Nhờ "xa" các bác một cái Em đã thắc mắc điều này cũng lâu lâu rồi. Hôm nay mới gặp được các bác để hỏi. Như thế này ạ. Thỉnh thoảng có cúng, mẹ em lại bảo "Ngudabi ơi ra chợ mua thịt mồi về cúng các cụ". Em cứ phân vân không biết hiểu cái danh từ thịt mồi ở đây như nào ạ. Theo như em hiểu thì MỒI trong tiếng Việt thường dùng để nói lên điều dối trá, lừa đảo, dụ dỗ...ví dụ như MỒI để câu cá, MỒI CHÀI....Nhưng từ thịt mồi ở đây sẽ không thể hiểu như thế được, phải không các bác????????? Mong các bác chỉ giúp để Ngudabi này mở mắt ra. Đa tạ các bác trước. NGUDABI NO MAN, NO CONCERN
Mình chỉ hiểu nôm na nó cũng mang nghĩa giống "mồi nhậu" vậy thôi. Tiếng Việt mình phong phú lắm mà. Biết đâu chúng chả có điểm chung sâu xa thâm thúy nào đó??? Ngay cả động từ "cúng" thường mang nghĩa thắp hương lại quả để thờ, vậy mà sao mình nghe người ta nói "Thôi cúng cho thằng cha ấy đi cho được việc!" thì đích thị không phải là nghĩa tôn thờ rùi.
ặ? thỏ?? sao không hỏằ?i luôn m?Ă cỏ?ưu ?'ó ? Bỏ?Ê d?ạng tỏằô ?'ó th?ơ chỏ??c là phỏ?Êi biỏ??t chỏằ> ? Nhiỏằ?u khi c?Ăc cỏằƠ minh d?ạng vỏằ>i ngh?âa rỏ?Ơt hay mà m?ơnh hông hay. Theo tui phỏằ?ng ?'o?Ăn th?ơ "mỏằ"i" có thỏằf ?'ặ?ỏằÊc hiỏằfu theo ?ẵ nghia "mỏằ"i nhỏ?ưu" thiỏằ?t ?'ó, ngặ?ỏằ?i ?Âm uỏằ'ng rặ?ỏằÊu th?ơ c?âng cỏ?Đn mỏằ"i chỏằ> bỏằT ? Thỏ?? có ai biỏ??t tỏằô "Thi?ên khỏ?Êi " có ngh?âa là g?ơ hôn ?
Tôi nghĩ cái từ mồi cũng đa dạng lắm. Nhưng cái từ mồi ở đây là một thứ để nhử một ai đó, thu hút sự chú ý của một ai đó, dẫn dụ một cái gì đó. Ví dụ mồi nhậu là thứ để nhử những tay bợm nhậu rồi, môi câu để nhử cá, mồi lửa để lửa cháy. Mục đích chính không phải là cho người ta ngồi để ăn thức ăn mà là để có cớ mà uống rượu, cũng như không phải là chỉ là câu được cá mà là để câu được nhiều cá hơn. Nếu không dùng mồi thì sẽ phải dùng từ suông ví dụ như là uống rượu suông chẳng hạn. Mồi là một dạng kích thích như kiểu một số thức ăn phải có các loại rau ăn kèm cho có hương vị và dễ nuốt. Thịt Mồi có thể là một phần nào đó của con vật chỉ có tác dụng để cúng làm đẹp là chính. Có thể đó là chân giò, hoặc thủ lợn. Mặt khác, khi nhậu nhẹt thì người ta thường ăn những loại thịt mà mức độ dinh dưỡng và bổ béo không nhiều như chân gà, cổ cánh gà, đầu gà, tai lợn, móng giò, các bộ phận nội tạng của con vật. Bởi vì những thứ này có thể nhậu lai rai được mà lâu chán, phù hợp với vị của rượu. Nhưng như vậy lại mâu thuẫn với chân giò là một thứ rất nhiều chất dinh dưỡng, rất béo. Cho nên khẳng định rằng các cụ nhà ta chỉ kết hợp từ thịt mồi theo hình thức, với ý nghĩa là một thứ thức ăn để dẫn dụ, bắt mắt chứ không phải là nhấn mạnh về bản chất dinh dưỡng của nó. Chân giò là một món bắt mắt để đặt trên bàn thờ, còn các món nhậu là món khơi gợi vị giác. Cả hai đều mang tính kích thức giác quan con người trong việc chọn lựa thức ăn. Cho nên có thể gọi lẫn sang nhau được. Ngày trước và cụ tôi thường mua về những quả táo ta được người ta dấm cho vàng, cho chín ép trong thùng gạo và bà cụ gọi là táo mồi . Thực ra ăn quả táo đó, vị rất nhạt chẳng có gì ngon, nhưng bày lên bàn thờ thì nhìn lại rất muốn "chén"!!! Tôi có một cái quần mồi trông rất đẹp, thỉnh thoảng mới mang ra mặc, nhưng đảm bảo mặc thường xuyên thể nào cũng bung chỉ, xơ vải, nhăn nhúm và không thể nào bền bằng những chiếc quần vải cũ bạc màu được làm bằng chất vải thô nhưng rất tốt được. Mặc nó ra đường thì rất oai nhưng lo ngay ngáy lỡ đụng vào cái gì cứng cứng một cái là rách toạc, thế đấy. Câu hỏi của bạn rất hay, nó cũng là một mồi nhử cho tớ viết bài lên đấy. Hì hì, ai là con mồi tiếp theo nào!!!! antidisestablishmentarianism
Cảm ơn tất cả các bác. Không ngờ em nhờ xa các bác một cái, mà kết quả lại hay phết. NGUDABI NO MAN, NO CONCERN