1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhớ về Hải Phòng

Chủ đề trong 'Đức (German Club)' bởi caphechieuthubay, 26/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3
    Chùa Vẽ là ngôi chùa thờ Phật của làng Đoạn Xá, xã Đông Hải, huyện An Hải, nằm ở ngoại vi phía Đông cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 10km. Chùa Vẽ có tên chữ là Hoa Linh Tự. Nhưng tại sao chùa lại có tên là chùa Vẽ thì có thể có hai cách giải thích như sau:

    Cách giải thích thứ nhất: Địa bàn xã Đông Hải trải dài theo bờ nam sông Cửa Cấm, với nhiều làng xã, địa danh cổ gắn liền với những sự kiện oanh liệt chống ngoại xâm của quân dân ta trong chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Vương Quyền như: Hạ Đoạn, Đoạn Xá, Phương Lưu và chiến thắng Bạch Đằng năm 1287 1288 của quân dân ta thời Trần, đó là các làng quê Phú Xá, Bình Kiều... Truyền sử địa phương đặc biệt nhắc tới vai trò lợi hại của các ngôi chùa ở khu vực này đã góp phần vào thắng lợi vang dội của quân dân ta trong thế kỷ XIII. Đó là chùa Đỏ (Linh Độ Tự) gần khu vực cảng Cửa Cấm ngày nay là nơi quân ta nổi lửa nuôi quân đánh trận; chùa làng Đoạn Xá (Hoa Linh Tự) - nơi các thám tử của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn quan sát đồn trại giặc, vẽ sơ đồ chuẩn bị cho trận đánh Bạch Đằng năm 1288 thắng lợi. Do vậy, chùa làng Đoạn Xã ngoài tên chữ Hoa Linh Tự, còn có tên là chùa Vẽ.
    Cách giải thích thứ hai: Chùa làng Đoạn Xá mang tên vị tăng có công khai lập ngôi chùa thờ Phật từ buổi đầu gian nan là Sư ông Vẽ, sau truyền đến Sư Vô. Nhưng cách giải thích này chưa thật đầy đủ, lại chưa thấy một văn bản nào đáng tin cậy nói tới. Nhưng tên chùa Vẽ ngày nay đã trở nên quen thuộc với người dân nơi đây.
    Chùa Vẽ là một công trình kiến trúc nghệ thuật cổ còn khá nguyên vẹn, nguy nga. Chùa có qui mô và nghệ thuật trang trí kiến trúc giống hệt các đình làng nổi tiếng trong vùng như Đông Khê, Hạ Lũng, Phụng Pháp... chứ không mang dáng vẻ thấp và u tịch như nhiều chùa làng Việt Nam khác. Toà Phật điện cấu trúc hình chữ ''Đinh'' (J) gồm 5 gian tiền đường và 4 gian chuôi vồ. Kèm hai bên hậu cung là hai ngôi nhà chè nhỏ, nơi đặt bàn thờ ''Tam toà Thánh Mẫu'' và ''Đức Ông bản thổ''. Các cột của toà nhà được làm hoàn toàn bằng gỗ lim nguyên cây, cao to lừng lững, một vòng tay người ôm không xuể. Bàn thờ Trần Hưng Đạo, vị tổng chỉ huy quân đội nhà Trần được lập ở gian phía trái toà tiền đường. Tượng Hưng Đạo Vương và tượng đôi ngựa chiến hồng bạch của ông là những tác phẩm điêu khắc cực kỳ sống động.
    Thăm chùa Vẽ ngày nay, chúng ta không có dịp được chiêm ngưỡng đầy đủ những tượng pháp, nghi trượng và đồ thờ tự trong nguyên trạng, nhưng những hiện vật còn được bảo tồn đều là cổ vật quí giá, đặc biệt là hệ thống tượng tháp, tượng thánh thần, tượng Hậu phật, tượng Sư tổ.
    Toà Tam Bảo được bày trọn trong toà hậu cung. Hàng trên cùng là bộ tượng Tam Thế, tiếp đến là bộ Di Đà Tam Tôn là những tượng pháp kinh điển của nhà Phật. Tượng A Di Đà cao to nhất trong Phật điện, thể hiện trong tư thế toạ thiền trên đài sen, phụ toạ toàn phần trong thế hình tháp vững chắc.
    Hàng tượng thứ ba có đức Thích Ca giáo chủ ngồi giữa, hai bên là tượng Mahacadiếp và Anam Đà tôn giả là những đệ tử của đức Cồ Đàm.
    Hàng tượng thứ tư gồm ba pho Quan Thế Âm Bồ Tát. Pho đặt chính giữa là Quan Âm ''Thiên thủ Thiên nhỡn'' ngồi trên toà sen, có 6 đôi tay để trần xoè ra như đoá hoa nở và các ngón tay cong lại trong những thế ấn bí truyền của dòng Thiền. Pho bên phải là đức Phật bà Diệu Thiện với bình nước cam lồ để diệt trừ 108 điều phiền não cho chúng sinh và con chim ca lăng tần già đang hoá giảng Phật pháp cho chúng sinh. Pho bên trái là Quan Âm toạ sơn ngồi khoan thai trên bộ gỗ.
    Tiếp đến là các hàng tượng: Ngọc Hoàng và Nam Tào, Bắc Đẩu; toà Cửu Long và Thích Ca Sơ Sinh; tượng đức Thế Tôn thuyết pháp; cuối cùng là tượng Thánh Tăng.
    Đứng song hàng với toà Phật điện là nhà thờ tổ 5 gian cùng quay hướng đông nam. Trong nhà thờ tổ, chính giữa đặt bàn thờ đức Ngô vương Quyền, ông tổ trung hưng dân tộc; bên cạnh phải là bàn thờ sư tổ, bên trái là bàn thờ Hậu phật. Tượng sư tổ có 5 pho, trung tâm là tượng tổ dòng Thiền Bồ Đề Đạt Ma (nhân dân quen gọi là Tổ Tây), chung quanh là tượng các vị cao tăng trụ trì tại chùa. Tượng mang dáng dấp của các vị tăng sư, đầy vẻ từ tâm và đậm nét chân dung. Tượng Hậu phật gồm 6 pho, tất cả đều là phụ nữ có khuôn mặt phúc hậu và quí phái. Đây là những tác phẩm nghệ thuật mang tính tả thực, mỗi người có một vẻ mặt riêng rất gần gũi với đời thường, không câu nệ, gò bó.
    Với những công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc kể trên và ý nghĩa lịch sử của chùa, ngày 25-1-1994, Bộ Văn hoá - Thông tin đã công nhận chùa Vẽ là di tích lịch sử Quốc gia.

  2. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3
    Chùa Vẽ là ngôi chùa thờ Phật của làng Đoạn Xá, xã Đông Hải, huyện An Hải, nằm ở ngoại vi phía Đông cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 10km. Chùa Vẽ có tên chữ là Hoa Linh Tự. Nhưng tại sao chùa lại có tên là chùa Vẽ thì có thể có hai cách giải thích như sau:

    Cách giải thích thứ nhất: Địa bàn xã Đông Hải trải dài theo bờ nam sông Cửa Cấm, với nhiều làng xã, địa danh cổ gắn liền với những sự kiện oanh liệt chống ngoại xâm của quân dân ta trong chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Vương Quyền như: Hạ Đoạn, Đoạn Xá, Phương Lưu và chiến thắng Bạch Đằng năm 1287 1288 của quân dân ta thời Trần, đó là các làng quê Phú Xá, Bình Kiều... Truyền sử địa phương đặc biệt nhắc tới vai trò lợi hại của các ngôi chùa ở khu vực này đã góp phần vào thắng lợi vang dội của quân dân ta trong thế kỷ XIII. Đó là chùa Đỏ (Linh Độ Tự) gần khu vực cảng Cửa Cấm ngày nay là nơi quân ta nổi lửa nuôi quân đánh trận; chùa làng Đoạn Xá (Hoa Linh Tự) - nơi các thám tử của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn quan sát đồn trại giặc, vẽ sơ đồ chuẩn bị cho trận đánh Bạch Đằng năm 1288 thắng lợi. Do vậy, chùa làng Đoạn Xã ngoài tên chữ Hoa Linh Tự, còn có tên là chùa Vẽ.
    Cách giải thích thứ hai: Chùa làng Đoạn Xá mang tên vị tăng có công khai lập ngôi chùa thờ Phật từ buổi đầu gian nan là Sư ông Vẽ, sau truyền đến Sư Vô. Nhưng cách giải thích này chưa thật đầy đủ, lại chưa thấy một văn bản nào đáng tin cậy nói tới. Nhưng tên chùa Vẽ ngày nay đã trở nên quen thuộc với người dân nơi đây.
    Chùa Vẽ là một công trình kiến trúc nghệ thuật cổ còn khá nguyên vẹn, nguy nga. Chùa có qui mô và nghệ thuật trang trí kiến trúc giống hệt các đình làng nổi tiếng trong vùng như Đông Khê, Hạ Lũng, Phụng Pháp... chứ không mang dáng vẻ thấp và u tịch như nhiều chùa làng Việt Nam khác. Toà Phật điện cấu trúc hình chữ ''Đinh'' (J) gồm 5 gian tiền đường và 4 gian chuôi vồ. Kèm hai bên hậu cung là hai ngôi nhà chè nhỏ, nơi đặt bàn thờ ''Tam toà Thánh Mẫu'' và ''Đức Ông bản thổ''. Các cột của toà nhà được làm hoàn toàn bằng gỗ lim nguyên cây, cao to lừng lững, một vòng tay người ôm không xuể. Bàn thờ Trần Hưng Đạo, vị tổng chỉ huy quân đội nhà Trần được lập ở gian phía trái toà tiền đường. Tượng Hưng Đạo Vương và tượng đôi ngựa chiến hồng bạch của ông là những tác phẩm điêu khắc cực kỳ sống động.
    Thăm chùa Vẽ ngày nay, chúng ta không có dịp được chiêm ngưỡng đầy đủ những tượng pháp, nghi trượng và đồ thờ tự trong nguyên trạng, nhưng những hiện vật còn được bảo tồn đều là cổ vật quí giá, đặc biệt là hệ thống tượng tháp, tượng thánh thần, tượng Hậu phật, tượng Sư tổ.
    Toà Tam Bảo được bày trọn trong toà hậu cung. Hàng trên cùng là bộ tượng Tam Thế, tiếp đến là bộ Di Đà Tam Tôn là những tượng pháp kinh điển của nhà Phật. Tượng A Di Đà cao to nhất trong Phật điện, thể hiện trong tư thế toạ thiền trên đài sen, phụ toạ toàn phần trong thế hình tháp vững chắc.
    Hàng tượng thứ ba có đức Thích Ca giáo chủ ngồi giữa, hai bên là tượng Mahacadiếp và Anam Đà tôn giả là những đệ tử của đức Cồ Đàm.
    Hàng tượng thứ tư gồm ba pho Quan Thế Âm Bồ Tát. Pho đặt chính giữa là Quan Âm ''Thiên thủ Thiên nhỡn'' ngồi trên toà sen, có 6 đôi tay để trần xoè ra như đoá hoa nở và các ngón tay cong lại trong những thế ấn bí truyền của dòng Thiền. Pho bên phải là đức Phật bà Diệu Thiện với bình nước cam lồ để diệt trừ 108 điều phiền não cho chúng sinh và con chim ca lăng tần già đang hoá giảng Phật pháp cho chúng sinh. Pho bên trái là Quan Âm toạ sơn ngồi khoan thai trên bộ gỗ.
    Tiếp đến là các hàng tượng: Ngọc Hoàng và Nam Tào, Bắc Đẩu; toà Cửu Long và Thích Ca Sơ Sinh; tượng đức Thế Tôn thuyết pháp; cuối cùng là tượng Thánh Tăng.
    Đứng song hàng với toà Phật điện là nhà thờ tổ 5 gian cùng quay hướng đông nam. Trong nhà thờ tổ, chính giữa đặt bàn thờ đức Ngô vương Quyền, ông tổ trung hưng dân tộc; bên cạnh phải là bàn thờ sư tổ, bên trái là bàn thờ Hậu phật. Tượng sư tổ có 5 pho, trung tâm là tượng tổ dòng Thiền Bồ Đề Đạt Ma (nhân dân quen gọi là Tổ Tây), chung quanh là tượng các vị cao tăng trụ trì tại chùa. Tượng mang dáng dấp của các vị tăng sư, đầy vẻ từ tâm và đậm nét chân dung. Tượng Hậu phật gồm 6 pho, tất cả đều là phụ nữ có khuôn mặt phúc hậu và quí phái. Đây là những tác phẩm nghệ thuật mang tính tả thực, mỗi người có một vẻ mặt riêng rất gần gũi với đời thường, không câu nệ, gò bó.
    Với những công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc kể trên và ý nghĩa lịch sử của chùa, ngày 25-1-1994, Bộ Văn hoá - Thông tin đã công nhận chùa Vẽ là di tích lịch sử Quốc gia.

  3. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3
    Chùa Đồng Quan có tên chữ là Bảo Quang Tự, thuộc xã Dũng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố khoảng 30km về phía Tây. Ý nghĩa hai chữ ''Bảo Quang'' là giữa trời đất thì người là của báu (bảo); trong lòng người, tính thiện trời ban cho là của báu; mặt trời trên cao là sáng (quang). Hợp hai cả ''báu'' và ''sáng'' (bảo quang), tất bốn bề sẽ hưng thịnh.

    Chùa Đồng Quan được khởi công xây dựng năm Sùng Khang (1572), đời vua Mạc Mậu Hợp, vị vua thứ 5 của vương triều Mạc (căn cứ vào tấm bia còn lưu giữ trong nội thất của chùa). Theo nhân dân địa phương, người có công đầu hưng công khởi dựng ngôi chùa Đồng Quan (Bảo Quang Tự) quy mô lớn là hai bố con vị thành hoàng làng Phạm An Khê và Phạm Viết Kính. Ngoài ra còn có sự hưởng ứng của đông đảo thiện nam tín nữ thập phương, sự đóng góp của nhiều thân vương, quận công tước hầu, bá, các phi tần, công chúa có tên tuổi trong Vương triều Mạc đương thời. Tương truyền, để xây dựng được ngôi chùa có qui mô lớn như vậy, mọi vật liệu như gỗ, đá đều được chuyển theo đường sông từ tận kinh đô Thăng Long về.


    Chùa Đồng Quan nằm trên vị trí cao ráo, cách không xa khu dân cư. Mặt chính của chùa quay về hướng nam, cảnh quan xung quanh còn di tích của một số rặng chuối cổ thụ cùng dấu vết ngôi đình thờ hai vị thành hoàng họ Phạm và miếu thờ bản địa. Do thời gian và biến cố lịch sử giữa hai triều Lê - Mạc, chùa Đồng Quan không còn được nguyên trạng nhưng hiện tại vẫn còn toà tiền đường, gian Phật điện kiểu chữ ''đinh'' (J) và nếp nhà tổ hình chữ ''nhất'' (-). Ở phía sau toà tam bảo 3 gian gác chuông, xây kiểu chồng diêm nóc cái cao 7m (đã được tháo dỡ trong kháng chiến chống Pháp) vẫn còn nhận rõ chân móng. Chùa được kết cấu bởi 6 hàng vì kèo, tạo thành ba gian hai chái. Đây là một trong số ít các công trình kiến trúc tôn giáo mang dấu ấn văn hoá Mạc cuối thế kỷ XVI trên đất Hải Phòng.
    Về mặt giá trị văn hoá, chùa Đồng Quan còn lại một số lượng tượng tháp không nhiều nhưng các pho tượng còn lại đều là những tác phẩm điêu khắc có giá trị tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển của lịch sử mỹ thuật Việt Nam.
    Cách bày trí nội thất chùa Đồng Quan hết sức độc đáo. Toà Phật điện (hậu cung) gồm 4 hàng tượng thấp dần từ trong ra ngoài. Vị trí cao nhất là bộ tượng tam thế, tiếp theo là hàng tượng A di đà, hàng tượng Ngọc Hoàng và Nam Tào, Bắc Đẩu. Phía trên toà tam bảo đặt bộ thập điện minh vương. Toà tiền đường phía tả gian bày bài vị thành hoàng họ Phạm có công xây dựng chùa, phía hữu gian đặt vị tượng Bồ Tát Huyền Quang *****. Hai gian hồi đốc đặt tượng hộ pháp. Hai pho tượng hộ pháp nằm trong chư vị kim cương bảo vệ luật pháp, răn rạy phật tử tránh làm điều ác, khuyến khích mọi người sống từ bi. Cả hai pho tượng đều mang dáng dấp một võ tướng, thân thẳng đứng dựa trên mình con mãnh sư nhe răng nhọn sắc. Đầu hai vị tướng đội mũ trụ thiên, diềm mũ sát khuôn mặt là đường gờ nổi viền vàng, giữa gờ có cụm là cách điệu. Diềm trên là hàng mặt trời với những ngọn đao lửa bốc lên. Điểm xuyết trong mảng trang trí trên mũ là những bông cúc và mặt trời. Vị tượng Hộ Thiện mặt trắng, tai trái cầm minh châu, tượng mặc áo giáp trụ bối tử (mảng che trước ngực) ở hai bên thêu nổi hình rồng uốn tròn, giữa gắn hình hoa các cách điệu, cổ áo hai nếp viền hình lá sen, áo giap trụ che kín thân hình, sư tử có tai xoè như tai trâu, mặt tròn lồi, lỗ mũi rộng. Đây là một trong những pho tượng hộ pháp bằng đất có niên đại sớm nhất ở nước ta hiện nay.
    Ngoài ra, còn phải kể đến bộ tượng thập điện minh vương gồm 10 pho tương tự như nhau: chất liệu đất, đặt dọc hai bên toà tam bảo, tượng đội mũ ''bình thiên'' trong tư thế thiết triều. Tiếp đến là tượng Ngọc Hoàng và Nam Tào, Bắc Đẩu. Tượng Ngọc Hoàng ngồi giữa mang dáng dấp một vị vua, đội mũ, tai to và đầy. Tượng ngồi trên bệ hình trụ, một mặt là hình thang cân như bộ tượng ''Thập điện minh vương''. Đáng chú ý là pho tượng Đức tam tổ Huyền Quang. Tượng đặt trên ban thờ gian hữu quan toà tiền đường. Từ trang phục mũ, áo cà xa, vẻ mặt phảng phất giống Đức Đường Tăng trong thiên truyện Tây du ký.
    Hiện tại, chùa Đồng Quan còn lưu giữ được tấm văn bia quí giá, với tên chữ ''Bảo Quang tự chung bia ký'' (văn bia về quả chuông ở chùa Bảo Quang). Bia dẹt, cao 1,2m, ngang 0,68m, dày 0,16m; trán bia hình bán nguyệt, ở chính giữa chạm mặt nguyệt to tròn (bán kính 0,8cm) xung quanh có nhiều tua mây; về phía hai bên là đôi rồng chầu, thân ngắn, đuôi mập. Ngăn giữa trán bia và thân bia là một đường chỉ viền trên khắc tên bia trang trí vân ám, với hàng chữ ''Hoàng đế vạn tuế'', phía dưới hàng chữ là ghi danh sách các tín chủ và tín thế, người chủ chốt đứng lên xây chùa và những người tiến cúng tiền của. Phần trang trí diềm tấm bia theo dải băng hoá dây uốn lượn mềm mại, với những cánh sen nổi nhỏ tiếp nhau. Bài văn bia được viết bằng chữ Hán, nét khắc rõ ràng, tinh tế. Nội dung văn bia có lời minh và lời trần thuật việc xây dựng chùa Bảo Quang (chùa Đồng Quan), việc đúc quả chuông và danh sách các tín chủ và tín thế cúng tiến tiền của vào việc công đức.
    Với những quang cảnh và di vật trên, chùa Đồng Quan được coi là di sản văn hoá phản ánh tâm lý, tín ngưỡng tôn giáo của địa phương Đồng Quan (Dũng Tiến) nói riêng. Chùa đã được Bộ Văn hoá thông tin ra quyết định xếp hạng di tích lịch sử văn hoá ngày 4-8-1992.

  4. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3
    Chùa Đồng Quan có tên chữ là Bảo Quang Tự, thuộc xã Dũng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố khoảng 30km về phía Tây. Ý nghĩa hai chữ ''Bảo Quang'' là giữa trời đất thì người là của báu (bảo); trong lòng người, tính thiện trời ban cho là của báu; mặt trời trên cao là sáng (quang). Hợp hai cả ''báu'' và ''sáng'' (bảo quang), tất bốn bề sẽ hưng thịnh.

    Chùa Đồng Quan được khởi công xây dựng năm Sùng Khang (1572), đời vua Mạc Mậu Hợp, vị vua thứ 5 của vương triều Mạc (căn cứ vào tấm bia còn lưu giữ trong nội thất của chùa). Theo nhân dân địa phương, người có công đầu hưng công khởi dựng ngôi chùa Đồng Quan (Bảo Quang Tự) quy mô lớn là hai bố con vị thành hoàng làng Phạm An Khê và Phạm Viết Kính. Ngoài ra còn có sự hưởng ứng của đông đảo thiện nam tín nữ thập phương, sự đóng góp của nhiều thân vương, quận công tước hầu, bá, các phi tần, công chúa có tên tuổi trong Vương triều Mạc đương thời. Tương truyền, để xây dựng được ngôi chùa có qui mô lớn như vậy, mọi vật liệu như gỗ, đá đều được chuyển theo đường sông từ tận kinh đô Thăng Long về.


    Chùa Đồng Quan nằm trên vị trí cao ráo, cách không xa khu dân cư. Mặt chính của chùa quay về hướng nam, cảnh quan xung quanh còn di tích của một số rặng chuối cổ thụ cùng dấu vết ngôi đình thờ hai vị thành hoàng họ Phạm và miếu thờ bản địa. Do thời gian và biến cố lịch sử giữa hai triều Lê - Mạc, chùa Đồng Quan không còn được nguyên trạng nhưng hiện tại vẫn còn toà tiền đường, gian Phật điện kiểu chữ ''đinh'' (J) và nếp nhà tổ hình chữ ''nhất'' (-). Ở phía sau toà tam bảo 3 gian gác chuông, xây kiểu chồng diêm nóc cái cao 7m (đã được tháo dỡ trong kháng chiến chống Pháp) vẫn còn nhận rõ chân móng. Chùa được kết cấu bởi 6 hàng vì kèo, tạo thành ba gian hai chái. Đây là một trong số ít các công trình kiến trúc tôn giáo mang dấu ấn văn hoá Mạc cuối thế kỷ XVI trên đất Hải Phòng.
    Về mặt giá trị văn hoá, chùa Đồng Quan còn lại một số lượng tượng tháp không nhiều nhưng các pho tượng còn lại đều là những tác phẩm điêu khắc có giá trị tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển của lịch sử mỹ thuật Việt Nam.
    Cách bày trí nội thất chùa Đồng Quan hết sức độc đáo. Toà Phật điện (hậu cung) gồm 4 hàng tượng thấp dần từ trong ra ngoài. Vị trí cao nhất là bộ tượng tam thế, tiếp theo là hàng tượng A di đà, hàng tượng Ngọc Hoàng và Nam Tào, Bắc Đẩu. Phía trên toà tam bảo đặt bộ thập điện minh vương. Toà tiền đường phía tả gian bày bài vị thành hoàng họ Phạm có công xây dựng chùa, phía hữu gian đặt vị tượng Bồ Tát Huyền Quang *****. Hai gian hồi đốc đặt tượng hộ pháp. Hai pho tượng hộ pháp nằm trong chư vị kim cương bảo vệ luật pháp, răn rạy phật tử tránh làm điều ác, khuyến khích mọi người sống từ bi. Cả hai pho tượng đều mang dáng dấp một võ tướng, thân thẳng đứng dựa trên mình con mãnh sư nhe răng nhọn sắc. Đầu hai vị tướng đội mũ trụ thiên, diềm mũ sát khuôn mặt là đường gờ nổi viền vàng, giữa gờ có cụm là cách điệu. Diềm trên là hàng mặt trời với những ngọn đao lửa bốc lên. Điểm xuyết trong mảng trang trí trên mũ là những bông cúc và mặt trời. Vị tượng Hộ Thiện mặt trắng, tai trái cầm minh châu, tượng mặc áo giáp trụ bối tử (mảng che trước ngực) ở hai bên thêu nổi hình rồng uốn tròn, giữa gắn hình hoa các cách điệu, cổ áo hai nếp viền hình lá sen, áo giap trụ che kín thân hình, sư tử có tai xoè như tai trâu, mặt tròn lồi, lỗ mũi rộng. Đây là một trong những pho tượng hộ pháp bằng đất có niên đại sớm nhất ở nước ta hiện nay.
    Ngoài ra, còn phải kể đến bộ tượng thập điện minh vương gồm 10 pho tương tự như nhau: chất liệu đất, đặt dọc hai bên toà tam bảo, tượng đội mũ ''bình thiên'' trong tư thế thiết triều. Tiếp đến là tượng Ngọc Hoàng và Nam Tào, Bắc Đẩu. Tượng Ngọc Hoàng ngồi giữa mang dáng dấp một vị vua, đội mũ, tai to và đầy. Tượng ngồi trên bệ hình trụ, một mặt là hình thang cân như bộ tượng ''Thập điện minh vương''. Đáng chú ý là pho tượng Đức tam tổ Huyền Quang. Tượng đặt trên ban thờ gian hữu quan toà tiền đường. Từ trang phục mũ, áo cà xa, vẻ mặt phảng phất giống Đức Đường Tăng trong thiên truyện Tây du ký.
    Hiện tại, chùa Đồng Quan còn lưu giữ được tấm văn bia quí giá, với tên chữ ''Bảo Quang tự chung bia ký'' (văn bia về quả chuông ở chùa Bảo Quang). Bia dẹt, cao 1,2m, ngang 0,68m, dày 0,16m; trán bia hình bán nguyệt, ở chính giữa chạm mặt nguyệt to tròn (bán kính 0,8cm) xung quanh có nhiều tua mây; về phía hai bên là đôi rồng chầu, thân ngắn, đuôi mập. Ngăn giữa trán bia và thân bia là một đường chỉ viền trên khắc tên bia trang trí vân ám, với hàng chữ ''Hoàng đế vạn tuế'', phía dưới hàng chữ là ghi danh sách các tín chủ và tín thế, người chủ chốt đứng lên xây chùa và những người tiến cúng tiền của. Phần trang trí diềm tấm bia theo dải băng hoá dây uốn lượn mềm mại, với những cánh sen nổi nhỏ tiếp nhau. Bài văn bia được viết bằng chữ Hán, nét khắc rõ ràng, tinh tế. Nội dung văn bia có lời minh và lời trần thuật việc xây dựng chùa Bảo Quang (chùa Đồng Quan), việc đúc quả chuông và danh sách các tín chủ và tín thế cúng tiến tiền của vào việc công đức.
    Với những quang cảnh và di vật trên, chùa Đồng Quan được coi là di sản văn hoá phản ánh tâm lý, tín ngưỡng tôn giáo của địa phương Đồng Quan (Dũng Tiến) nói riêng. Chùa đã được Bộ Văn hoá thông tin ra quyết định xếp hạng di tích lịch sử văn hoá ngày 4-8-1992.

  5. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3
    Hội chèo bơi - đi kheo:
    Địa điểm : Thôn Quần Mục, xã Đại Hợp, huyện Kiến Thuỵ.
    - Thời gian : Lễ hội được diễn ra vào mùa xuân hàng năm.
    - Nội dung : Hội chèo bơi (người dân vùng này còn gọi là hội chèo thuyền) có tự bao giờ, không thấy sử sách nhắc đến, nhưng theo các già làng địa phương cho biết: Trước cách mạng tháng tám (1945), cứ vào tháng giêng âm lịch, chọn ngày con nước dừng (nước không lên, không xuống) dân làng lại hội tụ ở đình làng đề tổ chức rước xách, cầu nguyện, rồi mở hội chèo bơi. Mục đích là "khai xuân" vào năm mới, phục vụ cho nghề đi biển. Mỗi xóm cử một thuyền trưởng cầm lái và 12 trai làng khoẻ mạnh, hiền hoà, có kinh nghiệm, có kỹ thuật chèo thuyền. Thủ tục này được làm nghiêm túc, công minh, do các ông cao tuổi lựa chọn. Từ chiều hôm trước, các xóm tổ chức phóng thẻ để chọn người. Đúng 8 giờ sáng chủ nhật, Hội dóng 3 hồi trống, gần 40 trai làng của 3 thuyền, với trang phục quần dài, mặc áo nâu, đầu quấn khăn nhiễu điều, lưng thắt bao tượng xanh, khẩn trương xuống thuyền chờ lệnh xuất phát. Trên bờ người đứng vòng trong, vòng ngoài hò reo như sấm dậy. Chủ hội gọi loa giới thiệu các thuyền theo vị trí từng số để người xem tiện theo dõi. Đây cũng là dịp để các tay chèo chuẩn bị ổn định tâm lý để cuộc đua bắt đầu. Theo quy định. Từ chỗ thuyền xuất phát tới đích, cự ly khoảng 1000 mét. Vị trí có cắm cọc tre giới hạn (gọi theo ngôn ngữ địa phương là cắm vè). Mỗi thuyền phải đi 3 vòng và về 3 vòng. Thuyền nào đủ 6 vòng nhổ về trước là thắng cuộc. Sau khi tổ chức chèo bơi, với mục đích là khai việc đầu năm, Ban tổ chức lại cho diễn tích trò đi kheo. Trò chơi đi kheo gắn liền với nghề đi thuyền biển. Kheo là một dụng cụ người dân nơi đây dùng để đi te, bắt tôm cá biển. Có những cái kheo cao tới 5 mét, nếu kẻ cả người lẫn kheo thì nhiều khi cao tới gần 7 mét. Khi diễn ra trò đi kheo, người tham dự được cầm gậy để múa may, pha trò. Thực ra, đây là một tích trò làm rất khó. Đòi hỏi người diễn trò phải dày công luyện tập. Phải có một kỳ công nghệ thuật mới có thể đi kheo trên cạn được. Hội chèo bơi - đi kheo ở Quần mục, Đại Hợp, Kiến Thụy diễn ra rất đều đặn, bền bỉ từ suốt trước cách mạng tháng tám (1945) đến nay. Nó trở thành một lệ quen, một sinh hoạt hàng năm của người dân nơi đây.
  6. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3
    Hội chèo bơi - đi kheo:
    Địa điểm : Thôn Quần Mục, xã Đại Hợp, huyện Kiến Thuỵ.
    - Thời gian : Lễ hội được diễn ra vào mùa xuân hàng năm.
    - Nội dung : Hội chèo bơi (người dân vùng này còn gọi là hội chèo thuyền) có tự bao giờ, không thấy sử sách nhắc đến, nhưng theo các già làng địa phương cho biết: Trước cách mạng tháng tám (1945), cứ vào tháng giêng âm lịch, chọn ngày con nước dừng (nước không lên, không xuống) dân làng lại hội tụ ở đình làng đề tổ chức rước xách, cầu nguyện, rồi mở hội chèo bơi. Mục đích là "khai xuân" vào năm mới, phục vụ cho nghề đi biển. Mỗi xóm cử một thuyền trưởng cầm lái và 12 trai làng khoẻ mạnh, hiền hoà, có kinh nghiệm, có kỹ thuật chèo thuyền. Thủ tục này được làm nghiêm túc, công minh, do các ông cao tuổi lựa chọn. Từ chiều hôm trước, các xóm tổ chức phóng thẻ để chọn người. Đúng 8 giờ sáng chủ nhật, Hội dóng 3 hồi trống, gần 40 trai làng của 3 thuyền, với trang phục quần dài, mặc áo nâu, đầu quấn khăn nhiễu điều, lưng thắt bao tượng xanh, khẩn trương xuống thuyền chờ lệnh xuất phát. Trên bờ người đứng vòng trong, vòng ngoài hò reo như sấm dậy. Chủ hội gọi loa giới thiệu các thuyền theo vị trí từng số để người xem tiện theo dõi. Đây cũng là dịp để các tay chèo chuẩn bị ổn định tâm lý để cuộc đua bắt đầu. Theo quy định. Từ chỗ thuyền xuất phát tới đích, cự ly khoảng 1000 mét. Vị trí có cắm cọc tre giới hạn (gọi theo ngôn ngữ địa phương là cắm vè). Mỗi thuyền phải đi 3 vòng và về 3 vòng. Thuyền nào đủ 6 vòng nhổ về trước là thắng cuộc. Sau khi tổ chức chèo bơi, với mục đích là khai việc đầu năm, Ban tổ chức lại cho diễn tích trò đi kheo. Trò chơi đi kheo gắn liền với nghề đi thuyền biển. Kheo là một dụng cụ người dân nơi đây dùng để đi te, bắt tôm cá biển. Có những cái kheo cao tới 5 mét, nếu kẻ cả người lẫn kheo thì nhiều khi cao tới gần 7 mét. Khi diễn ra trò đi kheo, người tham dự được cầm gậy để múa may, pha trò. Thực ra, đây là một tích trò làm rất khó. Đòi hỏi người diễn trò phải dày công luyện tập. Phải có một kỳ công nghệ thuật mới có thể đi kheo trên cạn được. Hội chèo bơi - đi kheo ở Quần mục, Đại Hợp, Kiến Thụy diễn ra rất đều đặn, bền bỉ từ suốt trước cách mạng tháng tám (1945) đến nay. Nó trở thành một lệ quen, một sinh hoạt hàng năm của người dân nơi đây.
  7. napoleon_1

    napoleon_1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Tượng thờ Đào Lôi tại đình Vân tra, xã An Đồng, huyện An Hải
    nằm ở vùng ven đô thuộc xã An Đồng, quận Hải An. Đây là một trong số rất ít những di tích lịch sử liên quan đến vương triều Hậu Lý trên địa bàn Hải Phòng ngày nay. Đình Chùa Vân Tra chỉ cách nhau khoảng 600m, cùng nằm trên mảnh đất cao ráo, dài hơn 1000m, thế đất hình con xà và xung quanh là cảnh làng xóm trù phú, cánh đồng lúa bao bọc (đình quay hướng Đông, đuôi con xà ngoảnh hướng Tây là vị trí của ngôi chùa).

    Đình Vân Tra là nơi nhân dân địa phương tôn thờ Đào Lôi, hiệu là Lôi Công - một công thần dưới triều vua Lý Thái Tông (1028 1054). Bản gia phả họ Đỗ ở làng Vân Tra cho biết, Đào Lôi là con Đào Cam Mộc, mẹ người họ Đỗ, tên Uyển, người làng Vân Tra. Hai cha con ông đều có công phò nhà Lý, giữ chức quan to trong triều.


    Đình Vân Tra kết cấu kiểu chữ tam ((((), ngoài giá trị thờ cúng, bản thân kiến trúc còn phản ánh một nhận thức về vũ trụ của người xưa qua các yếu tố cơ bản: thiên, địa, nhân (trời, đất và con người). Phía trước đình có hồ nước lớn, trong xanh, tạo môi trường cảnh quan tươi tốt. Kiến trúc chính của đình gồm 3 toà nhà, nhưng số gian ở mỗi toà kiến trúc có khác nhau. Các toà nhà có bộ mái kề sát nhau, tạo chiều sâu cho nội thất kiến trúc, thành thể liên hoàn thuận lợi cho việc thờ cúng, bài trí đồ vật thêm rộng rãi. Ngoài giá trị lịch sử mà bản thân di tích hàm chứa, đình Vân Tra đã bảo lưu được nhiều cổ vật có giá trị như: Sắc phong của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam từ thời Lê Trung Hưng, thời Tây Sơn, đến thời Nguyễn; cỗ kiệu bát cống mang hình tượng khối rồng điệu; bát hương đại bằng đá, bằng đồng; bức đại tự treo dưới xà hạ của hai toà kiến trúc: tiền đường và cung bên trong, nổi bật lên những điểm trang trí xung quanh khung chữ nhật của bức đại tự với các biểu tượng rồng, mây, hoa lá quí, chạm nổi và khắc chìm.
    Đình Vân Tra là một trong số rất ít những công trình kiến trúc cổ ở Hải Phòng chứng minh cho truyền thống anh dũng chống ngoại xâm trong kỷ nguyên văn hoá Lý - Trần ở nước ta nói chung và mảnh đất Hải Phòng ngày nay nói riêng.
    Cùng như nhiều làng quê khác không thể thiếu vắng mái chùa Phật, chùa làng Vân Tra có tên chữ là Nhuệ Quang Tự, gắn bó lâu đời với lịch sử làng xã Vân Tra. Triều Hậu Lý, bà Đỗ Thị Uyển thân sinh ra Thái uý Thành quốc công Đào Văn Lôi qui tại chùa làng, xây dựng theo kiểu kiến trúc hoàn chỉnh trong khuôn viên rộng 14 sào bắc bộ. Hiện tại, chùa còn lưu giữ được một số cổ vật có giá trị như cây trúc đài đá niên hiệu Lê Vĩnh Thịnh (1709); bộ tượng tứ pháp 4 pho; 2 pho tượng quan âm trong tư thế đứng thuyết pháp trên đài sen (thuộc dòng tượng Đồng Minh, Vĩnh Bảo); quả chuông đồng cao 102cm; mộ tháp gạch cổ niên đại thời Hậu Lê...Ngoài kiến trúc hậu cung chứa toà Phật điện còn tương đối nguyên vẹn, phần lớn các kiến trúc bổ trợ khác như gác chuông tam quan, nhà tăng của ngôi chùa đã và đang được nhân dân và chính quyền địa phương tu tạo.
    Tóm lại, chùa Vân Tra (Nhuệ Quang Tự) có nguồn gốc từ lâu đời, gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp của gia đình Đào Lôi. Chùa Vân Tra giữ vị trí quan trọng trong việc truyền bá Phật pháp và xây dựng các ngôi chùa mới ở huyện An Dương xưa... Chùa Vân Tra còn là biểu tượng của dự ngưỡng mộ của nhân dân địa phương với những người có công với nước, với làng.
    Đình Chùa Vân Tra gắn liền với tâm tư tình cảm của người dân địa phương trong quá trình lịch sử đất nước chống ngoại xâm và xây dựng hoà bình. Cụm di tích lịch sử - văn hoá đình chùa Vân Tra đã được Bộ Văn hoá thông tin cấp bằng công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia ngày 25-1-1994

  8. napoleon_1

    napoleon_1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Tượng thờ Đào Lôi tại đình Vân tra, xã An Đồng, huyện An Hải
    nằm ở vùng ven đô thuộc xã An Đồng, quận Hải An. Đây là một trong số rất ít những di tích lịch sử liên quan đến vương triều Hậu Lý trên địa bàn Hải Phòng ngày nay. Đình Chùa Vân Tra chỉ cách nhau khoảng 600m, cùng nằm trên mảnh đất cao ráo, dài hơn 1000m, thế đất hình con xà và xung quanh là cảnh làng xóm trù phú, cánh đồng lúa bao bọc (đình quay hướng Đông, đuôi con xà ngoảnh hướng Tây là vị trí của ngôi chùa).

    Đình Vân Tra là nơi nhân dân địa phương tôn thờ Đào Lôi, hiệu là Lôi Công - một công thần dưới triều vua Lý Thái Tông (1028 1054). Bản gia phả họ Đỗ ở làng Vân Tra cho biết, Đào Lôi là con Đào Cam Mộc, mẹ người họ Đỗ, tên Uyển, người làng Vân Tra. Hai cha con ông đều có công phò nhà Lý, giữ chức quan to trong triều.


    Đình Vân Tra kết cấu kiểu chữ tam ((((), ngoài giá trị thờ cúng, bản thân kiến trúc còn phản ánh một nhận thức về vũ trụ của người xưa qua các yếu tố cơ bản: thiên, địa, nhân (trời, đất và con người). Phía trước đình có hồ nước lớn, trong xanh, tạo môi trường cảnh quan tươi tốt. Kiến trúc chính của đình gồm 3 toà nhà, nhưng số gian ở mỗi toà kiến trúc có khác nhau. Các toà nhà có bộ mái kề sát nhau, tạo chiều sâu cho nội thất kiến trúc, thành thể liên hoàn thuận lợi cho việc thờ cúng, bài trí đồ vật thêm rộng rãi. Ngoài giá trị lịch sử mà bản thân di tích hàm chứa, đình Vân Tra đã bảo lưu được nhiều cổ vật có giá trị như: Sắc phong của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam từ thời Lê Trung Hưng, thời Tây Sơn, đến thời Nguyễn; cỗ kiệu bát cống mang hình tượng khối rồng điệu; bát hương đại bằng đá, bằng đồng; bức đại tự treo dưới xà hạ của hai toà kiến trúc: tiền đường và cung bên trong, nổi bật lên những điểm trang trí xung quanh khung chữ nhật của bức đại tự với các biểu tượng rồng, mây, hoa lá quí, chạm nổi và khắc chìm.
    Đình Vân Tra là một trong số rất ít những công trình kiến trúc cổ ở Hải Phòng chứng minh cho truyền thống anh dũng chống ngoại xâm trong kỷ nguyên văn hoá Lý - Trần ở nước ta nói chung và mảnh đất Hải Phòng ngày nay nói riêng.
    Cùng như nhiều làng quê khác không thể thiếu vắng mái chùa Phật, chùa làng Vân Tra có tên chữ là Nhuệ Quang Tự, gắn bó lâu đời với lịch sử làng xã Vân Tra. Triều Hậu Lý, bà Đỗ Thị Uyển thân sinh ra Thái uý Thành quốc công Đào Văn Lôi qui tại chùa làng, xây dựng theo kiểu kiến trúc hoàn chỉnh trong khuôn viên rộng 14 sào bắc bộ. Hiện tại, chùa còn lưu giữ được một số cổ vật có giá trị như cây trúc đài đá niên hiệu Lê Vĩnh Thịnh (1709); bộ tượng tứ pháp 4 pho; 2 pho tượng quan âm trong tư thế đứng thuyết pháp trên đài sen (thuộc dòng tượng Đồng Minh, Vĩnh Bảo); quả chuông đồng cao 102cm; mộ tháp gạch cổ niên đại thời Hậu Lê...Ngoài kiến trúc hậu cung chứa toà Phật điện còn tương đối nguyên vẹn, phần lớn các kiến trúc bổ trợ khác như gác chuông tam quan, nhà tăng của ngôi chùa đã và đang được nhân dân và chính quyền địa phương tu tạo.
    Tóm lại, chùa Vân Tra (Nhuệ Quang Tự) có nguồn gốc từ lâu đời, gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp của gia đình Đào Lôi. Chùa Vân Tra giữ vị trí quan trọng trong việc truyền bá Phật pháp và xây dựng các ngôi chùa mới ở huyện An Dương xưa... Chùa Vân Tra còn là biểu tượng của dự ngưỡng mộ của nhân dân địa phương với những người có công với nước, với làng.
    Đình Chùa Vân Tra gắn liền với tâm tư tình cảm của người dân địa phương trong quá trình lịch sử đất nước chống ngoại xâm và xây dựng hoà bình. Cụm di tích lịch sử - văn hoá đình chùa Vân Tra đã được Bộ Văn hoá thông tin cấp bằng công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia ngày 25-1-1994

  9. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3

    Cát Hải là huyện đảo xinh xắn, vùng đất nước được thiên nhiên ưu đãi với núi rừng hùng vĩ, biển cả mênh mông, thung áng màu mỡ. Thế đứng đầu gối sơn, chân đạp thủy đã tạo cho Cát Hải tiềm năng lớn, đặc biệt là đảo Cát Bà, nơi thuận lợi phát triển thủy sản, du lịch và dịch vụ.

    - Vị trí địa lý: Là quần đảo, nằm về phía Đông nam thành phố Hải Phòng; Trung tâm Huyện lỵ cách nội thành Hải Phòng 60 km; cách thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) 65 km.
    - Diện tích tự nhiên 350 km2
    - Dân số: 27.390 người
    - Đơn vị hành chính: 10 xã, 2 thị trấn

    * Cát Bà hòn đảo Ngọc:

    Cát Bà là đảo lớn nhất trong số 1.969 hòn đảo của quần thể đảo Vịnh Hạ Long. Thiên nhiên ở đây hoang sơ, rừng, biển, sông, suối, núi, đồi, thung lũng, bãi cát, hang động, xen kẽ gắn kết với nhau tạo nên nhiều cảnh đẹp kỳ thú. Rừng Quốc gia Cát Bà rộng 15.200 ha có khu rừng nguyên sinh nhiệt đới rộng 570 ha với hệ thống động thực vật vô cùng phong phú đặc trưng là loài Voọc đầu trắng và cây Kim Giao. Đảo Cát Bà một tấm thảm xanh khổng lồ chứa đựng nhiều bí ẩn, hấp dẫn. Cát Bà xứng đáng là khu dự trữ sinh quyển thứ ba của Việt Nam. Cát Bà còn có di chỉ Cái Bèo thuộc nền văn hoá Hạ Long, dân cư đã sinh sống cách đây 6475 - 4200 năm. Với vẻ đẹp quyến rũ do thiên nhiên ban tặng, Cát Bà đang được coi là một trong những trung tâm du lịch sinh thái cấp quốc gia rất hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

    Những ai có dịp đến với Cát Bà nhiều năm trước đây, nay có dịp trở lại sẽ không khỏi ngỡ ngàng về sự thay da đổi thịt. Những ngôi nhà cao tầng khang trang, những con tàu cao tốc chở khách hiện đại, những tàu thuyền đánh cá vươn khơi ngày đêm ra vào tấp nập, và hàng trăm bè nổi nuôi trồng thủy sản, kết hợp với dịch vụ du lịch xếp thành hàng như đêm hội hoa đăng trên biển. Cơ sở vật chất dịch vụ du lịch những năm gần đây được đầu tư với tốc độ nhanh. Năm 1994 mới chỉ có 3 khách sạn với 61 phòng nghỉ, đến năm 2003 Cát Bà đã có gần 80 khách sạn, nhà nghỉ với khoảng 1.500 phòng, có khả năng đón trên 4.000 lượt khách/ngày; 300.000 lượt khách/năm.

    Cát Bà được biết đến với phong cảnh hoang sơ, môi trường trong lành, những dãy núi đá vôi trùng điệp, xen kẽ là những bãi cát vàng, bãi san hô, là nơi có thể tổ chức các loại hình tắm biển, vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch tham quan rừng biển, du lịch văn hoá. Trên đảo có rừng nguyên sinh nhiệt đới đa dạng hệ động thực vật, nhiều thung lũng, hang động có giá trị du lịch như động Quân Y, Trung Trang, Thiên Long, Hoa Cương...

    Đến với đảo Cát Bà, một danh lam thắng cảnh, một vùng thiên nhiên có hồn của lịch sử, chúng ta sẽ cùng khám phá thêm những điều kỳ diệu còn ẩn chứa trong lòng di sản thiên nhiên nổi tiếng Cát Bà.

    Cát Bà - Thắng cảnh du lịch nổi tiếng của Hải Phòng và cả nước, một trong những Trung tâm du lịch sinh thái của Quốc gia và cũng là Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá vùng Duyên hải Bắc Bộ.

    * Thủy sản - Du lịch, ngành kinh tế mũi nhọn:

    Tiềm năng phát triển thủy sản và du lịch - dịch vụ ở Cát Hải là rất lớn. Trong đó, ngành Thủy sản những năm qua đã được tập trung phát triển theo hướng truyền thống: ưu tiên khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ. Hướng đi đúng đã giúp ngành Thủy sản Cát Hải nói riêng, Hải Phòng nói chung khắc phục nhiều khó khăn, nâng dần nhịp độ phát triển. Nuôi trồng thủy sản bằng ***g bè và nuôi nhuyễn thể bãi triều phát triển chiếm tỷ trọng cơ bản trong ngành. Đây là một hướng đi đúng, phù hợp với điều kiện tự nhiên, môi trường, đánh thức tiềm năng vùng biển Cát Bà. Trên diện tích 3.000 ha bãi triều, 1.500 ha mặt nước biển người dân trên Huyện đảo Cát Hải đã tiến hành nuôi cá song, cá hồng, cá giò, kết hợp thả một số loài giáp xác, nhuyễn thể như: bề bề, tu hài, vẹm xanh, sò... Riêng khu vực bến Tùng Vụng và Vịnh Lan Hạ có 18.000m2 ô ***g. Giá trị tổng sản lượng nuôi trồng đạt trên 50.400 triệu đồng hàng năm. Lĩnh vực chế biến thủy sản đa dạng, đông lạnh xuất khẩu thủy sản khô, sản xuất nước mắm truyền thống có chất lượng cao được cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng Quốc tế HACCP.

    Cát Hải đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Lượng khách tăng bình quân 25% năm, riêng năm 2002 đạt trên 205.000 lượt khách (tăng gấp 2 lần so với năm 2000). Doanh thu từ du lịch tăng xấp xỉ 19% năm, riêng năm 2002 đạt 65 tỷ đồng.

    Cát Bà đang ngày càng tỏ rõ ưu thế trong phát triển Du lịch - Dịch vụ. Một trong những động lực lớn tạo lên ưu thế đó, chính là sự góp mặt ngày càng nhiều dự án đầu tư phát triển du lịch - dịch vụ. Theo quy hoạch phát triển của Hải Phòng và Tổng cục Du lịch, Cát Bà đã và đang trở thành trung tâm thu hút giới đầu tư. Hàng loạt các dự án lớn đang được triển khai sẽ mang lại sắc thái, diện mạo mới cho Cát Hải trong thời gian tới. Thực tế cho thấy, tuyến đường du lịch Gia Luận - Cát Cò, dự án nạo vét Vụng Tùng Dinh với tổng vốn đầu tư hơn 100 tỷ đồng, dự án cấp nước sạch Cát Bà, dự án xây dựng khách sạn 17 tầng, xây dựng khu lịch sinh thái... được hoàn thành đã tạo bước tăng trưởng khá cao của ngành du lịch Cát Hải trong thời gian qua, tạo đà cho sự tăng trưởng nhảy vọt trong giai đoạn tới.

    * Kết cấu hạ tầng ngày càng phát triển:

    Những năm qua, công tác xây dựng cơ sở hạ tầng được triển khai mạnh mẽ, đạt hiệu quả cao. Theo đó, hướng đầu tư chính của Cát Hải là tập trung các nguồn vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật nhằm đẩy nhanh tiến trình đầu tư phát triển Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá và Trung tâm du lịch dịch vụ trên đảo Cát Bà. Theo quy hoạch của thành phố Cát Hải, Cát Bà sẽ mở rộng quy mô về hướng Tây, gồm các xã Trân Châu, Xuân Đám, Phù Long, Hiền Hào. Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sự nghiệp phát triển văn hoá, xã hội trên địa bàn; từng bước cao tầng hoá trường học, nâng cấp bệnh viện, trạm Y tế cơ sở. Để hoàn tất các công trình xây dựng cơ bản, tổng số các nguồn vốn đầu tư trong 2 năm 2001-2002 là 28.717 triệu đồng và tổng mức đầu tư trên địa bàn đạt 433.100 triệu đồng.

    Những người lâu ngày mới có dịp trở lại Cát Hải sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi sự thay đổi nhanh chóng của hệ thống giao thông Huyện. Đến nay, 100% các tuyến đường liên xã, liên thôn đã được nhựa hoặc bê tông hoá; đường xuyên đảo Đình Vũ - Cát Hải - Cát Bà, đường du lịch nối Cát Bà - Gia Luận với Tuần Châu Quảng Ninh đã đem lại sắc màu mới trong giao thông. Các phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều, khối lượng vận chuyển khách và hàng hoá tăng nhanh. Đặc biệt, gần chục tàu thủy cao tốc phục vụ nhu cầu đi lại giữa đảo và đất liền tạo ra sức phát triển kinh tế du lịch và dân sinh.

    * Văn hoá - Xã hội:

    Cùng với đầu tư phát triển kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng, các hoạt động văn hoá xã hội được quan tâm đầu tư và đã có bước phát triển mới. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, hệ thống trường lớp được mở rộng, Huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao phát triển mạnh mẽ, mức hưởng thụ văn hoá văn nghệ của nhân dân ngày càng được nâng cao, các chính sách xã hội được quan tâm giải quyết, chương trình xoá đói giảm nghèo có chuyển biến tích cực, đến nay toàn Huyện không còn hộ đói, hộ nghèo giảm còn 4,2%. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt./.

  10. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3

    Cát Hải là huyện đảo xinh xắn, vùng đất nước được thiên nhiên ưu đãi với núi rừng hùng vĩ, biển cả mênh mông, thung áng màu mỡ. Thế đứng đầu gối sơn, chân đạp thủy đã tạo cho Cát Hải tiềm năng lớn, đặc biệt là đảo Cát Bà, nơi thuận lợi phát triển thủy sản, du lịch và dịch vụ.

    - Vị trí địa lý: Là quần đảo, nằm về phía Đông nam thành phố Hải Phòng; Trung tâm Huyện lỵ cách nội thành Hải Phòng 60 km; cách thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) 65 km.
    - Diện tích tự nhiên 350 km2
    - Dân số: 27.390 người
    - Đơn vị hành chính: 10 xã, 2 thị trấn

    * Cát Bà hòn đảo Ngọc:

    Cát Bà là đảo lớn nhất trong số 1.969 hòn đảo của quần thể đảo Vịnh Hạ Long. Thiên nhiên ở đây hoang sơ, rừng, biển, sông, suối, núi, đồi, thung lũng, bãi cát, hang động, xen kẽ gắn kết với nhau tạo nên nhiều cảnh đẹp kỳ thú. Rừng Quốc gia Cát Bà rộng 15.200 ha có khu rừng nguyên sinh nhiệt đới rộng 570 ha với hệ thống động thực vật vô cùng phong phú đặc trưng là loài Voọc đầu trắng và cây Kim Giao. Đảo Cát Bà một tấm thảm xanh khổng lồ chứa đựng nhiều bí ẩn, hấp dẫn. Cát Bà xứng đáng là khu dự trữ sinh quyển thứ ba của Việt Nam. Cát Bà còn có di chỉ Cái Bèo thuộc nền văn hoá Hạ Long, dân cư đã sinh sống cách đây 6475 - 4200 năm. Với vẻ đẹp quyến rũ do thiên nhiên ban tặng, Cát Bà đang được coi là một trong những trung tâm du lịch sinh thái cấp quốc gia rất hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

    Những ai có dịp đến với Cát Bà nhiều năm trước đây, nay có dịp trở lại sẽ không khỏi ngỡ ngàng về sự thay da đổi thịt. Những ngôi nhà cao tầng khang trang, những con tàu cao tốc chở khách hiện đại, những tàu thuyền đánh cá vươn khơi ngày đêm ra vào tấp nập, và hàng trăm bè nổi nuôi trồng thủy sản, kết hợp với dịch vụ du lịch xếp thành hàng như đêm hội hoa đăng trên biển. Cơ sở vật chất dịch vụ du lịch những năm gần đây được đầu tư với tốc độ nhanh. Năm 1994 mới chỉ có 3 khách sạn với 61 phòng nghỉ, đến năm 2003 Cát Bà đã có gần 80 khách sạn, nhà nghỉ với khoảng 1.500 phòng, có khả năng đón trên 4.000 lượt khách/ngày; 300.000 lượt khách/năm.

    Cát Bà được biết đến với phong cảnh hoang sơ, môi trường trong lành, những dãy núi đá vôi trùng điệp, xen kẽ là những bãi cát vàng, bãi san hô, là nơi có thể tổ chức các loại hình tắm biển, vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch tham quan rừng biển, du lịch văn hoá. Trên đảo có rừng nguyên sinh nhiệt đới đa dạng hệ động thực vật, nhiều thung lũng, hang động có giá trị du lịch như động Quân Y, Trung Trang, Thiên Long, Hoa Cương...

    Đến với đảo Cát Bà, một danh lam thắng cảnh, một vùng thiên nhiên có hồn của lịch sử, chúng ta sẽ cùng khám phá thêm những điều kỳ diệu còn ẩn chứa trong lòng di sản thiên nhiên nổi tiếng Cát Bà.

    Cát Bà - Thắng cảnh du lịch nổi tiếng của Hải Phòng và cả nước, một trong những Trung tâm du lịch sinh thái của Quốc gia và cũng là Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá vùng Duyên hải Bắc Bộ.

    * Thủy sản - Du lịch, ngành kinh tế mũi nhọn:

    Tiềm năng phát triển thủy sản và du lịch - dịch vụ ở Cát Hải là rất lớn. Trong đó, ngành Thủy sản những năm qua đã được tập trung phát triển theo hướng truyền thống: ưu tiên khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ. Hướng đi đúng đã giúp ngành Thủy sản Cát Hải nói riêng, Hải Phòng nói chung khắc phục nhiều khó khăn, nâng dần nhịp độ phát triển. Nuôi trồng thủy sản bằng ***g bè và nuôi nhuyễn thể bãi triều phát triển chiếm tỷ trọng cơ bản trong ngành. Đây là một hướng đi đúng, phù hợp với điều kiện tự nhiên, môi trường, đánh thức tiềm năng vùng biển Cát Bà. Trên diện tích 3.000 ha bãi triều, 1.500 ha mặt nước biển người dân trên Huyện đảo Cát Hải đã tiến hành nuôi cá song, cá hồng, cá giò, kết hợp thả một số loài giáp xác, nhuyễn thể như: bề bề, tu hài, vẹm xanh, sò... Riêng khu vực bến Tùng Vụng và Vịnh Lan Hạ có 18.000m2 ô ***g. Giá trị tổng sản lượng nuôi trồng đạt trên 50.400 triệu đồng hàng năm. Lĩnh vực chế biến thủy sản đa dạng, đông lạnh xuất khẩu thủy sản khô, sản xuất nước mắm truyền thống có chất lượng cao được cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng Quốc tế HACCP.

    Cát Hải đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Lượng khách tăng bình quân 25% năm, riêng năm 2002 đạt trên 205.000 lượt khách (tăng gấp 2 lần so với năm 2000). Doanh thu từ du lịch tăng xấp xỉ 19% năm, riêng năm 2002 đạt 65 tỷ đồng.

    Cát Bà đang ngày càng tỏ rõ ưu thế trong phát triển Du lịch - Dịch vụ. Một trong những động lực lớn tạo lên ưu thế đó, chính là sự góp mặt ngày càng nhiều dự án đầu tư phát triển du lịch - dịch vụ. Theo quy hoạch phát triển của Hải Phòng và Tổng cục Du lịch, Cát Bà đã và đang trở thành trung tâm thu hút giới đầu tư. Hàng loạt các dự án lớn đang được triển khai sẽ mang lại sắc thái, diện mạo mới cho Cát Hải trong thời gian tới. Thực tế cho thấy, tuyến đường du lịch Gia Luận - Cát Cò, dự án nạo vét Vụng Tùng Dinh với tổng vốn đầu tư hơn 100 tỷ đồng, dự án cấp nước sạch Cát Bà, dự án xây dựng khách sạn 17 tầng, xây dựng khu lịch sinh thái... được hoàn thành đã tạo bước tăng trưởng khá cao của ngành du lịch Cát Hải trong thời gian qua, tạo đà cho sự tăng trưởng nhảy vọt trong giai đoạn tới.

    * Kết cấu hạ tầng ngày càng phát triển:

    Những năm qua, công tác xây dựng cơ sở hạ tầng được triển khai mạnh mẽ, đạt hiệu quả cao. Theo đó, hướng đầu tư chính của Cát Hải là tập trung các nguồn vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật nhằm đẩy nhanh tiến trình đầu tư phát triển Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá và Trung tâm du lịch dịch vụ trên đảo Cát Bà. Theo quy hoạch của thành phố Cát Hải, Cát Bà sẽ mở rộng quy mô về hướng Tây, gồm các xã Trân Châu, Xuân Đám, Phù Long, Hiền Hào. Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sự nghiệp phát triển văn hoá, xã hội trên địa bàn; từng bước cao tầng hoá trường học, nâng cấp bệnh viện, trạm Y tế cơ sở. Để hoàn tất các công trình xây dựng cơ bản, tổng số các nguồn vốn đầu tư trong 2 năm 2001-2002 là 28.717 triệu đồng và tổng mức đầu tư trên địa bàn đạt 433.100 triệu đồng.

    Những người lâu ngày mới có dịp trở lại Cát Hải sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi sự thay đổi nhanh chóng của hệ thống giao thông Huyện. Đến nay, 100% các tuyến đường liên xã, liên thôn đã được nhựa hoặc bê tông hoá; đường xuyên đảo Đình Vũ - Cát Hải - Cát Bà, đường du lịch nối Cát Bà - Gia Luận với Tuần Châu Quảng Ninh đã đem lại sắc màu mới trong giao thông. Các phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều, khối lượng vận chuyển khách và hàng hoá tăng nhanh. Đặc biệt, gần chục tàu thủy cao tốc phục vụ nhu cầu đi lại giữa đảo và đất liền tạo ra sức phát triển kinh tế du lịch và dân sinh.

    * Văn hoá - Xã hội:

    Cùng với đầu tư phát triển kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng, các hoạt động văn hoá xã hội được quan tâm đầu tư và đã có bước phát triển mới. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, hệ thống trường lớp được mở rộng, Huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao phát triển mạnh mẽ, mức hưởng thụ văn hoá văn nghệ của nhân dân ngày càng được nâng cao, các chính sách xã hội được quan tâm giải quyết, chương trình xoá đói giảm nghèo có chuyển biến tích cực, đến nay toàn Huyện không còn hộ đói, hộ nghèo giảm còn 4,2%. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt./.

Chia sẻ trang này