1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhớ về Hải Phòng

Chủ đề trong 'Đức (German Club)' bởi caphechieuthubay, 26/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3
    Phố Trần Quốc Toản kéo dài từ ngã tư Thành Đội đến cầu Rào, dài 2820m, rộng 18m. Qua đầu phố Đình Đông và đườn An Đà (ngã tư Quán Bà Mau), cắt qua đường Nguyễn Bỉnh Khiêm và đường bao phía Nam. Vỉa hè đoạn ngã tư Thành Đội - Nhà hát nhân dân bên trái dài 470m, rộng 4m, bên phải dài 490m, rộng 4m; đoạn Nhà hát nhân dân - cuối Nhà văn hoá thiếu nhi cả hai bên đều dài 510m, bên trái rộng 7m, bên phải rộng 3m; đoạn Nhà văn hoá thiếu nhi - nhà tập thể năm tầng cả hai bên đều dài 180m, bên trái rộng 1,5m, bên phải rộng 1m; đoạn nhà tập thể năm tầng - ngã tư Lạch Tray bên trái dài 415m, rộng 2,5m, bên phải dài 420m, rộng 7m; đoạn ngã tư Lạch Tray - đường vào phường Đổng Quốc Bình cả hai bên đều dài 170m, bên trái rộng 5m, bên phải rộng 9m; đoạn cuối ngã tư càu Rào cả hai bên đều dài 975m, rộng 7m. Hệ thống thoát nước toàn tuyến dài 2725m, đặt cống hộp ø800mm.

    Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản là tôn thất nhà Trần. Trong hội nghị quân sự Bình Than bàn kế hoạch chống xâm lược Mông - Nguyên, vì ít tuổi không được dự, tay bóp nát quả cam vua ban lúc nào không biết. Sau đó về tập hợp gia nhân và thiếu niên lập đội quân nhỏ tuổi, dựng lá cờ đề sáu chữ Phá cường địch báo Hoàn ânnnn. Đội quan này đã tham gia nhiều trận, chiến đấu dũng cảm, lập nhiều công. Ông hy sinh vào cuối cuộc kháng chiến lần thứ hai ở vùng sông Cầu.

    Phố thuộc đất các xã An Biên, Nam Pháp, Phụng Pháp, Hàng Kênh, An Khê cũ. Đây là một đường phố có vị trí quan trọng về giao thông và quân sự của thành phố, nối tiếp với đường 14 tới bán đảo Đồ Sơn - một khu du lịch đồng thời cũng là yết hầu quân sự.

    Thời Pháp thuộc, nội châu thành lấy giới hạn ở ngã tư Quán Bà Mau nên đường Lạch Tray, tên lúc mới mở của phố này cũng chỉ đến ngã tư nói trên; từ đó trở đi đến cầu Rào là ngoại thành thuộc huyện Hải An.

    Sau cách mạng tháng Tám, đoạn ngã tư Thành Đội đến Quán Bà Mau đổi gọi là phố Trưng Trắc. Năm 1954, đường Lạch Tray đổi gọi là phố Trần Quốc Toản. Trong thời gian này, phố Trần Quốc Toản thuộc khu Gia Viên. Sau giải phóng, ta vẫn giữ tên cũ là Trần Quốc Toản, nhưng nhân dân vẫn quen gọi là đường Lạch Tray.

    Thời Pháp thuộc, đoạn từ ngã tư Thành Đội đến ngã tư Trại lính, người Pháp còn cho xây trường đua ngựa, nhân dân thường gọi là sân Quần Ngựa, ở đây có hồ Quần Ngựa để cho ngựa tắm. Gần hồ là sân chơi Te-nít. Trạm phát tín cũng được xây dựng gần đó. Cơ quan Bộ chỉ huy quân sự thành phố (Thành đội) thời Pháp thuộc là trại lính Khố xanh, sau Nhật gọi là trại Bảo an binh. Sau cách mạng tháng Tám đổi gọi là trại Sao Vàng.

    Từ ngã tư Quán Bà Mau trở đi thời Pháp thuộc vẫn là làng xóm, hai bên đường là ruộng lúa, bãi hoang, nghĩa địa. Trên phố này còn có nhà thờ Nam Pháp, Cô nhi viện của Nhà Chung, sau bị bom Mỹ phá huỷ. Gần cầu Rào, cạnh khu chuyên gia hiện nay thời Pháp thuộc có vườn Bách thú có hổ, báo, gấu, hươu... và một hồ nước gọi là hồ Bách thú.

    Tuy không có một cơ sở kinh tế nào đáng kể và dân cư thưa thớt nhưng đường Lạch Tray thời Pháp thuộc được xác định là một con đường huyết mạch và có vị trí không thể thiếu được.

    Sau khi giải phóng, bộ mặt phố Trần Quốc Toản có nhiều thay đổi, đặc biệt trong hai năm 1976, 1977 ta đã mở rộng lòng đường, nâng cấp, đồng thời đặt hệ thống thoát nước, đặt mới hệ thống điện cao áp ngầm. Sân vận động Trung tâm thành phố lúc đầu gọi là sân vận động Lạch Tray, được cải tạo xây dựng vào năm 1959 trên mặt bằng 120.000m2. Năm 2002, để phục vụ SEA Games 22, sân vận động này đã được nâng cấp, cải tạo đáng kể, phục vụ tốt các trận thi đấu bóng đá trên sân. Công viên An Biên cũng mới được xây dựng lại cùng với Nhà văn hoá Thiếu nhi, Nhà văn hoá hữu nghị Việt - Tiệp đã tạo thành một quần thể kiến trúc đẹp. Trường Đảng Tô Hiệu thành lập từ năm 1950, sau giải phóng chuyển về nội thành nay đặt cơ sở trên phố này. Đây là nơi đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của Đảng.

    Trên phố còn có nhiều cơ sở văn hoá, trường học, cơ quan như: Trạm phát sóng truyền hình thành phố, Nhà văn hoá Quân đội, trường Đại học Hàng Hải, trường Đại học Y Hải Phòng, Khách sạn Cầu Rào, trụ sở Ban tuyên giáo Thành uỷ các Ban Đảng, sở Công nghiệp, sở Thể dục - Thể thao, sở Tư Pháp... Ngoài ra, trên phố còn có trụ sở của nhiều doanh nghiệp như Nhà máy bia Hải Phòng, Xí nghiệp bánh kẹo, Công ty vận tải biển Việt Nam, Công ty xây lắp, Nhà máy Sơn... Hầu hết những cơ sở này đều là những công trình kiến trúc tương đối hiện đại, làm thay đổi cảnh quan của đường phố cũ thời Pháp thuộc.

    Trong các cuộc chiến tranh chống đế quốc Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mỹ, phố này là nơi đặt những cứ điểm quan trọng của địch và gắn với nhiều sự kiện lịch sử cách mạng quan trọng

  2. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3
    Phố Trần Quốc Toản kéo dài từ ngã tư Thành Đội đến cầu Rào, dài 2820m, rộng 18m. Qua đầu phố Đình Đông và đườn An Đà (ngã tư Quán Bà Mau), cắt qua đường Nguyễn Bỉnh Khiêm và đường bao phía Nam. Vỉa hè đoạn ngã tư Thành Đội - Nhà hát nhân dân bên trái dài 470m, rộng 4m, bên phải dài 490m, rộng 4m; đoạn Nhà hát nhân dân - cuối Nhà văn hoá thiếu nhi cả hai bên đều dài 510m, bên trái rộng 7m, bên phải rộng 3m; đoạn Nhà văn hoá thiếu nhi - nhà tập thể năm tầng cả hai bên đều dài 180m, bên trái rộng 1,5m, bên phải rộng 1m; đoạn nhà tập thể năm tầng - ngã tư Lạch Tray bên trái dài 415m, rộng 2,5m, bên phải dài 420m, rộng 7m; đoạn ngã tư Lạch Tray - đường vào phường Đổng Quốc Bình cả hai bên đều dài 170m, bên trái rộng 5m, bên phải rộng 9m; đoạn cuối ngã tư càu Rào cả hai bên đều dài 975m, rộng 7m. Hệ thống thoát nước toàn tuyến dài 2725m, đặt cống hộp ø800mm.

    Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản là tôn thất nhà Trần. Trong hội nghị quân sự Bình Than bàn kế hoạch chống xâm lược Mông - Nguyên, vì ít tuổi không được dự, tay bóp nát quả cam vua ban lúc nào không biết. Sau đó về tập hợp gia nhân và thiếu niên lập đội quân nhỏ tuổi, dựng lá cờ đề sáu chữ Phá cường địch báo Hoàn ânnnn. Đội quan này đã tham gia nhiều trận, chiến đấu dũng cảm, lập nhiều công. Ông hy sinh vào cuối cuộc kháng chiến lần thứ hai ở vùng sông Cầu.

    Phố thuộc đất các xã An Biên, Nam Pháp, Phụng Pháp, Hàng Kênh, An Khê cũ. Đây là một đường phố có vị trí quan trọng về giao thông và quân sự của thành phố, nối tiếp với đường 14 tới bán đảo Đồ Sơn - một khu du lịch đồng thời cũng là yết hầu quân sự.

    Thời Pháp thuộc, nội châu thành lấy giới hạn ở ngã tư Quán Bà Mau nên đường Lạch Tray, tên lúc mới mở của phố này cũng chỉ đến ngã tư nói trên; từ đó trở đi đến cầu Rào là ngoại thành thuộc huyện Hải An.

    Sau cách mạng tháng Tám, đoạn ngã tư Thành Đội đến Quán Bà Mau đổi gọi là phố Trưng Trắc. Năm 1954, đường Lạch Tray đổi gọi là phố Trần Quốc Toản. Trong thời gian này, phố Trần Quốc Toản thuộc khu Gia Viên. Sau giải phóng, ta vẫn giữ tên cũ là Trần Quốc Toản, nhưng nhân dân vẫn quen gọi là đường Lạch Tray.

    Thời Pháp thuộc, đoạn từ ngã tư Thành Đội đến ngã tư Trại lính, người Pháp còn cho xây trường đua ngựa, nhân dân thường gọi là sân Quần Ngựa, ở đây có hồ Quần Ngựa để cho ngựa tắm. Gần hồ là sân chơi Te-nít. Trạm phát tín cũng được xây dựng gần đó. Cơ quan Bộ chỉ huy quân sự thành phố (Thành đội) thời Pháp thuộc là trại lính Khố xanh, sau Nhật gọi là trại Bảo an binh. Sau cách mạng tháng Tám đổi gọi là trại Sao Vàng.

    Từ ngã tư Quán Bà Mau trở đi thời Pháp thuộc vẫn là làng xóm, hai bên đường là ruộng lúa, bãi hoang, nghĩa địa. Trên phố này còn có nhà thờ Nam Pháp, Cô nhi viện của Nhà Chung, sau bị bom Mỹ phá huỷ. Gần cầu Rào, cạnh khu chuyên gia hiện nay thời Pháp thuộc có vườn Bách thú có hổ, báo, gấu, hươu... và một hồ nước gọi là hồ Bách thú.

    Tuy không có một cơ sở kinh tế nào đáng kể và dân cư thưa thớt nhưng đường Lạch Tray thời Pháp thuộc được xác định là một con đường huyết mạch và có vị trí không thể thiếu được.

    Sau khi giải phóng, bộ mặt phố Trần Quốc Toản có nhiều thay đổi, đặc biệt trong hai năm 1976, 1977 ta đã mở rộng lòng đường, nâng cấp, đồng thời đặt hệ thống thoát nước, đặt mới hệ thống điện cao áp ngầm. Sân vận động Trung tâm thành phố lúc đầu gọi là sân vận động Lạch Tray, được cải tạo xây dựng vào năm 1959 trên mặt bằng 120.000m2. Năm 2002, để phục vụ SEA Games 22, sân vận động này đã được nâng cấp, cải tạo đáng kể, phục vụ tốt các trận thi đấu bóng đá trên sân. Công viên An Biên cũng mới được xây dựng lại cùng với Nhà văn hoá Thiếu nhi, Nhà văn hoá hữu nghị Việt - Tiệp đã tạo thành một quần thể kiến trúc đẹp. Trường Đảng Tô Hiệu thành lập từ năm 1950, sau giải phóng chuyển về nội thành nay đặt cơ sở trên phố này. Đây là nơi đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của Đảng.

    Trên phố còn có nhiều cơ sở văn hoá, trường học, cơ quan như: Trạm phát sóng truyền hình thành phố, Nhà văn hoá Quân đội, trường Đại học Hàng Hải, trường Đại học Y Hải Phòng, Khách sạn Cầu Rào, trụ sở Ban tuyên giáo Thành uỷ các Ban Đảng, sở Công nghiệp, sở Thể dục - Thể thao, sở Tư Pháp... Ngoài ra, trên phố còn có trụ sở của nhiều doanh nghiệp như Nhà máy bia Hải Phòng, Xí nghiệp bánh kẹo, Công ty vận tải biển Việt Nam, Công ty xây lắp, Nhà máy Sơn... Hầu hết những cơ sở này đều là những công trình kiến trúc tương đối hiện đại, làm thay đổi cảnh quan của đường phố cũ thời Pháp thuộc.

    Trong các cuộc chiến tranh chống đế quốc Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mỹ, phố này là nơi đặt những cứ điểm quan trọng của địch và gắn với nhiều sự kiện lịch sử cách mạng quan trọng

  3. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3
    Phố Trần Phú kéo dài từ cổng chính của Cảng (cổng Cảng 4) đến chỗ tiếp giáp với phố Nguyễn Đức Cảnh, dài 1440m, rộng 10,5m, cắt qua phố Điện Biên Phủ, Trần Bình Trọng, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Khuyến. Vỉa hè đoạn cổng Cảng - Điện Bien Phủ dài 425m, rộng 6m, đoạn Điện Biên Phủ - Nguyễn Khuyến bên trái dài 655m, rộng 6m, bên phải dài 653m, rộng 4m; đoạn Nguyễn Khuyến - ngã tư Cầu Đất bên trái dài 252,5m, rộng 6m, bên phải dài 220m, rộng 7m. Hệ thống thoát nước dài 1.440m, đặt cống hộp 700 x 1300mm ở dưới lòng đường.

    Trần Phú (1904 - 1931) người làng Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1922 tốt nghiệp Cao đẳng tiều học rồi dạy học ở Vinh. Năm 1924,Trần Phú cùng một số đồng chí lập ra Hội Phục Việt, sau đổi là Tân Việt cách mạng đảng. Năm 1926 sang Quảng Châu (Trung Quốc), bàn việc hợp nhất Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội với Tân Việt, Trần Phú gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và được huấn luyện về chủ nghĩa Mác Lênin. Sau đó ông sang Liên Xô học ở Đại học Phương Đông. Tháng 4-1930, Trần Phú về Hà Nội, tích cực tham gia củng cố **********************. Ông đã được phân công giữ chức vụ Tổng Bí thư. Ông bị địch bắt do có kẻ phản bội và hy sinh ngày 6-9-1931.

    Phố Trần Phú thuộc đất xã Gia Viên, trước giải phóng thuộc khu Ga. Phố chiếm một vị trí rất quan trọng, là trục đường chính giải toả hàng hoá của cảng đồng thời cũng là mạch giao thông chính của thành phố.

    Lúc mới mở, cùng với phố Nguyễn Đức Cảnh hiện nay gọi là đại lộ Bonnan. Sau cách mạng tháng Tám, đổi gọi là đại lộ Nguyễn Thái Học. Năm 1945 đổi gọi là đại lộ Lê Thánh Tông. Sau giải phóng đổi mang tên Trần Phú, lúc đó phố Trần Phú gồm cả phố Nguyễn Đức Cảnh hiện nay, sau đó mới được tách ra như bây giờ.

    Phố chạy dọc dải công viên trung tâm của thành phố: vườn hoa Kim Đồng, vườn hoa Nguyễn Du, vườn hoa Nguyễn Bỉnh Khiêm, vườn hoa Nguyễn Văn Trỗi. Trước đây, dải công viên này là kênh vành đai. Trên con kênh này hồi đó có ba chiếc cầu bắc qua, theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là: cầu Lanien (Laniel), nhân dân quen gọi là cầu Lanhiên ở khu vực sau vườn hoa Kim Đồng hiện nay; cầu Pôn Đume (Paul Doumer) ở khu vực quán hoa bây giờ, cầu này được xây dựng ở vị trí chiếc cầu đất trên lạch Liêm Khê xưa; cầu Carông thẳng từ phố Phạm Hồng Thái hiện nay ra. Trong ba cầu, chỉ cầu Carông tồn tại cho đến ngày giải phóng.

    Trên phố Trần Phú thời Pháp thuộc có Sở Trước bạ (bảo thủ điền thổ trước bạ), công ty than Bắc kỳ, hãng Anhđôtô, khách sạn Cát Bi, Toà án hỗn hợp (nay là Toà án nhân dân thành phố), hãng tàu Năm Sao, Địa ốc ngân hàng, nhiều người quen gọi là Nhà băng Năm Sao. Ở đoạn phố gần cổng Cảng thời Pháp thuộc có trụ sở của cảnh sát Nhà đoan, Sở mật thám, trong đại chiến II Mỹ ném bom phá tan hai cơ sở này. Ở vị trí của Công ty Mỹ nghệ, thời Pháp là rạp chiếu bóng Việt Nhi, chuyên chiếu phim phục vụ thiếu nhi.

    Vì ở trung tâm thành phố nên hầu hết các sự kiện chính trị lớn của thành phố và đất nước đều có sự chứng kiến của phố Trần Phú. Sau này thành phố được giải phóng, nhiều cơ quan đã đặt ở phố này, trong đó có các ngân hàng, khách sạn, doanh nghiệp, trường học.

  4. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3
    Phố Trần Phú kéo dài từ cổng chính của Cảng (cổng Cảng 4) đến chỗ tiếp giáp với phố Nguyễn Đức Cảnh, dài 1440m, rộng 10,5m, cắt qua phố Điện Biên Phủ, Trần Bình Trọng, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Khuyến. Vỉa hè đoạn cổng Cảng - Điện Bien Phủ dài 425m, rộng 6m, đoạn Điện Biên Phủ - Nguyễn Khuyến bên trái dài 655m, rộng 6m, bên phải dài 653m, rộng 4m; đoạn Nguyễn Khuyến - ngã tư Cầu Đất bên trái dài 252,5m, rộng 6m, bên phải dài 220m, rộng 7m. Hệ thống thoát nước dài 1.440m, đặt cống hộp 700 x 1300mm ở dưới lòng đường.

    Trần Phú (1904 - 1931) người làng Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1922 tốt nghiệp Cao đẳng tiều học rồi dạy học ở Vinh. Năm 1924,Trần Phú cùng một số đồng chí lập ra Hội Phục Việt, sau đổi là Tân Việt cách mạng đảng. Năm 1926 sang Quảng Châu (Trung Quốc), bàn việc hợp nhất Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội với Tân Việt, Trần Phú gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và được huấn luyện về chủ nghĩa Mác Lênin. Sau đó ông sang Liên Xô học ở Đại học Phương Đông. Tháng 4-1930, Trần Phú về Hà Nội, tích cực tham gia củng cố **********************. Ông đã được phân công giữ chức vụ Tổng Bí thư. Ông bị địch bắt do có kẻ phản bội và hy sinh ngày 6-9-1931.

    Phố Trần Phú thuộc đất xã Gia Viên, trước giải phóng thuộc khu Ga. Phố chiếm một vị trí rất quan trọng, là trục đường chính giải toả hàng hoá của cảng đồng thời cũng là mạch giao thông chính của thành phố.

    Lúc mới mở, cùng với phố Nguyễn Đức Cảnh hiện nay gọi là đại lộ Bonnan. Sau cách mạng tháng Tám, đổi gọi là đại lộ Nguyễn Thái Học. Năm 1945 đổi gọi là đại lộ Lê Thánh Tông. Sau giải phóng đổi mang tên Trần Phú, lúc đó phố Trần Phú gồm cả phố Nguyễn Đức Cảnh hiện nay, sau đó mới được tách ra như bây giờ.

    Phố chạy dọc dải công viên trung tâm của thành phố: vườn hoa Kim Đồng, vườn hoa Nguyễn Du, vườn hoa Nguyễn Bỉnh Khiêm, vườn hoa Nguyễn Văn Trỗi. Trước đây, dải công viên này là kênh vành đai. Trên con kênh này hồi đó có ba chiếc cầu bắc qua, theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là: cầu Lanien (Laniel), nhân dân quen gọi là cầu Lanhiên ở khu vực sau vườn hoa Kim Đồng hiện nay; cầu Pôn Đume (Paul Doumer) ở khu vực quán hoa bây giờ, cầu này được xây dựng ở vị trí chiếc cầu đất trên lạch Liêm Khê xưa; cầu Carông thẳng từ phố Phạm Hồng Thái hiện nay ra. Trong ba cầu, chỉ cầu Carông tồn tại cho đến ngày giải phóng.

    Trên phố Trần Phú thời Pháp thuộc có Sở Trước bạ (bảo thủ điền thổ trước bạ), công ty than Bắc kỳ, hãng Anhđôtô, khách sạn Cát Bi, Toà án hỗn hợp (nay là Toà án nhân dân thành phố), hãng tàu Năm Sao, Địa ốc ngân hàng, nhiều người quen gọi là Nhà băng Năm Sao. Ở đoạn phố gần cổng Cảng thời Pháp thuộc có trụ sở của cảnh sát Nhà đoan, Sở mật thám, trong đại chiến II Mỹ ném bom phá tan hai cơ sở này. Ở vị trí của Công ty Mỹ nghệ, thời Pháp là rạp chiếu bóng Việt Nhi, chuyên chiếu phim phục vụ thiếu nhi.

    Vì ở trung tâm thành phố nên hầu hết các sự kiện chính trị lớn của thành phố và đất nước đều có sự chứng kiến của phố Trần Phú. Sau này thành phố được giải phóng, nhiều cơ quan đã đặt ở phố này, trong đó có các ngân hàng, khách sạn, doanh nghiệp, trường học.

  5. Thaohuong

    Thaohuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.137
    Đã được thích:
    0
    Đọc hết cuốn truyện, những kí ức ngày xưa lại ùa về...tìm lại quyển Album, nhìn lại những bức ảnh ngày xưa, bạn bè, trường lớp...người mình nhớ tên, người mình ko nhớ...lúc nào cũng âm ỉ, rằng nhất định mình sẽ về thăm mọi người...không biết mọi người lúc này thế nào...ko biết có nhận ra mình hay không?
    Cuộc sống chẳng hề bình yên, những trường học, những nơi ở, những nơi làm việc, những nơi mình đã đến và đi...niềm tin vào bản thân làm cho mình thấy mạnh mẽ hơn và cứ đi, đi..rồi ngã...ngã rồi lại đi...nếu ngoảnh đầu nhìn lại, mình hối tiếc nhiều điều ko nhỉ? chắc cũng không ít điều...những gì không may mình đều đổ tại số... cũng tốt đấy chứ...như hôm nay cũng thế, có fải số ko nhỉ, mình kiêu hãnh, tự tin, bình thường hoá mọi sự lo lắng, sợ hãi trong con người mình...vì có nhiều người lo cho mình quá, mà mình không thích như vậy. Mình cố gắng để rồi làm khổ bố mẹ, thà cứ buông xuôi, thà cứ sống thực tế hơn ...
    Trở lại thực tế.... post nhầm chỗ rồi, mình định viết một chút về HP, định viết, mình sẽ về đó, thăm bà nội, họ hàng và bạn bè...mình sẽ tổ chức họp lớp, đã hơn 7 năm rồi, cái trường Trung Cấp của mình nằm dưới chân núi, núi đó có rất nhiều sim vào mùa hè, nhiều hoa dành dành trắng và thơm ngát...các bạn của mình hầu hết đã lập gia đình, có nhóc rồi nữa, nhớ rằng mình đã được mọi người iu quý, và giao trách nhiệm cho mình sau 5 năm tổ chức họp lớp, vậy mà sắp sang năm thứ 8 rôi đây...mình vẫn trẻ con, vẫn làm bố mẹ lo lắng...
  6. Thaohuong

    Thaohuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.137
    Đã được thích:
    0
    Đọc hết cuốn truyện, những kí ức ngày xưa lại ùa về...tìm lại quyển Album, nhìn lại những bức ảnh ngày xưa, bạn bè, trường lớp...người mình nhớ tên, người mình ko nhớ...lúc nào cũng âm ỉ, rằng nhất định mình sẽ về thăm mọi người...không biết mọi người lúc này thế nào...ko biết có nhận ra mình hay không?
    Cuộc sống chẳng hề bình yên, những trường học, những nơi ở, những nơi làm việc, những nơi mình đã đến và đi...niềm tin vào bản thân làm cho mình thấy mạnh mẽ hơn và cứ đi, đi..rồi ngã...ngã rồi lại đi...nếu ngoảnh đầu nhìn lại, mình hối tiếc nhiều điều ko nhỉ? chắc cũng không ít điều...những gì không may mình đều đổ tại số... cũng tốt đấy chứ...như hôm nay cũng thế, có fải số ko nhỉ, mình kiêu hãnh, tự tin, bình thường hoá mọi sự lo lắng, sợ hãi trong con người mình...vì có nhiều người lo cho mình quá, mà mình không thích như vậy. Mình cố gắng để rồi làm khổ bố mẹ, thà cứ buông xuôi, thà cứ sống thực tế hơn ...
    Trở lại thực tế.... post nhầm chỗ rồi, mình định viết một chút về HP, định viết, mình sẽ về đó, thăm bà nội, họ hàng và bạn bè...mình sẽ tổ chức họp lớp, đã hơn 7 năm rồi, cái trường Trung Cấp của mình nằm dưới chân núi, núi đó có rất nhiều sim vào mùa hè, nhiều hoa dành dành trắng và thơm ngát...các bạn của mình hầu hết đã lập gia đình, có nhóc rồi nữa, nhớ rằng mình đã được mọi người iu quý, và giao trách nhiệm cho mình sau 5 năm tổ chức họp lớp, vậy mà sắp sang năm thứ 8 rôi đây...mình vẫn trẻ con, vẫn làm bố mẹ lo lắng...
  7. _Shin_

    _Shin_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Hải Phòng - là nơi Anh và Bé ... chờ nhau !
  8. _Shin_

    _Shin_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Hải Phòng - là nơi Anh và Bé ... chờ nhau !
  9. caphechieuthubay

    caphechieuthubay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    1.129
    Đã được thích:
    0

    Hình như em không còn nhớ nhiều nữa ( trong lúc này ) về Hải Phòng..Không thể đo được chiều dài những con đường, không thể cảm nhận được mùi vị của những món ăn, không thể hình dung ra bạn bè...Tim không thể chạm vào những nỗi đau, mắt không thể cười theo chúng bạn, tay không thể ôm một cách nồng nàn, chân không thể chạy nhanh rượt đuổi ...
    Cảm thấy rằng:
    Biển hình như không còn rộng lớn, đồi thông cũng chẳng ngút ngàn, cát không đủ nóng bỏng đốt gan bàn chân, gió không còn thổi mạnh để làm tung mái tóc, ánh nhìn cũng chẳng đủ đam mê để cháy nổi một trái tim...
    Và hình như:
    những lúc thế này...lại cần tình yêu
  10. caphechieuthubay

    caphechieuthubay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    1.129
    Đã được thích:
    0

    Hình như em không còn nhớ nhiều nữa ( trong lúc này ) về Hải Phòng..Không thể đo được chiều dài những con đường, không thể cảm nhận được mùi vị của những món ăn, không thể hình dung ra bạn bè...Tim không thể chạm vào những nỗi đau, mắt không thể cười theo chúng bạn, tay không thể ôm một cách nồng nàn, chân không thể chạy nhanh rượt đuổi ...
    Cảm thấy rằng:
    Biển hình như không còn rộng lớn, đồi thông cũng chẳng ngút ngàn, cát không đủ nóng bỏng đốt gan bàn chân, gió không còn thổi mạnh để làm tung mái tóc, ánh nhìn cũng chẳng đủ đam mê để cháy nổi một trái tim...
    Và hình như:
    những lúc thế này...lại cần tình yêu

Chia sẻ trang này