1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Như?fng bí mật Nga cu??a chiến tranh Việt nam

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi spirou, 29/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Từ rất nhiều cuộc thảo luận ở Washington đầu năm 1965 mà chúng có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ Xô-Mỹ trong Cuộc chiến Việt Nam và cũng có thể rút ra hai kết luận:
    -Một là: Liên Xô không hài lòng với cuộc xung đột quân sự ở Đông Dương và mong muốn thật sự dàn xếp hòa bình, càng sớm càng tốt.
    -Hai là: Trong cuộc chạy đua lâu dài này, Liên Xô không mong muốn làm nguy hại đến các mối quan hệ với phương Tây nói chung, đặc biệt là với Mỹ bởi vì cuộc xung đột này nằm ở một góc xa xôi của thế giới.
    Trong khi các nhà phân tích người Mỹ đang làm rõ sự rối rắm của tình hình thế giới, có thể ảnh hưởng đến hoạt động của Mỹ ở Việt Nam, thì hai sự kiện xảy ra vào tháng 2 đã làm thay đổi cơ bản tình hình ở đó và tạo ra một bước chuyển mới trong Cuộc chiến ở Việt Nam. Ngày 31 tháng báo chí ở Matxcơva đưa tin rằng Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Kosygin sẽ thăm Hà Nội vào đầu tháng 2. Chuyến thăm này đã tạo ra một bước tiến trong quan hệ giữa Liên Xô và Bắc Việt Nam sau cuộc gặp của các nhà lãnh đạo Xô Viết với Phạm Văn Đồng vào tháng 10 và 11 năm 1964. Khoảng cách giữa các cuộc gặp này và chuyến thăm của Kosygin đã được đánh dấu bằng những thay đổi về chất trong mối quan hệ song phương giữa Liên Xô và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngoài việc mở cửa phái đoàn thường trực Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vào cuối tháng 12 năm 1964, Liên Xô đã tăng cường các nỗ lực của họ một cách rõ ràng để bảo vệ Hà Nội khỏi những cuộc công kích có thể xảy ra, bằng cách chuyển tới Việt Nam Dân chủ Cộng hòa các loại vũ khí phòng không. Họ cũng đẩy mạnh sự giúp đỡ tinh thần bằng cách lên án chính sách của Mỹ ở Việt Nam và Đông Nam Á. Những chuyển hướng này trong chính sách đã được các ?ođồng chí? Việt Nam hoan nghênh. Các nhà ngoại giao Xô Viết đã báo cáo với Matxcơva rằng, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam miền Nam Việt Nam tỏ ra mãn nguyện với tin tức về sự ủng hộ của Liên Xô trong cuộc đấu tranh của họ. Đồng thời họ cũng nhấn mạnh rằng, vị trí của Liên Xô trong khu vực sẽ phụ thuộc vào mức độ viện trợ của Liên Xô cho cuộc đấu tranh của Việt Nam.
    Rõ ràng rằng, chuyến thăm của Kosygin được dự định nhằm củng cố nền tảng mới trong các mối quan hệ giữa Liên Xô và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời làm rõ các chi tiết trong quan hệ giữa hai nước với các vấn đề quân sự là trọng tâm tại các cuộc thảo luận. Do vậy đoàn đại biểu Liên Xô gồm có Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Nguyên soái Konstantin Vershinia, Phó chủ tịch Ủy ban Nhà nước về ngoại thương, Tướng G.S.Didorovich và Bộ trưởng hàng không dân dụng Engenii Loginov.
    CIA đã lưu ý đến tầm quan trọng của chuyến thăm của Liên Xô trong báo cáo tình báo ngày 1 tháng 2. CIA thấy rằng một trong những mục đích chính chuyến thăm của Kosygin đó là ?ocủng cố lòng tin về những tuyên bố công khai được nhắc lại kể từ tháng 11 rằng, Liên Xô ?okhông thể cứ thờ ơ với số phận của một nước xã hội chủ nghĩa anh em và rằng Liên Xô sẵn sàng cung cấp cho Hà Nội sự giúp đỡ cần thiết?. CIA coi chuyến thăm này như ?ođỉnh cao trong sự trao đổi quan điểm kể từ khi Khrushchev bị đổ?. Nhưng cũng theo tình báo Mỹ, Matxcơva cũng đang theo đuổi các mục đích khác bằng cách gửi một phái đoàn cao cấp tới Hà Nội. Hai tháng sau có được những bằng chứng mới, CIA cho là ?oKosygin chắc chắn đã ý định báo động cho Bắc Việt Nam không được đánh giá thấp quyết tấm của Mỹ nhằm ngăn chặn thắng lợi của Cộng sản ở miền Nam?.
    Nhiệm vụ của ông ta là kêu gọi Hà Nội tránh những hành động có thể tạo ra sự trả đũa của Mỹ và tạo ra những thay đổi về giới hạn của cuộc chiến và chờ đợi cho đến khi thể chế chính trị ở Sài Gòn thực sự tan vỡ. Qua xem xét đến việc đoàn đại biểu này hai lần dừng chân ở Bắc Kinh đã thể hiện rõ ràng rằng Liên Xô cũng đã có kế hoạch đi đến sự thỏa hiệp với Trung Quốc.
  2. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Tuy nhiên, các mục đích chuyến thăm của phái đoàn Kosygin được tính toán rất kỹ. Liên Xô nhanh chóng phát hiện ra rằng ít nhất một số mục tiêu của họ là không thể đạt được. Đầu tiên là mong muốn Việt Nam tránh sự khiêu khích đối với Mỹ đã tỏ ra vô vọng. Ngay sau khi Kosygin đến Hà Nội, các đơn vị của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã tấn công vào một căn cứ của Mỹ ở Pleiku, giết 8 lính Mỹ và làm bị thương hơn 60 người. Cuộc tấn công này đã biến thành một cái cớ mà Mỹ chờ đợi từ lâu nay để tiến hành một cuộc trả đũa. Tổng thống Johnson ngay lập tức phê chuẩn các kế hoạch công kích trên lãnh thổ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Mặc dù trước đó Washington đã hủy bỏ Cuộc tuần tiễu De Soto (một nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo ở Vịnh Bắc Bộ và dọc theo bờ biển của Bắc Việt Nam) cho tới sau chuyến thăm của Kosygin, nhằm tránh làm phương hại đến các mối quan hệ Xô-Mỹ, nhưng Cuộc tấn công vào Pleiku đã tạo cho Mỹ một cơ hội tuyệt vời để trừng trị Bắc Việt Nam và rằng với sự hiện diện của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô ở Hà Nội cũng không thể cản trở Mỹ có hoạt động như vậy.
    Không có một bằng chứng nào cho thấy rằng Liên Xô đã biết trước Cuộc tấn công vào Pleiku, mà chỉ có một số lập luận mâu thuẫn. Các mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam-Liên Xô vẫn chưa đạt tới mức độ mà Hà Nội có thể sẵn sàng thông báo cho Matxcơva những kế hoạch và các hoạt động của mình ở miền Nam. Ví dụ như, đầu tháng 1, một quan chức của Sứ quán Liên Xô ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc nói chuyện với một đại diện của Bắc Việt Nam trong Ủy ban thống nhất đất nước đã cố gằng tìm kiếm về những hoạt động sắp tới của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam miền Nam Việt Nam, nhưng không có kết quả gì. Quan chức này đã kết luận: ?oCũng như trước kia, các đồng chí Việt Nam không muốn chia sẻ với chúng tôi bất kỳ một tin tức nào đặc biệt là những tin tức liên quan đến những vấn đề cụ thể của tình hình ở miền Nam Việt Nam, về hoạt động của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và các kế hoạch của họ trong tương lai??.
    Trong một nghiên cứu về Chiến tranh Việt Nam, R.B.Smith cho rằng Matxcơva không quan tâm đến việc khuấy động các sự kiện ở miền Nam để dẫn đến việc kích động Mỹ. Thái đọ của các nhà lãnh đạo Xô Viết trước sự kiện này cũng như ảnh hưởng yếu (thậm chí không có) của họ ở Hà Nội, cho thấy rằng Liên Xô khó mà có được những ý đồ như vậy. Các quan chức Mỹ hiểu vấn đề này tương đối rõ. Vào lúc đó, không có một chút nghi ngờ nào ở Washington rằng Liên Xô có thể biết được các kế hoạch của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Điều trái ngược là tất cả những lời tuyên bố và những tài liệu đã khẳng định lời tiết lộ của các nhà hoạch định chính sách rằng, ?oKosygin có thể bị Hà Nội bẫy?.
  3. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Tuy nhiên, Tổng thống Johnson đã nhận thức được tác động có thể xảy ra đối với Matxcơva từ những hành động trả đũa của Mỹ. Trong các cuộc thảo luận ở Nhà Trắng ngay sau khi các tin tức về cuộc tấn công ở Pleiku được truyền đến Nhà Trắng, không phải tất cả các cố vấn của Tổng thống đều ủng hộ cuộc tấn công trả đũa trên lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chủ yếu là bởi những tổn thương mà chúng có thể gây ra cho các mối quan hệ Xô-Mỹ. Trong số những người không ủng hộ cuộc tấn công này gồm có: Trợ lý Ngoại trưởg George Ball, Mike Mansfield và Liwellyn Thompson. Nhằm sửa chữa thiệt hại này ở mức tối thiểu, Johnson đã thông qua các biện pháp cho Liên Xô được biết về những dự định của Mỹ ở Việt Nam. Vào ngày hôm trước khi có cuộc họp của Hội đồng an ninh quốc gia 8 tháng 2, Thompson đã gặp Đại sứ Liên Xô Anatoli Dobrybnin cố gắng thuyết phục ông ta rằng Mỹ đã buộc phải đáp lại cuộc tấn công của *********. Chính Johnson đã quyết định có một cuộc thảo luận với Đại sứ Liên Xô-như ông đã giải thích cho các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ: ?oBởi vì tầm quan trọng của việc truyền đạt quan điểm của chúng ta tới người Nga?.
    Nhưng các nỗ lực của chính quyền Johnson không thể ngăn chặn được phản ứng tiêu cực của Matxcơva. Ngày 9 tháng 2, Chính phủ Liên Xô đưa ra một tuyên bố liệt kê và giải thích về các sự kiện ở Việt Nam với một lời cảnh báo rằng, Liên Xô ?ocùng với các đồng minh và những bè bạn của mình? có thể thực hiện ?onhững bước tiến xa hơn để bảo vệ an ninh? và tăng cường sự phòng thủ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?. Đáng chú ý là trong đó có một số đoạn đề cập đến các quan chức Xô-Mỹ. Các nhà lãnh đạo Xô Viết nhấn mạnh rằng sự phát triển trong quan hệ giữa hai nước là một tiến trình chung, không phù hợp với những ?ohành động chính trị hiếu chiến, mà điều đó có thể làm xấu đi những bước tiến tới sự bình thường hóa trong các mối quan hệ Xô-Mỹ?.
    Ngày tiếp theo, Kosygin và Phạm Văn Đồng đã đưa ra một tuyên bố chung nhấn mạnh tầm quan trọng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như là ?omột tiền đồ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á?, nhấn mạnh đến vai trò của nó trong cuộc đấu tranh chống ?oChủ nghĩa đế quốc Mỹ? và những đóng góp trong sự nghiệp bảo vệ hòa bình ở châu Á và trên toàn thế giới. Bản tuyên bố cũng tái khẳng định rằng Liên Xô sẽ ?okhông giữ thái độ làm ngơ đối với việc bảo đảm an ninh của một nước xã hội chủ nghĩa anh em? và ?ocung cấp cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa những khoản viện trợ và sự giúp đỡ cần thiết?. Bản tuyên bố cũng cho thấy rằng hai nước cũng đã đạt tới sự hiểu biết về những bước cần phải làm để tăng cường các khả năng phòng thủ của Bắc Việt Nam.
    Chiến dịch tuyên truyền của Liên Xô rõ ràng xuất phát từ thái độ căm phẫn đối với những hành động xâm lược của Mỹ đối với Bắc Việt Nam trong khi Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đang ở thăm Hà Nội. Matxcơva đã không giấu giếm quan điểm: ?oSự chọn lựa thời điểm cho các cuộc ném bom của Mỹ lên lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một sự xúc phạm tới Kosygin một hậu quả rất rõ ràng mà nhiều cố vấn của Johnson đã lo sợ?. Ngày 10 tháng 2 một quan chức của Liên Xô tại Liên Hợp Quốc đã khẳng định rằng Liên Xô coi việc ném bom của Mỹ trong chuyến thăm của Kosygin tới Hà Nội là ?omột hành động thiếu thiện chí?. Bản thân Kosygin cũng không thể tha thứ cho ?ohành động làm bẽ mặt này?, và thậm chí một năm sau ông lại đưa chuyện này ra trong một cuộc hội đàm với Phó tổng thống Hubert Humphrey ở New Delhi.
    Nhưng cũng có một số lý do chính đáng tạo nên sự bực tức của các nhà lãnh đạo Xô Viết. Sự kiện ở Pleiku và việc trả đũa của Mỹ đã xóa đi những gì còn lại trong hy vọng của Matxcơva nhằm tránh được việc quốc tế hóa cuộc xung đột ở Việt Nam. Như vậy, Liên Xô bị buộc phải gác qua một bên chính sách ủng hộ về tinh thần, không tham dự và phải nhảy vào một cuộc chiến với những hậu quả không thể lượng trước được.
  4. Pho_vang_buon_lam

    Pho_vang_buon_lam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    345
    Đã được thích:
    19
    tôi chẳng tin tài liệu này do nhà xuất bản CAND xuất bản, chắc do 1nhà xuất bản hải ngoại nào đó dịch hoặc tài liệu tham khảo nội bội vì gọi địch danh LD như thế chỉ có đình bản. tuy nhiên rất giá trị cám ơn bác pt linh
  5. simbat1080

    simbat1080 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/09/2003
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0
    Đọc cuốn này thấy VN giống một thằng em tham lam, bất trị, hiếu chiến, láu cá... còn LX là ông anh cả khốn khổ, cam chịu, yêu hoà bình, tốt bụng, rộng lượng...
    Công "nhịn" là không có hai ông anh thì chắc VN ta có khi phải mất đến... 100 năm mới thống nhất, nhưng mà hai ông anh cũng có lợi đấy chứ:
    - Chi một đồng để "tên TB đầu xỏ" phải bỏ ra 10 đồng.
    - Tha hồ thử nghiệm vũ khí, trang bị.
    - "Tay sạch" đứng ngoài hô hào chửi bới "sự dã man, thú tính của chủ nghĩa đế quốc".
    Túm lại VN là một ông em "đáng để đầu tư", nếu không thì hai ông anh yêu quí đã... ca bài let it be (ke me no) rồi
    Bạn này chắc cũng "ở bển"
    Sách về VNwar dịch+bán nhan nhản trong nước, toàn gọi đích danh lãnh đạo cả, mà sách báo trong nước bây giờ cũng thế (tức là không phải lúc nào cũng phải có các tiền tố như "đồng chí" hoặc chức vụ...)
    Mà gọi đích danh LD thì đã sao?
    Thế thằng trẻ con trong nước học sử gọi đích danh Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Ái Quốc... thì bỏ tù nó à?
    Cám ơn bác Linh!
    Được simbat1080 sửa chữa / chuyển vào 10:25 ngày 20/01/2006
  6. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Bác này chắc chả mấy khi mua sách hoặc là ở hải ngoại hay sao ấy Về đại từ nhân xưng với các lãnh đạo VN, sách dịch của ta cũng vẫn giữ nguyên như bản thảo gốc, không có thêm bớt gì đâu! Hoặc các từ kiểu như ********* - Bắc Việt, gọi chính quyền VNDCCH là Hà Nội thì cũng như vậy...
    ptlinh post tiếp tài liệu này đi
  7. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Sự khó xử trong chính sách đối ngoại của Liên Xô càng trầm trọng hơn do mối quan hệ ngày càng xấu đi với Trung Quốc. Những lần dừng chân của Kosygin ở Trung Quốc cho thấy những mục tiêu không thể thương lượng được giữa hai cường quốc cộng sản. Trên đường quay trở về Matxcơva, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã gặp Mao Trạch Đông ngày 11 tháng 2, nhưng cuộc gặp đó đã không đem lại một kết quả khả thi nào. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã phản đối những đề nghị hòa giải của Liên Xô cũng như lời đề nghị phối hợp giúp đỡ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
    Trong bối cảnh này các nhà lãnh đạ Liên Xô đã thông qua một chính sách được bắt nguồn từ cuối năm 1964. Đầu tiên là Matxcơva sẽ không mạo hiểm đọ sức với Mỹ. Mặc dù Liên Xô lên án những hành động gần đây nhất của ?oChủ nghĩa đế quốc Mỹ?, những lời tuyên bố của họ đã được phân biệt bằng một giọng điệu hơi kiềm chế. Tương tự như vậy, các nhà lãnh đạo Xô Viết đã hạn chế những lời cảnh báo xa hơn về tác động của những hành động của Mỹ đối với quan hệ hai nước, như vậy sẽ tránh được những khái niệm về sự đổ vỡ có thể xảy ra trong tương lai. Matxcơva cũng tính toán tương đối kỹ về những lời hứa giúp đỡ Bắc Việt Nam.
    Trong bài phát biểu trên vô tuyến truyền hình ngày 26 tháng, như các nhà phân tích Bộ Ngoại giao nhận xét. Kosygin đã nói đủ để ?obảo vệ Liên Xô chống lại luận điệu của Trung Quốc rằng Liên Xô đã phản bội Hà Nội, nhưng lại tránh xa khỏi việc cam kết rằng Liên Xô sẽ toàn quyền trong việc ủng hộ Bắc Việt Nam?.
    Rõ ràng là điều này không có ý rằng Liên Xô có ý định lẩn tránh sự giúp đỡ thiết thực cho những người bạn Việt Nam của họ. Sự thực là số lượng viện trợ của Liên Xô cho Bắc Việt Nam là dáng kể và đang tăng lên hàng năm. Thế nhưng sự hạn chế được thấy rõ trong các tuyên bố của Liên Xô ở giai đoạn đầu của cuộc chiến Việt Nam là những miễn cưỡng của Matxcơva trong việc làm cho viện trợ của họ đối với Việt Nam thành vật chướng ngại trong các mối quan hệ với phương Tây.
    Ngoài những dấu hiệu không có thực như vậy, Matxcơva rất muốn tạo cho Mỹ một bằng chứng rõ ràng rằng Liên Xô muốn duy trì những kênh liên hệ của họ với phương Tây một cách cởi mở. Ngày 12 tháng 2, CIA đã gửi cho Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng có một quan chức ngoại giao bậc trung của Liên Xô đã khuyên một đồng nghiệp Mỹ về sự hữu ích của những liên hệ không chính thức giữa hai cường quốc nhằm giải quyết cuộc xung đột một cách hòa bình.
    Cho đến cuối tháng 3, CIA đã tổng kết những cuộc tiếp cận riêng của các quan chức Xô Viết trong những ngày đầu tiên của sự leo thang trong cuộc chiến. Theo CIA, những cuộc tiếp cận này ?onhấn mạnh mong muốn của Matxcơva tránh sự tham gia vào cuộc chiến Việt Nam và tiếp tục hợp tác Mỹ để tiến tới một giải pháp chính trị?.
    CIA nhận xét: ?oMột đề tài thích hợp trong các cuộc hội đàm ?olà một điểm được nhấn mạnh trong lợi ích chung giữa Mỹ và Liên Xô, nhằm đạt tới một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng. Bất kỳ ai đã quen với các phương pháp làm việc của bộ máy nhà nước Xô Viết đều có thể hiểu rằng những bước tiến như vậy sẽ không thể thực hiện được nếu như không có sự hướng dẫn từ trên. Về vấn đề này, những cảm giác được nêu ra ở trên đã thể hiện vị trí của các nhà lãnh đạo Xô Viết và mong muốn của Liên Xô tránh sự không cần thiết trong các mối quan hệ với Washington.
    Các quan chức cao cấp nhất của Matxcơva đã cho các nhà ngoại giao Mỹ thấy rõ vị trí công khai của họ (Liên Xô) nên được nhận thức như thế nào?
  8. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Đại sứ Mỹ ở Matxcơva, Toy Kohler đã báo cáo với Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 4 tháng 3 rằng, mặc dù Liên Xô có thái độ cứng rắng, nhưng tình hình ở thủ đô Matxcơva dường như ?odễ thay đổi?, nghĩa là tất cả các kênh liên lạc với Liên Xô nên được giữ ?otrong tình trạng hoạt động tốt ở tương lai gần?.
    Vị Đại sứ Mỹ đã bị thuyết phục bởi sự ?othừa nhận gần như thẳng thừng? của Gromyko khi ông ta trả lời câu hỏi của Kohler rằng những tuyên bố khác của Liên Xô cho vị Đại sứ Mỹ này chỉ là ?omột đoạn tuyên truyền? và không thể coi là một câu trả lời của chính phủ Liên Xô đối với những tuyên bố của Ngoại trưởng Rush với Đại sứ Dobrynin.
    Ở Washington, những đề nghị này của Liên Xô đã đạt được sự thỏa mãn ở hai khía cạnh. Đầu tiên là những mối liên hệ giữa các quan chức Liên Xô và Mỹ đã giúp làm cho mỗi bên biết được những quan điểm và các dự định của nhau và những mối liên hệ này được coi như một bảo đảm chống lại sự hiểu lầm có thể gây nguy hại cho quan hệ hai nước. Hai là, Liên Xô có thể cung cấp cho Hà Nội một kênh liên lạc hoặc ít ra có một cách nào đó để thông báo với Hà Nội về các kế hoạch của Mỹ ở Việt Nam mà không bị một hiểm họa rằng thông tin này có thể bị cố ý làm sai lệch-ví dụ như bởi Bắc Kinh.
    Những cân nhắc này đã giúp hình thành nên những kiến nghị về tầm quan trọng trong việc liên lạc với Xô Viết do các đại sứ Mỹ ở Đông Nam Á thực hiện. Ngày 26 tháng 2, Maxwell Taylor ở Sài Gòn cũng như U.Alexis Johnson, phó của ông ta, William Sulliwan, Đại sứ Mỹ ở Lào, và Graham Martin, Đại sứ Mỹ ở Thái Lan đã gửi về Washington quan điểm của họ về vai trò khả thi của Liên Xô trong cuộc chiến Việt Nam.
    Taylor lo lắng đối với chất lượng tin tức về các mục tiêu của Mỹ mà Hà Nội đang nhận được. Ông nghi ngờ rằng những tin tức đó có thể bị Trung Quốc cố ý làm sai lệch. ?oĐể tránh mối nguy hiểm này?, Taylor cho là: ?oChúng ta đề nghị một khả năng liên lạc với Liên Xô một cách chính xác về giới hạn tự nhiên của các yêu cầu nào rằng họ sẽ chuyển các mục tiêu đó cho Hà Nội, nhưng chúng ta hy vọng là họ sẽ làm như vậy trong sự bảo đảm về những lợi ích riêng của họ?.
    Sau đó ông nói trực tiếp vào một đường dây chung của bốn đại sứ đang thảo luận rất lâu về các vấn đề của Cuộc chiến ở Việt Nam. Họ nhấn mạnh đến ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc đang kiểm soát Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Theo cuộc trao đổi này thì chỉ có một cách lựa chọn có thể chấp nhận được đối với Trung Quốc là Liên Xô. ?oTuy nhiên, việc Liên Xô nhận được sự biểu lộ chính xác rằng chúng ta không phản đối vai trò đangt iếp tục của Liên Xô ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là rất quan trọng, Liên Xô muốn thay thế ảnh hưởng đang thống trị ở Việt Nam của Cộng sản Trung Quốc. Đồng thời các đại sứ đã miễn cưỡng buộc Liên Xô ủng hộ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Mặc dù các nhà ngoại giao Mỹ cho là thời điểm cho các cuộc thương lượng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa tới, nhưng họ công nhận rằng khả năng khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ?ocó thể cùng với Liên Xô? chấp nhận sự chia cắt Việt Nam và đồng ý với thân phận của nó ?onhư một quốc gia Cộng sản nhỏ, độc lập nằm ở bờ Bắc của Vĩ tuyến 17. Vì vậy, tài liệu này cũng chỉ ra rằng trong tháng 2 năm 1965, Washington đã sẵn sàng thảo luận với Bắc Việt chỉ trên những vấn đề của riêng nó và làm như vậy Bắc Việt Nam sẽ không loại bỏ sự giúp đỡ của Liên Xô.
    Đối với các nhà lãnh đạo Xô Viết, sự bắt đầu của hoạt động quân sự của Mỹ chống lại Bắc Việt Nam đã rút ngắn khoảng cách chiến thuật của họ. Sự đoàn kết ?ovô sản? cùng với cuộc đấu tranh giành độc lập và chống chủ nghĩa đế quốc đã đặt ra luật lệ của Liên Xô. Mặc dù, muốn giải quyết cuộc xung đột một cách hòa bình, Liên Xô cũng phải cân nhắc đến những mong muốn của đồng minh Bắc Việt Nam của họ. Nếu như (như Rush công nhận) Hà Nội và Bắc Kinh đang viết kịch bản cho các hoạt động của Mỹ ở Đông Nam Á thì Liên Xô cũng phải có phần tham gia đóng góp, tối thiểu cũng là đóng góp một cách chính thức. Kosygin nhấn mạnh đến những từ ngữ dễ hiểu này trong một cuộc tiếp chuyện với một quan chức phương Tây vào cuối tháng 2, đây là thời điểm mà các nhà lãnh đạ Bắc Việt Nam rõ ràng có dự định tiến hành chiến tranh để thống nhất đất nước.
    Nhưng các nhà lãnh đạo Mỹ vẫn có thể hài lòng với tình hình tiếp theo sự leo thang của Mỹ vào Cuộc chiến ở Việt Nam. Tất cả những nỗi lo sợ của họ hóa ra là bị cường điệu hóa. Những cuộc ném bom trả đũa Bắc Việt Nam, cũng như một chương trình tiếp tục ném bom Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (tên mật là: Sấm rền) và việc triển khai các lực lượng quân chiến đấu của Mỹ diễn ra sau đó ở miền Nam Việt Nam đã không dẫn tới một cuộc khủng hoảng quốc tế lớn nào hoặc một cuộc chiến với Trung Quốc và Liên Xô nữa, Matxcơva dường như rất háo hức để giúp đỡ giải quyết tình hình này.
    Mc George Bundy, đánh giá kết quả trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến ghi trong báo cáo đệ trình lên Tổng thống rằng những hành động của Mỹ đã không làm cho Liên Xô và Trung Quốc đoàn kết với nhau. Mặc dù, Hà Nội vẫn chưa thuyết phục là ?osẽ để những người láng giềng của họ đơn độc?, nhưng Mỹ đã có thể thực hiện bước đi ban đầu. Điều quan trọng nhất, theo Bundy, Washington có thể tiến tới một tình thế (với ít sự xung khắc so với chúng ta dự đoán) mà trong đó dư luận quốc tế có thể xem hành động chống lại Bắc Việt Nam của chúng ta như là một lời đáp lại tự nhiên, chống lại các hoạt động của ********* ở miền Nam?. Bundy viết: ?oĐiều này phản ánh một tâm trạng đang thịnh hành ở Washington ?olà một sự thay đổi mới và quan trọng. Điều này có lợi nhất cho chúng ta đối với hoạt động tấn công của du kích trong một cuộc chiến lâu dài, bất kể kết quả cuối cùng là gì?. Thật không may là Bundy đã không biết: kết quả cuối cùng ở Việt Nam là gì??.
    Ở Matxcơva, mức độ rối loạn và khó chịu trong những ngày leo thang đầu tiên của cuộc chiến đã mở ra một tính toán nghiêm chỉnh. Mặc dù họ đã trông đợi một sự trả thù bùng nổ, nhưng các nhà lãnh đạo Xô Viết vẫn chưa xác định rõ đường hướng trong chính sách của mình. Bởi vì, trong những tháng tiếp theo Liên Xô sẽ phải nhanh chóng vạch ra chính sách của họ đối với Việt Nam trong khi đó lại phải cân nhắc sự tham gia của họ vào Cuộc chiến ở Việt Nam.
  9. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Chương III: Cuộc chiến tranh đang diễn ra
    Với quyết định của Tổng thống Johnson bắt đầu những cuộc trả đũa kéo dài chống Bắc Việt Nam, Cuộc chiến ở Đông Dương đã đi vào một giai đoạn mới. Bây giờ thì những hành quân quyết định của cả hai phía tự đặt ra sự hợp lý của riêng họ cho những người tham gia. Kể từ tháng 3 năm 1965 trở đi kịch bản của cuộc chiến viết theo một cách thực sự trên chiến trường. Những sự kiện xảy ra từ tháng 3 đến tháng 7 năm 1965 đã chứng minh rằng, cả Washington và Hà Nội mâu thuẫn với những tuyên bố của họ vì việc ủng hộ các cuộc đàm phán hòa bình, đã cho rằng tấn công quân sự là những biện pháp duy nhất để đi đến đích của họ.
    Hội nghị 11 của Đảng Lao động Việt Nam, tổ chức vào tháng 3 đã được khẳng định sự nghiệp của những người Cộng sản Việt Nam là giàh thắng lợi về mặt quân sự đối với chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Trong khi đó, những quyết định của chính quyền Johnson và việc triển khai các lực lượng quân chiến đấu của Mỹ tại miền Nam Việt Nam, và mở rộng các cuộc ném bom chống Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cho thấy quyết tâm của chính quyền Mỹ tại nhằm đè bẹp các cuộc nổi loạn ở miền Nam và những kẻ giúp đỡ ở miền Bắc. Những diễn biến mới ở Đông Nam Á đã có tác động ở thủ đô của các nước bè bạn và đồng minh của các bên tham chiến. Liên Xô là một trong những số nước coi những sự kiện ở Đông Dương với nỗi lo sợ và không chắc chắn:
    Vì những nỗ lực để đạt được một giải pháp ngoại giao cho cuộc chiến bị thất bại, Matxcơva rõ ràng đã thiên về (tối thiểu vào lúc đó) việc tập trung củng cố nền quốc phòng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để thay thế và hứng chịu những lời buộc tội ?ophản bội? lại lợi ích của chủ nghĩa xã hội. Vào tháng 3 Bắc Kinh đã làm căng thẳng chiến dịch chống Liên Xô khi phản ứng Hội nghị các Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế được tổ chức vào đầu tháng ở Matxcơva và đối với những dấu hiệu đầu tiên của sư hòa hợp giữa Liên Xô và Bắc Việt Nam sau chuyến thăm của Kosygin tới Đông Nam Á. Sự không vừa lòng của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã được thể hiện trong một vụ rắc rối xảy ra gần Đại sứ quán Mỹ ở Matxcơva ngày 4 tháng 3. Hôm sau báo Pravda đã thông tin với độc giả rằng có một cuộc biểu tình của sinh viên nước ngoài đang học tai các trường đại học ở Matxcơva tổ chức ngay trước Đại sứ quán Mỹ, được cho là chống cuộc chiến lược của Mỹ ở Việt Nam. Bài báo này rất ngắn gọn và có thể không được để ý tới nếu như một tuần sau đó báo Pravda không ấn hành một bài viết của Bộ Ngoại giao Liên Xô gửi Đại sứ Trung Quốc, trong đó các quan chức Liên Xô lên án ?ochiến dịch tuyên truyền om sòm? được tiến hành ở Trung Quốc và có liên quan đến cuộc biểu tình ngày 4 tháng 3. Bài viết này đưa ra lời giải thích của Liên Xô về các sự kiện diễn ra ngày hôm đó và gọi hành vi của các sinh viên Trung Quốc trong cuộc biểu tình là ?omột ý đồ được chuẩn bị trước nhằm gây ra các hoạt động bạo lực nhằm chống lại cả các đại sứ quán nước ngoài lẫn các đại diện của chính quyền ?oXô Viết?. Báo Pravda cho rằng hơn ba mươi dân quân và bộ đội Liên Xô đã bị đánh, bốn người bị thương nặng do sinh viên Trung Quốc gây ra. Khi Chính phủ Trung Quốc tuyên dương những sinh viên tham gia vào cuộc biểu tình này và trong một cuộc biểu tình tiếp theo tại các lễ kỷ niệm khi những sinh viên đó đã quay trở về Trung Quốc, điều đó dường như nhằm thể hiện cho các nhà lãnh đạo Xô Viết thấy rõ rằng các quan chức Trung Quốc đứng sau vụ ?okhiêu khích này?.
    Những sự kiện trên cho thấy sự rạn nứt giữa hai cường quốc cộng sản không những không được hàn gắn sau hoạt động leo thang của Mỹ ở Việt Nam mà đã tăng lên mặc dù Liên Xô có những nỗ lực tạo ra một ?omặt trận thống nhất? của các nước xã hội chủ nghĩa. Bây giờ các nhà lãnh đạo Liên Xô bắt đầu thực hiện những bước đi mạnh mẽ để phát triển các mối quan hệ Liên Xô-Bắc Việt Nam. Đầu tiên Matxcơva cam kết củng cố sự hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực kinh tế và quân sự. Những chuyến hàng quan trọng đầu tiên của viện trợ Liên Xô tới Hà Nội được thực hiện vào tháng 3, như kết quả của chuyến thăm hồi tháng 2 của đoàn đại biểu Liên Xô tới Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Matxcơva đầu tiên sử dụng vận tải đường biển và hạn chế viện trợ của mình ở dạng cung cấp lương thực và thiết bị, nhưng sau một Nghị định thư giữa Liên Xô và Trung Quốc về việc quá cảnh viện trợ của Liên Xô qua lãnh thổ Trung Quốc được ký kết ngày 30 tháng 3 (đây là một nhượng bộ nhỏ của Bắc Kinh trước những đề nghị của ?oMặt trận đoàn kết?), số lượng vũ khí, đạn dược ngày càng tăng lên đã được chuyển từ Liên Xô cho Quân đội nhân dân Việt Nam.
  10. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Trong khi đó Matxcơva duy trì một quan điểm công khai cứng rắn về tình hình ở Đông Nam Á. Sự tuyên truyền của Liên Xô tăng mạnh vào dịp tháng 3 khi đó Matxcơva không bở lỡ một cơ hội nào để tuyên bố sự trung thành của họ với ?osự nghiệp chính nghĩa? của nhân dân Việt Nam và đã đưa ra nhiều tuyên bố lên án sự xâm lược của Mỹ. Hơn nữa, Matxcơva đã bổ sung thêm một phương thức mới trong những tuyên bố ủng hộ Hà Nội. Ngày 24 tháng 3, Brezhnev phát biểu trên Quảng Trường Đỏ khen ngợi những nhà du hành vũ trụ trên tàu Voskhod II vừa trở về mặt đất, bất ngờ ông ta chuyển sang vấn đề Cuộc chiến ở Việt Nam, Brezhnev như thường lệ lên án ?ođế quốc Mỹ? vì những cuộc tấn công của nó vào nền độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của một nước xã hội chủ nghĩa. Sau đó ông ta lưu ý rằng có nhiều công dân Liên Xô đã xung phong lên đường tới Việt Nam để chiến đấu cho tự do. Nhà lãnh đạo Xô Viết đã đảm bảo với các khán giả rằng ông hiểu ?otình cảm của tinh thần đoàn kết anh em, Chủ nghĩa quốc tế vô sản? đang tìm thấy sự biểu lộ trong những lời thỉnh cầu này của nhân dân Xô Viết. Ông ta nhấn mạnh, đất nước ông sẽ hoàn thành nghĩa vụ quốc tế của mình đối với Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
    Tuyên bố của Brezhnev đã báo động tới các quan chức ở Washington, những người mà đối với họ không có nỗi sợ nào bằng sự tham gia trực tiếp của Liên Xô vào cuộc chiến Việt Nam. Đại sứ Mỹ ở Matxcơva, Kohler đã đánh giá bài phát biểu này như là ?omột khẩu súng đã lên đạn trong một chiến dịch chính trị và tuyên truyền được tạo ra để hạn chế vị trí của Mỹ ở Việt Nam, trước thế giới, để báo động cho dư luận thế giới về một sự leo thang trả thù khổng lồ? và như vậy sẽ thuyết phục được thế giới rằng chỉ có một lựa chọn duy nhất cho sự suy thoái nghiêm trọng của tình hình, đó là, một hội nghị với những quan điểm của Liên Xô?. Nhưng Kohler coi sự đề cập đến những người tình nguyện trong bài phát biểu của Brezhnev như là một vỏ bọc để cho phép Matxcơva triển khai quân đội Xô Viết, nhằm cung cấp người sử dụng các loại vũ khí phức tạp của Liên Xô gửi tới Hà Nội.
    Nhưng điều này khó có thể coi là mục tiêu duy nhất của Brezhnev. Trong khi động cơ cơ bản của ông ta là thể hiện sự sẵn sàng của Liên Xô nhằm giúp đỡ một đất nước xã hội chủ nghĩa anh em bằng tất cả các biện pháp có thể, sự công nhận vì những người tình nghuyện Liên Xô cũng nhằm vào các lời buộc tội của Trung Quốc rằng ?onhững kẻ xét lại? ở Matxcơva chỉ cung cấp sự giúp đỡ nửa vời cho các đồng minh của họ nhằm không làm mất đi các mối quan hệ của họ với ?obọn đế quốc? và một mục tiêu rõ ràng khác đó là củng cố vị trí của Liên Xô tại Hà Nội, điều này đòi hỏi một tổng thể những nỗ lực của Liên Xô, không phải chỉ là ?onhững tình nguyện?.
    Gửi quân tình nguyện tới Việt Nam chắc chắn đã không được Matxcơva xem là một khả năng thực tế vào thời điểm tháng 3 năm 1965 (và như chúng ta sẽ thấy, sau này cũng vậy). Lời phát biểu của Brezhnev là phản ứng trước lời kêu gọi giúp đỡ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vào ngày 22 tháng 3-kể cả việc gửi lính tình nguyện-đến từ các nước xã hội chủ nghĩa trong cuộc đấu tranh của họ chống lại ?oChủ nghĩa đế quốc Mỹ?. Ý nghĩa thực sự của lời kêy gọi này đã tiết lộ bốn ngày sau đó trong một cuộc đối thoại giữa Đại sứ Liên Xô tại Hà Nội và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hoàng Văn Lợi. Ông Lợi khẳng định chiến dịch kêu gọi gửi quân tình nguyện đóng một ?ovai trò chính trị, biểu tình đoàn kết và hữu nghị cách mạng của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa?. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam rất biết ơn sự giúp đỡ của Liên Xô nhưng chưa cần tới quân tình nguyện. Họ sẽ được yêu cầu gửi tới khi cần thiết.

Chia sẻ trang này