1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhóm thơ BÀN THÀNH TỨ HỮU và những điều ít được biết

Chủ đề trong 'Bình Định' bởi DeNhatKhao, 06/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DeNhatKhao

    DeNhatKhao Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    Nhóm thơ BÀN THÀNH TỨ HỮU và những điều ít được biết

    Trong giai đoạn 30-45 thế kỷ trước, thi đàn VN nổi lên một nhóm thơ với những phong cách khác nhau nhưng ra đời tại 1 địa phương. Đó là nhóm thơ Bàn Thành Tứ Hữu (bốn người bạn ở thành Đồ Bàn), ra đời tại Bình Định. Họ là Quách Tấn, Hàn Mặc Tử (tên thật Nguyễn Trọng Trí), Yến Lan (Lâm Thanh Lang) và Chế Lan Viên (Phan Ngọc Hoan). Bốn "người bạn thơ" này đều được đặt những nơi trang trọng trong "Thi nhân VN" của Hoài Thanh-Hoài Chân.

    Tôi viết tiêu đề bài này có chữ "ít được biết đến" theo nghĩa một số điều không được ghi phổ biến, chứ không phải là những điều mới lạ. Tôi không cố ý ca ngợi nhóm thơ xuất thân từ quê tôi mà chỉ muốn đưa ra một số tư liệu, một sự so sánh trong nội bộ nhóm thơ và giữa nhóm với nền thi ca hiện đại. Một điều nữa là tôi có một số tư liệu "lặt vặt" xung quanh nhóm thơ này.


    1 - Tên gọi: Nhóm thơ này còn có tên khác nhóm Tứ Linh: Long (HMT), Ly (Yến Lan), Quy (Quách Tấn), Phụng (Chế Lan Viên)

    2 - Bút danh: HMT còn có một số bút danh khác nhưng Lệ Thanh (lấy tên làng ghép tên huyện) là bút danh được biết nhiều hơn. QT có bút danh là Đăng Đạo, Trường Xuyên nhưng mọi người chỉ biết ông là ... Quách Tấn. Bút danh Chế Lan Viên là đặc biệt hơn cả: họ Chế của người Chăm, Lan Viên là khuông viên trồng phong lan của nhà người bạn (Yến Lan).

    3 - Quê quán: Tên của nhóm có chữ Bàn Thành (thành Đồ Bàn) nhưng thực tế chỉ có 2 người là quê Bình Định (Quách Tấn, Yến Lan) còn 2 người kia là dân quê "nẫu" (Hàn Mặc Tử quê Quảng Bình, Chế Lan Viên quê Quảng Trị).

    4 - Tuổi tác: 2 người có chênh lệch tuổi nhau lớn nhất và cũng là 2 người mến tài nhau nhất là Quách Tấn (1910) và Chế Lan Viên (1920). Có 1 tập thơ của mình Quách Tấn tin tưởng vào "giao" cho cậu em út CLV viết lời giới thiệu.

    5 - Phong cách:

    a/Cùng gốc khác ngọn: Cùng xuất phát là học chữ Hán và khả năng làm thơ chữ Hán giỏi tương đương nhau nhưng HMT đổi mới theo hướng thơ tự do trong khi QT ôm khư khư niêm luật khắc nghiệt của thơ cũ. Lúc đầu HMT được Phan Bội Châu khen nhưng khi ông chuyển hẳn sang thơ mới thì được "đồng bọn", nhất là Hoài Thanh khen nức nở. QT cố tình không đổi mới và trở thành "hàng độc" một thời gian dài.


    b/Ngược dòng: HMT lúc mới lớn giỏi Đường luật đến mức làm được 1 bài thơ có thể đọc được 8 cách đều có nghĩa (đọc xuôi, đọc ngược, bỏ 3 chữ đầu mỗi câu, bỏ 3 chữ cuối mỗi câu...). Nhưng sau đó Hàn chuyển hẳn sang thơ mới, từ phong cách cho đến nội dung và gần như rũ bỏ thơ cũ. Trong khi đó Chế xuất thân Tây học, lúc đầu thì làm thơ tự do, lúc sau cũng làm thơ tự do nhưng bỏ công nghiên cứu và đánh giá rất cao thơ Đường luật. Có lần Chế nói: nếu có thể đổi được tôi sẵn sàng đổi sự nghiệp thơ của tôi chỉ để lấy tập Mùa Cổ Điển (Quách Tấn).

    c/Khai thác "đặc sản" quê hương: Trong khi 3 bạn thơ của mình khai thác rất tốt "ánh trăng" để làm tư liệu cho thi ca thì Chế Lan Viên lại lấy Tháp Chàm để làm thi hứng và cũng rất thành công.


    6 - Theo dòng lịch sử: sau năm 1954 (khi Hàn đã lìa trần đời 1940) hiệp định Geneve ký kết, trong lúc 2 người bạn ở lại MB thì QT vào sống ở MN. Ông chỉ thuần tuý tham gia vào văn đàn mà không đụng đến chính trị, khi đó CLV và YL tham gia các đoàn văn nghệ vừa sáng tác vừa tuyên truyền.


    7 - Tuổi thọ: Người tài hoa bạc mệnh HMT bỏ trần đời ở tuổi 28 thì 2 anh ít tài hơn (YL, Quách Tấn) lại hưởng thọ đến 82.


    8 - Thành tích khác: Không tính Hàn mất từ sớm thì 3 người còn lại mỗi người mỗi kiểu. Yến Lan vẫn tiếp tục làm thơ, viết văn nhưng có lẽ chưa bài nào qua được Bến My Lăng; Quách Tấn vẫn làm thơ theo phong cách cổ điển sau đó có viết 1 quyển sách khá nổi tiếng theo kiểu dư địa chí là Nước non Bình Định, trong khi đó Chế Lan Viên hoà nhập rất tốt với dòng thơ cách mạng và đạt được rất nhiều thành tích cao. Ngoài ra sáng tác thơ văn, ông còn viết nhiều tác phẩm phê bình văn học có giá trị.


    Nhà em chỉ nhớ mà chưa có trích dẫn cụ thể vì chưa "đầu tư" thời gian tìm kiếm. Bác nào rành về mấy anh này xin cho ý kiến.
  2. DeNhatKhao

    DeNhatKhao Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    Các tác phẩm tiêu biểu
    Đêm Thu Nghe Quạ Kêu
    Từ Ô y hạng rủ rê sang
    Bóng lẫn đêm thâu tiếng rộn ràng
    Trời bến Phong Kiều sương thấp thoáng
    Thu sông Xích Bích nguyệt mơ màng
    Bồn chồn thương kẻ nương song bạc
    Lạnh lẽo sầu ai rụng giếng vàng
    Tiếng dội lưng mây đồng vọng mãi
    Tình hoang mang gợi tứ hoang mang.
    (Quách Tấn )
    Được DeNhatKhao sửa chữa / chuyển vào 10:14 ngày 09/11/2004

Chia sẻ trang này