1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Như?fng bí mật Nga cu??a chiến tranh Việt nam

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi spirou, 29/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Hè, các bác đọc tiếp đã, làm cốc nước mát rùi hẵng cãi nhau tiếp hè! Em có ý kiến thía này, chỗ này đang bàn chuyện của Nga ngố với chiến tranh VN các bác nào muốn dùng chỗ này để phê bình hay đả kích chính quyền VN và các chính sách của VN sau 75, đặc biệt là các chính sách kinh tế, xã hội thì ra chỗ khác bàn tiếp hé!
    Chính sách của Liên Xô đối với Việt Nam có một số hạn chế, đó là chỉ ủng hộ trên lĩnh vực tuyên truyền và hạn chế trên tất cả các lĩnh vực hoạt động khác. Rõ ràng là Hà Nội không thỏa mãn với lập trường của Matxcơva. Để biến những kế hoạch thống nhất đất nước thành hiện thực, Bắc Việt Nam cần sự giúp đỡ vật chất dưới dạng vũ khí, đạn dược, lương thực và các phương tiện vận tải từ các đồng minh của họ. Vào mùa hè năm 1964, chỉ có Trung cộng là sẵn sàng cung cấp những viện trợ như trên, mà việc làm này phần nào đó trùng khớp với những quan điểm của Trung Quốc về những diễn biến đang xảy ra ở Đông Nam Á. Kết quả là, vị thế của Liên Xô đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam nhanh chóng bị phai mờ, trong khi đó ảnh hưởng của Trung Quốc phát triển vững chắc. Matxcơva đã có thể bằng lòng với vị thế này để duy trì sự ổn định trong khu vực. Nhưng tiến trình của các sự kiện ở Đông Dương dần dần đã dẫn đến cuộc chiến. Nếu Liên Xô hy vọng tháo bỏ giải pháp quân sự của Bắc Việt Nam bằng cách từ chối không cung cấp tất cả sự giúp đỡ từ bên ngoài thì thực sự họ đã bị thất bại. Hà Nội vẫn kiên trì trong quyết tấm đạt tới mục tiêu của mình bằng tất cả các biện pháp, trong đó có quân sự. Thep Spasovski (đại diện của Ba Lan ở Ủy ban kiểm soát quốc tế vè Việt Nam), lập trường của Hà Nội đã được khẳng định. Trong một lần nói chuyện với Konstatin (Đại sứ Liên Xô ở Campuchia), Spasovski, người vừa đến thăm Hà Nội, đã nói với đồng nghiệp Xô Viết của ông ta rằng Bắc Việt Nam đã sẵn sàng tham chiến với Mỹ và chế độ Sài Gòn để giành thắng lợi hoàn toàn, mặc dù điều đó có nghĩa là sẽ xảy ra một cuộc chiến kéo dài nhiều năm.
    Bắc Kinh đã khuyến khích quyết tấm của các nhà lãnh đạo Việt Nam tiến hành cuộc chiến lâu dài. Khoảng đầu năm 1956, Mao Trạch Đông đã nói với các nhà lãnh đạo Việt Nam: ?oKhông thể giải quyết vấn đề chia cắt đất nước trong chốc lát. Nó cần một thời gian? nếu mười năm không đủ, chúng ta sẵn sàng đợi đến một trăm năm?. Sau đó ý kiến này đã được các cố vấn Trung Quốc đã liên tục nhắc đi nhắc lại.
    Tương tự như vậy, hy vọng của các nhà lãnh đạo Xô Viết rằng việc tuyên bố ủng hộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam bằng quân sự có thể hạn chế Mỹ leo thang trong cuộc chiến ở Đông Dương hóa ra là vô ích. Cũng trong cuộc nói chuyện với Krutikov, Spasovski đã trích lời của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng rằng, Bắc Việt Nam có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi cho một cuộc rút lui của Mỹ trong danh dự, nếu như chính quyền Mỹ mong muốn điều đó. Nhưng thật không mau, theo nhận xét của Spasovski, người Mỹ đã không biểu lộ mong muốn như vậy.
    Sự e ngại của Matxcơva tăng lên khi tình hình ở Đông Nam Á ngày càng phức tạp. Điều đó đã thể hiện trong diễn biến hoạt động của Chính phủ Liên Xô ngày 27 tháng 7. Việc Liên Xô đe dọa rút khỏi chức Chủ tịch Hội nghị Geneve về Lào là một lời cảnh báo rõ ràng từ phía Matxcơva đối với các bên tham chiến ở Đông Dương. Nhưng thậm chí sự thể hiện này của Liên Xô cũng đã không làm chậm lại được tốc độ của cuộc xung đột mà điều đó trở nên thực sự nguy hiểm vài ngày sau đó ở Vịnh Bắc Bộ, khi Mỹ buộc tội Bắc Việt Nam rằng tàu phóng ngư lôi của Bắc Việt Nam đã tấn công hai trong số những tàu tuần tiễu của Mỹ khi đang làm nhiệm vụ:
    Ngày 3 tháng 8, báo Pravda có một mẩu tin ngắn về sự kiện ở Vịnh Bắc Bộ, trích dẫn nguồn tin từ Tổng hành dinh của Tổng tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương. Không một ai trong số các độc giả của tờ báo chú ý đến đoạn tin này. Thậm chí rất ít người trong số họ biết được Vịnh Bắc Bộ ở đâu. Nhưng đối với các nhà lãnh đạo Xô Viết thì tin tức này là đáng chú ý: tình hình ở Đông Nam Á đã tới độ nguy hiểm. Khi Việt Nam còn đang ở trong một cuộc nội chiến với sự tham gia hạn chế của các cố vẫn Mỹ, thì Matxcơva có thể cung cấp sự giúp đỡ cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam mà không can thiệp sâu hơn vào tình thế phức tạp của Việt Nam. Trong bối cảnh như vậy, Liên Xô có thể chống trả lại sự chỉ trích ác liệt của Trung Quốc cho rằng Liên Xô tìm kiếm để đạt tới một sự thỏa hiệp với phương Tây bằng chính sinh mệnh đồng minh của họ. Nhưng một khi cuộc chiến tranh tổng lực xảy ra tại Việt Nam, thì Kremlin có thể phải có một lập trường rõ nét hơn, thậm chí điều đó có thể gây tổn hại đến quan hệ giữa hai nước.
    Sự việc xảy ra bất ngờ như vậy không có lợi gì đối với các nhà hoạch định chính sách của Liên Xô. Trong khi họ chủ động tìm thấy lợi ích từ sự sa lầy của Mỹ trong cuộc xung đột ác liệt, Việt Nam có thể là một trường hợp sai lầm của Liên Xô: đó là, học phải đối phó với nhiều nhân tố không xác định và với một đồng minh không đáng tin cậy. Do vậy, Liên Xô đã đáp lại sự kiện Vịnh Bắc Bộ với một thái độ có phần tương phản.
  2. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Ngày 5 tháng 8, TASS đã đưa ra một bản tin (cùng với sự thống kê các sự kiện) trong đó có cảnh báo với Mỹ rằng những hành động của Mỹ có thể dẫn tới một cuộc xung đột quân sự rộng lớn như các nhà quan sát đã nhận xét, giọng điệu của bản tin này rất ôn hòa. Cùng ngày hôm đó, Chủ tịch Khrushchev đã gửi một bức thư tới Tổng thống Lyndon Johnson. Một lần nữa, lời lẽ của bức thư rất thận trọng và dè dặt. Khrushchev đã thông báo với Tổng thống Jonhson, ông đã biết về sự kiện Vịnh Bắc Bộ: ?oNgay từ lúc đầu, ngoài những tuyên bố đã được đưa ra trong những ngày gần đây ở Washington, từ mệnh lệnh đã được ban bố choc ác lực lượng quân đội Mỹ, từ các bản tin của các hãng thông tấn và cũng từ tuyên bố... của người phát ngôn của Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam? chúng tôi không có một thông tin nào khác?. Bằng cách thu hút sự chú ý của Jonhson vào các nguồn tin của ông ta, Khrushchev rõ ràng muốn nhấn mạnh một thức tế rằng Liên Xô không dính líu gì đến các cuộc xung đột ở Vịnh Bắc Bộ.
    Sau đó, ông Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô này đã tiếp tục lập luận của mình, chỉ trích sự đáp lại bằng vũ lực của Mỹ chống Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và lưu ý đến những hậu quả nghiêm trọng mà sự kiện này có thể gây ra đối với tình hình quốc tế. Điều này dường như là mối lo ngại chính của các nhà lãnh đạo Xô Viết. Khrushchev đã không chỉ rõ những khu vực, con người bộc lộ tham vọng thổi bùng lên lòng ham muốn, đổ thêm dầu vào lửa và ông cũng không chỉ rõ những kẻ trong trạng thái hiếu chiến nên xem xét một cách thận trọng và kiềm chế... Rõ ràng rằng Khrushchev đang đề cập đến ứng cử viên Tổng thống Đảng Cộng hòa Barry Goldwater, nhưng nhà lãnh đạo Xô Viết này cũng có thể đề cập đến Bắc Kinh với sự trợ giúp của họ trong Cuộc đấu tranh giành thống nhất bằng bạo lực của Việt Nam.
    Thú vị hơn là, cũng trong số báo Pravda, với những tin tức về sự kiện Vịnh Bắc Bộ xuất hiện một cây bút tên là Ivanov (một cái tên rất thông dụng ở Nga), đã viết một bài báo tựa đề: ?oMột cuộc chiến tranh ư? Đó không phải là điều tồi tệ?. Tác giả đã trích dẫn những bài phát biểu của các quan chức cao cấp của chính phủ Trung Quốc, như Trần Nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Trung cộng và một quanc hức giấu tên khác để gửi cho một tờ báo của Áo ông ta nêu câu hỏi: Đại diện cao cấp của Trung Quốc đang nói gì?-và ông tiếp tục-?oCộng đồng thế giới đang lo lắng về tình hình căng thẳng ở Đông Nam Á. Liên Xô và các nước yêu chuộng hòa bình thực hiện mọi nỗ lực để ngăn chặn cuộc chiến đang bùng nổ trong khu vực này của thế giới. Nhưng một thành viên cao cấp của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, sau những lập luận mập mờ đã nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn rằng: Chiến tranh ở Đông Nam Á không phải là một điều thực sự tồi?.
    Trong bất kỳ một sự kiện nào, Khrushchev đều cố gắng thuyết phục Tổng thống Mỹ thể hiện sự bình tĩnh và kiềm chế đối với những diễn biến ở Đông Dương. Sự đề cập của ông ta tới ?otrách nhiệm to lớn? của hai cường quốc trong việc đảm bảo rằng những sự kiện nguy hiểm xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên thế giới sẽ không biến thành những yếu tố đầu tiên trong một chuỗi những sự kiện còn nghiêm trọng hơn và không thể đảo ngược? mà được ủng hộ bởi vai trò công bằng, công khai của Liên Xô đối với cuộc chiến?. Ông cũng nhấn mạnh rằng không có một yêu cầu Chính phủ Liên Xô đề cập đến Tổng thống Mỹ trong mối quan hệ với những diễn biến ở Vịnh Bắc Bộ: ?oNếu có xuất hiện một mối đe dọa cho hòa bình, tôi tin tưởng một cách sâu sắc rằng chúng ta không phải đợi những lời yêu cầu và thỉnh cầu từ bất kỳ ai, mà chúng ta phải hành động nhằm loại bỏ mối đe dọa đó không một chút do dự?.
    Tuy nhiên, lời kêu gọi của Khrushchev đã không làm thay đổi quyết tấm của Mỹ chống lại ?oxâm lược? của Bắc Việt Nam đối với chế độ Sài Gòn. Lời giải đáp của Johnson đối với bức thư của các nhà lãnh đạo Xô Viết để lại cho Matxcơva một hy vọng mỏng manh rằng những diễn biến ở Đông Nam Á có thể thay đổi cơ bản theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Tổng thống Mỹ nhấn mạnh một lần nữa rằng, đất nước ông ?osẽ luôn dứt khoát và kiên định trong sự đáp lại tích cực đối với những hoạt động xâm lược và sức mạnh của chúng tôi thể hiện tương xứng với bất kỳ thách thức nào đó?.
    Với sự đáp lại mang tính tiêu cực của Jonhson, điều rõ ràng đối với các nhà lãnh đạo Liên Xô là sự kiện Vịnh Bắc Bộ đã đánh dấu một bước ngoặt mới ở Đông Dương. Như Douglas Pike đã nhận xét: ?oTrong khi bản thân nó không có gì đặc biệt quan trọng, sự kiện Vịnh Bắc Bộ biểu tượng cho mối quan hệ mới mà Hà Nội đòi hỏi từ Matxcơva. Bản chất của chiến tranh đã thay đổi như là thực tế của nó: từ anh ********* chân đất với khẩu súng ngắn tự tạo cho tới những lực lượng quân đội Cộng sản Việt Nam được trang bị những vũ khí hiện đại nhất mà thế giới cộng sản có thể sản xuất?. Nhưng phải trải qua một khoảng thời gian, Liên Xô và Bắc Việt Nam mới đạt được sự hợp tác toàn diện trong Cuộc chiến tranh chống ?oĐế quốc Mỹ?.
    Trong khi đó, Matxcơva đã tiến hành bước đi đầu tiên trong lộ trình đạt tới mối quan hệ hữu nghị với Hà Nội. Một đại sứ mới của Liên Xô tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được chỉ định vào cuối tháng 8 năm 1964, Ilia S.Shcherbakov là một nhân vật lỗi lạc của Đảng cộng sản Liên Xô. Từ những năm 30, ông đã bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một viên chức của Đảng. Năm 1949, ông được đề bạt vào một chức vụ của Ban đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô. Ông đã tốt nghiệp Học viện quân sự-ngoại giao, một Học viện nổi tiếng của Liên Xô, chuyên đào tạo cán bộ tình báo cho hoạt động đối ngoại của Liên Xô. Trong Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản, Shcherbakov đã trưởng thành một cách nhanh chóng, năm 1953 ông đã là Vụ trưởng Ban đối ngoại có chức năng giám sát các mối quan hệ với các Đảng cộng sản của các nước xã hội chủ nghĩa. Ngay trước khi được bổ nhiệm tới Hà Nội, ông đã được điều tới Bắc Kinh với cương vị là Tham tán công sứ. Vì thế vị Đại sứ mới này hoàn hảo không chỉ trong hoạt động của Đảng mà cả trong hoạt động chính trị quốc tế.
    Trên thực tế, Shcherbakov đã có được tất cả những phẩm chất cần thiết cho vị trí đại sứ của Liên Xô tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Như Cơ quan thông tin của Mỹ đã nhận xét trong một bản báo cáo: ?oQuan hệ của Liên Xô với Bắc Việt Nam được tăng cường vào cuối năm 1964?. ?oĐiều mà người ta cần ở Hà Nội là một người có kinh nghiệm trên lĩnh vực này và một người có thể chiếm được lòng tin của các nhà lãnh đạo ở Điện Kremlin?. Những mối quan hệ của Shcherbakov ở Ủy ban trung ương cho phép ông ta không những thoải mái khi thực hiện chính sách của Matxcơva mà còn ít nhiều tự do thể hiện ý kiến của mình về những mối quan hệ Liên Xô-Bắc Việt Nam mà không sợ ai đó ở ?oTrung ương? (chỉ Điện Kremlin) phản đối quan điểm của ông. Những yếu tố này đã được các nhà lãnh đạo Xô Viết cân nhắc. Họ cần một bức tranh chính xác về các sự kiện xảy ra tại Việt Nam.
  3. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Ngày 5 tháng 8, TASS đã đưa ra một bản tin (cùng với sự thống kê các sự kiện) trong đó có cảnh báo với Mỹ rằng những hành động của Mỹ có thể dẫn tới một cuộc xung đột quân sự rộng lớn như các nhà quan sát đã nhận xét, giọng điệu của bản tin này rất ôn hòa. Cùng ngày hôm đó, Chủ tịch Khrushchev đã gửi một bức thư tới Tổng thống Lyndon Johnson. Một lần nữa, lời lẽ của bức thư rất thận trọng và dè dặt. Khrushchev đã thông báo với Tổng thống Jonhson, ông đã biết về sự kiện Vịnh Bắc Bộ: ?oNgay từ lúc đầu, ngoài những tuyên bố đã được đưa ra trong những ngày gần đây ở Washington, từ mệnh lệnh đã được ban bố choc ác lực lượng quân đội Mỹ, từ các bản tin của các hãng thông tấn và cũng từ tuyên bố... của người phát ngôn của Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam? chúng tôi không có một thông tin nào khác?. Bằng cách thu hút sự chú ý của Jonhson vào các nguồn tin của ông ta, Khrushchev rõ ràng muốn nhấn mạnh một thức tế rằng Liên Xô không dính líu gì đến các cuộc xung đột ở Vịnh Bắc Bộ.
    Sau đó, ông Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô này đã tiếp tục lập luận của mình, chỉ trích sự đáp lại bằng vũ lực của Mỹ chống Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và lưu ý đến những hậu quả nghiêm trọng mà sự kiện này có thể gây ra đối với tình hình quốc tế. Điều này dường như là mối lo ngại chính của các nhà lãnh đạo Xô Viết. Khrushchev đã không chỉ rõ những khu vực, con người bộc lộ tham vọng thổi bùng lên lòng ham muốn, đổ thêm dầu vào lửa và ông cũng không chỉ rõ những kẻ trong trạng thái hiếu chiến nên xem xét một cách thận trọng và kiềm chế... Rõ ràng rằng Khrushchev đang đề cập đến ứng cử viên Tổng thống Đảng Cộng hòa Barry Goldwater, nhưng nhà lãnh đạo Xô Viết này cũng có thể đề cập đến Bắc Kinh với sự trợ giúp của họ trong Cuộc đấu tranh giành thống nhất bằng bạo lực của Việt Nam.
    Thú vị hơn là, cũng trong số báo Pravda, với những tin tức về sự kiện Vịnh Bắc Bộ xuất hiện một cây bút tên là Ivanov (một cái tên rất thông dụng ở Nga), đã viết một bài báo tựa đề: ?oMột cuộc chiến tranh ư? Đó không phải là điều tồi tệ?. Tác giả đã trích dẫn những bài phát biểu của các quan chức cao cấp của chính phủ Trung Quốc, như Trần Nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Trung cộng và một quanc hức giấu tên khác để gửi cho một tờ báo của Áo ông ta nêu câu hỏi: Đại diện cao cấp của Trung Quốc đang nói gì?-và ông tiếp tục-?oCộng đồng thế giới đang lo lắng về tình hình căng thẳng ở Đông Nam Á. Liên Xô và các nước yêu chuộng hòa bình thực hiện mọi nỗ lực để ngăn chặn cuộc chiến đang bùng nổ trong khu vực này của thế giới. Nhưng một thành viên cao cấp của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, sau những lập luận mập mờ đã nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn rằng: Chiến tranh ở Đông Nam Á không phải là một điều thực sự tồi?.
    Trong bất kỳ một sự kiện nào, Khrushchev đều cố gắng thuyết phục Tổng thống Mỹ thể hiện sự bình tĩnh và kiềm chế đối với những diễn biến ở Đông Dương. Sự đề cập của ông ta tới ?otrách nhiệm to lớn? của hai cường quốc trong việc đảm bảo rằng những sự kiện nguy hiểm xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên thế giới sẽ không biến thành những yếu tố đầu tiên trong một chuỗi những sự kiện còn nghiêm trọng hơn và không thể đảo ngược? mà được ủng hộ bởi vai trò công bằng, công khai của Liên Xô đối với cuộc chiến?. Ông cũng nhấn mạnh rằng không có một yêu cầu Chính phủ Liên Xô đề cập đến Tổng thống Mỹ trong mối quan hệ với những diễn biến ở Vịnh Bắc Bộ: ?oNếu có xuất hiện một mối đe dọa cho hòa bình, tôi tin tưởng một cách sâu sắc rằng chúng ta không phải đợi những lời yêu cầu và thỉnh cầu từ bất kỳ ai, mà chúng ta phải hành động nhằm loại bỏ mối đe dọa đó không một chút do dự?.
    Tuy nhiên, lời kêu gọi của Khrushchev đã không làm thay đổi quyết tấm của Mỹ chống lại ?oxâm lược? của Bắc Việt Nam đối với chế độ Sài Gòn. Lời giải đáp của Johnson đối với bức thư của các nhà lãnh đạo Xô Viết để lại cho Matxcơva một hy vọng mỏng manh rằng những diễn biến ở Đông Nam Á có thể thay đổi cơ bản theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Tổng thống Mỹ nhấn mạnh một lần nữa rằng, đất nước ông ?osẽ luôn dứt khoát và kiên định trong sự đáp lại tích cực đối với những hoạt động xâm lược và sức mạnh của chúng tôi thể hiện tương xứng với bất kỳ thách thức nào đó?.
    Với sự đáp lại mang tính tiêu cực của Jonhson, điều rõ ràng đối với các nhà lãnh đạo Liên Xô là sự kiện Vịnh Bắc Bộ đã đánh dấu một bước ngoặt mới ở Đông Dương. Như Douglas Pike đã nhận xét: ?oTrong khi bản thân nó không có gì đặc biệt quan trọng, sự kiện Vịnh Bắc Bộ biểu tượng cho mối quan hệ mới mà Hà Nội đòi hỏi từ Matxcơva. Bản chất của chiến tranh đã thay đổi như là thực tế của nó: từ anh ********* chân đất với khẩu súng ngắn tự tạo cho tới những lực lượng quân đội Cộng sản Việt Nam được trang bị những vũ khí hiện đại nhất mà thế giới cộng sản có thể sản xuất?. Nhưng phải trải qua một khoảng thời gian, Liên Xô và Bắc Việt Nam mới đạt được sự hợp tác toàn diện trong Cuộc chiến tranh chống ?oĐế quốc Mỹ?.
    Trong khi đó, Matxcơva đã tiến hành bước đi đầu tiên trong lộ trình đạt tới mối quan hệ hữu nghị với Hà Nội. Một đại sứ mới của Liên Xô tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được chỉ định vào cuối tháng 8 năm 1964, Ilia S.Shcherbakov là một nhân vật lỗi lạc của Đảng cộng sản Liên Xô. Từ những năm 30, ông đã bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một viên chức của Đảng. Năm 1949, ông được đề bạt vào một chức vụ của Ban đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô. Ông đã tốt nghiệp Học viện quân sự-ngoại giao, một Học viện nổi tiếng của Liên Xô, chuyên đào tạo cán bộ tình báo cho hoạt động đối ngoại của Liên Xô. Trong Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản, Shcherbakov đã trưởng thành một cách nhanh chóng, năm 1953 ông đã là Vụ trưởng Ban đối ngoại có chức năng giám sát các mối quan hệ với các Đảng cộng sản của các nước xã hội chủ nghĩa. Ngay trước khi được bổ nhiệm tới Hà Nội, ông đã được điều tới Bắc Kinh với cương vị là Tham tán công sứ. Vì thế vị Đại sứ mới này hoàn hảo không chỉ trong hoạt động của Đảng mà cả trong hoạt động chính trị quốc tế.
    Trên thực tế, Shcherbakov đã có được tất cả những phẩm chất cần thiết cho vị trí đại sứ của Liên Xô tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Như Cơ quan thông tin của Mỹ đã nhận xét trong một bản báo cáo: ?oQuan hệ của Liên Xô với Bắc Việt Nam được tăng cường vào cuối năm 1964?. ?oĐiều mà người ta cần ở Hà Nội là một người có kinh nghiệm trên lĩnh vực này và một người có thể chiếm được lòng tin của các nhà lãnh đạo ở Điện Kremlin?. Những mối quan hệ của Shcherbakov ở Ủy ban trung ương cho phép ông ta không những thoải mái khi thực hiện chính sách của Matxcơva mà còn ít nhiều tự do thể hiện ý kiến của mình về những mối quan hệ Liên Xô-Bắc Việt Nam mà không sợ ai đó ở ?oTrung ương? (chỉ Điện Kremlin) phản đối quan điểm của ông. Những yếu tố này đã được các nhà lãnh đạo Xô Viết cân nhắc. Họ cần một bức tranh chính xác về các sự kiện xảy ra tại Việt Nam.
  4. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Bị mắc kẹt trong vòng lửa, các nhà lãnh đạo Xô Viết bắt đầu tìm kiếm lối thoát. Nhưng những sự thay đổi ở Kremlin chỉ làm căng thẳng thêm tiến trình này và đó không phải là điểm xuất phát. Điều này giải thích tại sao những chuyển hướng của Liên Xô đối với Cuộc chiến Việt Nam dường nưh diễn ra quá nhanh ngay sau khi ?oBan lãnh đạo tập thể mới? lên nắm chính quyền.
    Tuy nhiên các nhà lãnh đạo mới ở Điện Kremlin thông báo rằng chính sách đối ngoại của Liên Xô sẽ không thay đổi. Họ đã tuyên bố công khai về điều này tại nhiều diễn đàn khác nhau, cũng như trong các cuộc trao đổi kín với các chính trị gia phương Tây. Ví dụ nưh: Đại sứ Liên Xô ở Washington, A.Dobrynin đã gặp Tổng thống Johnson và đảm bảo với ông ta rằng Matxcơva vẫn cam kết thực hiện các nghĩa vụ quốc tế của mình và báo Pravda đã nhanh chóng thông tin cho độc giả Xô Viết về cuộc gặp này.
    Phớt lờ chuyện đó vào tháng 11, Matxcơva đã sẵn sàng chuyển hướng từ giúp đỡ mang tính tuyên truyền thuần túy cho Hà Nội và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, sang viện trợ về vật chất nhiều hơn.
    Các nhà lãnh đạo Xô Viết không từ bỏ các mối quan hệ của họ với Mỹ. nhưng sau tháng 11, các mối quan hệ này lại bị ràng buộc với các chính sách của Mỹ ở Việt Nam. Một yếu tố mới và quan trọng bổ sung vào chính sách của Liên Xô trong giai đoạn quan trọng này: những nỗ lực của các nhà lãnh đạo Xô Viết nhằm tìm kiếm những biện pháp hòa bình để giải quyết Cuộc chiến Đông Nam Á.
    Do đó, như Douglas Bile đã nhận xét, chính sách của Liên Xô trong Cuộc chiến Việt Nam thể hiện trên ba khía cạnh:
    -Thứ nhất: Matxcơva đã quyết định trong một số giới hạn, Hà Nội có thể nhận được tất cả những giúp đỡ về kinh tế và quân sự cần thiết đủ để theo đuổi cuộc chiến.
    -Thứ hai: Liên Xô không thể hy sinh chiến lược hòa hoãn của họ với phương Tây, nhưng thay vào đó Liên Xô có thể điều chỉnh chính sách Việt Nam theo hướng ?onếu và khi cần thiết?.
    -Thứ ba: Liên Xô tập trung vào việc giải quyết cuộc chiến bằng biện pháp thương lượng như một đảm bảo tối ưu nhằm chống lại việc bị kéo sâu vào cuộc chiến, mặc dù Liên Xô nhận thấy rằng chính sách này không được chấp nhận ở Hà Nội.
    Vào tháng 11, những biểu hiện về thái độ mới của Liên Xô đã được thể hiện rõ ràng. Ngày 9 tháng 11, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Kosygin đã tiếp đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Phạm Văn Đồng dẫn đầu đến Matxcơva, để tham dự những hoạt động kỷ niệm lần thứ 47-Cách mạng tháng 10. Đây là chuyến thăm công khai đầu tiên của các nhà lãnh đạo Hà Nội kể từ khi Khrushchev bị cách chức. Mặc dù vào tháng 10 đã có một chuyến thăm bí mật, diễn ra ngay sau Hội nghị Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô, khi đó Hà Nội khao khát duy trì các mối quan hệ với các nhà lãnh đạo Xô Viết mới và tìm kiếm ở những người này, cái mà họ đã không thể tìm thấy được từ Khrushchev, do vậy mà họ đã cử Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến Matxcơva.
    Vào tháng 10 và tháng 11, chủ đề của các cuộc hội đàm đã được thể hiện rõ ràng, đó là sự hợp tác của Liên Xô với Hà Nội. Có lý do chính xác để tin rằng hai Đảng đã đạt tới sự hiểu biết trên nguyên tắc và vấn đề viện trợ quân sự, và một nhà lãnh đạo Xô Viết sẽ tới thăm Việt Nam ngay sau đó làm rõ các chi tiết.
    Lần đầu tiên, trong bản tuyên bố của TASS ngày 27 tháng 11 chứa đựng một lời hứa hẹn về việc tăng gấp đôi viện trợ cho Việt Nam, cùng với một lời cảnh báo ?onhững kẻ nuôi dưỡng các kế hoạch phiêu lưu ở bán đảo Đông Dương phải nhận thức được rằng, Liên Xô sẽ không làm ngơ với số phận một nước Xã hội chủ nghĩa anh em và sẵn sàng cung cấp cho Việt Nam sự giúp đỡ cần thiết?.
    Tiếp theo đó, ngày 24 tháng 12, Bộ Chính trị Đảng cộng sản Liên Xô đã mời Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam mở phái đoàn thường trực ở Liên Xô. Liên Xô chấp nhận bước đi này trong bối cảnh Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác có những quyết định tương tự, do đó lời mời của Liên Xô xem ra có ý nghĩa hơn. Vào tháng 12, các nhà lãnh đọa Xô Viết đã tiến hành một trong những nỗ lực cuối cùng của họ nhằm ngăn chặn Mỹ tham gia trực tiếp vào Cuộc chiến ở Việt Nam. Ngày 9 tháng 12, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô Andrei Gomyko đang ở Mỹ đã dự Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc và đã gặp Ngoại trưởng Mỹ Dean Rusk tại Đại sứ quán Liên Xô ở Washington. Việt Nam là chủ đề trong cuộc hội đàm của họ. Gromyko đã cố gắng thuyết phục đối tác của ông: ?oMỹ đã phạm phải một sai lầm lớn bằng việc dính líu vào Cuộc chiến ở Nam Việt Nam. Bởi vì, Mỹ không có lợi ích gì liên quan đến khu vực này?. Ông ta cũng nêu ra thắc mắc ?onhững ý đồ thực sự của Mỹ là gì??.
    Rusk đã đưa ra những lập luận thông thường của Washington về hiểm họa cộng sản từ Bắc Kinh và Hà Nội, về nghĩa vụ của Mỹ đối với chính phủ Sài Gòn và sự chính đáng trong các mục tiêu của Mỹ. Gromyko đã nhận thấy sự nhấn mạnh của Rusk về quyết tấm thực hiện nghĩa vụ của Mỹ: ?oNgoại trưởng Mỹ đã lập đi, lập lại rằng nếu Hà Nội và Bắc Kinh để yên cho các nước láng giềng, thì chúng tôi sẽ không ở đó. Mặt khác, ông ta nhấn mạnh, chúng tôi đang ở trong một tình thế rất nghiêm trọng? và một lần nữa, ông ta chỉ có thể nói rằng, nếu Hà Nội và Bắc Kinh để yên cho khu vực này, chúng tôi sẽ rút quân. Nếu không, ở đây sẽ xảy ra một cuộc chiến thật sự?.
    Những tuyên bố này của Mỹ đã truyền đến Matxcơva cùng với những thông tin thiếu hy vọng tương tự như vậy từ Hà Nội. Shcherbakov viết từ thủ đô của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: ?oCăn cứ vào những quyết định của Bộ Chính trị (của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Việt Nam) và những sự kiện khác có thể nhận xét rằng, các kế hoạch của ban lãnh đạo Việt Nam sẽ tập trung vào việc từ từ tăng số lượng của lực lượng Quân giải phóng dân tộc miền Nam Việt Nam và tăng cường các hoạt động quân sự đồng thời với hoạt động tương tự làm xói mòn chế độ bù nhìn từ bên trong?.
    Kết hợp những sự kiện này và những thực tế khác, các quan chức Xô Viết vội vã thực hiện những điều chỉnh cuối cùng trong chính sách của họ đối với Việt Nam, trong khi cuộc chiến tranh dường như không phải vài tháng nữa mà là vài ngày nữa sẽ nổ ra.
  5. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Bị mắc kẹt trong vòng lửa, các nhà lãnh đạo Xô Viết bắt đầu tìm kiếm lối thoát. Nhưng những sự thay đổi ở Kremlin chỉ làm căng thẳng thêm tiến trình này và đó không phải là điểm xuất phát. Điều này giải thích tại sao những chuyển hướng của Liên Xô đối với Cuộc chiến Việt Nam dường nưh diễn ra quá nhanh ngay sau khi ?oBan lãnh đạo tập thể mới? lên nắm chính quyền.
    Tuy nhiên các nhà lãnh đạo mới ở Điện Kremlin thông báo rằng chính sách đối ngoại của Liên Xô sẽ không thay đổi. Họ đã tuyên bố công khai về điều này tại nhiều diễn đàn khác nhau, cũng như trong các cuộc trao đổi kín với các chính trị gia phương Tây. Ví dụ nưh: Đại sứ Liên Xô ở Washington, A.Dobrynin đã gặp Tổng thống Johnson và đảm bảo với ông ta rằng Matxcơva vẫn cam kết thực hiện các nghĩa vụ quốc tế của mình và báo Pravda đã nhanh chóng thông tin cho độc giả Xô Viết về cuộc gặp này.
    Phớt lờ chuyện đó vào tháng 11, Matxcơva đã sẵn sàng chuyển hướng từ giúp đỡ mang tính tuyên truyền thuần túy cho Hà Nội và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, sang viện trợ về vật chất nhiều hơn.
    Các nhà lãnh đạo Xô Viết không từ bỏ các mối quan hệ của họ với Mỹ. nhưng sau tháng 11, các mối quan hệ này lại bị ràng buộc với các chính sách của Mỹ ở Việt Nam. Một yếu tố mới và quan trọng bổ sung vào chính sách của Liên Xô trong giai đoạn quan trọng này: những nỗ lực của các nhà lãnh đạo Xô Viết nhằm tìm kiếm những biện pháp hòa bình để giải quyết Cuộc chiến Đông Nam Á.
    Do đó, như Douglas Bile đã nhận xét, chính sách của Liên Xô trong Cuộc chiến Việt Nam thể hiện trên ba khía cạnh:
    -Thứ nhất: Matxcơva đã quyết định trong một số giới hạn, Hà Nội có thể nhận được tất cả những giúp đỡ về kinh tế và quân sự cần thiết đủ để theo đuổi cuộc chiến.
    -Thứ hai: Liên Xô không thể hy sinh chiến lược hòa hoãn của họ với phương Tây, nhưng thay vào đó Liên Xô có thể điều chỉnh chính sách Việt Nam theo hướng ?onếu và khi cần thiết?.
    -Thứ ba: Liên Xô tập trung vào việc giải quyết cuộc chiến bằng biện pháp thương lượng như một đảm bảo tối ưu nhằm chống lại việc bị kéo sâu vào cuộc chiến, mặc dù Liên Xô nhận thấy rằng chính sách này không được chấp nhận ở Hà Nội.
    Vào tháng 11, những biểu hiện về thái độ mới của Liên Xô đã được thể hiện rõ ràng. Ngày 9 tháng 11, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Kosygin đã tiếp đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Phạm Văn Đồng dẫn đầu đến Matxcơva, để tham dự những hoạt động kỷ niệm lần thứ 47-Cách mạng tháng 10. Đây là chuyến thăm công khai đầu tiên của các nhà lãnh đạo Hà Nội kể từ khi Khrushchev bị cách chức. Mặc dù vào tháng 10 đã có một chuyến thăm bí mật, diễn ra ngay sau Hội nghị Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô, khi đó Hà Nội khao khát duy trì các mối quan hệ với các nhà lãnh đạo Xô Viết mới và tìm kiếm ở những người này, cái mà họ đã không thể tìm thấy được từ Khrushchev, do vậy mà họ đã cử Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến Matxcơva.
    Vào tháng 10 và tháng 11, chủ đề của các cuộc hội đàm đã được thể hiện rõ ràng, đó là sự hợp tác của Liên Xô với Hà Nội. Có lý do chính xác để tin rằng hai Đảng đã đạt tới sự hiểu biết trên nguyên tắc và vấn đề viện trợ quân sự, và một nhà lãnh đạo Xô Viết sẽ tới thăm Việt Nam ngay sau đó làm rõ các chi tiết.
    Lần đầu tiên, trong bản tuyên bố của TASS ngày 27 tháng 11 chứa đựng một lời hứa hẹn về việc tăng gấp đôi viện trợ cho Việt Nam, cùng với một lời cảnh báo ?onhững kẻ nuôi dưỡng các kế hoạch phiêu lưu ở bán đảo Đông Dương phải nhận thức được rằng, Liên Xô sẽ không làm ngơ với số phận một nước Xã hội chủ nghĩa anh em và sẵn sàng cung cấp cho Việt Nam sự giúp đỡ cần thiết?.
    Tiếp theo đó, ngày 24 tháng 12, Bộ Chính trị Đảng cộng sản Liên Xô đã mời Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam mở phái đoàn thường trực ở Liên Xô. Liên Xô chấp nhận bước đi này trong bối cảnh Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác có những quyết định tương tự, do đó lời mời của Liên Xô xem ra có ý nghĩa hơn. Vào tháng 12, các nhà lãnh đọa Xô Viết đã tiến hành một trong những nỗ lực cuối cùng của họ nhằm ngăn chặn Mỹ tham gia trực tiếp vào Cuộc chiến ở Việt Nam. Ngày 9 tháng 12, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô Andrei Gomyko đang ở Mỹ đã dự Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc và đã gặp Ngoại trưởng Mỹ Dean Rusk tại Đại sứ quán Liên Xô ở Washington. Việt Nam là chủ đề trong cuộc hội đàm của họ. Gromyko đã cố gắng thuyết phục đối tác của ông: ?oMỹ đã phạm phải một sai lầm lớn bằng việc dính líu vào Cuộc chiến ở Nam Việt Nam. Bởi vì, Mỹ không có lợi ích gì liên quan đến khu vực này?. Ông ta cũng nêu ra thắc mắc ?onhững ý đồ thực sự của Mỹ là gì??.
    Rusk đã đưa ra những lập luận thông thường của Washington về hiểm họa cộng sản từ Bắc Kinh và Hà Nội, về nghĩa vụ của Mỹ đối với chính phủ Sài Gòn và sự chính đáng trong các mục tiêu của Mỹ. Gromyko đã nhận thấy sự nhấn mạnh của Rusk về quyết tấm thực hiện nghĩa vụ của Mỹ: ?oNgoại trưởng Mỹ đã lập đi, lập lại rằng nếu Hà Nội và Bắc Kinh để yên cho các nước láng giềng, thì chúng tôi sẽ không ở đó. Mặt khác, ông ta nhấn mạnh, chúng tôi đang ở trong một tình thế rất nghiêm trọng? và một lần nữa, ông ta chỉ có thể nói rằng, nếu Hà Nội và Bắc Kinh để yên cho khu vực này, chúng tôi sẽ rút quân. Nếu không, ở đây sẽ xảy ra một cuộc chiến thật sự?.
    Những tuyên bố này của Mỹ đã truyền đến Matxcơva cùng với những thông tin thiếu hy vọng tương tự như vậy từ Hà Nội. Shcherbakov viết từ thủ đô của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: ?oCăn cứ vào những quyết định của Bộ Chính trị (của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Việt Nam) và những sự kiện khác có thể nhận xét rằng, các kế hoạch của ban lãnh đạo Việt Nam sẽ tập trung vào việc từ từ tăng số lượng của lực lượng Quân giải phóng dân tộc miền Nam Việt Nam và tăng cường các hoạt động quân sự đồng thời với hoạt động tương tự làm xói mòn chế độ bù nhìn từ bên trong?.
    Kết hợp những sự kiện này và những thực tế khác, các quan chức Xô Viết vội vã thực hiện những điều chỉnh cuối cùng trong chính sách của họ đối với Việt Nam, trong khi cuộc chiến tranh dường như không phải vài tháng nữa mà là vài ngày nữa sẽ nổ ra.
  6. Admin

    Admin <center><font color="red"><b>Chúa tể hắc ám</b></f

    Tham gia ngày:
    25/12/2000
    Bài viết:
    1.941
    Đã được thích:
    0
    topic này hơi nhiều bài lan man quá, lạc mất chủ đề ban đầu do bạn spirou đặt ra, sa đà vào những vấn đề muôn thuở của box LSVH. Nhờ bạn spirou dọn dẹp hết các bài lạc đề trước khi cho topic tiếp tục hoạt động.
  7. Admin

    Admin <center><font color="red"><b>Chúa tể hắc ám</b></f

    Tham gia ngày:
    25/12/2000
    Bài viết:
    1.941
    Đã được thích:
    0
    topic này hơi nhiều bài lan man quá, lạc mất chủ đề ban đầu do bạn spirou đặt ra, sa đà vào những vấn đề muôn thuở của box LSVH. Nhờ bạn spirou dọn dẹp hết các bài lạc đề trước khi cho topic tiếp tục hoạt động.
  8. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Qua trao đổi với bác spirou và ý kiến của admin, em quyết định xoá bớt những bài không tập trung vào chủ đề chính. Chủ đề em đã mở khoá, mời các bác vào gửi bài tiếp. Em sẽ gửi tiếp quyển "Liên bang Xô Viết".
    Chương II: Bước ngoặt
    Nếu như sự khéo léo để bắt đầu một cuộc là không cần thiết, thì những sự kiện đầu năm 1965 dường như ủng hộ quanđiểm này. Điều đó đã quá đủ cho các nhà lãnh đạo chính trị mù quáng theo đuổi những diễn biến ở Đông Nam Á nhằm tạo ra cho họ một tình thế mà ở đó chiến tranh trở thành cách lựa chọn duy nhất. Điều này đặc biệt đúng với chính quyền Johnson, mặc dù các nhà lãnh đạo Xô Viết đã đối mặt với một vấn đề tương tự như vậy.
    Vị trí của Mỹ ở miền Nam Việt Nam xấu đi nhanh chóng trong những tháng cuối cùng của năm 1964. Chính quyền Sài Gòn vẫn bị mất ổn định và những chương trình bình định được xây dựng để củng cố chính quyền ở vùng nông thôn cho thấy không có hiệu lực. Quân đội Việt Nam Cộng hòa thụ động trước những hoạt động đang tăng lên của *********. Từ 26 tháng 12 đến 2 tháng 1, những đơn vị quân đội Việt Nam Cộng hòa được trang bị đến tận răng và được huấn luyện chu đáo dưới sự hỗ trợ của các cố vấn Mỹ và các trang thiết bị quân sự đã bị đánh bại trong một cuộc giao tranh ở Bình Giã. Theo CIA, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lúc đó hầu như đã mở rộng ảnh hưởng đến mọi ngõ ngách ở miền Nam Việt Nam. Mặt trận này tự nhận là ?ođã kiểm soát được ba phần tư đất nước và 8 triệu trong số 14 triệu dân của miền Nam Việt Nam?. Các bản báo cáo của tòa Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn trùng hợp với những tín toán của CIA. Các quan chức Mỹ ở miền Nam Việt Nam tin rằng các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam có thể nhìn nhận lại tình hình năm 1964 ?ovới cảm giác mãn nguyện?.
    Những cuộc nổi loạn ở miền Nam Việt Nam tăng lên đáng kể. ********* đã mở rộng khu vực, phạm vi các hoạt động và đã giành được một số thắng lợi quân sự. Thất bại của Mỹ và chính quyền Sài Gòn trong việc dẹp tan cuộc nổi loạn này đã dẫn đến sự sa sút hơn về tinh thần trong quân đội và làm tăng sự mất ổn định chính trị ở Nam Việt Nam. Điều này đã ngược với bối cảnh chính trị ở miền Bắc, ?onó không có sự thay đổi rõ ràng ở hàng ngũ lãnh đạo cao cấp hoặc trong các chính sách lớn??.
    Mối quan tâm cao ở Washington về diễn biến của các sự kiện này làm cho Tổng thống Johnson và các cố vấn của ông thiên về một giải pháp quân sự ngày càng tăng lên ở Việt Nam. Vào cuối tháng 11 năm 1964 một kế hoạch hai giai đoạn đã được vạch ra ở Washington bao gồm, những cuộc ném bom của không quân vào Bắc Việt Nam và đây được xem như là một biện pháp cuối cùng để buộc Hà Nội chấm dứt sự ủng hộ cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Mặc dù những cuộc ném bom này không nằm trong chương trình nghị sự của Washington vào thời điểm đó, nhưng việc Tổng thống Johnson thông qua các kế hoạch này đã phản ánh tâm trạng của chính quyền.
    Thành công của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam miền Bắc Việt Nam đầu tháng 1 năm 1965 đã củng cố quyết tấm của các nhà hoạch định chính sách Mỹ. Cho tới cuối tháng đó, họ cho rằng việc trả đũa lại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như là một biện pháp thích hợp cơ bản được thể hiện trong bức thư của Cố vấn an ninh quốc gia Mc George Bundy gửi Tổng thống ngày 27 tháng 1, với cái tên là ?oFork in the Y Memo?. Tác giả (cũng là phát ngôn viên của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Robert Mc Namara), đưa ra hai giải pháp cho Việt Nam: ?oGiải pháp thứ nhất là sử dụng sức mạnh quân sự của chúng ta ở Viễn Đông buộc tạo ra sự thay đổi trong chính sách của cộng sản; Giải pháp thứ hai là triển khai tất cả các lực lượng của chúng ta cùng với diễn biến của cuộc hội đàm nhằm cứu vãn cái nhỏ nhất cần bảo vệ mà không làm tăng thêm đáng kể những hiểm họa quân sự hiện nay của chúng ta?.
  9. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Rõ ràng là biện pháp thứ hai không nằm trong chương trình này của Mỹ.
    Washington hiểu rằng, hướng tới một giải pháp quân sự đối với Cuộc chiến ở Đông Dương sẽ bao hàm những hiểm họa chắc chắn và nhiều vấn đề chưa xác định được, trong số đó có thể có phản ứng của Liên Xô đối với cuộc tấn công quân sự của Mỹ vào nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Các nhà lãnh đạo Mỹ đã cân nhắc triển vọng này một cách nghiêm túc trong suốt tháng 1 và đầu tháng 2, suy nghĩ kỹ những lập luận của họ cho việc ủng hộ hoặc bãi bỏ sự dính líu quân sự.
    Có ba vấn đề này sinh trong đầu của các nhà lãnh đạo Mỹ. Vấn đề thứ nhất, đề cập đến những cách thức tham gia của Liên Xô vào cuộc chiến. Thứ hai, các nhà lãnh đạo Mỹ đã thảo luận về tác động của sự leo thang của Mỹ trong quan hệ Mỹ-Xô. Thứ ba là, triển vọng nói chung cho sự hòa hoãn và các mối quan hệ Trung-Mỹ nói riêng cũng được cân nhắc ở Washington.
    Ban lãnh đạo Hoa Kỳ không hy vọng Liên Xô sẽ đứng ngoài khi Mỹ tấn công vào Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng thái độ của Matxcơva đối với những triển vọng về Cuộc chiến ở Đông Nam Á như thế nào và sự giúp đỡ nào mà họ sẵn sàng cung cấp cho Bắc Việt Nam nếu như Mỹ thực hiện những kế hoạch trả đũa chống Hà Nội? Những vấn đề này dường như gây ra sự lo ngại cho Ngoại trưởng Mỹ Rusk, khi ông ta xuất hiện trước Ủy ban đối ngoại Thượng viện ngày 8 tháng 1 để trình bày về tình hình Đông Nam Á. Theo Rusk, Liên Xô mong muốn tránh dính líu với Mỹ trong cuộc chiến ở khu vực này. Hơn nữa, Liên Xô lo sợ về những hậu quả của cuộc chiến giữa một bên là Bắc Việt Nam và Trung cộng với bên kia là ?othủ lĩnh của thế giới tư sản?. Rusk cho rằng: ?oChúng tôi có được một dấu hiệu cho thấy rằng họ đang lo lắng về một triển vọng đặc biệt sẽ diễn ra trong tình hình này?.
    CIA đã đồng ý với quan điểm này và được thể hiện trong báo cáo tháng 1: ?oLiên Xô dường như ngày càng lo lắng về khả năng leo thang trong Cuộc chiến ở cả Nam Việt Nam và Lào, đang tìm kiếm một vài biện pháp để ngăn cản các hoạt động của Mỹ và Bắc Việt Nam?. Qua kế hoạch giúp đỡ của Liên Xô cho đồng minh Việt Nam, CIA nhận xét rằng: ?oSự đáp lại của Liên Xô đối với các kế hoạch ném bom của Mỹ sẽ bao gồm cả nỗ lực ngoại giao và tuyên truyền mạnh mẽ, kết hợp chặt chẽ với sự giúp đỡ bằng quân sự cho Bắc Việt Nam, trong đó hầ như chắc chắn sẽ gồm cả pháo phòng không và Rada?. Tình báo Mỹ cũng tin rằng Việt Nam cũng có thể thúc giục Liên Xô viện trợ tên lửa đất đốikhông và các máy bay phản lực tiên tiến.
    Vào thời điểm này, Liên Xô đã thực sự bắt đầu những chuyến tàu vận chuyển vũ khí cho hệ thống phòng không của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong báo cáo ngày 3 tháng 2, CIA đã cho thất rằng các loại vũ khí phòng không gần đây đã bắt đầu xuất hiện ở Bắc Việt Nam. Ngày 9 tháng 2 William Bundy, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về các vấn đề an ninh quốc tế, đã trình lên các thành viên trong tiểu ban về các vấn đề ở Viễn Đông của Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ với thông tin rằng, Liên Xô đã trang bị phòng không đáng kể cho sân bay chính ở khu vực Hà Nội.
    Trọng tâm của các cuộc thảo luận ở Washington vào tháng 1 và đầu tháng 2 năm 1965 tập trung vào hai vấn đề có quan hệ mật thiết với nhau, đó là khả năng chính sách của Liên Xô hướng vào Mỹ và Trung Quốc. Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ tin rằng Trung Quốc là một vấn đề chủ yếu của Liên Xô, khi xem xét đến sự phát triển mãnh liệt của hai cường quốc để giành vai trò lãnh đạo trong phong trào Cộng sản quốc tế. Theo các cố vấn của Tổng thống, vì lý do này nên Matxcơva sẵn sàng tăng cường vị trí của mình trong các nước xã hội chủ nghĩa và thậm chí có thể hy sinh một vài mục tiêu để hòa hoãn với phương Tây.
  10. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Quan điểm này đã được Llewllyn Thompson, một chuyên gia về Liên Xô và là Đại sứ lưu động, phát biểu trước Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 14 tháng 1: ?oRõ ràng là trong các tháng sắp tới, phần lớn việc bận tâm của các nhà lãnh đạo Xô Viết là quan hệ giữa họ với Trung cộng?. Thompson nhận xét: ?oBởi vì họ đang tranh giành với Trung cộng để tạo ảnh hưởng tới các Đảng cộng sản khác, do đó bất kỳ điều gì họ làm đều sẽ liên quan đến việc vấn đề đó có ảnh hưởng đến quan hệ Trung-Xô như thế nào??. Thompson cho rằng, quan hệ giữa Liên Xô với phương Tây được xếp hàng thứ yếu trong chương trình nghị sự của Liên Xô.
    Vài ngày sau, Ngoại trưởng Rusk đã phát biểu cùng quan điểm như vậy, thậm chí còn thẳng thừng hơn khi báo cáo với Thượng viện về tình hình Đông Nam Á: ?oSuy nghĩ hiện nay của tôi là-ông nhấn mạnh-Vấn đề Trung Quốc là nỗi bận tâm lớn ở Matxcơva và bất kỳ điều gì mà họ và chúng ta đang làm và đang bàn chỉ bằng một phần trong vấn đề của họ với Bắc Kinh. Theo sự cảm nhận cơ bản nhất, vấn đề Bắc Kinh là ưu tiên chính sách đối ngoại hàng đầu của họ?.
    Các đánh giá của tình báo Mỹ đã ủng hộ (và đôi khi còn thổi phồng) quan điểm này bằng cách phân tích sự phát triển trong chính sách của Liên Xô ở Đông Nam Á, từ những dự báo về sự rạn nứt trong quan hệ Trung-Xô: ?oKết quả của sự bận tâm của Liên Xô đối với Trung Quốc, theo các nhà phân tích Mỹ, đó là một vị trí không thể hòa hợp, hơn nữa đối với Matxcơva về lĩnh vực quan hệ Xô-Mỹ, đặc biệt trong trường hợp những hoạt động theo kế hoạch của Mỹ chống lại Bắc Việt Nam. Trong một dự báo tình hình quốc gia đặc biệt ngay sau các cuộc ném bom trả đũa của Mỹ chống lại Bắc Việt Nam. Ban lãnh đạo tình báo Mỹ (sau những dự báo vì những nỗ lực của Trung Quốc nhằm khoét sâu thêm sự khó xử của Liên Xô), đã dự báo rằng: ?oChính sách chung của Liên Xô sẽ nặng nề hơn đối với Mỹ?. Chính điều này sẽ nuôi dưỡng các hành động cản trở việc làm hòa dịu những căng thẳng và làm tăng cử chỉ thù địch của Liên Xô về các vấn đề Đông-Tây khác. Đồng thời, tình báo Mỹ cũng nhấn mạnh rằng, Liên Xô sẽ không muốn kích động một cuộc khủng hoảng lớn ở bất kỳ nơi nào-Ví dụ như ở Berlin hoặc Cuba-như là phản ứng đối với các hành động của Mỹ.
    Mặc dù Washington lo ngại về sự sa sút có thể trong các mối quan hệ Xô-Mỹ, nhưng triển vọng về một Liên minh Trung-Xô thực sự là một cơn ác mộng cho các nhà hoạch định chính sách của Mỹ. Rusk tin rằng nếuỹ không thực hiện những hành động mạnh mẽ để ngăn chặn hiểm họa của Trung Quốc ở Đông Nam Á, thì Liên Xô và Trung Quốc dễ kết hợp các nỗ lực của họ lại với nhau để buộc ?ođế quốc Mỹ? rút lui ở cả các khu vực khác trên thế giới.
    Như ông đã trình bày tại cuộc điều trần trước Ủy ban đối ngoại Thượng viện: ?oNếu như Bắc Kinh có thể chứng minh được rằng, đường lối, chính sách của họ đã đem lại những lợi ích thực tế, như những thành công ở Đông Nam Á và Indonesia, thì sẽ có một khả năng rất to lớn là, Matxcơva sẽ nỗ lực thu hẹp mối ngăn cách giữa Matxcơva và Trung Quốc bằng cách hướng tới quan điểm mang nặng tính quân sự của Bắc Kinh đối với cuộc cách mạng thế giới?.
    Vài ngày sau đó Ngoại trưởng Mỹ lại thể hiện niềm tin một lần nữa cũng tại chính Ủy ban này: ?oTôi thật sự tin tưởng rằng nếu Bắc Kinh giành được thành công đáng kinh ngạc ở Đông Nam Á hoặc chống lại Ấn Độ, thì Trung Quốc có thể làm tăng thêm triển vọng Liên Xô sẽ thu hẹp khoảng cách với Bắc Kinh bằng cách tiến hành theo định hướng về tư tưởng và chiến thuật của Bắc Kinh. Mặt khác, nếu như những người Cộng sản Trung Quốc bị chặn lại tại các giới hạn hiện tại của họ, thì những cơ hội đó sẽ được chứng minh rằng, Bắc Kinh sẽ tiến xa hơn theo chiều hướng cùng tồn tại hòa bình (ít nhất qua nhiều bước). Tôi không bao giờ hy vọng điều đó xảy ra sớm?.
    Ý kiến phản đối về khả năng thiết lập lại mối quan hệ hữu nghị giữa Matxcơva và Bắc Kinh là do Mike Mansfield, thủ lĩnh phe đa số tại Thượng viện đưa ra. Trong bức thư của ông gửi Tổng thống Johnson sau một cuộc thảo luận tại Nhà Trắng, Mansfield cho rằng sự can thiệp trực tiếp của Mỹ vào Cuộc chiến Việt Nam có thể dẫn tới ?omột mức độ hợp tác gần gũi hơn giữa Liên Xô và Trung Quốc? điều đó có thể tự bộc lộ rõ bằng việc Liên Xô phục hồi lại viện trợ quân sự cho Trung Quốc và việc vận chuyển hàng viện trợ của Liên Xô qua Trung Quốc cho Bắc Việt Nam. Đây có thể là một bất lợi rất lớn bởi vì một trong những hy vọng của phương Tây là khuyến khích sự rạn nứt giữa hai cường quốc cộng sản, một hy vọng mà tôi tin chắc rằng bây giờ đã giảm xuống một mức độ đáng kể?.

Chia sẻ trang này