1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Như?fng bí mật Nga cu??a chiến tranh Việt nam

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi spirou, 29/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Chính quyền Johnson trong lúc tăng quân Mỹ ở Việt Nam và tiến hành chiến tranh với quân nổi dậy miền Nam và đồng minh miền Bắc của họ, đã không loại trừ khả năng giải quyết bằng con đường ngoại giao theo các điều khoản của Mỹ. Kết quả là vào hai năm 1965 và 1966, Washington đã đề nghị một vài sáng kiến hoà bình. Điều này cho thấy khát vọng hoà bình và nguyện vọng đàm phán với Hà Nội của Mỹ đồng thời cho thấy sự ngoan cố của phía kẻ thù. Những đề nghị ban đầu này đã được ban lãnh đạo của Mỹ xem xét ở một chừng mực khi có sự tuyên truyền ban đầu và sự bổ sung các hoạt động quân sự. Có thể thấy cơ sở của họ là việc tạm thời ngừng ném bom miền Bắc và các hoạt động chống lại ********* vào tháng 12 năm 1965 và tháng 1 năm 1966 được biết với cái tên ?oTạm ngừng ném bom 37 ngày?.
    Ngày 7 tháng 12 năm 1965, khi đài phát thanh hoạt động bí mật mang tên Tự do, tiếng nói của Mặt trận dân tộc Giải phóng phát thanh đề nghị một cuộc ngừng bắn 12 giờ bắt đầu từ đêm Giáng sinh, Washington đã bị phiền phức rằng ********* là người đầu tiên đưa ra đề nghị ngừng bắn vào dịp lễ và thật sự đã đạt được một chiến thắng về mặt tâm lý. Các quan chức Mỹ vội vàng đáp lại sáng kiến này. Một đề nghị ngừng bắn trong suốt dịp Tết âm lịch đã được chế độ Sài Gòn đưa ra sau đó dường như không phù hợp với hoàn cảnh thực tế, như Sử ký của Bộ Tổng tham mưu liên quân trong Chiến tranh Việt Nam ghi nhận: ?oCác nhân viên Bộ Ngoại giao tin? rằng một sáng kiến ngừng bắn trong dịp Tết của Chính phủ Việt Nam (Việt Nam Cộng hoà) sẽ là sự đáp lại thật sự đối với đề nghị ngừng bắn trong dịp Giáng sinh của *********. Tuy nhiên, họ lo lắng rằng ?omột số người? thậm chí là những người có trách nhiệm trong Chính phủ có thể qui kết là ?ođã phản ứng quá sớm? với đề nghị của ********* và rằng Mỹ lẽ ra đã phải chuẩn bị điều này?.
    Sau khi tham khảo ý kiến của các cố vấn, Tổng thống Johnson thông báo việc ngừng ném bom bắt đầu từ ngày 24 tháng 12. Sau đó chính quyền sẽ ra hạn thêm, việc tạm ngừng ném bom này kéo dài đến cuối tháng giêng, cũng vẫn chủ yếu nhằm mục đích tuyên truyền. Theo một Bị vong lục của Hội đồng an ninh quốc gia, việc gia hạn này là ?osự thể hiện nguyện vọng của chúng ta nhằm đáp ứng nhiệm vụ đầy đủ đối với ********* và Hà Nội để thay đổi cuộc chiến? và là ?một sự thể hiện rõ ràng rằng chúng ta đã khai thác một cách toàn diện mọi khả năng lựa chọn.
    Việc tìm cách ?othay đổi dư luận quốc tế có lợi cho Mỹ bằng cách đẩy trách nhiệm tiếp tục gây ra các cuộc chiến về phía kẻ thù?, chính quyền Johnson đã đảm bảo cho sáng kiến của họ được thừa nhận trên toàn thế giới. Tổng thống đã gửi thư cá nhân cho Thủ tướng Tây Đức Ludwig Erhard, Thủ tướng Anh Harold Wilson, Tổng thống Pháp De Gaulle, Thủ tướng Italia Aldo Moro và Giáo hoàng Paul VI. Các đại diện cá nhân của Johnson đã tới một số thủ đô để giải thích mục đích của việc tạm ngừng bắn này. Đó là sự tiến công ngoại giao chính của Mỹ.
    Thậm chí, ngay trong số các quan chức Mỹ cũng có sự nghi ngờ về chính hiệu quả của một số sự việc công khai như vậy. Chester Cooper, hồi đó còn ở trong Ban tham mưu Hội đồng an ninh quốc gia, trước khi ngừng bắn đã đưa ra vấn đề có chứa sự khác nhau ?ogiữa việc cố gắng cải thiện hình ảnh của chúng ta và việc thăm dò hoà bình thật sự?. Một vài năm sau, ông ta nhận xét rằng ?osự giả tạo và bầu không khí chung về nỗi bận rộn dễ nhận thấy trong suốt cuối tháng 12 và tháng 1 dường như đưa đến kết luận rằng những nỗ lực ban đầu là nhằm cải thiện hình ảnh của người Mỹ hơn là tìm ra giải pháp chính cho các cuộc thương lượng thật sự??.
  2. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Vai trò và thái độ của Liên Xô trong suốt 37 ngày tạm ngừng ném bom này như thế nào? Trước hết, Liên Xô dường như ủng hộ sáng kiến ?otấn công hoà bình?. Trong hồi ký của mình, Lydon Johnson đã đề cập đến buổi trao đổi giữa Đại sứ Liên Xô Dobrynin và Mc George Bundy trong bữa ăn trưa vào ?omột ngày cuối tháng 11? và câu hỏi của Dobrynin về khả năng ngừng ném bom từ ?o12 đến 20 ngày?. Các nhà lãnh đạo Mỹ có thể đã được cam kết về ?oviệc đẩy mạnh hoạt động ngoại giao?. Không rõ tại sao Kremlin chỉ thị cho Đại sứ của họ ở Washington đưa ra một cam kết như vậy. Nhưng những gợi ý của Dobrynin trùng hợp với các bản báo cáo của các nhà ngoại giao Liên Xô ở Đông Nam Á trong việc làm thay đổi lập trường của Cộng sản Việt Nam theo hướng đàm phán. Nếu đây là một sự nhắc nhở thì Matxcơva đã phát những tín hiệu yếu ớt nghiêm trọng hơn là nội dung chứa đựng. Nhưng có lẽ, với sự giúp đỡ của Mỹ, Matxcơva đã quyết định khẳng định một sự thay đổi của Hà Nội cần thiết như thế nào. Trong bất kỳ trường hợp nào, các nhà lãnh đạo Liên Xô cũng không giữ vai trò quyết định trong việc này.
    Khi người của Bộ Ngoại giao, Llewellyn Thompson, gặp Dobrynin ngày 18 tháng 12 để trao cho ông ta bản thông báo về việc tạm ngừng ném bom, nhà ngoại giao Liên Xô đã cam kết với Thompson rằng ông sẽ thông báo ngay cho Chính phủ mình, nhưng ?oông ta mong được hiểu rằng ông không làm nhiệm vụ chuyển tin này cho Hà Nội". Sự miễn cưỡng này hoàn toàn có thể giải thích được, nó liên quan đến tình trạng không biết rõ của Matxcơva rằng liệu các bước đi có lợi cho giải pháp sẽ được đón nhận nồng nhiệt ở thủ đô Bắc Việt Nam hay không? Alexander Zinchuk, Tham tán công sứ của Sứ quán Liên Xô tại Washington làm rõ vấn đề này trong buổi hội đàm với William Bundy của Bộ Ngoại giao trước đó 12 ngày. Câu hỏi Bundy đặt ra là liệu Liên Xô có thể có các cuộc hội đàm ở phạm vi thích hợp với các nhà lãnh đạo ở Hà Nội hay không? Zinchuk đã trả lời một cách quả quyết là có những lưu ý rằng họ không bao giờ tìm thấy bất kỳ sự mềm dẻo nào trong tuyên bố 4 điểm của Hà Nội.
    Nhận rõ sự miễn cưỡng của Matxcơva khi phát ngôn ủng hộ sáng kiến hoà bình trong quan hệ với Hà Nội, Matxcơva quyết định tránh đòi hỏi sự giúp đỡ của Matxcơva. Tổng thống Johnson yêu cầu Averell Harriman đến thăm các bạn cũ ở các nước xã hội chủ nghĩa trừ Liên Xô. Tương tự như vậy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mc.Namara cũng không thấy có lợi gì trong việc Harriman đến Matxcơva. Chính bản thân nhà ngoại giao đáng kính này đồng ý rằng ?ocó thể việc tới Matxcơva là một điều bất lợi vì họ có lẽ sẽ chỉ im lặng mà không làm điều gì khác?.
    Thay cho việc đó, Mỹ đã lựa chọn một cách gián tiếp việc kêu gọi Matxcơva gây sức ép đối với Hà Nội. Harriman một mình đến thăm 11 nước tiêu biểu cho ?oCuộc tấn công hoà bình?. Ông ta đã hội đàm với ************* Ba Lan, Gomulka; nhà lãnh đạo Nam Tư, Tito; Tổng thống Ai Cập, Nasser. Ông cũng đã gặp Thủ tướng Sato ở Tokyo, Ayub Khan ở Pakistan, vua Iran. Ngoại trưởng Thanat Khoman ở Thái Lan và Souvanna Phouma ở Lào. Trong một số cuộc gặp, ông đã gắn vấn đề đóng góp của Liên Xô nhằm thiết lập nền hoà bình ở Đông Nam Á.
    Trong các cuộc nói chuyện dài với Ngoại trưởng Adam Rapacki, ?ovị đại sứ hoà bình? người Mỹ, tên mà sau này người ta gọi Harriman, đã thẳng thắn bày tỏ hy vọng rằng ?oLiên Xô và các ngài (tức Ba Lan), cùng với các nước bạn bè của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẽ kêu gọi họ đưa ra một vài hành động đáp lại? sáng kiến của Mỹ. Harriman giải thích rằng hy vọng của ông ta dựa trên cơ sở cuộc nói chuyện với Kosygin hồi tháng 11 năm 1965. Thủ tướng Liên Xô đã ?orất lo lắng đến việc kết thúc cuộc chiến tranh. Ông ta không nói sẽ làm bất cứ điều gì?. Harriman nhận xét: ?Nhưng ấn tượng của tôi là ông ta muốn kết thúc chiến tranh".
    Harriman cũng hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Shastri và Tổng thống Pakistan Ayub Khan. Cả hai vị trên đều sẽ gặp Kosygin ở Tashkent. Đối với phái viên Mỹ thì đây là một cơ hội tuyệt vời để thuyết phục nhà lãnh đạo Liên Xô rằng: ?oTổng thống Johnson chân thành mong muốn cách giải quyết thông qua thương lượng và cương quyết ngăn cản Bắc Việt Nam chiếm Nam Việt Nam bằng vũ lực và trao cho nhân dân miền Nam quyền quyết định tương lai của chúng tôi?. Cả Tổng thống Pakistan và Thủ tướng Ấn Độ đều hứa sẽ chuyển những câu chữ trên đến Kosygin. Đó là lý do tại sao, trong khi Mỹ không tiếp cận trực tiếp đối với Liên Xô, mà chỉ cố gắng gửi thông điệp tới các nước khác.
    Ngay sau cuộc hội đàm của Harriman với các nhà lãnh đạo Ba Lan, một đại diện cấp cao của Bộ Ngoại giao Ba Lan, Jery Michalowski, đã đến thăm Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trên đường tới Hà Nội, ông đã dừng chân ở Matxcơva, nơi ông được các quan chức Xô Viết khuyến khích kêu gọi các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam bắt đầu đàm phán cho một giải pháp hoà bình. Mặc dù chuyến đi không đạt được kết quả gì, nhưng Michalowski, người đã ở Hà Nội hai tuần, có thể đã đạt được một vài tiến bộ trong việc thuyết phục giới lãnh đạo Bắc Việt Nam cần phải giải quyết cuộc xung đột. Michalowski cũng dừng chân ở Bắc Kinh và có cuộc hội đàm dài với 3 vị Thứ trưởng ngoại giao ở đây. Ông cũng ngạc nhiên về lập trường kiên quyết của Trung Quốc đối với các cuộc đàm phán về Việt Nam. Theo Michalowski thì 3 vị này đều ?ocứng rắn đến lạ lùng trong việc chống lại ý kiến thương lượng về một giải pháp hoà bình cho Cuộc chiến ở Việt Nam. Họ khăng khăng rằng Mỹ đã bị lún sâu vào cuộc chiến này?.
  3. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.186
    Đã được thích:
    5.586
    Mời bác tiếp tục, truyện đang hay mà.
  4. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Phục vụ yêu cầu của pác quẹt tí nào!
    Một đề nghị khác đã được chính Liên Xô đưa ra. Uỷ viên Bộ Chính trị Liên Xô, Alexander Shelepin đi thăm Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào tháng 1 năm 1966, đã hội đàm với các đồng nghiệp Việt Nam, có thể trong nhiều vấn đề khác nữa, về việc đàm phán với Mỹ nhưng ông ta đã không thành công. Tướng Vĩnh đã chỉ trích chuyến đi này trong bản báo cáo tại cuộc họp ở Bộ chỉ huy Mặt trận dân tộc Giải phóng vào cuối năm đó. Ông Vĩnh nói: ?oTrong chuyến viếng thăm nước ta, ông Shelepin của Liên Xô dường như đã đề nghị đàm phán. Vì biết trước việc này nên chúng tôi đã công bố thông cáo chung, trong đó khẳng định quyết tâm chiến đấu chống quân xâm lược Mỹ. Vì thế, kế hoạch của những kẻ theo chủ nghĩa xét lại đã thất bại và họ đã nhận được ý kiến của chúng tôi?.
    Rốt cuộc, ?osự tấn công hoà bình? của Mỹ đã chẳng đi tới đâu. Trong khuôn khổ của sáng kiến này, các nhà ngoại giao Mỹ ở Matxcơva và Mianma thậm chí đã có thể duy trì được mối liên lạc trực tiếp (có mật danh là Pinta) với các đồng nghiệp Bắc Việt Nam của họ, nhưng Hà Nội vẫn không thay đổi quyết tâm giành chiến thắng bằng quân sự. Washington không đến nỗi quá thất vọng. Ngay từ đầu, họ đã không lạc quan đối với toàn bộ công việc. Tổng thống Johnson đã thừa nhận trong hồi ký rằng ?omột động thái bắt buộc? để chấp nhận sự mạo hiểm. Ông đã gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ không chỉ từ phía quân sự mà còn từ phía Bộ Ngoại giao. Ngay khi biết rõ Hà Nội không sẵn sàng từ bỏ các kế hoạch quân sự ở miền Nam và không đồng ý đàm phán, Washington đã ra lệnh nối lại các cuộc ném bom Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và chiến tranh chống lại *********.
    Tuy vậy, Washington vẫn tiếp tục tìm kiếm một giải pháp cho Đông Dương, hy vọng có được sự ủng hộ của Liên Xô trong nỗ lực này. Căn cứ vào sự miễn cưỡng của Liên Xô khi giữ vai trò trung gian hoà giải trong tình cảnh hầu như không có chút cơ hội thành công nào ngoài sự nguy hiểm lớn do những chỉ trích gay gắt của Bắc Kinh, chính quyền Johnson đã tranh thủ Liên Xô thông qua các kênh không chính thức Washington đã ủy quyền cho các mối quan hệ cá nhân giữa các nhà ngoại giao Mỹ với các quan chức Liên Xô ở Matxcơva, gửi các nhà hoạt động xã hội, các thương nhân và các đại diện chính thức khác tới thủ đô của Liên Xô và ủng hộ sáng kiến của các nhà ngoại giao nước ngoài là những người có thể truyền đạt các quan điểm của Chính phủ Mỹ tới Kremlin.
    ?oTập hồ sơ đặc biệt? trong kho lưu trữ của Đảng Cộng sản có một sốbảnbc của KGB về việc tiếp cận này của Mỹ. Ví dụ vào tháng 7 năm 1966, KGB đã gửi cho Kremlin một bản báo cáo về chuyến thăm của các nhà lãnh đạo công đoàn Mỹ, là những người tin rằng cần phải tổ chức một cuộc hội đàm không chính thức về cuộc chiến tranh này giữa các đại diện có trách nhiệm của Washington và Matxcơva. Việt Nam cũng là chủ đề của cuộc nói chuyện của giáo sư Trường Đại học Harvard, Marshall Shulman, ở Matxcơva tháng 10 năm 1966.
    Nội dung các cuộc nói chuyện trên chắc chắn cũng giống như buổi thảo luận diễn ra ở Uỷ ban Xô Viết về bảo vệ hoà bình hồi tháng 7 năm 1965 giữa nhà xuất bản và nhà hoạt động xã hội Mỹ Carlton Goodlett với các đại diện của Uỷ ban. Goodlett đã nêu thực chất cuộc thảo luận này trong một Bị vong lục gửi cho các nhà cầm quyền Liên Xô. Ông nói ông có rất nhiều cơ hội để gặp Tổng thống Johson và thảo luận về những vấn đề của Cuộc chiến tranh Việt Nam. Ấn tượng của ông là Tổng thống Johnson không dự định rút lui khỏi miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên lời kêu gọi của ông về việc đàm phán không điều kiện với Hà Nội cũng được coi trọng vì giờ đây Tổng thống nhận thấy chính mình đang lâm vào tình thế khó khăn bởi phái hiếu chiến trong Chính phủ Mỹ. Theo Goodlett thì Johnson hiểu rằng nước Mỹ đã vướng vào một cuộc chiến sai lầm, không đúng chỗ và sai thời điểm. Nhưng sự ngoan cố của Bắc Việt Nam và sự bướng bỉnh của Sài Gòn làm ông ta không có cơ hội giải thoát mình ra khỏi tình thế này.
    Thế rồi Goodlett đề cập đến lập trường của Liên Xô. Ông tin tưởng rằng Matxcơva rất muốn tránh không dính líu đến cuộc chiến, điều này dẫn đến việc từ chối gây ảnh hưởng đến chính sách của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Người Mỹ khuyến cáo rằng một lập trường như vậy có thể sẽ rất nguy hiểm. Nếu việc phá hoại miền Bắc bằng các cuộc ném bom của Mỹ vẫn tiếp tục thì Chính phủ Liên Xô sẽ phải quyết định có nên để mặc không trợ giúp ?ođất nước xã hội chủ nghĩa non trẻ? này nữa hay không. Tới chừng đó, tình hình sẽ chứa đựng dấu hiệu nguy hiểm của một cuộc chiến tranh lớn. Goodlett giãi bày: ?oNgười ta có ấn tượng rằng chỉ có Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là có lợi trước việc Liên Xô từ chối vai trò tích cực trong vấn đề duy trì mối liên lạc giữa Johnson, Mặt trận dân tộc Giải phóng và Hồ Chí Minh".
  5. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Rõ ràng Washington không cho phép tất cả các cuộc tiếp cận giải quyết như vậy. Một vài người hành động xuất phát từ lập trường thiện chí và mong muốn chân thành được thấy cuộc chiến tranh chết người ở Đông Nam Á chấm dứt. Nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, những mối liên lạc này đã được sử dụng như là phương tiện hữu ích để thông báo cho giới lãnh đạo Liên Xô những dự định của Mỹ. Về điều này, bản báo cáo của Ban giám đốc Cơ quan tình báo của Bộ tham mưu Liên Xô (GRU) gửi cho Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô là một trong những bản cho thấy rõ nhất. Bộ Tổng tham mưu đã hướng sự chú ý tới một sự kiện là Đại tá Charles G.Fitzgerald, Tuỳ viên quân sự của Sứ quán Mỹ ở Matxcơva, trong buổi nó chuyện với các quan chức của bqd đã giữ ý kiến một cách cẩn thận và cương quyết rằng Liên Xô có thể giữ một vai trò quan trọng trong việc giải quyết cuộc xung đột ở Việt Nam với tư cách là người đề ra sáng kiến và là người trung gian hoà giải tích cực. Viên đại tá này tin rằng ?okhi hai lực lượng đụng đầu nhau-trong trường hợp này là Mỹ và Cộng sản Việt Nam-thì lực lượng thứ ba là cần thiết để có thể giúp họ đi đến một sự thoả thuận. Chỉ Liên Xô mới có thể là lực lượng thứ ba này. Fitzgerald nhấn mạnh rằng Mỹ muốn rút quân khỏi Việt Nam mà không bị mất thể diện-đó là lý do tại sao Chính phủ Mỹ tiếp tục tìm cách tổ chức các cuộc thương lượng.
    Tuy nhiên, thành thật mà nòi, qua các thông điệp của các phái viên chính thức và không chính thức của Mỹ. Washington đã thấy rõ ràng họ không đủ khả năng khuyến khích Liên Xô giúp đỡ việc giải quyết cuộc chiến. Cụ thể ở đây là cần phải thuyết phục Liên Xô giữ vai trò người trung gian hoà giải. Chính quyền Johnson cố tìm cho được một sự khuyến khích như vậy qua các nhượng bộ Matxcơva trên vũ đài quốc tế.
    Vào mùa thu năm 1966, Kremlin đã nhận được từ Bucarest một bản báo cáo, theo các nguồn tin của Hungary ở Washington, về một loạt các hội nghị cấp cao đã được tổ chức ở Nhà Trắng để hoạch định chính sách đối ngoại và triển vọng quan hệ Xô-Mỹ. Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đã nhìn nhận một cách thân thiện với Liên Xô là sự đảm bảo cho an ninh Mỹ trong ?otình hình đặc biệt phức tạp? ở Đông Nam Á. Để duy trì mối quan hệ như vậy, các nhà lãnh đạo Mỹ mong muốn thuyết phục được quan điểm thường thấy của Liên Xô khi cho rằng Cuộc chiến ở Việt Nam là trở ngại chính cho sự hợp tác có lợi giữa hai nước trong các lĩnh vực như giảm vũ khí hạt nhân, trao đổi văn hoá và khoa học và các mối quan hệ kinh tế.
    Theo phía Hungary, chính quyền đã quyết định cạm kết với Liên Xô rằng Mỹ sẽ có những nhượng bộ trong các lĩnh vực này và cả trong các lĩnh vực khác nếu sự dính líu của Liên Xô trong Cuộc chiến tranh Việt Nam giảm đi hoặc chí ít cũng không tăng lên nữa. Thậm chí Washington sẵn sàng xem xét đến những thay đổi trong NATO và mối quan hệ với Bonnn, ví dụ (1) công nhận đường biên giới Oder-Neisse giữa Đông Đức và Ba Lan và (2) giới hạn sự tham gia của Tây Đức trong việc điều khiển vũ khí hạt nhân bằng việc tham gia có tính chất tượng trưng trong Uỷ ban Mc.Namara của NATO.
    Bản báo cáo này của Hungary có thể không xa sự thực bao nhiêu. Một vài thành viên trong chính quyền Johnson đã dưa ra lời khuyên nhượng bộ với Matxcơva để đổi lấy sự ủng hộ những nỗ lực tìm kiếm hoà bình của Mỹ ở Việt Nam. Ngày 3 tháng 10 năm 1966, trong một Văn kiện ?ogửi Tổng thống và Ngoại trưởng?, Averell Harriman đã bày tỏ sự tin tưởng của ông ta vào ?ocơ hội thật sự duy nhất? để thuyết phục Hà Nội đàm phán tuỳ thuộc vào ảnh hưởng mà Matxcơva sẵn sàng sử dụng hay không. Harriman nói tiếp: ?oNếu Matxcơva nhận lời thuyết phục Hà Nội đồng ý đi tới một giải pháp thì Liên Xô sẽ có thể phải chấp nhận những nghĩa vụ và nguy hiểm thật sự. Do vậy, chúng ta phải có những khoản đền bù lại?. Những khoản này bao gồm việc điều chỉnh lại sự hợp tác của Mỹ với Bonn về vũ khí hạt nhân và lời đề nghị cũng giảm lực lượng quân sự đóng ở Đức. Harriman kết luận: ?oTóm lại, tôi tin chúng ta phải chấp thuận một vài thay đổi có tác động đến nước Đức nếu chúng ta muốn thuyết phục Matxcơva hành động đối với Việt Nam. Điều này cần phải được thực hiện cho dù có thể xảy ra những khó khăn về mặt chính trị?.
    Thoạt đầu Harriman vẫn lo lắng vì cho đến mùa thu năm 1966, vẫn không có sự thay đổi rõ ràng trong lập trường của Liên Xô về cuộc chiến. Các nhà phân tích thậm chí còn ghi nhận sự cứng rắn đáng kể trong thái độ của Matxcơva đối với Washington, điều mà họ giải thích như là sự lo lắng nghiêm túc vượt lên trên cả sự đụng độ có thể xảy ra giữa Mỹ và Trung cộng. Về phía Việt Nam, theo các nhà quan sát ở Washington thì chính sách của Liên Xô là một ?osự kết hợp giữa viện trợ không ngừng cho miền Bắc với ngoại giao và các chiến thuật tuyên truyền bạo lực được đưa ra để cản trở chúng tôi?. Tuy nhiên, các nhà phân tích của Bộ Ngoại giao cũng ghi nhận các sắc thái đáng khích lệ trong các bài phát biểu của các nhà lãnh đạo Xô Viết, ví dụ ở một trong những bài phát biểu của mình, Kosygin cho thấy họ có thể đi trước trong các cuộc thương lượng với Mỹ về các vấn đề như không phổ biến và cấm thử toàn diện vũ khí hạt nhân mà không nói với Việt Nam. Thủ tướng Liên Xô không còn công kích tên của Tổng thống Johnson và tránh né các lời gợi ý rằng Kremlin sẽ không đương đầu thêm với chính quyền của ông.
    Llewllyn Thompson cũng có sự cẩn thận tương tự trong việc đánh giá quan hệ Xô-Mỹ cho Tổng thống hồi tháng 7 năm 1966. Thompson đã mô tả các vấn đề khó khăn trong chính sách đối ngoại và kinh tế của Matxcơva và nhận xét rằng ?ovấn đề Việt Nam? đã gây thêm phần khó khăn cho các nhà lãnh đạo Liên Xô khi giải quyết các vấn đề trên.
    Thompson cũng khuyên chớ nên có bất cứ sự leo thang nào trong các hoạt động của Mỹ chống lại Việt Nam kể từ khi sự đối đầu trực tiếp với Liên Xô làm các mối nguy hiểm tăng lên trông thấy. Ông kết luận trong bản ghi nhớ với dự báo khá bi quan: ?oCho dù kết quả ở Việt Nam có thế nào đi nữa, tôi e rằng chúng ta sẽ phải mất một thời gian đáng kể để trở lại với đường lối mà chúng ta đang theo đuổi trong mối quan hệ với Liên Xô khi vấn đề này bắt đầu. Trong bất kỳ trường hợp nào, chúng ta phải luôn luôn nhận thức rằng trong lúc một sự tiến triển quan trọng đang diễn ra ở Liên Xô là lúc đã qua rồi cái thời cũng tồn tại thật sự, các nhà lãnh đạo Liên Xô, vì mâu thuẫn dân tộc đã tin tưởng một cách giáo điều rằng đó là sự thù địch không thể thay đổi với chúng ta?.
  6. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Về phía các quan chức Mỹ, các dấu hiệu hoạt động của Liên Xô ở Việt Nam vào dịp Thu Đông 1966-1967 đã thật sự làm mọi người thêm ngạc nhiên. Ngay trước thời điểm chuyến thăm thường lệ tới Mỹ của Ngoại trưởng Liên Xô Gromyko để tham gia phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp quốc, các cố vấn của Johnson đã thông báo cho Tổng thống rằng vào đầu tháng 9, một thành viên cao cấp trong đoàn đại biểu Liên Xô ở lhp đã nói với một thành viên của đoàn Mỹ là Matxcơva vững tin rằng Mỹ chân thành mong muốn với giải pháp hoà bình ở Việt Nam và tin rằng chuyến công du của Gromyko tới New York vào giữa tháng 9 tới là một dịp tốt để thảo luận về vấn đề Việt Nam. Vài ngày sau, cũng một thành viên giấu tên trong đoàn đại biểu Liên Xô lại nêu vấn đề về chuyến thăm sắp tới của Gromyko và nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc họp trù bị giữa Ngoại trưởng Liên Xô với Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp quốc Arthur Goldgerg để chuẩn bị địa điểm thảo luận với Ngoại trưởng Rusk. Phía Liên Xô đề nghị nội dung thảo luận như sau: Việt Nam, không gian vũ trụ, không phổ biến và thử vũ khí hạt nhân.
    Các cố vấn của Johnson đã khuyên Tổng thống nên đích thân gặp Gromyko. Cả Walt Rostow và Harriman đã soạn thảo các văn bản với những điều cân nhắc hầu như giống hệt nhau cho cuộc gặp. Họ đề nghị Tổng thống nên nhấn mạnh đến ba vấn đề chính trong buổi thảo luận với Ngoại trưởng Liên Xô: nguyện vọng của Mỹ về hoà bình ở Việt Nam, lòng tin vào việc Liên Xô sẽ giúp Mỹ tìm kiếm một giải pháp hoà bình và quyết tâm của Mỹ trong việc cải thiện mối quan hệ với Liên Xô. Rostow đề nghị Tổng thống nói với Gromyko rằng ?onước Mỹ sẽ biết ơn về những gì mà Liên Xô có thể làm để cho chúng tôi đạt được một giải pháp hoà bình? trong vấn đề Việt Nam.
    Buổi nói chuyện giữa Johnson và Gromyko ngày 10 tháng 10 được mô tả diễn ra trong bầu không khí thân mật. Ngoại trưởng Liên Xô đã tránh luận chiến và cẩn thận không để trái ý Tổng thống. Ông ta đã tuyên bố Liên Xô muốn cải thiện quan hệ với Mỹ-một sự thay đổi so với các bản thông báo chính thức trước đây của Liên Xô là điều này chỉ có thể xảy ra khi các vấn đề Việt Nam đã được giải quyết. Những dấu hiệu này cho phép các quan chức Mỹ kết luận rằng Liên Xô đang thiết tha ?ođược thấy một giải pháp về vấn đề Việt Nam" và các nhà lãnh đạo Xô Viết dường như ?ođã chuẩn bị để đạt được ít nhất một vài thoả thuận với chúng tôi và cải thiện mối quan hệ, bất chấp Việt Nam?.
    Có khả năng vào thời điểm này có một sự thay đổi trong thái độ của Hà Nội do chịu ảnh hưởng chính sách của Liên Xô. Sự thay đổi này xuất hiện qua các mối liên hệ chính với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào cuối năm 1966 bởi các sáng kiến của nhà ngoại giao Ba Lan Jamsz Lewandowski và nó được biết trong lịch sử Cuộc chiến tranh Việt Nam với tên Chiến dịch Marigold.
    Nhà lịch sử ngoại giao George Herring đã gọi Marigold là ?omột sáng kiến đầy hứa hẹn và bí ẩn?. Nhiều tài liệu liên quan đến hoạt động ngoai giao này vẫn chưa được khai thác, đặc biệt là các tài liệu về phía Liên Xô và Bắc Việt Nam. Trong các vấn đề không bác bỏ được về Marigold là vai trò của Liên Xô và tại sao Matxcơva quyết định hướng đến một giải pháp hoà bình cho cuộc chiến tranh vào lúc này. Tuy nhiên, giờ đây có thể phân tích chính sách của Liên Xô trong suốt thời kỳ 1965-1967 để làm sáng tỏ thêm một vài khía cạnh của Marigold mà trước đó nó bị che phủ trong bức màn bí mật.
    Lịch sử sáng kiến hoà bình Marigold gắn liền với các cuốn sách về Chiến tranh Việt Nam. Những phác thảo cơ bản của nó có trong tài liệu của Lầu Năm Góc. Vào cuối tháng 6 năm 1966, đại diện của Ba Lan trong Uỷ ban kiểm sát quốc tế về Việt Nam, Jamsz Lewandowski, từ Hà Nội trở lại Sài Gòn, đã gặp Đại sứ Italia ở miền Nam Việt Nam và sự thay đổi các mối quan hệ của Sài Gòn với các nước khác. Các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam cũng không đòi hỏi ?otrung lập hoá?. Họ đề nghị rằng việc Mỹ rút quân khỏi Việt Nam có thể sắp xếp theo một lịch trình hợp lý và nhấn mạnh rằng Hà Nội sẽ không tính cách quấy rầy Chính phủ miền Nam.
    Bước tiếp cận đầu tiên này của Lewandowski đã được nối tiếp bởi một loạt các cuộc gặp giữa D?TOrlandi và Lodge. Rõ ràng là Hà Nội đã thay đổi đáng kể lập trường của họ đối với một số vấn đề chủ chốt. bảo vệ không còn đòi hỏi Mặt trận dân tộc Giải phóng phải được công nhận là người đại diện duy nhất của nhân dân miền Nam và không phản đối sự tham gia của chính quyền Sài Gòn vào việc đàm phán miễn là Mặt trận dân tộc Giải phóng cũng có mặt. Hơn nữa, Bắc Việt Nam cũng chỉ yêu cầu một sự tạm ngừng ném bom chứ không phải ngừng bắn hẳn.
  7. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Tuy có sự khởi đầu đầy hy vọng như vậy, nhưng Chiến dịch Marigold cũng không tiến được gì thêm cho đến tháng 11. Vào lúc đó, ngay trước thời điểm chuyến đi của Lewandowski tới Hà Nội. Washington tìm cách làm sáng tỏ vai trò của ông ta trong việc đưa ra sáng kiến và thúc đẩy nó bằng cách trình bày một khái niệm làm cơ sở cho các cuộc đàm phán-cái gọi là giai đoạn A, giai đoạn B của kế hoạch. Nhận thức được mối lo mất thể diện của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Washington đề nghị cả hai bên cùng giảm các hoạt động quân sự thành hai giai đoạn. Như là Rusk đã giải thích trong chỉ thị gửi cho Lodge, ?ogiai đoạn A sẽ là việc tạm ngừng ném bom cho đến khi giai đoạn B, kế tiếp sau một thời điểm thích hợp sẽ xem xét việc thực hiện mọi thứ khác để chấp thuận việc giảm các hoạt động quân sự. Hành động của Hà Nội ở giai đoạn B sẽ là lời đáp lại hành động của chúng ta ở giai đoạn B hơn là việc tạm ngừng ném bom?. Do vậy, đòi hỏi chấm dứt ném bom vô điều kiện của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và đòi hỏi sự trung thành với nguyên tắc cả hai bên cùng giảm các hoạt động quân sự của Washington sẽ được cả hai nhận thức qua kế hoạch này.
    Tuy nhiên, lời đề nghị của Mỹ đã không moi được một chút nhiệt tình nào của Lewandowski. Nhưng trong chuyến thăm Hà Nội, ông đã giải thích và trình bày cho giới lãnh đạo Bắc Việt Nam mười điểm (bao gồm về kế hoạch hai giai đoạn A-B) mà ông cho rằng nhìn chung đã phản ánh được lập trường, quan điểm của Mỹ về một giải pháp toàn diện cho Cuộc chiến Việt Nam. Trong cuộc nói chuyện với Lodge sau khi từ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trở về ngày 30 tháng 11, Lewandowski đã thảo luận những điểm trên và nhấn mạnh rằng chúng đã được Hà Nội quan tâm. Ông đề nghị ?nên xác nhận ngay những điều này bằng cách gặp và nói chuyện với Đại sứ Bắc Việt Nam ở Warsaw?. Mặc dù có sự chậm trễ trong việc tiếp nhận sự phê chuẩn của Washington về mười điều trên và những dè dặt trong việc dùng câu chữ ở một số điểm, Bộ Ngoại giao cũng đã chỉ thị cho Lodge thông báo cho Lewandowski biết việc Sứ quán Mỹ ở Warsaw sẽ liên lạc với Sứ quán Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở đó vào ngày 6 tháng 12 hoặc ngay sau đó.
    Không chỉ Ba Lan đã thất vọng với kết quả của Chiến dịch Marigold mà cả Liên Xô cũng vậy. Matxcơva đã theo rất sát quá trình phát triển đã hé mở giữa Ba Lan, Mỹ và Việt Nam từ giữa tháng 6 đến tháng 12 năm 1966. Mặc dù không rõ là Matxcơva có được thông báo về các sáng kiến của Lewandowski ngay từ lúc đầu không, nhưng sự thực là Ba Lan đã giữ vai trò hết sức quan trọng mà không gây ngạc nhiên cho giới lãnh đạo Liên Xô. Liên Xô đã biết nguyện vọng của người đồng mình Ba Lan của mình là được thấy Cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc ngay từ tháng 12 năm 1965, khi KGB gửi cho Kremlin một bản báo cáo của đại diện Ba Lan ở Uỷ ban kiểm sát quốc tế về triển vọng của giải pháp chính trị ở Việt Nam.
    Các nhà ngoại giao Ba Lan thường xuyên gặp các đồng nghiệp Việt Nam để thảo luận về một giải pháp hoà bình cho cuộc chiến và các sáng kiến của các nước khác. Một cuộc nói chuyện như vậy đã diễn ra vào tháng 8 năm 1966 tại Bộ Ngoại giao Liên Xô. Trong cuộc nói chuyện này, phía Ba Lan có lẽ đã tiết lộ mối liên lạc của họ giữa Lewandowski và Lodge, vào thời điểm hứa hẹn tiến triển một điều thực chất gì đó hơn là các cuộc gặp ngẫu nhiên giữa các nhà ngoại giao ở Sài Gòn. Mối quan hệ giữa Liên Xô và các nước đồng minh Đông Âu tự nhiên đến mức các nước Đông Âu không tin chắc thực hiện bất cứ một việc quan trọng nào trong lĩnh vực đối ngoại mà không có sự chấp thuận ngầm của Matxcơva. Nhưng có lẽ họ đã đề nghị một bước đi quan trọng như vậy dựa trên sáng kiến của chính họ. Do vậy Matxcơva có lẽ đã chấp thuận các mối liên lạc giữa Lewandowski với Lodge và vai trò của Rapacki trong việc thu xếp cuộc gặp giữa phía Mỹ và Bắc Việt Nam ở Warsaw. Bất luận trường hợp nào, vào lúc cao điểm của Chiến dịch Marigold tháng 11 năm 1966, Gromyko đã gặp Đại sứ Ba Lan ở Matxcơva, người đã thông báo cho Ngoại trưởng Liên Xô về cuộc nói chuyện giữa Lewandowski với Lodge và lập trường mà Mỹ đưa ra. Theo vị Đại sứ Ba Lan, Lodge đã bác bỏ bốn điểm của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhưng chấp nhận khả năng ngừng ném bom Bắc Việt Nam miễn là có thể nhân nhượng lẫn nhau từ phía Hà Nội.
    Matxcơva hình như đã gây sức éo với đồng minh Việt Nam chấp thuận liên lạc với các nhà ngoại giao Mỹ. Shcherbakov đã ghi trong báo cáo chính trị năm 1966 của sứ quán rằng phía Bắc Việt Nam có thể chấp thuận ?olời khuyên của Đảng Cộng sản Liên Xô" và vào cuối năm 1966 đã chấp thuận việc cần phải duy trì mối liên lạc với MỸ và đẩy mạnh cuộc đấu tranh theo hướng chính trị và ngoại giao. Sự xác nhận của viên Đại sứ Liên Xô trùng với những điều mà vị đại diện lâm thời Liên Xô ở Washington Alexander Zinchuk, người trong một buổi nói chuyện với William Bundy, đã giãu bày rằng trong thời gian ở lại Matxcơva vào cuối tháng 11, ông đã có ấn tượng rằng ?oHà Nội (hay các cơ quan của nó) đã nghiêm túc quan tâm tới việc bắt đầu làm một điều gì đó. Họ đã được động viên bởi sự giảm rõ rệt nhịp độ ném bom trong thời kỳ này?. Không chỉ là ấn tượng mà nó còn ?otrên cả cảm giác thông thường?, Zinchuk đã nhấn mạnh như vậy. Ông ta đã lặp lại lời cam kết của mình về những ý định của Hà Nội trong cuộc gặp với John Mc Naughton, trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vào ngày 3 tháng 1 năm 1967. Zinchuk đã nói bóng gió rằng Matxcơva rất lạc quan về cuộc hội đàm Mỹ và Bắc Việt Nam. ?oÔng ta nói rằng Đại sứ Dobrynin, người rất nhạy cảm với tình hình xảy ra, đã có mặt ở Matxcơva tháng 12 và thông báo về một bầu không khí thích hợp với các khả năng giải quyết vấn đề ở Việt Nam". Chính Dobrynin đã xác nhận lời của Zinchuk khi ông nhận xét trong buổi nó chuyện với Llewellyn Thompson rằng ?ogiai đoạn đầu của công việc này (tức Kế hoạch Marigold) đã cho phép Liên Xô khá là hy vọng và ông ta nói khá bí ẩn rằng họ có những lý do khác để lạc quan??. Với ?onhững lý do khác? để mà lạc quan rõ ràng ông ta chỉ những thay đổi trong lập trường của Hà Nội.
  8. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.186
    Đã được thích:
    5.586
    Đang định vote sao cho bác làm vốn qua GameShow đánh tá lả thì lại không được. Mạng bị làm sao mà không vote sao cho nick được, thôi thì vote cho bài đỡ vậy.
  9. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Mod làm ăn thế nào mà cứ post bài nào lên là lại có người gắn cho 1 ngôi sao đỏ chói thế kia nhỉ
  10. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Tuy nhiên, dù Kế hoạch Marigold có đem lại niềm hy vọng đáng kể thì cuộc tập kích không quân của Mỹ vào các ngày 2 và 4 tháng 12 và 12 và 14 tháng 12 ?ođã làm hỏng tất cả?. Bắc Việt Nam nhìn nhận các cuộc tấn công này là hành động cố gắng của chính quyền Johnson nhằm bắt Hà Nội ngồi vào bàn đàm phán theo các điều kiện của Mỹ. Mặc cho các quan chức Mỹ cam kết rằng các cuộc tấn công này không phải là bước leo thang mới trong chiến dịch ném bom mà chỉ là sự thực hiện các cuộc oanh kích theo kế hoạch trước đây bị trì hoãn do thời tiết xấu và không hề dính dáng gì đến các sáng kiến của Lewandowski, Hà Nội vẫn giữ thái độ không thể thuyết phục được đối với các động cơ của các nhà hoạch định chính sách Mỹ.
    Những cuộc tập kích không đúng lúc này đã làm dấy lên thái độ tiêu cực ở cả Matxcơva. Dobrynin đã nói với Thompson rằng ?oChính phủ của ông thật là khó hiểu? bởi các hành động của Mỹ ở Việt Nam và không biết phải nhìn nhận chính sách của Mỹ như thế nào. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Liên Xô đã không chỉ có ý đổ lỗi cho Chính phủ Mỹ, hơn thế họ tự hỏi phải chăng lực lượng quân sự Mỹ đang cố gắng một cách có chủ ý làm cản trở chính sách hưởng về đàm phán hay phải chăng chính sách của Mỹ là dựa trên một thắng lợi về mặt quân sự.
    Câu trả lời vẫn còn treo lơ lửng ở giữa hai vấn đề trên. Từ lúc bắt đầu Cuộc chiến tranh Việt Nam, Washington đã xem ngoại giao là một công cụ có giá trị để đạt được những mục tiêu của Mỹ trong Cuộc chiến tranh với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ở khía cạnh này không hề có sự khác biệt giữa đường lối ngoại giao và đường lối quân sự trong chính sách của Mỹ ở Đông Dương, chúng bổ sung lẫn cho nhau. Như việc ném bom ở lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và các cuộc tập kích của quân đội Mỹ chống lại các cuộc nổi dậy ở miền Nam, ngoại giao là để bảo vệ chế độ Sài Gòn và làm nhụt ý chí ủng hộ miền Nam của *********. Như Wallace J.Thies đã nêu: ?oCả trong thời kỳ dẫn đến các cuộc đàm phán theo dự định và sau này khi các cuộc đàm phán đã bắt đầu đều cần phải được ?ophối hợp nhịp nhàng? giữa sức ép quân sự với các hoạt động ngoại giao để cho phép Mỹ, theo lời của John Mc Naughton, đàm phán bởi sự kết hợp tối ưu giữa lời nói và hiện thực?.
    Chiến thuật này của Mỹ giống một cách rõ nét với tư tưởng Bắc Việt Nam ?ovừa đánh vừa đàm?. Nhưng nó có quá nhiều sai lầm nghiêm trọng. Các nhà hoạch định chính sách Mỹ tin chắc rằng họ có thể kiểm soát chặt chẽ việc ném bom. Nhưng việc này hoá ra khó khăn hơn dự tính. Chiến tranh có những quy luật riêng của nó, và một khi đã bắt đầu thì nó quyết định hoạt động của con người hơn là các thứ khác xung quanh. Và người ta hẳn đã được nghe để hiểu rằng vấn đề sẽ không đơn giản khi lời nói bị che lấp bởi tiếng súng. Ngay sau khi cuộc chiến bắt đầu, chính quyền Johnson đã phát hiện ra cách sắp xếp vụng về của mình làm cho không thể điều hành được một ?osự phối hợp nhịp nhàng? giữa lời nói và thực tế. Kế hoạch Marigold chính là sự xác nhận lại sự thất bại này.
    Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Mỹ vẫn nuôi hy vọng vớt vát những gì còn lại sau các cuộc không kích hồi tháng 12 năm 1966. Ngay sau khi Chiến dịch Marigold bị đổ bể, Washington quyết định thử tiếp cận trực tiếp với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nó được khuyến khích bởi các tín hiệu phát đi từ ông Phạm Văn Đồng trong buổi trả lời phỏng vấn nhà báo Mỹ Harrison Salishury vào đầu tháng 1 năm 1967 cũng như những lời góp ý gián tiếp của các nhà ngoại giao Liên Xô qua các buổi nói chuyện với các quan chức Mỹ.
    Ví dụ, trong buổi nói chuyện với Zinchuk ngày 3 tháng 1 năm 1967, Mc Naughton đã yêu cầu ông này gợi ý cho cách liên lạc với Hà Nội. Nhà ngoại giao Liên Xô đã trả lời rằng ?oSau một thời gian ngắn, mọi thứ có lẽ sẽ trở lại như trước?. Đề cập đến việc làm bớt đi các hành quân quân sự ở Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Zinchuk lưu ý rằng các hoạt động này không thể xem là tích cực trong khi bom vẫn đang rơi xuống Hà Nội. Theo Zinchuk, Mỹ phải tạo ra ?omột bầu không khí đúng đắn hay ?omôi trường? giảm bớt các hoạt động quân sự ở Hà Nội, phía muốn có các cuộc đàm phán được bắt đầu?.
    Washington đã đánh nhanh chóng đón nhận những tín hiệu của Hà Nội và Matxcơva. Để tạo điều kiện cho việc liên lạc với Bắc Việt Nam và để xoa dịu thái độ của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đối với các cuộc ném bom trong ngày 13 và 14 tháng 12, chính quyền Johnson đã ra lệnh tạm ngừng các cuộc ném bom trong vòng bán kính 10 dặm từ trung tâm thành phố Hà Nội. Đồng thời, Washington cũng suy tính các hành động đã được tạo ra để tranh thủ sự ủng hộ của Liên Xô đối với sáng kiến mới của Mỹ. Với mục đích này, Tổng thống Jonhson đã quyết định gửi cho Matxcơva những tín hiệu thông qua viên Đại sứ mới của ông là Llewellyn Thompson. Là một trong những chuyên gia về Liên Xô xuất sắc nhất trong chính quyền, Thompson đã từng làm đại sứ ở thủ đô Liên Xô vào cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60. Thompson mong muốn rằng những hiểu biết về Liên Xô và những kin đối phó với Kremlin của ông ta sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin giữa hai Chính phủ.

Chia sẻ trang này