1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NHU CẦU XIN CHỮ

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi logic_bug, 09/01/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. logic_bug

    logic_bug Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2004
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Trước hết em phải cám ơn bác duongphuongbay rất nhiều.
    Em đã ngắm rất lâu các chữ nhẫn bác tặng và theo sự cảm nhận của em, một người không hề hiều biết nhiều về nghệ thuật thư pháp, thì em thích chữ thứ hai (từ trên xuống nhất) này nhất. Chữ này vừa có nét chác khoẻ lại vẫn khoáng đạt và vững trãi.
    Sồ là trong năm vừa rồi em cũng vì nóng nẩy, vội vàng mà mất đi nhiều cơ hội tốt, nên em muốn xin chữ nhẫn để lên cái desktop máy tính để tự nhắc mình thôi ạ! Em làm nghề IT mà bác, suốt ngày ngồi nhín cái màn hình có chữ nhẫn chắc cũng "thấm" được chút ít.
    Nhân tiện bác cho em biết tác giả của chữ này được không ạ, và cả cái lời bình trong các bức thư hoạ này nữa nhé.
    Mong được bác chỉ dạy thêm.
    Cám ơn bác, chúc bác có nhiều sức khoẻ!
  2. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Đây là kiểu chữ Nhẫn thường được viết nhiều nhất. Tên tác giả tớ không đọc ra, viết thảo quá đành chịu vậy, cảm phiền các cao thủ khác đọc giùm.
    2 hàng ghi chú đó cũng thường gặp trên các bức chữ Nhẫn, đọc trên xuống từ phải sang: Nhẫn nhất thời phong bình lãng tĩnh, Thoái nhất bộ hải khoát thiên không (Tạm dịch: Nhịn 1 lúc sóng yên biển lặng, Lui 1 bước trời tạnh mây quang.)
    Thực ra không phải lúc nào cũng phải Nhẫn đâu bạn à. Lúc đáng Nhẫn thì Nhẫn, lúc không Nhẫn được cũng đành phải xả thân thôi, kẻo không người ta sẽ cho là hèn nhát, gặp việc gì cũng 36 kế tẩu vi thượng sách là hỏng đấy.
    Bản thân tớ không thích chữ này, thích chữ Tín hơn.
  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Vui quá, rất vui khi bác duongphuongbay tái xuất, rất đẹp bác à.

  4. logic_bug

    logic_bug Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2004
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác duongphuongbay đã có lời khuyên dạy. Thưa bác, cũng là do cái tính em nó cũng thẳng thắn quá, và lại hay nóng vội, không kiên trì nên cố tìm cách để ham hãm nó đi một chút thôi, chứ đã là tính rồi thì khó thay đối lắm ạ.
    Nhân tiên bác cho em hỏi là trong chữ Hán, chữ "Nhẫn" vời nghĩa nhẫn nhục, nhẫn nhịn và chữ "Nhẫn" vỡi nghĩa kiên nhẫn nó có khác nhau không ạ? Em thì muốn "nắn" mình theo chữ "Nhẫn" với nghĩa thứ hai hơn.
    Mong được bác chỉ dạy thêm ạ.
    Được logic_bug sửa chữa / chuyển vào 20:16 ngày 14/01/2005
  5. logic_bug

    logic_bug Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2004
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Thưa bác home_nguoikechuyen,
    Thế theo bác thì ''cõi thật'' thì sẽ không phải tất bật hả bác?
    Em cứ thấy hai câu thơ của bác:
    " Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật
    Thế cho nên tất bật đến bây giờ"

    nó kho khó hiểu thế nào ý.
    Các bác trên forum này đều là những bậc cao thâm về chữ, nghĩa, có thể giúp kẻ ngu muội là em hiểu rõ thêm về ngữ nghĩa của hai câu thơ này được không ạ?
    Vì theo em hiều thì "trần gian" thì đúng là cõi thật rồi, không phải "tưởng" nữa. Và với kẻ còn vấn bận chuyện cơm-áo-gạo tiền thì em thấy "trần gian" (''cõi thật'') này "tất bật" lắm thay.
    Hay câu thơ này là của một vị thánh bi giáng trần và họ tưởng "trần gian" của chúng ta giống như "cõi thật" (trên thiên đàng) mà họ đã từng sống? Nên sau đó mới thấy là mình . . .nhầm (?!).
    Em có nói gì phạm thì mong bác bỏ quá nhé.
    Mong được bác chỉ dạy thêm!
  6. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Dạy gì đâu bác, anh em tâm sự tẹo thôi mừ, có dám dạy dỗ ai đâu.
    Nhẫn nhục hay Kiên nhẫn cũng là một chữ Nhẫn ấy thôi, đều mang nghĩa Chịu đựng, hay đơn giản là Nhịn, 1 sự nhịn 9 sự lành, ông bà ta chả nói thế sao. Kiên nhẫn là gì? Muốn kiên trì phải biết chịu đựng, hở 1 tẹo là nhảy chồm chồm lên phồng mang trợn mắt thì dễ hỏng việc lắm. Chả thế mà người TQ hay nói chữ Nhẫn cấu tạo thật khéo, trên trái tim có 1 con dao (bộ đao nằm trên bộ tâm), không Nhẫn được là dao cứa vào tim chảy máu ngay.
    Nhắc đến Nhẫn khiến tôi nghĩ đến câu nói của Khổng Tử được ghi lại trong sách Luận Ngữ: Thị khả nhẫn, thục bất khả nhẫn dã. Nghĩa là gì? Trong này có 1 câu chuyện khá thú vị kể bạn cùng nghe nhé:
    Thời Khổng Tử có 1 vị đại thần gọi là Quý thị (họ Quý). Hôm nọ cao hứng thế nào mở party, có cả dancing nữa. Ca múa thế nào mà vung tay quá trán, dám làm ngang bằng với vua. Theo quy định thì quan lại chỉ được thưởng thức múa có 4 vũ công 1 hàng thôi, ông quan này chơi xôm tụ 8 vũ công 1 hàng luôn, ngang với vũ cao cấp dành cho vua, thế có phải là coi thường vua không? Chuyện đến tai Khổng Tử, ông tức giận đập bàn quát lớn: Thị khả nhẫn, thục bất khả nhẫn dã (Chuyện này mà nhịn được, thử hỏi còn chuyện gì không thể nhịn được nữa đây?)
    Bởi thế ở trên tôi mới nói với bạn là không phải việc gì cũng đáng phải nhịn cả đâu, nhất là "nhẫn nhục" phải không bạn? Vì thế mà bạn không thích "nhẫn nhục" mà chỉ thích "kiên nhẫn" là vậy. Nhưng nói đi có nói lại, lắm kẻ nhẫn nhục mà thành đại nghiệp đó bạn, có thể nói là "khổ nhục kế" cũng phải cắn răng mà chơi. Xưa Việt Vương Câu Tiễn chịu nhục giày vò thể xác bởi Ngô Vương Phù Sai, nếm mật nằm gai, cuối cùng cũng phục quốc được, quả là đáng cho chúng ta học hỏi. Nhưng xem ra tôi không làm được như ông ấy. Bản tính tôi còn lâu mới Nhẫn được, có lẽ phải chịu dao cứa tim chảy máu ít bận mới Nhẫn được chăng?
    Chữ Nhẫn còn có 1 nghĩa xấu nữa, đó là Tàn nhẫn. Trong sách Hán Thư , chương Cao đế kỷ thượng có nhắc nhở: Quân vương vi nhân bất nhẫn (Làm vua đối xử với dân chúng không được tàn nhẫn, tàn bạo). Nếu sau này bạn thăng quan tiến chức được làm sếp hay cao hơn là lãnh đạo đất nước hy vọng bạn sẽ nhớ đến chữ Nhẫn với hàm nghĩa này.
  7. changfeng

    changfeng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2004
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    Với chữ NHẪN đôi khi chúng ta cứ nhầm nhọt là ĐAO ở trên, TÂM ở dưới, rồi cứa.. kì thực chả phải thế. chữ NHẪN cấu tạo theo lối hình thanh, phần trên là chữ NHẬN. Chữ NHẬN này vốn cấu tạo từ chữ ĐAO. ĐAO là chữ tượng hình, thêm một kí hiệu phụ nữa thành chữ NHẬN theo lối chỉ sự, NHẬN là lưỡi dao chứ không là con dao nữa. Trong chữ NHẪN, chữ Nhận chỉ đóng vai trò dẫn về âm đọc mà thôi chứ chả liên quan gì đến nghĩa cả; nghĩa nằm ở bộ TÂM ở dưới. Các cụ nhà ta xưa dịch Nôm chữ này thường hay phiên là NHỊN. nhưng bản thân chữ NHẪN có nhiều nghĩa khác nhau. TRong câu Khổng Tử nói về nhà Họ QUÝ thì không có nghĩa là nhịn, ở chỗ này nghĩa gần như chúng ta hiểu nôm na là nhẫn tâm vậy. Câu này hiểu là: "NHư thế mà nó còn đang tâm làm thì có việc gì mà nó không đang tâm làm". LÀ vì xưa coi trọng lễ. Họ Quý là loại lẹt đẹt mà dám dùng lễ Bát dật (của thiên tử) để múa may quay cuồng ở sân nhà mình thì là tiếm lạm thái quá. Lễ của thiên tử mà nó còn chả coi ra gì thì cái khác có cho vào đâu.
    Cái thiển ý là vậy, không biết có đúng chăng, mong chỉ giáo cho.
    PS: nhắn các mod đừng để các chủ đề lập lung tung quá đâm loãng hết cả. Có hỏi gì thì vào mục riêng, không nên tràn lan và vô ý thức như mấy mục mới đây.
    Được changfeng sửa chữa / chuyển vào 09:09 ngày 16/01/2005
  8. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Người TQ hiện nay hay bình chữ Nhẫn bằng 1 câu: Tâm thượng nhất bả đao (fS?SS^?), mặc dù họ biết đó là chữ Nhẫn (^f) (không đọc Nhận chứ bác?). Nếu nói như bác thì chữ Nhẫn này được cấu tạo theo lối Hình thanh, kỳ thực nó được cấu tạo theo lối Hội ý, vì sao thế?
    Chữ Nhẫn (^f) phía trên bộ Tâm được cấu tạo từ chữ Đao, mang nghĩa bộ phận sắc bén của Dao. Nét phẩy bên trái chữ Đao để chỉ ánh sáng sắc bén của kim loại, ngày nay chữ này mang nghĩa lưỡi dao, đó là nghĩa thứ 1. Nghĩa thứ 2 của chữ này là Con dao., ví như "Lợi nhẫn" chỉ con dao sắc. Nghĩa thứ 3 là dùng Dao để giết. Vì thế Kết cấu của chữ Nhẫn (忍) mang ý nghĩa sâu xa là con dao sắc bén nằm trên trái tim là vậy.
  9. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Tách riêng ra mà chú từng chữ thì bác nói đúng.Nhưng với chữ Nhẫn mà nói thì không phải vậy.
    Đúng là có câu " xin shàng yi bả dao " (tâm thượng nhất bả đao).Nhưng đây không phải là cách giải thích chính xác.
    Chữ này bảo đảm là chữ hình thanh.Không phải hội ý.Số là giải thích như vậy thì sẽ nhớ chữ hơn thôi.CÒn gốc gác của nó thì giải thích như bác changfeng là chí lý rồi vậy.
    Bác duongphuongbay có thể tham khảo các quyển sách mang tính nghiên cứu khoa học về hán tự như Hán tự tố nguyên,Hán tự thú vị từ điển,Hán tự đồ giải...,hay như quyển từ điển cổ nhất và rất có giá trị là quyển Thuyết văn giải tự xem.
    Đọc bộ trên chữ tâm là " nhẫn " hay " nhận" đều được, đó là cách đọc chệch thường thấy thôi.
  10. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ tôi chịu ảnh hưởng của lối giải thích hiện đại, tuy khác xưa nhiều nhưng dễ nhớ chữ hơn. Tôi còn nhớ có gv TQ giải thích chữ Tảo (-) như thế này: Bộ Nhật là Mặt trời, chữ Thập phía dưới xem như cái...thánh giá. Mặt trời vừa lên trên cây thánh giá trên nhà thờ, biểu thị buổi sáng sớm. Cách giải thích này gọi là Thuyết văn giải tự "phi bản chất", dựa trên mối quan hệ liên tưởng. Cách giải thích này xem ra được ưa chuộng hơn hiện nay vì nó khiến người học dễ nhớ mặt chữ, so với cách giải thích rắc rối truyền thống. Chả vì thế mà người TQ thích nói "tâm thượng nhất bả đao" đó ư!!! Sự đời cái gì được dùng nhiều sẽ chiếm ưu thế, cái cũ sẽ bị đào thải, hoặc chỉ dùng tham khảo mà thôi.
    Theo Thuyết văn giải tự của Hứa Thận thì nó là Hình thanh như các bác nói, trích đoạn này để tiện đối chiếu nhé:

Chia sẻ trang này