương. Tương truyền ngài rất thiêng không ai dám lấy đi bất cứ thứ gì trên đảo kể cả cành củi khô, nếu không sẽ bị phạt phải đem trả mới yên. Chính vì thế mà cảnh quan trên đảo còn nguyên vẹn, cống hiến cho du khách một góc nhìn kỳ thú.
    Cây đèn biển hơn trăm tuổi mệnh danh là mắt ngọc của tổ quốc lại là một nét nhìn mới lạ khác với du khách. Cao như một tháp pháo đài cổ vút lên giữa đảo và trên cùng là ngọn hải đăng chiếu xa tới 40km. Những con tàu đi biển xa khi bắt được ánh hải đăng Hòn Dấu là được trở về bến đậu. Biết bao lượt du khách đã bước theo những bậc cầu thang gỗ bóng lừ để lên đến đỉnh ngọn đèn. Cảm giác khi đứng trên độ cao hàng chục mét mà đón cơn gió căng tràn sức sống của biển thật hào sảng. Bỗng nhiên không gian sao rộng lớn đến vậy và cái nhìn dường như giàu có, cao, xa vời vợi. Rồi một bữa ăn hải sản tươi sống trên đảo trong lầu Vọng gió, một giấc ngủ nhẹ nhàng giữa bao la mây trời và sóng nước, hay trong ngôi nhà bảy gian tám gian được xây từ thời Pháp thuộc đã gần thế kỷ sẽ làm giàu thêm ký ức và xúc cảm của mỗi người. Cũng là đến Đồ Sơn nhưng nếu ra thăm đảo Hòn Dấu có lẽ sự thi vị của chuyến du lịch sẽ thêm lên nhiều lắm
  9. _Shin_

    _Shin_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Kỳ thú đảo đèn Hòn Dáu
    Hiếm có hòn đảo nào gần đất liền lại có được nhiều ưu ái của cả thiên nhiên và truyền thuyết như đảo Hòn Dấu (Đồ Sơn, Hải Phòng). Chỉ sau khoảng 20 phút "cưỡi" trên những con sóng uốn lượn từ bến Nghiêng - Đồ Sơn, bạn đã lạc vào chốn rừng núi hoang sơ, tận mắt ngắm nhìn tháp đèn biển - một công trình hơn trăm tuổi - giữa những làn gió mát rượi phóng khoáng của biển khơi.
    Con đường lên đảo không dốc và cũng chỉ dài vừa đủ để du khách cảm thấy sảng khoái như sau một buổi tập thể dục. Thích nhất có lẽ là được đi dưới "mái nhà" lợp bằng những tán cây cổ thụ và dây leo chằng chịt. Những chùm rễ si trắng nõn buông rủ như tơ liễu. Cơ man nào là cây cổ thụ gốc to vài người ôm. Những thảm lá lốt xanh rì, điểm thêm các vạt cúc dại cánh trắng, nhị vàng, đầy thơ mộng. Đối với những người chốn thị thành, một chút rừng nguyên sinh tuy không đến mức hoang vu và kỳ bí song cũng thật lạ, gặp một lần nào dễ đâu quên. Rừng ở đây còn cả ba tầng thực vật, ở ngay nơi tàu bè vạn chài qua lại tấp nập là nhờ oai linh của vị Nam Hải Thần vương. Chuyện kể rằng sau trận thủy chiến với giặc Nguyên trên sông Bạch Đằng của nhà Trần, bà con trên đảo thấy một tử thi không đầu trôi vào đảo. Nhìn y phục biết là tướng nhà Trần tử trận, bà con thành kính khói hương chờ trời sáng sẽ mai táng. Nhưng mối đã đùn thành mộ. Bà con bèn lập đền thờ và gọi ngài là Nam Hải Thần vương. Tương truyền ngài rất thiêng không ai dám lấy đi bất cứ thứ gì trên đảo kể cả cành củi khô, nếu không sẽ bị phạt phải đem trả mới yên. Chính vì thế mà cảnh quan trên đảo còn nguyên vẹn, cống hiến cho du khách một góc nhìn kỳ thú.
    Cây đèn biển hơn trăm tuổi mệnh danh là mắt ngọc của tổ quốc lại là một nét nhìn mới lạ khác với du khách. Cao như một tháp pháo đài cổ vút lên giữa đảo và trên cùng là ngọn hải đăng chiếu xa tới 40km. Những con tàu đi biển xa khi bắt được ánh hải đăng Hòn Dấu là được trở về bến đậu. Biết bao lượt du khách đã bước theo những bậc cầu thang gỗ bóng lừ để lên đến đỉnh ngọn đèn. Cảm giác khi đứng trên độ cao hàng chục mét mà đón cơn gió căng tràn sức sống của biển thật hào sảng. Bỗng nhiên không gian sao rộng lớn đến vậy và cái nhìn dường như giàu có, cao, xa vời vợi. Rồi một bữa ăn hải sản tươi sống trên đảo trong lầu Vọng gió, một giấc ngủ nhẹ nhàng giữa bao la mây trời và sóng nước, hay trong ngôi nhà bảy gian tám gian được xây từ thời Pháp thuộc đã gần thế kỷ sẽ làm giàu thêm ký ức và xúc cảm của mỗi người. Cũng là đến Đồ Sơn nhưng nếu ra thăm đảo Hòn Dấu có lẽ sự thi vị của chuyến du lịch sẽ thêm lên nhiều lắm
  10. caphechieuthubay

    caphechieuthubay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    1.129
    Đã được thích:
    0
    Quê Hương --- Đỗ Trung Quân
    -- Bài học đầu cho con
    Quê hương là gì hở mẹ
    Mà cô giáo dạy phải yêu
    Quê hương là gì hở mẹ
    Ai đi xa cũng nhớ nhiều
    Quê hương là chùm khế ngọt
    Cho con trèo hái mỗi ngày
    Quê hương là đường đi học
    Con về rợp **** vàng bay
    Quê hương là con diều biếc
    Tuổi thơ con thả trên đồng
    Quê hương là con đò nhỏ
    Êm đềm khua nước ven sông
    Quê hương là cầu tre nhỏ
    Mẹ về nón lá nghiêng che
    Là hương hoa đồng cỏ nội
    Bay trong giấc ngủ đêm hè
    Quê hương là vòng tay ấm
    Con nằm ngủ giữa mưa đêm
    Quê hương là đêm trăng tỏ
    Hoa cau rụng trắng ngoài thềm
    Quê hương là vàng hoa bí
    Là hồng tím giậu mồng tơi
    Là đỏ đôi bờ dâm bụt
    Màu hoa sen trắng tinh khôi
    Quê hương mỗi người chỉ một
    Như là chỉ một mẹ thôi
    Quê hương có ai không nhớ...

Chia sẻ trang này