1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhớ về Hải Phòng

Chủ đề trong 'Đức (German Club)' bởi caphechieuthubay, 26/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thanbai2002de

    thanbai2002de Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    537
    Đã được thích:
    0
    không biết năm nay noel ở hải phòng mình có trò gì vui không nhỉ.....
  2. thanbai2002de

    thanbai2002de Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    537
    Đã được thích:
    0
    không biết năm nay noel ở hải phòng mình có trò gì vui không nhỉ.....
  3. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3
    Lê Chân là một tướng tài của Hai Bà Trưng, được tấn phong là Thánh Chân công chúa. Theo bản thần tích hiện còn lưu giữ ở Đền Nghè (thuộc quận Lê Chân), Lê Chân còn là con ông Lê Đạo và bà Trần Thị Châu, quê ở An Biên, huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, xứ Hải Dương (nay thuộc xã An Thuỷ, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Xuất thân trong một gia đình nề nếp, chuyên nghề dạy học và chữa bệnh, cô gái họ Lê vừa đẹp người đẹp nết. Thái thú Tô Định nghe danh, đòi lấy làm tỳ thiếp. Bị khước từ, Tô Định căm giận, bức hại gia đình bà. Thù nhà, nợ nước, Lê Chân ngầm đem một số người nhà, người làng đến vùng biển An Dương lập trại, lấy tên quê cũ đặt cho miền đất mới, chiêu mộ nhân tài các nơi cùng lo dấy binh chống bọn đô hộ.

    Khi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa, Lê Chân cùng nghĩa quân ở căn cứ An Biên đã lập nên chiến công vang dội. Khởi nghĩa thành công, Lê Chân đã ra sức tổ chức, xây dựng lực lượng. Khi Mã Viện đem quân sang phục thù, do tình thế bất lợi, bà phải rút quân về bảo vệ căn cứ Mê Linh. Sau khi căn cứ này bị vỡ, Hai Bà Trưng tự tận, Lê Chân đem quân về lập căn cứ địa ở Lạt Sơn, thuộc Hà Nam ngày nay nhằm khôi phục cơ đồ. Một lần nữa, Mã Viện đem lực lượng lớn tới tấn công, nghĩa quân chống trả quyết liệt nhưng không bảo toàn được lực lượng. Cuối cùng Nữ tướng Lê Chân trầm mình xuống sông để bảo toàn danh tiết.
    Sau khi bà tuẫn tiết, nhân dân An Biên (phường An Biên, quận Lê Chân ngày nay) dựng đền thờ ở xứ Đồng Mạ (khu vực đền Nghè bây giờ). Đến đời vua thời Trần Anh Tông, bà được phong là Thành hoàng xã An Biên huyện An Dương. Hàng năm, cứ đến ngày sinh mồng 8 tháng 2, ngày hoá 25 tháng chạp, ngày khánh hạ 15 tháng 8, nhân dân An Biên nô nức đến đền Nghè cùng dân lễ tưởng niệm vị nữ tướng.
    Hải Phòng có một quận nội thành mang tên Bà: Quận Lê Chân. Tượng Nữ tướng Lê Chân là một biểu tượng của thành phố Hải Phòng.

  4. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3
    Lê Chân là một tướng tài của Hai Bà Trưng, được tấn phong là Thánh Chân công chúa. Theo bản thần tích hiện còn lưu giữ ở Đền Nghè (thuộc quận Lê Chân), Lê Chân còn là con ông Lê Đạo và bà Trần Thị Châu, quê ở An Biên, huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, xứ Hải Dương (nay thuộc xã An Thuỷ, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Xuất thân trong một gia đình nề nếp, chuyên nghề dạy học và chữa bệnh, cô gái họ Lê vừa đẹp người đẹp nết. Thái thú Tô Định nghe danh, đòi lấy làm tỳ thiếp. Bị khước từ, Tô Định căm giận, bức hại gia đình bà. Thù nhà, nợ nước, Lê Chân ngầm đem một số người nhà, người làng đến vùng biển An Dương lập trại, lấy tên quê cũ đặt cho miền đất mới, chiêu mộ nhân tài các nơi cùng lo dấy binh chống bọn đô hộ.

    Khi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa, Lê Chân cùng nghĩa quân ở căn cứ An Biên đã lập nên chiến công vang dội. Khởi nghĩa thành công, Lê Chân đã ra sức tổ chức, xây dựng lực lượng. Khi Mã Viện đem quân sang phục thù, do tình thế bất lợi, bà phải rút quân về bảo vệ căn cứ Mê Linh. Sau khi căn cứ này bị vỡ, Hai Bà Trưng tự tận, Lê Chân đem quân về lập căn cứ địa ở Lạt Sơn, thuộc Hà Nam ngày nay nhằm khôi phục cơ đồ. Một lần nữa, Mã Viện đem lực lượng lớn tới tấn công, nghĩa quân chống trả quyết liệt nhưng không bảo toàn được lực lượng. Cuối cùng Nữ tướng Lê Chân trầm mình xuống sông để bảo toàn danh tiết.
    Sau khi bà tuẫn tiết, nhân dân An Biên (phường An Biên, quận Lê Chân ngày nay) dựng đền thờ ở xứ Đồng Mạ (khu vực đền Nghè bây giờ). Đến đời vua thời Trần Anh Tông, bà được phong là Thành hoàng xã An Biên huyện An Dương. Hàng năm, cứ đến ngày sinh mồng 8 tháng 2, ngày hoá 25 tháng chạp, ngày khánh hạ 15 tháng 8, nhân dân An Biên nô nức đến đền Nghè cùng dân lễ tưởng niệm vị nữ tướng.
    Hải Phòng có một quận nội thành mang tên Bà: Quận Lê Chân. Tượng Nữ tướng Lê Chân là một biểu tượng của thành phố Hải Phòng.

  5. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3
    Đường Tôn Đức Thắng kéo dài từ phố Tô Hiệu và Trần Nguyên Hãn đến đường Hùng Vương, tiếp giáp với quốc lộ số 5, dài 4200m, rộng 18m. Đoạn từ ngã tư Tô Hiệu - Trần Nguyên Hãn đến cầu An Dương vốn là một phần của phố Tô Hiệu cắt sang, dài 795m, rộng 18m. Vỉa hè đoạn từ ngã tư Tô Hiệu - Trần Nguyên Hãn đến chợ An Dương bên trái dài 105,5m, rộng 6,5m, bên phải dài 96m, rộng 8,5m; đoạn từ chợ An Dương đến chân cầu An Dương bên trái dài 654m, rộng 7m, bên phải dài 657m, rộng 7m. Hệ thống thoát nước đặt cống ø600mm, có đoạn cống ø800mm.

    Đường mang tên cố ************* Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Tôn Đức Thắng (1888 - 1980). Chủ tịch người làng Mỹ Hoà Hưng, tỉnh Long Xuyên, là nhà hoạt động cách mạng có uy tín, đã đóng góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của đất nước.

    Phần đường ở bên này cầu An Dương thuộc đất xã An Dương cũ, trước giải phóng thuộc khu Đường Cát và khu An Dương. Phần bên kia cầu An Dương thuộc đất các xã Đồng Tiến, Hùng Vương của huyện An Hải.

    Đoạn phố bên này cầu An Dương thời Pháp thuộc gọi là phố Xađi Cácnô. Thời đó, con đường này khá vắng vẻ, nhà cửa lụp xụp. Sau này ta mở rộng lòng đường, xây một số khu nhà tập thể và trường học. Nhất là khi cầu An Dương ra đời, đoạn đường này càng đổi mới và trở nên tấp nập.

    Gần khu vực chân cầu An Dương có lối ra đường Lam Sơn, Nguyên Hồng, Lán Bè. Bên đoạn đường này là khu nhà tập thể của cán bộ công nhân Nhà máy đóng tàu, Nhà máy Xi măng, Trường PTCS Nguyễn Bá Ngọc, Đình An Dương và chùa An Dương. Đoạn bên kia cầu An Dương có công trình thuỷ lợi khá lớn là đập Cái Tắt đắp qua sông Tam Bạc để ngăn nước mặn và tiêu úng cho gần 14.000ha ruộng của một phần huyện An Hải và tỉnh Hải Hưng.

    Ngày 16-4-1972, chợ An Dương là một chợ khá lớn ở đầu đường này đã bị bom phá hư hại nặng. Sau này chợ đã được sửa chữa và xây thêm. Nhà máy giấy Đồng Tiến và nhà máy nước An Dương cũng đặt trên đường Tôn Đức Thắng.

  6. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3
    Đường Tôn Đức Thắng kéo dài từ phố Tô Hiệu và Trần Nguyên Hãn đến đường Hùng Vương, tiếp giáp với quốc lộ số 5, dài 4200m, rộng 18m. Đoạn từ ngã tư Tô Hiệu - Trần Nguyên Hãn đến cầu An Dương vốn là một phần của phố Tô Hiệu cắt sang, dài 795m, rộng 18m. Vỉa hè đoạn từ ngã tư Tô Hiệu - Trần Nguyên Hãn đến chợ An Dương bên trái dài 105,5m, rộng 6,5m, bên phải dài 96m, rộng 8,5m; đoạn từ chợ An Dương đến chân cầu An Dương bên trái dài 654m, rộng 7m, bên phải dài 657m, rộng 7m. Hệ thống thoát nước đặt cống ø600mm, có đoạn cống ø800mm.

    Đường mang tên cố ************* Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Tôn Đức Thắng (1888 - 1980). Chủ tịch người làng Mỹ Hoà Hưng, tỉnh Long Xuyên, là nhà hoạt động cách mạng có uy tín, đã đóng góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của đất nước.

    Phần đường ở bên này cầu An Dương thuộc đất xã An Dương cũ, trước giải phóng thuộc khu Đường Cát và khu An Dương. Phần bên kia cầu An Dương thuộc đất các xã Đồng Tiến, Hùng Vương của huyện An Hải.

    Đoạn phố bên này cầu An Dương thời Pháp thuộc gọi là phố Xađi Cácnô. Thời đó, con đường này khá vắng vẻ, nhà cửa lụp xụp. Sau này ta mở rộng lòng đường, xây một số khu nhà tập thể và trường học. Nhất là khi cầu An Dương ra đời, đoạn đường này càng đổi mới và trở nên tấp nập.

    Gần khu vực chân cầu An Dương có lối ra đường Lam Sơn, Nguyên Hồng, Lán Bè. Bên đoạn đường này là khu nhà tập thể của cán bộ công nhân Nhà máy đóng tàu, Nhà máy Xi măng, Trường PTCS Nguyễn Bá Ngọc, Đình An Dương và chùa An Dương. Đoạn bên kia cầu An Dương có công trình thuỷ lợi khá lớn là đập Cái Tắt đắp qua sông Tam Bạc để ngăn nước mặn và tiêu úng cho gần 14.000ha ruộng của một phần huyện An Hải và tỉnh Hải Hưng.

    Ngày 16-4-1972, chợ An Dương là một chợ khá lớn ở đầu đường này đã bị bom phá hư hại nặng. Sau này chợ đã được sửa chữa và xây thêm. Nhà máy giấy Đồng Tiến và nhà máy nước An Dương cũng đặt trên đường Tôn Đức Thắng.

  7. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3
    Nhạc sỹ Văn Cao là một nghệ sỹ đa tài. Trong nhiều lĩnh vực từ nhạc, hoạ, thơ đều có dấu ấn của ông. Nhạc sỹ Văn Cao sinh trưởng, học tập và có nhiều năm hoạt động nghệ thuật tại Hải Phòng. Ông đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị cho nền văn hoá - nghệ thuật Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực âm nhạc. Bên cạnh những ca khúc trữ tình lãng mạn thời kỳ tiền khởi nghĩa còn vang vọng tới ngày nay như Thiên Thai, Bến Xuân, Suối Mơ, Trương Chi... ông còn là tác giả của nhiều bài hát cách mạng nổi tiếng, trong đó tác phẩm để lại dấu ấn lớn nhất trong cuộc đời âm nhạc của ông là bài "Tiến quân ca" (sáng tác năm 1944). Bài hát này đã được chọn là Quốc ca của Việt Nam từ năm 1946 đến nay.

    Với những đóng góp lớn lao cho nền văn hoá - nghệ thuật Việt Nam, tháng 9-1996, nhạc sỹ Văn Cao được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.
    Hiện tên ông được đặt cho một phố thuộc quận Ngô Quyền, Hải Phòng.

  8. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3
    Nhạc sỹ Văn Cao là một nghệ sỹ đa tài. Trong nhiều lĩnh vực từ nhạc, hoạ, thơ đều có dấu ấn của ông. Nhạc sỹ Văn Cao sinh trưởng, học tập và có nhiều năm hoạt động nghệ thuật tại Hải Phòng. Ông đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị cho nền văn hoá - nghệ thuật Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực âm nhạc. Bên cạnh những ca khúc trữ tình lãng mạn thời kỳ tiền khởi nghĩa còn vang vọng tới ngày nay như Thiên Thai, Bến Xuân, Suối Mơ, Trương Chi... ông còn là tác giả của nhiều bài hát cách mạng nổi tiếng, trong đó tác phẩm để lại dấu ấn lớn nhất trong cuộc đời âm nhạc của ông là bài "Tiến quân ca" (sáng tác năm 1944). Bài hát này đã được chọn là Quốc ca của Việt Nam từ năm 1946 đến nay.

    Với những đóng góp lớn lao cho nền văn hoá - nghệ thuật Việt Nam, tháng 9-1996, nhạc sỹ Văn Cao được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.
    Hiện tên ông được đặt cho một phố thuộc quận Ngô Quyền, Hải Phòng.

  9. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3
    Theo một số tài liệu cổ, chùa Dư Hàng được xây dựng từ thời Tiền Lê (980-1009), vốn xưa kia là một thảo am (lều cỏ). Chùa được xây dựng theo kiến trúc dân tộc với tam quan, Phật điện, nhà tổ, nhà phương trượng, tăng xá. Đến nay, chùa đã hai lần được trùng tu vào các năm 1672 (đời vua Lê Gia Tông) và năm 1899, được hoàn thiện theo qui mô như hiện nay vào năm 1917 và được xây dựng thêm thư các, vườn tượng trong những năm gần đây theo phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.

    Ngôi điện chính của chùa bài trí nhiều tượng Phật lớn và nhiều hiện vật quí như đỉnh đồng, khánh đồng... Chùa Dư Hàng là trung tâm Phật giáo lớn ở Hải Phòng trong nhiều thế kỷ. Năm 1926, tại đây đã tổ chức lễ truy điệu nhà nho yêu nước Phan Chu Trinh. Đây cũng là cơ sở hoạt động cách mạng của ********************** trước năm 1930.
    Chùa đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia và là nơi thu hút đông du khách trong và ngoài nước.

  10. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3
    Theo một số tài liệu cổ, chùa Dư Hàng được xây dựng từ thời Tiền Lê (980-1009), vốn xưa kia là một thảo am (lều cỏ). Chùa được xây dựng theo kiến trúc dân tộc với tam quan, Phật điện, nhà tổ, nhà phương trượng, tăng xá. Đến nay, chùa đã hai lần được trùng tu vào các năm 1672 (đời vua Lê Gia Tông) và năm 1899, được hoàn thiện theo qui mô như hiện nay vào năm 1917 và được xây dựng thêm thư các, vườn tượng trong những năm gần đây theo phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.

    Ngôi điện chính của chùa bài trí nhiều tượng Phật lớn và nhiều hiện vật quí như đỉnh đồng, khánh đồng... Chùa Dư Hàng là trung tâm Phật giáo lớn ở Hải Phòng trong nhiều thế kỷ. Năm 1926, tại đây đã tổ chức lễ truy điệu nhà nho yêu nước Phan Chu Trinh. Đây cũng là cơ sở hoạt động cách mạng của ********************** trước năm 1930.
    Chùa đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia và là nơi thu hút đông du khách trong và ngoài nước.

Chia sẻ trang này