1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhớ về Hải Phòng

Chủ đề trong 'Đức (German Club)' bởi caphechieuthubay, 26/07/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3
    Quê ở thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Tô Hiệu tham gia các phong trào yêu nước từ nhỏ. Năm 1930, bị địch bắt và đưa ra Côn Đảo, tại đây, Tô Hiệu được giác ngộ cách mạng và trở thành một chiến sỹ cộng sản trung kiên.





    Năm 1936, sau khi ra tù, ông đặc trách vùng Duyên hải, trực tiếp phụ trách Ban Cán sự Hải Phòng, là Bí thư Thành ủy Hải Phòng. Tháng 12-1939, đồng chí lại bị bắt và bị giam ở nhà tù Sơn La. Trong tù, đồng chí luôn nêu cao khí tiết của người cộng sản, động viên anh em nuôi dưỡng ý chí cách mạng cứu dân, cứu nước. Do bị tra tấn, đày ải tàn khốc, đồng chí Tô Hiệu lâm bệnh nặng, qua đời tại nhà tù Sơn La ngày 7-3-1994. Đến nay, khu bảo tàng di tích nhà tù Sơn La vẫn còn cây đào do mang tên Tô Hiệu và đã từ lâu trở thành biểu tượng cách mạng, một kỷ vật thiêng liêng đối với các thế hệ người Việt Nam.
    Hiện nay, Hải Phòng có một phố mang tên Tô Hiệu (thuộc quận Lê Chân). Tượng đồng chí Tô Hiệu được dựng tại Trường Chính trị Tô Hiệu Hải Phòng (tháng 5-2000).
  2. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3
    Quê ở thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Tô Hiệu tham gia các phong trào yêu nước từ nhỏ. Năm 1930, bị địch bắt và đưa ra Côn Đảo, tại đây, Tô Hiệu được giác ngộ cách mạng và trở thành một chiến sỹ cộng sản trung kiên.





    Năm 1936, sau khi ra tù, ông đặc trách vùng Duyên hải, trực tiếp phụ trách Ban Cán sự Hải Phòng, là Bí thư Thành ủy Hải Phòng. Tháng 12-1939, đồng chí lại bị bắt và bị giam ở nhà tù Sơn La. Trong tù, đồng chí luôn nêu cao khí tiết của người cộng sản, động viên anh em nuôi dưỡng ý chí cách mạng cứu dân, cứu nước. Do bị tra tấn, đày ải tàn khốc, đồng chí Tô Hiệu lâm bệnh nặng, qua đời tại nhà tù Sơn La ngày 7-3-1994. Đến nay, khu bảo tàng di tích nhà tù Sơn La vẫn còn cây đào do mang tên Tô Hiệu và đã từ lâu trở thành biểu tượng cách mạng, một kỷ vật thiêng liêng đối với các thế hệ người Việt Nam.
    Hiện nay, Hải Phòng có một phố mang tên Tô Hiệu (thuộc quận Lê Chân). Tượng đồng chí Tô Hiệu được dựng tại Trường Chính trị Tô Hiệu Hải Phòng (tháng 5-2000).
  3. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3
    Phố Trần Nguyên Hãn kéo dài từ ngã ba Nguyễn Đức Cảnh - Trần Nguyên Hãn đến đầu Cầu Niệm, dài 1.816m, rộng 12m, qua đầu phố Cát Dài, Tô Hiệu và đường Tôn Đức Thắng. Vỉa hè toàn tuyến dài 1.755m.




    Trần Nguyên Hãn là một công thần khai quốc đời Hậu Lê, cháu Trần Nguyên Đán và là anh em cô cậu với Nguyễn Trãi. Hai anh em đã lập nhiều công lớn, sau thắng lợi, khi bình công, ông xếp hàng đầu công thần, được phong Đại tư đồ Thái uý Tả tướng quốc. Sau Lê Lợi nghi ngờ, mặc dù đã xin về hưu vẫn bị bắt nên ông tự vẫn.
     
    Trước kia phố thuộc đất của các làng An Dương, Nghĩa Xá, Vĩnh Niệm và An Biên. Trước giải phóng, phố thuộc khu An Dương. Phố này gồm phố Hải Dương cũ và một đoạn của đường quốc lộ 10, từ đầu cầu Niệm đến ngã tư An Dương.
     
    Lúc mới mở, chính quyền Pháp đặt tên phố là Hải Dương (đoạn từ ngã tư An Dương đến phố Bonnan). Hải Dương là một tỉnh lớn của xứ Bắc Kỳ mà trước khi Hải Phòng trở thành thành phố nhượng địa thì nó nằm trong địa hạt tỉnh này. Đoạn từ ngã tư An Dương đến cầu Niệm thời Pháp gọi là đường Kiến An. Có lẽ đây không phải là tên mà chỉ là hướng đi sang tỉnh lỵ Kiến An.
     
    Sau cách mạng tháng Tám, cả phố Trần Nguyên Hãn ngày nay mang tên Phạm Tử Nghi. Sau tiếp quản thành phố đổi tên là phố Trần Nguyên Hãn.
     
    Nằm trên trục đường quốc lộ số 10 dẫn vào nội thành, nối với nhiều đường phố quan trọng như Nguyễn Đức Cảnh, Hai Bà Trưng, Tô Hiệu dẫn ra quốc lộ số 5 hoặc đi đến các trung tâm buôn bán của thành phố như chợ Sắt, chợ An Dương đều rất thuận tiện nên đường này có ý nghĩa quan trọng về giao lưu kinh tế, văn hoá và an ninh quốc phòng.
  4. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3
    Phố Trần Nguyên Hãn kéo dài từ ngã ba Nguyễn Đức Cảnh - Trần Nguyên Hãn đến đầu Cầu Niệm, dài 1.816m, rộng 12m, qua đầu phố Cát Dài, Tô Hiệu và đường Tôn Đức Thắng. Vỉa hè toàn tuyến dài 1.755m.




    Trần Nguyên Hãn là một công thần khai quốc đời Hậu Lê, cháu Trần Nguyên Đán và là anh em cô cậu với Nguyễn Trãi. Hai anh em đã lập nhiều công lớn, sau thắng lợi, khi bình công, ông xếp hàng đầu công thần, được phong Đại tư đồ Thái uý Tả tướng quốc. Sau Lê Lợi nghi ngờ, mặc dù đã xin về hưu vẫn bị bắt nên ông tự vẫn.
     
    Trước kia phố thuộc đất của các làng An Dương, Nghĩa Xá, Vĩnh Niệm và An Biên. Trước giải phóng, phố thuộc khu An Dương. Phố này gồm phố Hải Dương cũ và một đoạn của đường quốc lộ 10, từ đầu cầu Niệm đến ngã tư An Dương.
     
    Lúc mới mở, chính quyền Pháp đặt tên phố là Hải Dương (đoạn từ ngã tư An Dương đến phố Bonnan). Hải Dương là một tỉnh lớn của xứ Bắc Kỳ mà trước khi Hải Phòng trở thành thành phố nhượng địa thì nó nằm trong địa hạt tỉnh này. Đoạn từ ngã tư An Dương đến cầu Niệm thời Pháp gọi là đường Kiến An. Có lẽ đây không phải là tên mà chỉ là hướng đi sang tỉnh lỵ Kiến An.
     
    Sau cách mạng tháng Tám, cả phố Trần Nguyên Hãn ngày nay mang tên Phạm Tử Nghi. Sau tiếp quản thành phố đổi tên là phố Trần Nguyên Hãn.
     
    Nằm trên trục đường quốc lộ số 10 dẫn vào nội thành, nối với nhiều đường phố quan trọng như Nguyễn Đức Cảnh, Hai Bà Trưng, Tô Hiệu dẫn ra quốc lộ số 5 hoặc đi đến các trung tâm buôn bán của thành phố như chợ Sắt, chợ An Dương đều rất thuận tiện nên đường này có ý nghĩa quan trọng về giao lưu kinh tế, văn hoá và an ninh quốc phòng.
  5. soleboyxxx

    soleboyxxx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    645
    Đã được thích:
    0
    Wow, không hiểu sao, tôi luôn bị ám ảnh bởi cụm từ Nắng thuỷ tinh!
    Ngày nhỏ, tôi thường hay ra bờ sông ngồi nhìn những hạt nắng lao xao... Và thật là tuyệt khi có ai đó đặt tên cho nó là nắng thuỷ tinh!
    Hải Phòng trong tôi đầy ắp những hạt nắng, những cơn gió hạ mát rượi, những giòng sông, và cả những đường phố tràn ngập tiếng ve râm ran...
    Hải Phòng ơi, biết đến bao giờ tôi mới được quay lại, được thả mình trong dòng nước mát lành, hít một hơi thật sâu như muốn nuốt cả cơn gió biển mặn nồng trong buồng phổi....
    Hải Phòng trong tôi là những khoảnh khắc tan học, cũng lũ bạn lê la khắp hang cùng ngõ hẻm, nhỏ cỏ gấu, đào củ tanh tách...
    Hải Phòng trong tôi là những ân tình mà tôi chưa thể đền đáp. Tôi còn nợ nhiều lắm. Hải Phòng ơi, suốt đời này, tôi mang nợ người mất thôi....
  6. soleboyxxx

    soleboyxxx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    645
    Đã được thích:
    0
    Wow, không hiểu sao, tôi luôn bị ám ảnh bởi cụm từ Nắng thuỷ tinh!
    Ngày nhỏ, tôi thường hay ra bờ sông ngồi nhìn những hạt nắng lao xao... Và thật là tuyệt khi có ai đó đặt tên cho nó là nắng thuỷ tinh!
    Hải Phòng trong tôi đầy ắp những hạt nắng, những cơn gió hạ mát rượi, những giòng sông, và cả những đường phố tràn ngập tiếng ve râm ran...
    Hải Phòng ơi, biết đến bao giờ tôi mới được quay lại, được thả mình trong dòng nước mát lành, hít một hơi thật sâu như muốn nuốt cả cơn gió biển mặn nồng trong buồng phổi....
    Hải Phòng trong tôi là những khoảnh khắc tan học, cũng lũ bạn lê la khắp hang cùng ngõ hẻm, nhỏ cỏ gấu, đào củ tanh tách...
    Hải Phòng trong tôi là những ân tình mà tôi chưa thể đền đáp. Tôi còn nợ nhiều lắm. Hải Phòng ơi, suốt đời này, tôi mang nợ người mất thôi....
  7. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3
    Cầu dài 100m, bắc qua sông Tam Bạc, nằm trên tuyến đường sắt Hải Phòng đi Hà Nội - Lao Cai và Vân Nam do Công ty Pháp Hoả xa Đông Dương và Vân Nam xây dựng. Đoạn đường sắt Hải Phòng - Hà Nội được đưa vào khai thác ngày 16-6-1902. Khi mới, cầu được gọi là cầu Quay, vì cầu này có thể quay dọc theo chiều sông khi cho thuyền bè đi lại. Trụ quay đặt ở mố giữa cầu, bằng hệ thống ròng rọc, lúc đầu do 5, 6 người quay bằng tay. Năm 1951 đổi là cầu Hoa Lư. Hoa Lư là kinh đô nước ta đời Đinh và Tiền Lê. Năm 1954 đổi là cầu Tam Bạc.

    Trong Đại chiến thế giới lần thứ hai, cầu Xe Lửa này bị máy bay Đồng minh đánh. Khi quân Pháp gây hấn ở Hải Phòng cuối năm 1946, quân dân ta đã lột đường ray, bóc tà vẹt mặt cầu để chặn địch. Sau tiếp quản, cầu đã được sửa chữa lứon. Nhưng trong chiến tranh phá hoại, cầu bị hư hỏng do bị nhiều lần đánh phá ác liệt. Sau này cầu đã được sửa chữa nhưng không còn quay được.

  8. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3
    Cầu dài 100m, bắc qua sông Tam Bạc, nằm trên tuyến đường sắt Hải Phòng đi Hà Nội - Lao Cai và Vân Nam do Công ty Pháp Hoả xa Đông Dương và Vân Nam xây dựng. Đoạn đường sắt Hải Phòng - Hà Nội được đưa vào khai thác ngày 16-6-1902. Khi mới, cầu được gọi là cầu Quay, vì cầu này có thể quay dọc theo chiều sông khi cho thuyền bè đi lại. Trụ quay đặt ở mố giữa cầu, bằng hệ thống ròng rọc, lúc đầu do 5, 6 người quay bằng tay. Năm 1951 đổi là cầu Hoa Lư. Hoa Lư là kinh đô nước ta đời Đinh và Tiền Lê. Năm 1954 đổi là cầu Tam Bạc.

    Trong Đại chiến thế giới lần thứ hai, cầu Xe Lửa này bị máy bay Đồng minh đánh. Khi quân Pháp gây hấn ở Hải Phòng cuối năm 1946, quân dân ta đã lột đường ray, bóc tà vẹt mặt cầu để chặn địch. Sau tiếp quản, cầu đã được sửa chữa lứon. Nhưng trong chiến tranh phá hoại, cầu bị hư hỏng do bị nhiều lần đánh phá ác liệt. Sau này cầu đã được sửa chữa nhưng không còn quay được.

  9. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3
    Phố Phan Đình Phùng kéo dài từ phố Bạch Đằng đến cổng nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, dài khoảng 200m. Trước kia, phố kéo dài đến phố Chương Dương trên hữu ngạn sông đào Hạ Lý, nay chỉ còn một phần ba.

    Phan Đình Phùng quê xã Đông Thái, huyện La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, đỗ Đình Nguyên tiến sỹ triều Tự Đức, làm quan đến chức Ngự sử. Năm 1885, dưới triều vua Hàm Nghi, ông giữ chức Tán lý quân vụ, thống lĩnh các đội quân Cần Vương ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Ông đã kiên trì kháng chiến gian khổ chống Pháp. Năm 1885, ông bị bệnh mất tại căn cứ núi Quạt.

    Phố được hình thành trên đê ngăn mặn của xã Hạ Lý, tổng Gia Viên ngày trước. Trước giải phóng thuộc khu Tam Bạc. Lúc mới mở phố gọi là Acsơnan (Rue Arsenal) nghĩa là phố xưởng tàu vì ở đây có xưởng tàu lớn của hải quân Pháp. Năm 1954, phố mang tên Phan Đình Phùng.

    Phố nằm ở vùng đất bồi ngã ba sông Cấm với sông Tam Bạc nên bến sông này thuận tiện cho việc giao thương. Nhiều lái buôn Hoa Kiều đã sớm đến buôn bán, làm kho chứa hàng. Sông đào Hạ Lý hoàn thành năm 1900. Khi chưa có cầu xi măng, ở đầu phố chỗ sông đào đổ vào sông Cấm có bến phà.

    Thời Pháp thuộc, ngoài xưởng tàu của hải quân Pháp, trên phố còn có trường Kỹ nghệ thực hành đặt trên nền của Nha Thương chính cũ, bên cạnh nhà máy chỉ. Sau đó phố này thêm trại Marin.

    Trong chiến tranh phá hoại của Mỹ, phố này bị đánh phá ác liệt nhiều lần, gây tổn thất nặng nề, nhiều nhà máy không còn. Hiện chỉ còn xưởng cơ khí X46 của hải quân và nhà máy đóng tàu Bạch Đằng.

  10. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3
    Phố Phan Đình Phùng kéo dài từ phố Bạch Đằng đến cổng nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, dài khoảng 200m. Trước kia, phố kéo dài đến phố Chương Dương trên hữu ngạn sông đào Hạ Lý, nay chỉ còn một phần ba.

    Phan Đình Phùng quê xã Đông Thái, huyện La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, đỗ Đình Nguyên tiến sỹ triều Tự Đức, làm quan đến chức Ngự sử. Năm 1885, dưới triều vua Hàm Nghi, ông giữ chức Tán lý quân vụ, thống lĩnh các đội quân Cần Vương ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Ông đã kiên trì kháng chiến gian khổ chống Pháp. Năm 1885, ông bị bệnh mất tại căn cứ núi Quạt.

    Phố được hình thành trên đê ngăn mặn của xã Hạ Lý, tổng Gia Viên ngày trước. Trước giải phóng thuộc khu Tam Bạc. Lúc mới mở phố gọi là Acsơnan (Rue Arsenal) nghĩa là phố xưởng tàu vì ở đây có xưởng tàu lớn của hải quân Pháp. Năm 1954, phố mang tên Phan Đình Phùng.

    Phố nằm ở vùng đất bồi ngã ba sông Cấm với sông Tam Bạc nên bến sông này thuận tiện cho việc giao thương. Nhiều lái buôn Hoa Kiều đã sớm đến buôn bán, làm kho chứa hàng. Sông đào Hạ Lý hoàn thành năm 1900. Khi chưa có cầu xi măng, ở đầu phố chỗ sông đào đổ vào sông Cấm có bến phà.

    Thời Pháp thuộc, ngoài xưởng tàu của hải quân Pháp, trên phố còn có trường Kỹ nghệ thực hành đặt trên nền của Nha Thương chính cũ, bên cạnh nhà máy chỉ. Sau đó phố này thêm trại Marin.

    Trong chiến tranh phá hoại của Mỹ, phố này bị đánh phá ác liệt nhiều lần, gây tổn thất nặng nề, nhiều nhà máy không còn. Hiện chỉ còn xưởng cơ khí X46 của hải quân và nhà máy đóng tàu Bạch Đằng.

Chia sẻ trang này