1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhớ về Hải Phòng

Chủ đề trong 'Đức (German Club)' bởi caphechieuthubay, 26/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. _Shin_

    _Shin_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Về quê ngoại của tớ
    Uh, vẫn đang ở HP .........Không sang thì tớ rủ bạn làm gì..........Hỏi vớ vẩn
  2. _Shin_

    _Shin_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Về quê ngoại của tớ
    Uh, vẫn đang ở HP .........Không sang thì tớ rủ bạn làm gì..........Hỏi vớ vẩn
  3. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3

    Giới thiệu chung về thị xã Đồ Sơn
    Những ánh nắng sớm chiếu xuống mặt biển Đồ Sơn như những vì sao sa lấp lánh, những đợt gió lộng thổi vào đất liền làm đồi thông lao xao thì thầm như lời mời gọi, từng đợt sóng nhẹ vỗ bờ... Tất cả những cảnh tượng đó đã tạo nên một Đồ Sơn với một quần thể thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ, song cũng rất thơ mộng và huyền bí. Để rồi, bất cứ ai khi đã đến Đồ Sơn đều ít nhất một lần được dõi tầm mắt về phía chân trời xa tít, được nghe truyền thuyết về câu chuyện tình bi thương nơi Đền Bà Đế, được đặt chân lên đất thiêng "Hòn Dáu", đặc biệt được tận mắt chứng kiến một Đồ Sơn anh hùng trong chiến đấu đang thay da đổi thịt, nhờ biết khai thác và phát huy những thế mạnh của vùng kinh tế biển.

    - Vị trí địa lý: Cách trung tâm thành phố 22 km về phía Đông Nam.
    - Diện tích: 31 Km2.
    - Dân số: 35.000 người.
    - Đơn vị hành chính: 4 phường và 1 xã.
    - Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 16%/năm.
    - Cơ cấu kinh tế: Du lịch - dịch vụ: 67,2%.
    - Thuỷ sản - nông nghiệp: 25%.
    - Công nghiệp: 7,8%.

    Thị xã Đồ Sơn xinh xắn nằm bên bờ biển Đông, có dải núi chạy dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam bao gồm nhiều núi nhỏ, kéo dài hình 9 con rồng cùng hướng về phía đảo Hòn Dáu như thể cùng tranh nhau một viên ngọc. Xa xa, phía cửa sông Văn úc, Thái Bình nổi lên hai cồn cát cao, rộng gọi là đồi Song Ngư hay còn có cái tên dân gian là Cồn Khoai, Cồn Dừa. Đồ Sơn là mảnh đất có cảnh quan đẹp, tài nguyên thiên nhiên phong phú có giá trị kinh tế - xã hội cao. Những giá trị đó đã trở thành một tài sản quý giá cả về mặt vật chất lẫn tinh thần của người dân miền biển Đồ Sơn trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

    Bức tranh kinh tế thị xã Đồ Sơn:

    Nói đến Đồ Sơn là người ta nghĩ ngay đến vùng kinh tế mang đậm tính chất biển. Dù trải qua nhiều biến thiên của lịch sử với nhiều thay đổi trong cơ cấu, vị trí của ngành nghề, song đến nay những nghề chính, đồng thời cũng là những ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã vẫn là du lịch - dịch vụ và đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản.

    Thị xã Đồ Sơn chính thức được thành lập ngày 14-3-1963 trực thuộc thành phố Hải Phòng gồm thị trấn Đồ Sơn và 2 xã Vạn Sơn và Ngọc Hải. Sau nhiều lần chia tách đến ngày 6-6-1988 Đồ Sơn được tái lập gồm thị trấn Đồ Sơn và xã Bàng La theo Quyết định 100/QĐ-HĐBT.

    Ngày 03-04-2002, UBND thành phố Hải Phòng đã ban hành Quyết định số 705/QĐ-UB về việc phê duyệt "Quy hoạch thị xã Đồ Sơn đến năm 2020". Theo đó, Đồ Sơn là đô thị vệ tinh của đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng; trung tâm du lịch, nghỉ mát của du khách trong và ngoài nước; có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng, đồng thời có nhiệm vụ phát triển nghề đánh bắt cá biển, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối. Quyết định này cũng đề cập đến vấn đề phân khu chức năng (vùng du lịch nghỉ mát, vùng dân cư thị xã, vùng trung tâm hành chính, vùng giải trí) và định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật như giao thông, đất đai, cấp thoát nước, cấp điện và vệ sinh môi trường.

    Ngày 16/8/2003, Thị uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng toàn thể quân và dân Thị xã Đồ Sơn long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm Thị xã thời kỳ đổi mới, phát triển, đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì và tổ chức Đại hội thể dục thể thao Thị xã lần thứ IV.

    Với những thành tích sản xuất, chiến đấu và xây dựng, Đảng bộ quân và dân Thị xã Đồ Sơn liên tục được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động Hạng Ba, năm 1970 được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến Hạng Nhì. Năm 2000 được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

    Theo số liệu thống kê của Uỷ ban nhân dân thị xã Đồ Sơn, ngành du lịch - dịch vụ những năm gần đây đang là ngành kinh tế trọng yếu, chiếm tới gần 70% tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế thị xã Đồ Sơn. Mảnh đất Đồ Sơn sơn thuỷ hữu tình, có nhiều di tích lịch sử, văn hoá. Dưới những vùng đồi thơ mộng là các bãi tắm khu I, khu II, khu III. Tất cả những cảnh sắc đó đã trở thành tiềm năng lớn cho ngành du lịch phát triển. Hiện nay, thị xã Đồ Sơn có 52 khách sạn, nhà nghỉ; 230 nhà hàng với tổng số trên 3.000 phòng phục vụ du khách trong và ngoài nước. Số lượng khách năm 2002 là 850 nghìn lượt khách, trong đó có 150 nghìn lượt khách quốc tế, tăng gấp 2,12 lần so với năm 1998, bình quân lượt khách thăm quan trong 5 năm qua tăng 16,3%/năm.

    Có được sự tăng trưởng cả về chất lượng và số lượng khách tham quan trong thời gian qua là do công tác quản lý của các cấp uỷ, chính quyền địa phương đã có nhiều đổi mới. Bên cạnh đó, công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch tại Đồ Sơn đã được đặc biệt chú trọng phát triển. Tổng số vốn đầu tư năm 2002 đạt 160,3 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2001. Một số doanh nghiệp đã vươn lên khẳng định uy tín và chất lượng dịch vụ như Công ty Liên doanh Du lịch Đồ Sơn, Công ty Khách sạn Du lịch Đồ Sơn, Công ty Du lịch Vạn Hoa.

    Ngành kinh tế mũi nhọn thứ hai của thị xã Đồ Sơn là đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Ngành này chiếm trên 25% GDP của thị xã. Nghề cá ở Đồ Sơn là một nghề truyền thống, đã có từ rất lâu đời. Tám vạn dân chài chuyên sống bằng nghề cá thuộc loại vạn chài cổ nhất nước ta đã định cư liên tục ở đây đến hàng ngàn năm lịch sử. Ngư dân nơi đây có đủ nghề đánh bắt hải sản ở bãi biển ven bờ, ngoài lộng, xa khơi. Phát huy nghề truyền thống đó, những năm gần đây, Đồ Sơn đang từng bước quan tâm giải quyết cho ngư dân phát triển nghề đánh bắt xa bờ, khắc phục tình trạng ngư trường ngày càng thu hẹp do chịu nhiều yếu tố trong công tác khai thác.

    Cụ thể, thực hiện chương trình khai thác cá xa bờ của Chính phủ, trong 5 năm qua, thị xã Đồ Sơn đã triển khai đóng mới 21 con tàu với tổng số vốn vay trên 20 tỷ đồng. Đồng thời, thị xã cũng huy động mọi nguồn vốn trong dân (khoảng 60 tỷ đồng) để cải hoán và đóng mới nhiều phương tiện đưa vào hoạt động có hiệu quả, nâng tổng công suất khai thác năm 2002 lên 10.000CV (tăng 1,8 lần so với năm 1998).

    Cùng với đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản cũng không ngừng phát triển cả về diện tích, sản lượng và chất lượng. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng từ 457 ha (năm 1998) lên 800 ha (năm 2002), nhịp độ tăng trưởng bình quân đạt gần 15%/năm. Hàng năm, Đồ Sơn cung cấp trên 2.000 tấn sản phẩm các loại, đặc biệt là tôm sú, cua cho nhu cầu du lịch và đời sống của nhân dân. Theo tính toán của chính quyền địa phương, hiệu quả kinh tế của nghề nuôi trồng thuỷ sản cho doanh thu gấp 8 - 10 lần nghề muối và sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, thời gian tới thị xã sẽ chuyển 120ha làm muối và 100ha trồng lúa sang nuôi trồng thuỷ sản để có năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn.

    Ngoài ra, trong cơ cấu kinh tế của thị xã Đồ Sơn còn các ngành nông nghiệp, làm muối, chế biến thuỷ sản và tiểu thủ công nghiệp. Song những ngành nghề này chủ yếu phục vụ nhu cầu phát triển của hai ngành kinh tế mũi nhọn nói trên và nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân nên chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ khoảng trên 10% trong cơ cấu kinh tế toàn thị xã.

    Các hoạt động văn hoá - xã hội của thị xã Đồ Sơn:

    Với chiến lược: "Phát triển sự nghiệp giáo dục trong nhân dân" là nền tảng cơ bản cho sự phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm qua, thị xã Đồ Sơn đã rất chú trọng công tác phát triển các ngành học: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, tăng cường cơ sở vật chất để hệ thống các trường học ngày một khang trang, đẹp đẽ. Nhờ đó, đến năm 2002, 100% ngôi trường trên địa bàn được xây dựng cao tầng, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập dưới môi trường giáo dục nghiêm túc và có hiệu quả. Bên cạnh đó, thị xã cũng chú trọng đến công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Do đó, các chỉ tiêu phấn đấu và thực hiện trong ngành giáo dục luôn đạt kết quả tốt. Số lượng học sinh giỏi cấp thành phố tăng lên rõ rệt. Nếu như năm 1998 có 30 học sinh thì đến năm 2002 đã tăng lên 50 học sinh.

    Ngoài ra, Thị xã còn tổ chức Đại hội giáo dục, quyết nghị các chương trình hành động, các đề án nhằm thực hiện tốt mục tiêu phổ cập tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Kết quả cho thấy, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở đạt gần 100%, tỷ lệ phổ cập tiểu học, trung học cơ sở đạt 100%. Đây là dấu hiệu đáng mừng của ngành giáo dục Đồ Sơn trong thời gian gần đây, khẳng định mục tiêu phát triển ngày một tốt hơn, nhanh hơn và mạnh hơn của ngành giáo dục Đồ Sơn. Với những thành tích đạt được trong 2 năm qua, ngành giáo dục thị xã và Trường Tiểu học Ngọc Xuyên đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Ba. Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng công nhận 3 trường tiểu học của thị xã đạt chuẩn quốc gia, đó là các trường: Tiểu học Vạn Sơn, Ngọc Hải, Ngọc Xuyên.

    Văn hoá - thể thao thị xã Đồ Sơn phát triển mạnh, đỉnh cao là năm 2002 khi thị xã chọn năm này là "Năm văn hoá". Thực hiện thắng lợi mục tiêu trong "Năm văn hoá", thị xã phát động, tổ chức thành công chương trình "Làng vui chơi, làng ca hát", góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Ngoài ra, để các hoạt động trong "Năm văn hoá" thực sự là ngày hội của dân, thị xã Đồ Sơn đã tổ chức thành công lễ ra mắt 22 khu dân cư văn hoá, làng văn hoá ở các phường, xã, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác xây dựng văn hoá sống trong mỗi người dân.

    Để hưởng ứng lễ kỷ niệm ngày giải phóng Hải Phòng, năm 2002, thị xã Đồ Sơn đã tổ chức và tham gia nhiều hoạt động của thành phố như: cuộc thi cổ động trực quan, trưởng khu dân cư giỏi toàn thành phố, đặc biệt trong liên hoan các khu văn hoá, làng văn hoá toàn thành phố, thị xã Đồ Sơn đã đạt 01 huy chương vàng, 04 huy chương bạc và giải A toàn đoàn. Các hoạt động văn hoá trên địa bàn diễn ra vô cùng sôi động, mang lại bầu không khí mới trong đời sống sinh hoạt của người dân. Tiêu biểu như lễ hội chọi trâu được Bộ Văn hoá - Thông tin đưa vào danh mục 15 lễ hội truyền thống quốc gia được tổ chức hàng năm. Đây là một nét sinh hoạt văn hoá vô cùng đặc sắc, mang sắc thái riêng mà chỉ vùng đất Đồ Sơn mới có.

    Bên cạnh đó, công tác đô thị hoá trên địa bàn thị xã cũng được chú trọng và đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển, các công trình đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí dịch vụ của nhân dân được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới. Hệ thống giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông ngày một cải thiện, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và phục vụ sinh hoạt cho nhân dân.

    40 năm xây dựng và phát triển, trải qua không ít khó khăn trong công cuộc đổi mới, xây dựng thị xã, đến nay, Đồ Sơn đã xây dựng được diện mạo thị xã khang trang, sạch đẹp. Trong thời gian tới, với những nỗ lực hết mình, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân thị xã đang tập trung hết sức, hết lòng để phát triển mảnh đất Đồ Sơn ngày một giàu đẹp. Phấn đấu đưa thị xã trở thành đô thị vệ tinh của đô thị trung tâm Hải Phòng, là trung tâm du lịch - dịch vụ, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, kinh tế phát triển, có môi trường sống và môi trường kinh doanh tốt, phấn đấu đến năm 2005 đưa Đồ Sơn trở thành đô thị loại III trở lên.

    Đôi nét về Tháp Tường Long (tháp Đồ Sơn):

    Công trình kiến trúc Phật giáo này được xây từ thời Lý Thánh Tông, trên khu núi cao với diện tích khoảng 2.000m2, thuộc địa phận phường Ngọc Xuyên, thị xã Đồ Sơn. Bốn góc tháp đều nghiêng vào tâm 19o. Lòng tháp rỗng, là nơi đặt pho tượng Adiđà. Công trình được xây dựng bằng gạch và đá có kích thước khác nhau. Ngoài loại gạch xây, còn có loại gạch ốp ngoài vỏ tháp với nghệ thuật trang trí độc đáo như hoa sen, hoa cúc, hoa chanh. Cách trang trí này biểu hiện nghệ thuật điển hình thời Lý. Năm Gia Long thứ 3 (năm 1804), tháp bị phá vỡ, lấy gạch xây thành trấn Hải Dương.

    Hiện nay, Tháp Tường Long đã được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là di tích lịch sử của Đồ Sơn và đang trong giai đoạn xây dựng dự án trùng tu, phục dựng để xây dựng thành quần thể du lịch sinh thái kết hợp du lịch văn hoá và vui chơi, nghỉ dưỡng./.

  4. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3

    Giới thiệu chung về thị xã Đồ Sơn
    Những ánh nắng sớm chiếu xuống mặt biển Đồ Sơn như những vì sao sa lấp lánh, những đợt gió lộng thổi vào đất liền làm đồi thông lao xao thì thầm như lời mời gọi, từng đợt sóng nhẹ vỗ bờ... Tất cả những cảnh tượng đó đã tạo nên một Đồ Sơn với một quần thể thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ, song cũng rất thơ mộng và huyền bí. Để rồi, bất cứ ai khi đã đến Đồ Sơn đều ít nhất một lần được dõi tầm mắt về phía chân trời xa tít, được nghe truyền thuyết về câu chuyện tình bi thương nơi Đền Bà Đế, được đặt chân lên đất thiêng "Hòn Dáu", đặc biệt được tận mắt chứng kiến một Đồ Sơn anh hùng trong chiến đấu đang thay da đổi thịt, nhờ biết khai thác và phát huy những thế mạnh của vùng kinh tế biển.

    - Vị trí địa lý: Cách trung tâm thành phố 22 km về phía Đông Nam.
    - Diện tích: 31 Km2.
    - Dân số: 35.000 người.
    - Đơn vị hành chính: 4 phường và 1 xã.
    - Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 16%/năm.
    - Cơ cấu kinh tế: Du lịch - dịch vụ: 67,2%.
    - Thuỷ sản - nông nghiệp: 25%.
    - Công nghiệp: 7,8%.

    Thị xã Đồ Sơn xinh xắn nằm bên bờ biển Đông, có dải núi chạy dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam bao gồm nhiều núi nhỏ, kéo dài hình 9 con rồng cùng hướng về phía đảo Hòn Dáu như thể cùng tranh nhau một viên ngọc. Xa xa, phía cửa sông Văn úc, Thái Bình nổi lên hai cồn cát cao, rộng gọi là đồi Song Ngư hay còn có cái tên dân gian là Cồn Khoai, Cồn Dừa. Đồ Sơn là mảnh đất có cảnh quan đẹp, tài nguyên thiên nhiên phong phú có giá trị kinh tế - xã hội cao. Những giá trị đó đã trở thành một tài sản quý giá cả về mặt vật chất lẫn tinh thần của người dân miền biển Đồ Sơn trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

    Bức tranh kinh tế thị xã Đồ Sơn:

    Nói đến Đồ Sơn là người ta nghĩ ngay đến vùng kinh tế mang đậm tính chất biển. Dù trải qua nhiều biến thiên của lịch sử với nhiều thay đổi trong cơ cấu, vị trí của ngành nghề, song đến nay những nghề chính, đồng thời cũng là những ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã vẫn là du lịch - dịch vụ và đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản.

    Thị xã Đồ Sơn chính thức được thành lập ngày 14-3-1963 trực thuộc thành phố Hải Phòng gồm thị trấn Đồ Sơn và 2 xã Vạn Sơn và Ngọc Hải. Sau nhiều lần chia tách đến ngày 6-6-1988 Đồ Sơn được tái lập gồm thị trấn Đồ Sơn và xã Bàng La theo Quyết định 100/QĐ-HĐBT.

    Ngày 03-04-2002, UBND thành phố Hải Phòng đã ban hành Quyết định số 705/QĐ-UB về việc phê duyệt "Quy hoạch thị xã Đồ Sơn đến năm 2020". Theo đó, Đồ Sơn là đô thị vệ tinh của đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng; trung tâm du lịch, nghỉ mát của du khách trong và ngoài nước; có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng, đồng thời có nhiệm vụ phát triển nghề đánh bắt cá biển, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối. Quyết định này cũng đề cập đến vấn đề phân khu chức năng (vùng du lịch nghỉ mát, vùng dân cư thị xã, vùng trung tâm hành chính, vùng giải trí) và định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật như giao thông, đất đai, cấp thoát nước, cấp điện và vệ sinh môi trường.

    Ngày 16/8/2003, Thị uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng toàn thể quân và dân Thị xã Đồ Sơn long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm Thị xã thời kỳ đổi mới, phát triển, đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì và tổ chức Đại hội thể dục thể thao Thị xã lần thứ IV.

    Với những thành tích sản xuất, chiến đấu và xây dựng, Đảng bộ quân và dân Thị xã Đồ Sơn liên tục được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động Hạng Ba, năm 1970 được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến Hạng Nhì. Năm 2000 được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

    Theo số liệu thống kê của Uỷ ban nhân dân thị xã Đồ Sơn, ngành du lịch - dịch vụ những năm gần đây đang là ngành kinh tế trọng yếu, chiếm tới gần 70% tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế thị xã Đồ Sơn. Mảnh đất Đồ Sơn sơn thuỷ hữu tình, có nhiều di tích lịch sử, văn hoá. Dưới những vùng đồi thơ mộng là các bãi tắm khu I, khu II, khu III. Tất cả những cảnh sắc đó đã trở thành tiềm năng lớn cho ngành du lịch phát triển. Hiện nay, thị xã Đồ Sơn có 52 khách sạn, nhà nghỉ; 230 nhà hàng với tổng số trên 3.000 phòng phục vụ du khách trong và ngoài nước. Số lượng khách năm 2002 là 850 nghìn lượt khách, trong đó có 150 nghìn lượt khách quốc tế, tăng gấp 2,12 lần so với năm 1998, bình quân lượt khách thăm quan trong 5 năm qua tăng 16,3%/năm.

    Có được sự tăng trưởng cả về chất lượng và số lượng khách tham quan trong thời gian qua là do công tác quản lý của các cấp uỷ, chính quyền địa phương đã có nhiều đổi mới. Bên cạnh đó, công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch tại Đồ Sơn đã được đặc biệt chú trọng phát triển. Tổng số vốn đầu tư năm 2002 đạt 160,3 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2001. Một số doanh nghiệp đã vươn lên khẳng định uy tín và chất lượng dịch vụ như Công ty Liên doanh Du lịch Đồ Sơn, Công ty Khách sạn Du lịch Đồ Sơn, Công ty Du lịch Vạn Hoa.

    Ngành kinh tế mũi nhọn thứ hai của thị xã Đồ Sơn là đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Ngành này chiếm trên 25% GDP của thị xã. Nghề cá ở Đồ Sơn là một nghề truyền thống, đã có từ rất lâu đời. Tám vạn dân chài chuyên sống bằng nghề cá thuộc loại vạn chài cổ nhất nước ta đã định cư liên tục ở đây đến hàng ngàn năm lịch sử. Ngư dân nơi đây có đủ nghề đánh bắt hải sản ở bãi biển ven bờ, ngoài lộng, xa khơi. Phát huy nghề truyền thống đó, những năm gần đây, Đồ Sơn đang từng bước quan tâm giải quyết cho ngư dân phát triển nghề đánh bắt xa bờ, khắc phục tình trạng ngư trường ngày càng thu hẹp do chịu nhiều yếu tố trong công tác khai thác.

    Cụ thể, thực hiện chương trình khai thác cá xa bờ của Chính phủ, trong 5 năm qua, thị xã Đồ Sơn đã triển khai đóng mới 21 con tàu với tổng số vốn vay trên 20 tỷ đồng. Đồng thời, thị xã cũng huy động mọi nguồn vốn trong dân (khoảng 60 tỷ đồng) để cải hoán và đóng mới nhiều phương tiện đưa vào hoạt động có hiệu quả, nâng tổng công suất khai thác năm 2002 lên 10.000CV (tăng 1,8 lần so với năm 1998).

    Cùng với đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản cũng không ngừng phát triển cả về diện tích, sản lượng và chất lượng. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng từ 457 ha (năm 1998) lên 800 ha (năm 2002), nhịp độ tăng trưởng bình quân đạt gần 15%/năm. Hàng năm, Đồ Sơn cung cấp trên 2.000 tấn sản phẩm các loại, đặc biệt là tôm sú, cua cho nhu cầu du lịch và đời sống của nhân dân. Theo tính toán của chính quyền địa phương, hiệu quả kinh tế của nghề nuôi trồng thuỷ sản cho doanh thu gấp 8 - 10 lần nghề muối và sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, thời gian tới thị xã sẽ chuyển 120ha làm muối và 100ha trồng lúa sang nuôi trồng thuỷ sản để có năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn.

    Ngoài ra, trong cơ cấu kinh tế của thị xã Đồ Sơn còn các ngành nông nghiệp, làm muối, chế biến thuỷ sản và tiểu thủ công nghiệp. Song những ngành nghề này chủ yếu phục vụ nhu cầu phát triển của hai ngành kinh tế mũi nhọn nói trên và nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân nên chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ khoảng trên 10% trong cơ cấu kinh tế toàn thị xã.

    Các hoạt động văn hoá - xã hội của thị xã Đồ Sơn:

    Với chiến lược: "Phát triển sự nghiệp giáo dục trong nhân dân" là nền tảng cơ bản cho sự phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm qua, thị xã Đồ Sơn đã rất chú trọng công tác phát triển các ngành học: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, tăng cường cơ sở vật chất để hệ thống các trường học ngày một khang trang, đẹp đẽ. Nhờ đó, đến năm 2002, 100% ngôi trường trên địa bàn được xây dựng cao tầng, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập dưới môi trường giáo dục nghiêm túc và có hiệu quả. Bên cạnh đó, thị xã cũng chú trọng đến công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Do đó, các chỉ tiêu phấn đấu và thực hiện trong ngành giáo dục luôn đạt kết quả tốt. Số lượng học sinh giỏi cấp thành phố tăng lên rõ rệt. Nếu như năm 1998 có 30 học sinh thì đến năm 2002 đã tăng lên 50 học sinh.

    Ngoài ra, Thị xã còn tổ chức Đại hội giáo dục, quyết nghị các chương trình hành động, các đề án nhằm thực hiện tốt mục tiêu phổ cập tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Kết quả cho thấy, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở đạt gần 100%, tỷ lệ phổ cập tiểu học, trung học cơ sở đạt 100%. Đây là dấu hiệu đáng mừng của ngành giáo dục Đồ Sơn trong thời gian gần đây, khẳng định mục tiêu phát triển ngày một tốt hơn, nhanh hơn và mạnh hơn của ngành giáo dục Đồ Sơn. Với những thành tích đạt được trong 2 năm qua, ngành giáo dục thị xã và Trường Tiểu học Ngọc Xuyên đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Ba. Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng công nhận 3 trường tiểu học của thị xã đạt chuẩn quốc gia, đó là các trường: Tiểu học Vạn Sơn, Ngọc Hải, Ngọc Xuyên.

    Văn hoá - thể thao thị xã Đồ Sơn phát triển mạnh, đỉnh cao là năm 2002 khi thị xã chọn năm này là "Năm văn hoá". Thực hiện thắng lợi mục tiêu trong "Năm văn hoá", thị xã phát động, tổ chức thành công chương trình "Làng vui chơi, làng ca hát", góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Ngoài ra, để các hoạt động trong "Năm văn hoá" thực sự là ngày hội của dân, thị xã Đồ Sơn đã tổ chức thành công lễ ra mắt 22 khu dân cư văn hoá, làng văn hoá ở các phường, xã, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác xây dựng văn hoá sống trong mỗi người dân.

    Để hưởng ứng lễ kỷ niệm ngày giải phóng Hải Phòng, năm 2002, thị xã Đồ Sơn đã tổ chức và tham gia nhiều hoạt động của thành phố như: cuộc thi cổ động trực quan, trưởng khu dân cư giỏi toàn thành phố, đặc biệt trong liên hoan các khu văn hoá, làng văn hoá toàn thành phố, thị xã Đồ Sơn đã đạt 01 huy chương vàng, 04 huy chương bạc và giải A toàn đoàn. Các hoạt động văn hoá trên địa bàn diễn ra vô cùng sôi động, mang lại bầu không khí mới trong đời sống sinh hoạt của người dân. Tiêu biểu như lễ hội chọi trâu được Bộ Văn hoá - Thông tin đưa vào danh mục 15 lễ hội truyền thống quốc gia được tổ chức hàng năm. Đây là một nét sinh hoạt văn hoá vô cùng đặc sắc, mang sắc thái riêng mà chỉ vùng đất Đồ Sơn mới có.

    Bên cạnh đó, công tác đô thị hoá trên địa bàn thị xã cũng được chú trọng và đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển, các công trình đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí dịch vụ của nhân dân được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới. Hệ thống giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông ngày một cải thiện, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và phục vụ sinh hoạt cho nhân dân.

    40 năm xây dựng và phát triển, trải qua không ít khó khăn trong công cuộc đổi mới, xây dựng thị xã, đến nay, Đồ Sơn đã xây dựng được diện mạo thị xã khang trang, sạch đẹp. Trong thời gian tới, với những nỗ lực hết mình, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân thị xã đang tập trung hết sức, hết lòng để phát triển mảnh đất Đồ Sơn ngày một giàu đẹp. Phấn đấu đưa thị xã trở thành đô thị vệ tinh của đô thị trung tâm Hải Phòng, là trung tâm du lịch - dịch vụ, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, kinh tế phát triển, có môi trường sống và môi trường kinh doanh tốt, phấn đấu đến năm 2005 đưa Đồ Sơn trở thành đô thị loại III trở lên.

    Đôi nét về Tháp Tường Long (tháp Đồ Sơn):

    Công trình kiến trúc Phật giáo này được xây từ thời Lý Thánh Tông, trên khu núi cao với diện tích khoảng 2.000m2, thuộc địa phận phường Ngọc Xuyên, thị xã Đồ Sơn. Bốn góc tháp đều nghiêng vào tâm 19o. Lòng tháp rỗng, là nơi đặt pho tượng Adiđà. Công trình được xây dựng bằng gạch và đá có kích thước khác nhau. Ngoài loại gạch xây, còn có loại gạch ốp ngoài vỏ tháp với nghệ thuật trang trí độc đáo như hoa sen, hoa cúc, hoa chanh. Cách trang trí này biểu hiện nghệ thuật điển hình thời Lý. Năm Gia Long thứ 3 (năm 1804), tháp bị phá vỡ, lấy gạch xây thành trấn Hải Dương.

    Hiện nay, Tháp Tường Long đã được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là di tích lịch sử của Đồ Sơn và đang trong giai đoạn xây dựng dự án trùng tu, phục dựng để xây dựng thành quần thể du lịch sinh thái kết hợp du lịch văn hoá và vui chơi, nghỉ dưỡng./.

  5. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3
    Phố Tôn Thất Thuyết kéo dài từ phố Tam Bạc đến phố Quang Trung, dài 180m, rộng 6m. Vỉa hè dài 168m, bên trái rộng 3m, bên phải rộng 2,5m, cắt qua các phố Lý Thường Kiệt và Phan Bội Châu. Hệ thống thoát nước chạy dọc phố, đặt cống hộp 400 x 500mm.

    Tôn Thất Thuyết là quan đại thần triều Nguyễn, làm tới chức Thượng thư Bộ Binh. Là người kiên trì chống Pháp, dựa vào một số quan lại có tinh thần dân tộc, ông đã phế truất những vua thân Pháp như Dục Đức, Hiệp Hoà và Kiến Phúc. Cuối cùng Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi lên ngôi. Vì chống Pháp mà cha của Tôn Thất Thuyết bị đày, hai con trai ông hy sinh, bản thân ông sau đó bôn ba và chết già ở nước ngoài.

    Phố thuộc đất xã An Biên cũ, trước giải phóng thuộc khu Trung Ương. Lúc mới mở gọi là phố Pagốt (Rue de la Pagode), tiếng Pháp có nghĩa là phố đến. Song nhân dân quen gọi là phố Đền Nhà Bà vì phố ở sau đền này. Sau cách mạng tháng Tám, phố đổi gọi là Nguyễn Đình Chiểu. Từ năm 1954, phố được gọi là phố Tôn Thất Thuyết.

    Đây là một phố nhỏ, thời Pháp thuộc và tạm bị chiếm không có nhiều cửa hàng cửa hiệu lớn, dân cư chủ yếu là nhân dân lao động người Hoa. Đền Nhà Bà là nơi thờ cúng đồng thời cũng là nơi sinh hoạt văn hoá, thể thao của Hoa Kiều.

    Nay ở phố có cổng sau của chợ Tam Bạc, lối vào chính là tường sau của đền Nhà Bà cũ đã cải tạo lại.

  6. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3
    Phố Tôn Thất Thuyết kéo dài từ phố Tam Bạc đến phố Quang Trung, dài 180m, rộng 6m. Vỉa hè dài 168m, bên trái rộng 3m, bên phải rộng 2,5m, cắt qua các phố Lý Thường Kiệt và Phan Bội Châu. Hệ thống thoát nước chạy dọc phố, đặt cống hộp 400 x 500mm.

    Tôn Thất Thuyết là quan đại thần triều Nguyễn, làm tới chức Thượng thư Bộ Binh. Là người kiên trì chống Pháp, dựa vào một số quan lại có tinh thần dân tộc, ông đã phế truất những vua thân Pháp như Dục Đức, Hiệp Hoà và Kiến Phúc. Cuối cùng Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi lên ngôi. Vì chống Pháp mà cha của Tôn Thất Thuyết bị đày, hai con trai ông hy sinh, bản thân ông sau đó bôn ba và chết già ở nước ngoài.

    Phố thuộc đất xã An Biên cũ, trước giải phóng thuộc khu Trung Ương. Lúc mới mở gọi là phố Pagốt (Rue de la Pagode), tiếng Pháp có nghĩa là phố đến. Song nhân dân quen gọi là phố Đền Nhà Bà vì phố ở sau đền này. Sau cách mạng tháng Tám, phố đổi gọi là Nguyễn Đình Chiểu. Từ năm 1954, phố được gọi là phố Tôn Thất Thuyết.

    Đây là một phố nhỏ, thời Pháp thuộc và tạm bị chiếm không có nhiều cửa hàng cửa hiệu lớn, dân cư chủ yếu là nhân dân lao động người Hoa. Đền Nhà Bà là nơi thờ cúng đồng thời cũng là nơi sinh hoạt văn hoá, thể thao của Hoa Kiều.

    Nay ở phố có cổng sau của chợ Tam Bạc, lối vào chính là tường sau của đền Nhà Bà cũ đã cải tạo lại.

  7. caphechieuthubay

    caphechieuthubay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    1.129
    Đã được thích:
    0
    Thấy mọi người tíu tít chuẩn bị về, tim em hình như đập nhanh hơn...
    Hít một hơi thật sâu ...em thử tưởng tượng ra cảnh mình gói ghém hành lý. Những món đồ nho nhỏ cho bố mẹ, cho em, cho các ấy...những xấp ảnh hiếm hoi của bạn chụp Aachen...vài ba bộ quần áo...Chẳng nhiều nhặn, chẳng có gì quý giá, nhưng chắc cũng mất mấy ngày để sắp xếp mọi thứ vào '' quy củ '', nhỉ ?
    Về nhà...là mất ngủ. Đêm trước khi bay nằm thao thức đếm số ...Có khi đến 1000 là gặp được mọi người trong mơ.
    Mà có khi nhắm mắt thì được về nhà thật...Thi thoảng sáng dậy thấy gối ướt đẫm nước......
    Thật sự em cũng chẳng buồn, chẳng nhớ gì nhiều đâu. Nhưng sẽ thật là vui nếu có ai đó mang cả HP của em sang...Mãi mãi trong em lắng đọng....
  8. caphechieuthubay

    caphechieuthubay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    1.129
    Đã được thích:
    0
    Thấy mọi người tíu tít chuẩn bị về, tim em hình như đập nhanh hơn...
    Hít một hơi thật sâu ...em thử tưởng tượng ra cảnh mình gói ghém hành lý. Những món đồ nho nhỏ cho bố mẹ, cho em, cho các ấy...những xấp ảnh hiếm hoi của bạn chụp Aachen...vài ba bộ quần áo...Chẳng nhiều nhặn, chẳng có gì quý giá, nhưng chắc cũng mất mấy ngày để sắp xếp mọi thứ vào '' quy củ '', nhỉ ?
    Về nhà...là mất ngủ. Đêm trước khi bay nằm thao thức đếm số ...Có khi đến 1000 là gặp được mọi người trong mơ.
    Mà có khi nhắm mắt thì được về nhà thật...Thi thoảng sáng dậy thấy gối ướt đẫm nước......
    Thật sự em cũng chẳng buồn, chẳng nhớ gì nhiều đâu. Nhưng sẽ thật là vui nếu có ai đó mang cả HP của em sang...Mãi mãi trong em lắng đọng....
  9. _Shin_

    _Shin_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Chị gái nó đang buồn.........Chị gái nó đang nhớ nhà..........Nó cũng chẳng biết phải nên làm thế nào...........Nó chẳng thể mang cả Hải Phòng sang cho chị, nhưng nó hứa với chị sẽ nhờ anh trai mang một góc của Hải Phòng, chỉ một góc thôi cũng được chị nhỉ ......... Sẽ là một ít ô mai Hoà Bình ở đường Lạch Tray ....... Vậy là con phố ấy chị sẽ tưởng tượng ra..........Một ít thịt bò khô nó mua trong chợ Đổ..........Những góc nhỏ bé như thế ở Hải Phòng sẽ có trong tim của chị...........Kiên nhẫn chị nhé.........Cố gắng đợi đến khi anh trai sang.........Anh là người Hà Nội...........Nhưng một góc nhỏ ở Hải Phòng........ sẽ cùng anh theo sang với chị........... Đợi em !
    Được _Shin_ sửa chữa / chuyển vào 18:18 ngày 22/12/2004
  10. _Shin_

    _Shin_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Chị gái nó đang buồn.........Chị gái nó đang nhớ nhà..........Nó cũng chẳng biết phải nên làm thế nào...........Nó chẳng thể mang cả Hải Phòng sang cho chị, nhưng nó hứa với chị sẽ nhờ anh trai mang một góc của Hải Phòng, chỉ một góc thôi cũng được chị nhỉ ......... Sẽ là một ít ô mai Hoà Bình ở đường Lạch Tray ....... Vậy là con phố ấy chị sẽ tưởng tượng ra..........Một ít thịt bò khô nó mua trong chợ Đổ..........Những góc nhỏ bé như thế ở Hải Phòng sẽ có trong tim của chị...........Kiên nhẫn chị nhé.........Cố gắng đợi đến khi anh trai sang.........Anh là người Hà Nội...........Nhưng một góc nhỏ ở Hải Phòng........ sẽ cùng anh theo sang với chị........... Đợi em !
    Được _Shin_ sửa chữa / chuyển vào 18:18 ngày 22/12/2004

Chia sẻ trang này