1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhớ về Hải Phòng

Chủ đề trong 'Đức (German Club)' bởi caphechieuthubay, 26/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3

    Sơ lược lịch sử vùng đất và con người Kiến Thụy



    Thuở xa xưa, Kiến Thuỵ là vùng đất hội tụ cư dân từ các nơi như: Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hoá... Lịch sử hình thành vùng đất này là lịch sử đoàn kết chống chọi thiên nhiên, bão lũ, sóng thần và thau chua rửa mặn. Cấu trúc làng xã, cách quản lý xã hội của các xã trong huyện đều bắt nguồn từ các tỉnh đồng bằng sông Hồng.

    Kiến Thuỵ từng thuộc đất Dương Kinh - kinh đô thứ 2 của triều Mạc (1527 - 1592). Cho đến nay, trên mảnh đất lịch sử này còn lưu lại nhiều dấu tích lịch sử. Đó là những đình chùa cổ kính với những phong cách kiến trúc độc đáo. Tiêu biểu là đền Mõ, thờ Quỳnh Trân Công Chúa thời Trần, người có công khai khẩn đất hoang, lập nên làng xã. Chùa Hoà Liễu thờ đức Thánh mẫu của vua Mạc Đăng Dung hầu như còn nguyên vẹn. Ngoài ra, huyện Kiến Thụy còn có miếu Cốc thờ Chử Đồng Tử, chùa Khánh Long thờ Tướng công Phạm Hải thời Hùng Vương thứ 18, đình Ninh Hải thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, đình Kim Sơn - di tích kháng chiến chống Nhật.

    Lễ thông xe đường Phạm Văn Đồng
    Truyền thống hiếu học là một trong những niềm tự hào của người Kiến Thuỵ. Thời phong kiến, toàn huyện có 14 tiến sĩ, trong số đó có các tên tuổi tiêu biểu như: Bùi Đình Dự, Hoàng Giáp, Bùi Phổ, Trần Bá Lương... Đặc biệt, thời nhà Mạc hưng thịnh nhất, những chức vụ chủ chốt của triều đình đều do người huyện Nghi Dương - vùng thuộc Kiến Thuỵ ngày nay nắm giữ như: Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh, Mạc Kính Điển, Phạm Gia Mô, Nguyễn Như Quế...
    Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, Kiến Thuỵ đã lập nhiều chiến công, góp phần vào các chiến thắng oanh liệt của dân tộc. Năm 776, Trương Niều (người làng Do Lễ) cùng Phùng Hưng chống xâm lược nhà Đường. Năm 1287 - 1288, quân Nguyên Mông xâm lược nước ta lần thứ 3, Hữu tướng quân Vũ Hải tuyên chiến với Ô Mã Nhi tại cửa Đại Bàng... Kiến Thuỵ tự hào với cuộc khởi nghĩa 12-7-1945 và cuộc chống càn 8-4-1945 của nhân dân xã Kim Sơn lật đổ chính quyền tay sai bán nước, lập nên chính quyền cách mạng đầu tiên của vùng châu thổ sông Hồng, trước khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra trên phạm vi toàn quốc. Trong kháng chiến chống Pháp, Kiến Thuỵ còn là nơi tập kết lực lượng chủ lực trong trận tập kích sân bay Cát Bi, làm nên trận "Cát Bi rực lửa" lưu danh trong lịch sử Cách mạng Thành phố Hoa Phượng Đỏ. Kháng chiến chống Mĩ, Kiến Thuỵ cùng nhân dân Hải Phòng hết lòng hết sức, vừa là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến lớn miền Nam, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ, bắn cháy nhiều tàu chiến và máy bay bằng súng bộ binh.
    Với những thành tích xuất sắc, năm 1999, Đảng bộ và nhân dân Kiến Thuỵ vinh dự nhận danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".

  2. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3

    Sơ lược lịch sử vùng đất và con người Kiến Thụy



    Thuở xa xưa, Kiến Thuỵ là vùng đất hội tụ cư dân từ các nơi như: Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hoá... Lịch sử hình thành vùng đất này là lịch sử đoàn kết chống chọi thiên nhiên, bão lũ, sóng thần và thau chua rửa mặn. Cấu trúc làng xã, cách quản lý xã hội của các xã trong huyện đều bắt nguồn từ các tỉnh đồng bằng sông Hồng.

    Kiến Thuỵ từng thuộc đất Dương Kinh - kinh đô thứ 2 của triều Mạc (1527 - 1592). Cho đến nay, trên mảnh đất lịch sử này còn lưu lại nhiều dấu tích lịch sử. Đó là những đình chùa cổ kính với những phong cách kiến trúc độc đáo. Tiêu biểu là đền Mõ, thờ Quỳnh Trân Công Chúa thời Trần, người có công khai khẩn đất hoang, lập nên làng xã. Chùa Hoà Liễu thờ đức Thánh mẫu của vua Mạc Đăng Dung hầu như còn nguyên vẹn. Ngoài ra, huyện Kiến Thụy còn có miếu Cốc thờ Chử Đồng Tử, chùa Khánh Long thờ Tướng công Phạm Hải thời Hùng Vương thứ 18, đình Ninh Hải thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, đình Kim Sơn - di tích kháng chiến chống Nhật.

    Lễ thông xe đường Phạm Văn Đồng
    Truyền thống hiếu học là một trong những niềm tự hào của người Kiến Thuỵ. Thời phong kiến, toàn huyện có 14 tiến sĩ, trong số đó có các tên tuổi tiêu biểu như: Bùi Đình Dự, Hoàng Giáp, Bùi Phổ, Trần Bá Lương... Đặc biệt, thời nhà Mạc hưng thịnh nhất, những chức vụ chủ chốt của triều đình đều do người huyện Nghi Dương - vùng thuộc Kiến Thuỵ ngày nay nắm giữ như: Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh, Mạc Kính Điển, Phạm Gia Mô, Nguyễn Như Quế...
    Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, Kiến Thuỵ đã lập nhiều chiến công, góp phần vào các chiến thắng oanh liệt của dân tộc. Năm 776, Trương Niều (người làng Do Lễ) cùng Phùng Hưng chống xâm lược nhà Đường. Năm 1287 - 1288, quân Nguyên Mông xâm lược nước ta lần thứ 3, Hữu tướng quân Vũ Hải tuyên chiến với Ô Mã Nhi tại cửa Đại Bàng... Kiến Thuỵ tự hào với cuộc khởi nghĩa 12-7-1945 và cuộc chống càn 8-4-1945 của nhân dân xã Kim Sơn lật đổ chính quyền tay sai bán nước, lập nên chính quyền cách mạng đầu tiên của vùng châu thổ sông Hồng, trước khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra trên phạm vi toàn quốc. Trong kháng chiến chống Pháp, Kiến Thuỵ còn là nơi tập kết lực lượng chủ lực trong trận tập kích sân bay Cát Bi, làm nên trận "Cát Bi rực lửa" lưu danh trong lịch sử Cách mạng Thành phố Hoa Phượng Đỏ. Kháng chiến chống Mĩ, Kiến Thuỵ cùng nhân dân Hải Phòng hết lòng hết sức, vừa là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến lớn miền Nam, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ, bắn cháy nhiều tàu chiến và máy bay bằng súng bộ binh.
    Với những thành tích xuất sắc, năm 1999, Đảng bộ và nhân dân Kiến Thuỵ vinh dự nhận danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".

  3. caphechieuthubay

    caphechieuthubay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    1.129
    Đã được thích:
    0
        Mày ơi, hôm nay có người bảo tao ngốc , để cho người khác lợi dụng...Chẳng biết làm thế nào mày ạ, biết là mình không đúng, nhưng không thể hành động trái lương tâm . Thế là  cười chẳng giải thích          Ừ, nói gì đây..khi mình sai. Nói gì đây...khi người và người với nhau ...mà cũng thế          Đôi khi muốn thay đổi bản thân để bắt nhịp được cuộc sống, đôi khi cũng muốn tính toán, đôi khi cũng muốn thử làm người xấu ...nhưng sao khó thế . Giờ mới biết giống mày cái tính cả nghĩ...Bạn bè mình , đứa chín lạng đứa nửa cân          
               Mong đến chủ nhật để nói chuyện với mày .
  4. caphechieuthubay

    caphechieuthubay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    1.129
    Đã được thích:
    0
        Mày ơi, hôm nay có người bảo tao ngốc , để cho người khác lợi dụng...Chẳng biết làm thế nào mày ạ, biết là mình không đúng, nhưng không thể hành động trái lương tâm . Thế là  cười chẳng giải thích          Ừ, nói gì đây..khi mình sai. Nói gì đây...khi người và người với nhau ...mà cũng thế          Đôi khi muốn thay đổi bản thân để bắt nhịp được cuộc sống, đôi khi cũng muốn tính toán, đôi khi cũng muốn thử làm người xấu ...nhưng sao khó thế . Giờ mới biết giống mày cái tính cả nghĩ...Bạn bè mình , đứa chín lạng đứa nửa cân          
               Mong đến chủ nhật để nói chuyện với mày .
  5. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3
    Quán hoa trung tâm thành phố được xây dựng vào cuối năm 1941 do Đốc Lý Luyxiani chủ trì việc thiết kế và Chánh lục lộ Gôchiê phụ trách thiết kế mỹ thuật.

    Mẫu quán lấy 04 cột gỗ tròn làm trụ, mái cong, lợp mái ngói mũi hài vừa kết hợp giữa phương Tây và phương Đông được coi là hài hoà giữa không gian phố phường. Mỗi quán rộng 20 m2, cao gần 4 m, cách nhau 6 m. Tất cả các quán trải dài trên diện tích 300 m2. Gần đây, thành phố mở con đường đằng sau quán hoa vừa đẹp thêm cảnh quan thuận tiện cho kẻ mua, người bán. Quán hoa Hải Phòng từ lâu đã là nguồn cảm hứng của các hoạ sĩ, các nghệ sĩ nhiếp ảnh khi vẽ và chụp ảnh nghệ thuật về Hải Phòng.
  6. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3
    Quán hoa trung tâm thành phố được xây dựng vào cuối năm 1941 do Đốc Lý Luyxiani chủ trì việc thiết kế và Chánh lục lộ Gôchiê phụ trách thiết kế mỹ thuật.

    Mẫu quán lấy 04 cột gỗ tròn làm trụ, mái cong, lợp mái ngói mũi hài vừa kết hợp giữa phương Tây và phương Đông được coi là hài hoà giữa không gian phố phường. Mỗi quán rộng 20 m2, cao gần 4 m, cách nhau 6 m. Tất cả các quán trải dài trên diện tích 300 m2. Gần đây, thành phố mở con đường đằng sau quán hoa vừa đẹp thêm cảnh quan thuận tiện cho kẻ mua, người bán. Quán hoa Hải Phòng từ lâu đã là nguồn cảm hứng của các hoạ sĩ, các nghệ sĩ nhiếp ảnh khi vẽ và chụp ảnh nghệ thuật về Hải Phòng.
  7. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3

    Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong số người thuộc dòng họ Nguyễn ở Cổ Am
    Cổ Am - mảnh đất giàu nguyên khí.
    Chẳng biết từ bao giờ, người dân khắp nơi trong vùng đã truyền miệng câu; "Đông Cổ Am, nam Hành Thiện" để chỉ về những vùng đất học nổi tiếng từ xa xưa. Tuy Cổ Am chưa có người xuất chúng đứng đầu nhà nước nhưng ở thời nào mảnh đất nơi đây cũng sản sinh ra nhiều hiền tài cống hiến nhiều công lao to lớn cho quốc gia dân tộc.

    Nằm tận cùng phía đông nam huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng, nơi giáp ranh với huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, cái làng úm Mạt xưa (tên cũ của Cổ Am) lại được tạo lên bởi sự bồi đắp phù xa mầu mỡ từ hai con sông lớn là sông Thái Bình và sông Hoá. Phải chăng, chính tạo hoá đã ban cho mảnh đất nơi đây những tinh tuý của trời đất để rồi từ đó đã sản sinh ra bao thế hệ hiền tài như một tài nguyên vô giá của quốc gia. Trải qua bao thăng trầm của thời cuộc, Cổ Am vẫn bảo lưu trong mình một giá trị văn hóa sâu sắc, mang đậm truyền thống cần cù, hiếu học của người Việt Nam xưa và nay.
    Xưa kia, dưới thời Bắc thuộc, Cổ Am thuộc Châu Hồng. Đến thời nhà Lý, nhà Trần (thế kỷ XI -XIV) Cổ Am thuộc huyện Tứ Kỳ và Đồng Lại. Đời Lê Thánh Tông (1460 - 1497), Cổ Am thuộc huyện Vĩnh Lại phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương. Năm Minh Mạng thứ_XIX (1838), Cổ Am mới thuộc huyện Vĩnh Bảo tỉnh Kiến An.
    Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, mảnh đất Cổ Am có bề dày lịch sử từ rất lâu đời Ngay từ thời Hai Bà Trưng, khi nữ tướng Lê Chân kéo quân xuống Hải Phòng để tập hợp binh sĩ đánh đuổi quân xâm lược phương Bắc, Cổ Am đã là một căn cứ để luyện tập nghĩa quân. Rồi như đất lành chim đậu, nhân dân khắp nơi cứ tụ hội về đây khai khẩn đất đai, tập lên làng mạc và làm ăn sinh sống.
    Trong các thư tịch cổ, văn bia, tộc phả để lại thì ngay từ buổi sơ khai, những người về đây lập làng đã là ngươơơi có học thức sâu rộng. Họ tụ hội về đây với muôn vàn lý do: người cáo ban về ở ẩn, người lại từ bỏ chốn phồn hoa đô thị để về đây để sống một cuộc đời thanh bạch. Có kẻ lại muốn tìm cho mình một mảnh đất yên ả làm nơi tĩnh dưỡng tuổi già sau những tháng ngày bon chen nơi cung cấm...Cổ Am vô tình trở thành điểm dừng chân của các hiền nhân, kẻ sĩ. Cứ thế, đời này truyền cho đời kia, nền học vấn ở Cổ Am được bắt đầu từ đó và phát triển. Người ta dạy học theo kiểu cha truyền con nối mà không phải mất tiền của để thuê thầy, mướn thợ về nhà dạy học.
    Hơn ai hết, người Cổ Am hiểu rằng, để có được sự thành đạt như vậy từ xa xưa, tổ tiên của họ đã phải sống cảnh "nằm gai nếm mật ''''để đùi mài kinh sử. Thế hệ nọ nối tiếp thế hệ kia, họ cứ theo nhau mà học . Dường như người Cổ Am sinh ra là để học, họ học theo phong trào, học để rồi đỗ đạt. Người Cổ Am luôn coi học hành là việc quan trọng hàng đầu. Người ta cho học hành như một nhiệm vụ, một vinh dự cao cả, một tập quán thiêng liêng không thể thiếu trong đời sống của họ.
    Theo thống kê của các nhà chép sử địa phương, Cổ Am có tới 28 dòng họ. Trong đó, họ Trần và họ Đào là 2 dòng họ lớn nhất đồng thời cũng là 2 dòng họ có nhiều người đỗ đạt nhất. Cụ tổ của họ Trần là tiến sĩ Trần Lương Bật, đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ khoa Giáp Thân (1664). Ông làm quan tới chức hữu thị lang bộ binh. Rồi như Trần Công Hân, đỗ tiên sĩ năm Quý Sửu (1733) khi mới 32 tuổi .Ông là một trong "tứ hổ Tràng An", là một trong những người có học vấn uyên thâm bậc nhất thời bấy giờ. Ông làm tới chức thị chế viện hàn lâm. Tiến sĩ Trần Mỹ, triều Thanh Thái thứ ba khoa Tân mão( 189l), ông làm tới chức quan Thượng thư. Đến những năm đầu thế kỷ XX, hai cây bút từng danh của đất Cổ Am là văn sĩ Trần Tiêu và nhà văn Khái Hưng (Trần Khánh Dư)- cây bút trụ cột của nhóm Tự lực văn đoàn. Giáo sư Trần Bảng - Vụ trưởng vụ nghệ thuật chèo, nghệ sĩ Trần Lực... và còn nhiều các giáo sư, tiến sĩ tiêu biểu khác cũng được sinh ra tại nơi đây .
    Nhưng dòng họ có nhiều người đỗ đạt nhất Cổ Am, phải kể đến họ Đào. Chỉ tính riêng từ 1784 đến 1900 dưới triều Nguyễn, họ Đào có tới hơn 10 người đỗ tiến sĩ ở các cương vị khác nhau. Tiêu biểu như cụ Đào Trọng Thiều làm tới chức hàn lâm viện thị độc học sĩ. Đào Trọng Kinh giữ chức huấn đạo trung thuận đại phu. Đào Trọng Kỳ (cụ nội của đương kim chủ tịch UBND huyện Vĩnh Bảo - Đào Trọng Giao) Thượng thư bộ lại, hiệp biên đại học sĩ. Và giờ đây có đương kim Bộ trưởng Bộ Bưu chính viễn thông, Đỗ Trung Tá, Giáo sư - tiến sĩ Đào Trọng Thi - Uỷ viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, giáo sư Đào Nguyên Cát - Tổng biên tập Thời báo kinh tế Việt Nam, giáo sư Đào Mạnh Thuật , Vụ trưởng vụ đào tạo, Đào An nguyên chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng...và hơn 30 giáo sư, tiến sĩ nổi tiếng đang đảm nhiệm những trọng trách quan trọng khác.
    Họ Nguyễn ở Cổ Am cũng là họ có khá nhiều người đỗ đạt. Theo truyền thuyết để lại thì trạng Trình Nguyễn Bình Khiêm là một trong số người thuộc dòng họ Nguyễn ở đây.
    Trong danh sách các vị đậu thi Hương triều Nguyễn tại làng Cổ Am (trích trong cuốn Quốc triều Hương khoa Lục tại viện Hán nôm do quan đại thần Cao Xuân Dục chủ biên ) có tới trên 20 người đỗ tiến sĩ. Một con sôôô không phải bất cứ vùng quê nào cũng có được.
    Cổ Am không chỉ là đất học từ thời xa xưa mà cho đến bây giờ, thế hệ con cháu những người Cổ Am vẫn không, ngừng phát huy truyền thống hiếu học của ông cha mình. Với một xã chỉ rộng 337 ha và hơn nghìn hộ dân, nhưng nhân tài ở Cổ Am thì không hề khiêm tốn. Vài năm gần đây, số học sinh Phổ thông vào đại học ở Cổ Am trung bình khoảng trên 40 người, đó là chưa kể số vào các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Nếu ở đâu đó chuyện một gia đình có 3- 4 người học đại học là hiếm thì ở Cổ Am đó, là điều dường như rất đỗi bình thường. Cả xã Cổ Am hiện có hơn chục gia đình có từ 3- 4 con học đại học. Trong số đó có những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như gia đình ông Đào Hữu Đông ở xóm 1 . Ông Đông bị thương binh hạng 2/4, vợ chỉ làm ruộng nhưng cả hai ông bà đều nuôi cả 4 người con ăn học đại học. Rồi như gia đình ông Trần Trọng Lực, ông Trần Đức Mấm, ông Hoàng Đình Giới đều có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nhưng họ vẫn nuôi được 3-4 người con đã và đang theo học đại học.
    Để có được sự kế thừa cho đất học như Cổ Am hôm nay không phải là chuyện ngẫu nhiên. Có lẽ, ít có địa phương nào lại làm tốt công tác khuyến học sớm như Cổ Am. Năm 1993, quỹ khuyến học ở đây đã được hình thành do sự phát hiện tìn của giáo sư Đào Trọng Côn- nguyên Hiệu trường trường Đại học nông nghiệp Huế. Sau khi về hưu, năm 1992, ông được một người bạn từ Pháp gửi tặng cuốn sách Quid của tác giả Robert Laffont nói về giải thưởng Nobel, ông liền nảy sinh việc thành lập ra quỹ khuyến học ở Cổ Am. Và từ đó, mỗi năm quỹ khuyến học ở đấy đã đóng góp hàng chục triệu đồng cho việc trao thưởng và giúp đỡ những học sinh nghèo học giỏi.
    Về Cổ Am, anh Đào Phú Thịnh - Chủ tịch xã tươi cười thấy tôi có vẻ ngạc nhiên khi nghe anh nói về thu nhập của người dân Cổ am: "Có được bộ mặt của Cổ Am như hôm nay, phần lớn do con cháu của xã đi ra ngoài khi thành đạt quay về đầu tư xây dựng, chứ xã tôi nghèo lắm, bình quân thu nhập đầu người chưa đầy l.800.000đồng/năm."
    Vâng ! đó chỉ là một phần đóng góp của người dân Cổ Am cho địa phương mình. Cái đóng góp to lớn kia hẳn phải là sự đóng góp cho đất nước, cho dân tộc bởi hiền tài mãi mãi là nguyên khí của quốc gia.


  8. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3

    Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong số người thuộc dòng họ Nguyễn ở Cổ Am
    Cổ Am - mảnh đất giàu nguyên khí.
    Chẳng biết từ bao giờ, người dân khắp nơi trong vùng đã truyền miệng câu; "Đông Cổ Am, nam Hành Thiện" để chỉ về những vùng đất học nổi tiếng từ xa xưa. Tuy Cổ Am chưa có người xuất chúng đứng đầu nhà nước nhưng ở thời nào mảnh đất nơi đây cũng sản sinh ra nhiều hiền tài cống hiến nhiều công lao to lớn cho quốc gia dân tộc.

    Nằm tận cùng phía đông nam huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng, nơi giáp ranh với huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, cái làng úm Mạt xưa (tên cũ của Cổ Am) lại được tạo lên bởi sự bồi đắp phù xa mầu mỡ từ hai con sông lớn là sông Thái Bình và sông Hoá. Phải chăng, chính tạo hoá đã ban cho mảnh đất nơi đây những tinh tuý của trời đất để rồi từ đó đã sản sinh ra bao thế hệ hiền tài như một tài nguyên vô giá của quốc gia. Trải qua bao thăng trầm của thời cuộc, Cổ Am vẫn bảo lưu trong mình một giá trị văn hóa sâu sắc, mang đậm truyền thống cần cù, hiếu học của người Việt Nam xưa và nay.
    Xưa kia, dưới thời Bắc thuộc, Cổ Am thuộc Châu Hồng. Đến thời nhà Lý, nhà Trần (thế kỷ XI -XIV) Cổ Am thuộc huyện Tứ Kỳ và Đồng Lại. Đời Lê Thánh Tông (1460 - 1497), Cổ Am thuộc huyện Vĩnh Lại phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương. Năm Minh Mạng thứ_XIX (1838), Cổ Am mới thuộc huyện Vĩnh Bảo tỉnh Kiến An.
    Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, mảnh đất Cổ Am có bề dày lịch sử từ rất lâu đời Ngay từ thời Hai Bà Trưng, khi nữ tướng Lê Chân kéo quân xuống Hải Phòng để tập hợp binh sĩ đánh đuổi quân xâm lược phương Bắc, Cổ Am đã là một căn cứ để luyện tập nghĩa quân. Rồi như đất lành chim đậu, nhân dân khắp nơi cứ tụ hội về đây khai khẩn đất đai, tập lên làng mạc và làm ăn sinh sống.
    Trong các thư tịch cổ, văn bia, tộc phả để lại thì ngay từ buổi sơ khai, những người về đây lập làng đã là ngươơơi có học thức sâu rộng. Họ tụ hội về đây với muôn vàn lý do: người cáo ban về ở ẩn, người lại từ bỏ chốn phồn hoa đô thị để về đây để sống một cuộc đời thanh bạch. Có kẻ lại muốn tìm cho mình một mảnh đất yên ả làm nơi tĩnh dưỡng tuổi già sau những tháng ngày bon chen nơi cung cấm...Cổ Am vô tình trở thành điểm dừng chân của các hiền nhân, kẻ sĩ. Cứ thế, đời này truyền cho đời kia, nền học vấn ở Cổ Am được bắt đầu từ đó và phát triển. Người ta dạy học theo kiểu cha truyền con nối mà không phải mất tiền của để thuê thầy, mướn thợ về nhà dạy học.
    Hơn ai hết, người Cổ Am hiểu rằng, để có được sự thành đạt như vậy từ xa xưa, tổ tiên của họ đã phải sống cảnh "nằm gai nếm mật ''''để đùi mài kinh sử. Thế hệ nọ nối tiếp thế hệ kia, họ cứ theo nhau mà học . Dường như người Cổ Am sinh ra là để học, họ học theo phong trào, học để rồi đỗ đạt. Người Cổ Am luôn coi học hành là việc quan trọng hàng đầu. Người ta cho học hành như một nhiệm vụ, một vinh dự cao cả, một tập quán thiêng liêng không thể thiếu trong đời sống của họ.
    Theo thống kê của các nhà chép sử địa phương, Cổ Am có tới 28 dòng họ. Trong đó, họ Trần và họ Đào là 2 dòng họ lớn nhất đồng thời cũng là 2 dòng họ có nhiều người đỗ đạt nhất. Cụ tổ của họ Trần là tiến sĩ Trần Lương Bật, đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ khoa Giáp Thân (1664). Ông làm quan tới chức hữu thị lang bộ binh. Rồi như Trần Công Hân, đỗ tiên sĩ năm Quý Sửu (1733) khi mới 32 tuổi .Ông là một trong "tứ hổ Tràng An", là một trong những người có học vấn uyên thâm bậc nhất thời bấy giờ. Ông làm tới chức thị chế viện hàn lâm. Tiến sĩ Trần Mỹ, triều Thanh Thái thứ ba khoa Tân mão( 189l), ông làm tới chức quan Thượng thư. Đến những năm đầu thế kỷ XX, hai cây bút từng danh của đất Cổ Am là văn sĩ Trần Tiêu và nhà văn Khái Hưng (Trần Khánh Dư)- cây bút trụ cột của nhóm Tự lực văn đoàn. Giáo sư Trần Bảng - Vụ trưởng vụ nghệ thuật chèo, nghệ sĩ Trần Lực... và còn nhiều các giáo sư, tiến sĩ tiêu biểu khác cũng được sinh ra tại nơi đây .
    Nhưng dòng họ có nhiều người đỗ đạt nhất Cổ Am, phải kể đến họ Đào. Chỉ tính riêng từ 1784 đến 1900 dưới triều Nguyễn, họ Đào có tới hơn 10 người đỗ tiến sĩ ở các cương vị khác nhau. Tiêu biểu như cụ Đào Trọng Thiều làm tới chức hàn lâm viện thị độc học sĩ. Đào Trọng Kinh giữ chức huấn đạo trung thuận đại phu. Đào Trọng Kỳ (cụ nội của đương kim chủ tịch UBND huyện Vĩnh Bảo - Đào Trọng Giao) Thượng thư bộ lại, hiệp biên đại học sĩ. Và giờ đây có đương kim Bộ trưởng Bộ Bưu chính viễn thông, Đỗ Trung Tá, Giáo sư - tiến sĩ Đào Trọng Thi - Uỷ viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, giáo sư Đào Nguyên Cát - Tổng biên tập Thời báo kinh tế Việt Nam, giáo sư Đào Mạnh Thuật , Vụ trưởng vụ đào tạo, Đào An nguyên chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng...và hơn 30 giáo sư, tiến sĩ nổi tiếng đang đảm nhiệm những trọng trách quan trọng khác.
    Họ Nguyễn ở Cổ Am cũng là họ có khá nhiều người đỗ đạt. Theo truyền thuyết để lại thì trạng Trình Nguyễn Bình Khiêm là một trong số người thuộc dòng họ Nguyễn ở đây.
    Trong danh sách các vị đậu thi Hương triều Nguyễn tại làng Cổ Am (trích trong cuốn Quốc triều Hương khoa Lục tại viện Hán nôm do quan đại thần Cao Xuân Dục chủ biên ) có tới trên 20 người đỗ tiến sĩ. Một con sôôô không phải bất cứ vùng quê nào cũng có được.
    Cổ Am không chỉ là đất học từ thời xa xưa mà cho đến bây giờ, thế hệ con cháu những người Cổ Am vẫn không, ngừng phát huy truyền thống hiếu học của ông cha mình. Với một xã chỉ rộng 337 ha và hơn nghìn hộ dân, nhưng nhân tài ở Cổ Am thì không hề khiêm tốn. Vài năm gần đây, số học sinh Phổ thông vào đại học ở Cổ Am trung bình khoảng trên 40 người, đó là chưa kể số vào các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Nếu ở đâu đó chuyện một gia đình có 3- 4 người học đại học là hiếm thì ở Cổ Am đó, là điều dường như rất đỗi bình thường. Cả xã Cổ Am hiện có hơn chục gia đình có từ 3- 4 con học đại học. Trong số đó có những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như gia đình ông Đào Hữu Đông ở xóm 1 . Ông Đông bị thương binh hạng 2/4, vợ chỉ làm ruộng nhưng cả hai ông bà đều nuôi cả 4 người con ăn học đại học. Rồi như gia đình ông Trần Trọng Lực, ông Trần Đức Mấm, ông Hoàng Đình Giới đều có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nhưng họ vẫn nuôi được 3-4 người con đã và đang theo học đại học.
    Để có được sự kế thừa cho đất học như Cổ Am hôm nay không phải là chuyện ngẫu nhiên. Có lẽ, ít có địa phương nào lại làm tốt công tác khuyến học sớm như Cổ Am. Năm 1993, quỹ khuyến học ở đây đã được hình thành do sự phát hiện tìn của giáo sư Đào Trọng Côn- nguyên Hiệu trường trường Đại học nông nghiệp Huế. Sau khi về hưu, năm 1992, ông được một người bạn từ Pháp gửi tặng cuốn sách Quid của tác giả Robert Laffont nói về giải thưởng Nobel, ông liền nảy sinh việc thành lập ra quỹ khuyến học ở Cổ Am. Và từ đó, mỗi năm quỹ khuyến học ở đấy đã đóng góp hàng chục triệu đồng cho việc trao thưởng và giúp đỡ những học sinh nghèo học giỏi.
    Về Cổ Am, anh Đào Phú Thịnh - Chủ tịch xã tươi cười thấy tôi có vẻ ngạc nhiên khi nghe anh nói về thu nhập của người dân Cổ am: "Có được bộ mặt của Cổ Am như hôm nay, phần lớn do con cháu của xã đi ra ngoài khi thành đạt quay về đầu tư xây dựng, chứ xã tôi nghèo lắm, bình quân thu nhập đầu người chưa đầy l.800.000đồng/năm."
    Vâng ! đó chỉ là một phần đóng góp của người dân Cổ Am cho địa phương mình. Cái đóng góp to lớn kia hẳn phải là sự đóng góp cho đất nước, cho dân tộc bởi hiền tài mãi mãi là nguyên khí của quốc gia.


  9. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3

    Hồ Nhà hát nhân dân

    Vốn là một hồ nhỏ, thời Pháp thuộc nằm trong trường đua ngựa và là nơi tắm cho ngựa, vì vậy nhân dân quen gọi là hồ Quần Ngựa.Trong tiêu chí thành phố Hải Phòng xuất bản ở Paris năm 1891 đã nói đến khu Quần ngựa này và Hội đua ngựa Hải Phòng với các tay "dô kề" lừng danh sánh ngang với Hà Nội và Sài Gòn đã được nhắc đến nhiều lần.

    Trong tiêu chí thành phố Hải Phòng xuất bản ở Paris năm 1891 đã nói đến khu Quần ngựa này và Hội đua ngựa Hải Phòng với các tay "dô kề" lừng danh sánh ngang với Hà Nội và Sài Gòn đã được nhắc đến nhiều lần.
    Trong kháng chiến chống Pháp, khu vực này bỏ hoang. Hoà bình lập lại được cải tạo, xây dựng thành Nhà hát nhân dân. Ngày 22/01/1962, anh hùng phi công vũ trụ Liên Xô Gecman Ti-tốp, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Xô sang thăm nước ta đã đến Hải Phòng. Hồ Chủ Tịch cùng Ti-tốp đã tiếp xúc với nhân dân Hải Phòng ở Nhà hát Nhân Dân. Bây giờ trở lại hẳn mọi người đều có sự ngạc nhiên vì hồ Quần Ngựa xưa nay đã được cải tạo lại: xây kè đá, hàng rào, đường dạo xanh, sạch đẹp; là trung tâm văn hoá thể thao của thanh niên, công trình kỷ niệm 45 ngày giải phóng Hải Phòng (13/05/1955 - 13/05/2000).

  10. hero_digital

    hero_digital Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    3

    Hồ Nhà hát nhân dân

    Vốn là một hồ nhỏ, thời Pháp thuộc nằm trong trường đua ngựa và là nơi tắm cho ngựa, vì vậy nhân dân quen gọi là hồ Quần Ngựa.Trong tiêu chí thành phố Hải Phòng xuất bản ở Paris năm 1891 đã nói đến khu Quần ngựa này và Hội đua ngựa Hải Phòng với các tay "dô kề" lừng danh sánh ngang với Hà Nội và Sài Gòn đã được nhắc đến nhiều lần.

    Trong tiêu chí thành phố Hải Phòng xuất bản ở Paris năm 1891 đã nói đến khu Quần ngựa này và Hội đua ngựa Hải Phòng với các tay "dô kề" lừng danh sánh ngang với Hà Nội và Sài Gòn đã được nhắc đến nhiều lần.
    Trong kháng chiến chống Pháp, khu vực này bỏ hoang. Hoà bình lập lại được cải tạo, xây dựng thành Nhà hát nhân dân. Ngày 22/01/1962, anh hùng phi công vũ trụ Liên Xô Gecman Ti-tốp, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Xô sang thăm nước ta đã đến Hải Phòng. Hồ Chủ Tịch cùng Ti-tốp đã tiếp xúc với nhân dân Hải Phòng ở Nhà hát Nhân Dân. Bây giờ trở lại hẳn mọi người đều có sự ngạc nhiên vì hồ Quần Ngựa xưa nay đã được cải tạo lại: xây kè đá, hàng rào, đường dạo xanh, sạch đẹp; là trung tâm văn hoá thể thao của thanh niên, công trình kỷ niệm 45 ngày giải phóng Hải Phòng (13/05/1955 - 13/05/2000).

Chia sẻ trang này