1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Như?fng bí mật Nga cu??a chiến tranh Việt nam

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi spirou, 29/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Tổng thống và các cố vấn của ông đã sử dụng những tháng cuối cùng của năm 1966 để thảo luận về các chỉ thị cho viên đại sứ mới. Thêm vào đó, Tổng thống cũng xem xét việc thông qua viên đại sứ của ông ta để gửi cho các nhà lãnh đạo Liên Xô một bức thư nói lên quan điểm của chính quyền Mỹ đối với việc phát triển quan hệ Xô-Mỹ. Các cố vấn của Johnson tin rằng việc tới Matxcơva của Thompson sẽ là thời điểm đúng lúc để nói chuyện cởi mở lại chủ đề Việt Nam với các nhà lãnh đạo Liên Xô. Họ cũng được động viên bởi thái độ hoà giải của Gromyko trong buổi gặp với Tổng thống và họ cũng không bỏ lỡ việc ghi nhận câu trả lời của Gromyko về câu hỏi của Rusk trong cuộc nói chuyện vào tháng 10 khi Ngoại trưởng hỏi nước Đông Âu nào gần gũi nhất với Hà Nội, Gromyko đã đáp lại rõ ràng: ?oChúng tôi?. Một sự thực đáng khích lệ tương tự là Foy Kohler, người tiền nhiệm của Thompson trước khi lên đường về nước đã được đích Kosygin tiếp. Sự tiếp đón này chứng tỏ rằng Kremlin đã coi mối quan hệ với Mỹ là rất quan trọng.
    Do vậy, những nhà hoạch định chính sách đã hy vọng rằng những đồng nghiệp Liên Xô sẽ giúp họ một cách tích cực hơn nữa để giải quyết cuộc xung đột ở Đông Nam Á vào năm 1967. Triển vọng này đã trở thành chủ đề trong cuộc thảo luận diễn ra ở Văn phòng Averell Harriman ngày 21 tháng 12 năm 1966. Trong số những người tham dự có Harriman, Thompson, Trợ lý ngoại trưởng về các tổ chức quốc tế. Họ đồng ý rằng Thompson nên được trao quyền tự do ứng xử thật lớn và nên theo đuổi các vấn đề đàm phán tới cùng các vấn đề mà phía Liên Xô chú ý đưa ra. Còn về bức thư của Tổng thống, những người tham dự không chắc chắn gửi cho ai, cho Breznhev hay Kosygin, nhưng họ đều nhất trí rằng bức thư nên có một sự đảm bào rằng Thompson ?ođược Tổng thống tin tưởng hoàn toàn?, rằng Mỹ rất ?oquan tâm đến việc giải quyết vấn đề Việt Nam" và rằng phía Mỹ ?osẽ chuẩn bị một cuộc hội đàm với phía Liên Xô để đi đến sự kết thúc này thông qua Sứ quán của chúng ta ở Matxcơva hoặc Sứ quán Liên Xô ở Washington?.
    Lời đề nghị gặp gỡ thoạt đầu là do Tổng thống đưa ra. Bức thư của ông cho Kosygin ngày 21 tháng 1 năm 1967 bắt đầu với lời bảo đảm rằng Johnson xem việc cải thiện mối quan hệ Xô-Mỹ là điều vô cùng quan trọng. Với nhận thức này, ông đã yêu cầu Thompson ?otrở lại Liên Xô" với cương vị đại sứ. Johnson đã ghi nhận rằng ông hoàn toàn tin tưởng vào vị Đại sứ mới và hy vọng Kosygin sẽ ?ocảm thấy tự do thảo luận những vấn đề giữa hai bên chúng ta với ông ta như giữa ngài với tôi nếu chúng ta có thể ngồi bên nhau?. Bù lại, Johnson sẽ luôn sẵn sàng tiếp Đại sứ Liên Xô ở Washington ?othông qua kênh mà chúng ta thiết lập được hoặc ngay bất cứ lúc nào cần thiết?. Cuối cùng, Tổng thống nói ông đã ?othu xếp cho Đại sứ Thompson một kênh liên lạc sẽ được dùng riêng cho Ngoại trưởng Rusk và bản thân tôi?. Mặc dù bức thư nêu rõ việc thoả thuận về trang bị vũ khí hạt nhân là nhiệm vụ cấp bách của Thompson nhưng vấn đề Việt Nam cũng không kém phần quan trọng với Washington, đặc biệt khi nó đang tìm kiếm trở lại một kênh liên lạc trực tiếp với Hà Nội.
    Sáng kiến mới của Mỹ được một người làm vườn nghiệp dư trong Bộ Ngoại giao đặt tên là Sunflower (Hoa hướng dương) và thực hiện vào tháng 1 và tháng 2 năm 1967. Nó liên quan đến hai bước hoà bình có quan hệ mật hiết với nhau là: Mỹ trực tiếp tiếp cận với Bắc Việt Nam thông qua Sứ quán Việt Nam ở Matxcơva và nỗ lực của Thủ tướng Anh Harold Wilson cùng với Thủ tướng Kosygin nhằm đưa hai đối thủ tới bàn đàm phán.
    Goerge Harring gọi Sunflower là ?omột câu chuyện phức tạp, khó hiểu và hấp dẫn?, vì thậm chí nó còn giúp một số người có quan hệ chặt chẽ với nhau. Những tài liệu xuất bản đã để lại nhiều nghi vấn hơn là trả lời, và các hồi ký của những người tham dự cũng không làm sáng tỏ được nhiều vấn đề. Vấn đề gây tranh cãi nhất là tại sao nước Mỹ lại thay đổi hoàn toàn công thức ?ogiai đoạn A-giai đoạn B? của họ về lập trường khiến cho nó trở nên cứng rắn hơn so với Marigold. Đáp lại, Hà Nội cũng tỏ ra cứng rắn trong lập trường, khẳng định rằng ?ochỉ sau khi ngừng bắn không điều kiện các cuộc tấn công của Mỹ đối với miền Bắc? thì mới có thể đàm phán?. Cuối cùng, và có lẽ quan trọng nhất, là vấn đề hai bên đã bắt đầu chuẩn bị một loạt các cuộc đàm phán về giải pháp cho cuộc chiến vào tháng 1-2 năm 1967 hay chưa. Nhưng dù sao Sunflower cũng xứng đáng được thuật lại một lần nữa với việc thu thập thêm các tài liệu từ hồ sơ lưu trữ của Liên Xô.
  2. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Vào cuối năm 1966, Liên Xô nhìn nhận triển vọng về một giải pháp chính trị cho Việt Nam phần nào lạc quan hơn bất cứ giai đoạn nào trước đây của cuộc chiến. Trong bản báo cáo chính trị năm 1966, Sứ quán Liên Xô ở Hà Nội đã bày tỏ ý kiến vững chắc rằng ?ocác đồng chí Việt Nam" nên phát triển và đẩy mạnh ?ocuộc chiến đấu khó khăn và nghiêm túc của họ? với sự trợ giúp của các nước xã hội chủ nghĩa và ?otoàn thể lực lượng yêu hoà bình? để trong năm nay (tức năm 1967) hướng tới vấn đề giải quyết cuộc xung đột. Bản báo cáo viết tiếp: ?oChúng ta tin mọi cố gắng của chúng ta phải được phát triển theo hướng kết thúc này. Sứ quán dựa trên cơ sở đánh giá xử lý các dấu hiệu rõ ràng về việc khôi phục lại mối quan hệ hữu nghị giữa các quan điểm của Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Lao động Việt Nam về tình hình đất nước và sự phát triển của cuộc đấu tranh chính trị-ngoại giao. Hơn nữa, các nhà ngoại giao Liên Xô ở Hà Nội cũng ghi nhận rằng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã yếu đi và lòng tin của những người Cộng sản Việt Nam vào Trung Quốc đã bị lung lay. Vào cùng thời điểm này, sứ quán đã thừa nhận hầu như không có chút hy vọng nào, giới lãnh đạo sẽ đón nhận sáng kiến theo cách đã được đưa ra về một giải pháp cho cuộc xung đột, từ khi ?ocác đồng chí dường như đã không tăng mức độ lựa chọn dứt khoát?. Đó là lý do tại sao Liên Xô, theo lời sứ quán, phải giành lấy vai trò đứng đầu?.
    Cơ hội cho sáng kiến xuất hiện vào tháng 1 năm 1967, khi Washington chỉ thị cho Sứ quán Mỹ ở Matxcơva tìm cách hẹn gặp với viên Đại sứ Bắc Việt Nam và chuyển một bức thông điệp tới nhà cầm quyền Hà Nội. Bức thông điệp khẳng định với phía Việt Nam rằng Chính phủ Mỹ đặt ?osự ưu tiên cao nhất cho việc tìm cách sắp xếp cho việc trao đổi thông tin hoàn toàn đảm bảo an toàn và có thể chấp nhận được với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về khả năng đạt được một giải pháp hoà bình cho cuộc xung đột ở Việt Nam". Chính quyền Johnson khẳng định thiện chí sẵn sàng với bất kỳ đề nghị nào của giới lãnh đạo Bắc Việt Nam về thời gian và địa điểm của các cuộc thảo luận và nhận thông tin của Hà Nội về các vấn đề này một cách trực tiếp từ Bắc Việt Nam thông tin qua các cuộc tiếp xúc ngoại giao ở bất kỳ thủ đô nào trên thế giới.
    Sau một số nỗ lực, phó đoàn của Mỹ ở Matxcơva đã thành công trong việc thu xếp một cuộc gặp với Tham tám công sứ của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Lê Trang vào ngày 10 tháng 1, và đã chuyển bức thông điệp của Washington tại buổi gặp. Nhà ngoại giao Bắc Việt Nam đã nhận và bày tỏ muốn giữ kín buổi nói chuyện của họ. Cuộc gặp ngày 10 tháng 1 đã chứng tỏ là buổi đầu tiên trong số hàng loạt các cuộc gặp giữa hai sứ quán ở Matxcơva sau này vào tháng 1 và tháng 2. Dù cho ý định của cả hai bên là giữ kín các buổi tiếp xúc, chính quyền Liên Xô cũng đã biết được. Sứ quán Mỹ đã thông báo cho Bộ Ngoại giao biết những di chuyển, và các cú điện thoại của các nhân viên ngoại giao Mỹ đã được báo cáo cho KGB biết bởi các tài xế và người trực tổng đài điện thoại. Và không nghi ngờ gì nữa Sứ quán Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cũng là một mục tiêu nghe lén của Liên Xô. Trên thực tế, KGB đã ghi nhận những hoạt động bất thường giữa hai sứ quán Mỹ và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và báo cáo định kỳ lên cấp trên của họ. Ngày 28 tháng 1, KGB đã báo cáo cuộc tiếp xúc này lên Uỷ ban TW. Vài ngày sau, KGB đã gửi cho các nhà lãnh đạo Đảng thông tin về các cuộc tiếp xúc giữa hai sứ quán vẫn đang tiếp tục.
  3. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Xem xét lại những sự kiện này, mối bận tâm, của Mỹ và Việt Nam về vấn đề giữ bí mật các cuộc tiếp xúc của họ dường như chỉ là quy ước. Cả hai nước đều quan tâm tới việc tránh quở trách việc làm lộ bí mật các cuộc tiếp xúc hơn việc Liên Xô phát hiện ra điều gì đang xảy ra trước mũi họ. Kết quả là Matxcơva đã biết hầu hết mọi thứ của quá trình phát triển các buổi tiếp xúc này giữa Mỹ và Việt Nam. Ví dụ, khi Đại sứ Liên Xô Shcherbakov gặp Ngoại trưởng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Nguyễn Duy Trinh ở Hà Nội ngày 27 tháng 1, ông đã hỏi thăm liệu Bắc Việt Nam có kế hoạch công khai hoá các bước đã được chấp nhận từ sớm ở Warsaw và Matxcơva không. Câu hỏi này liên quan đến cuộc phỏng vấn mà ông Trinh đã trả lời nhà báo Úc Wilfad Burchett. Ông đã trả lời rằng Chính phủ ông dự định giữ bí mật các buổi tiếp xúc với Chính phủ Mỹ và sẽ chỉ đưa ra các thông tin chính thức. Shcherbakov cũng quan tâm tìm hiểu liệu các đồng chí Việt Nam đã chuẩn bị để tiếp tục một cuộc đối thoại công khai với phía Mỹ và cùng lúc đó vẫn duy trì các buổi tiếp xúc riêng với họ. Nhưng ông Trinh đã trả lời và thông báo cho người đồng nghiệp Liên Xô biết Hà Nội đã có kế hoạch chuyển lời phúc đáp của họ đối với những đề nghị của Mỹ đã được giải thích kỹ trong các buổi họp gần đây tại Matxcơva: ?oChúng tôi có thể hành động một cách công khai, tuy nhiên chúng tôi cũng không giảm các buổi họp kín?.
    Câu trả lời của Bắc Việt Nam đáp lại những đề nghị của Mỹ không được khích lệ cho lắm. Ngày 28 tháng 1, ngày tổ chức hội đàm giữa Shcherbakov và ông Trinh, Lê Trang đã yêu cầu một cuộc gặp với Guthrie để chuyển giao một ?obản dự thảo đầy những lời lẽ cứng nhắc? tố cáo Mỹ đã đẩy mạnh cuộc chiến tranh ở miền Nam và leo thang ném bom ở miền Bắc, đồng thời nghi ngờ tính chân thành của Mỹ trong việc tìm kiếm giải pháp hoà bình. Dự thảo trên cũng đòi hỏi Washington ?ocông nhận lập trường bốn điểm của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và thông cáo năm điểm của Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam", yêu cầu chấm dứt không điều kiện việc ném bom và tất cả các hoạt động quân sự khác chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là điều kiện cơ bản để nối lại các cuộc tiếp xúc giữa Bắc Việt Nam và Mỹ như đã đề nghị trong thông điệp của Mỹ gửi ngày 10 tháng 1.
    Nhưng Lê Trang không ám chỉ rằng kênh trao đổi thông tin ở Matxcơva nên được kết thúc. Ngược lại, ông ta nói thư phúc đáp của Hà Nội là để phía Mỹ biết được lập trường của họ, nó đã được trao cho ông ta ngày 20 tháng 1 và sẽ được chuyển giao ?ovào một thời điểm thích hợp?. Ngày hôm sau, 28 tháng 1, cuộc trả lời phỏng vấn của ông Trinh với nhà báo Burchett đã được đăng trên các báo của Bắc Việt Nam. Từ ngữ trong buổi phỏng vấn cũng tương tự như trong dự thảo. Ông Trinh đã nhấn mạnh rằng ?ochỉ sau khi có sự ngừng bắn vô điều kiện các cuộc ném bom của Mỹ và tất cả các hoạt động quân sự khác chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thì mới có thể có các cuộc nói chuyện giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Mỹ. Hà Nội đã trở lại với hành động khăng khăng đòi ngừng ném bom chứ không phải tạm ngừng như đã cho biết hồi tháng 11 năm 1966, khi Kế hoạch Marigold đã bắt đầu và đang tiến triển.
    Tuy vậy, Washington vẫn hy vọng vào Kế hoạch Sunflower cho dù có gặp phải những rắc rối mới. Đặc biệt, chính quyền sợ rằng Liên Xô sẽ cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà gây sức ép buộc Mỹ chấm dứt ném bom để quay lai đàm phán. Bộ Ngoại giao đã chỉ thị cho các nhân viên ngoại giao Mỹ ở Matxcơva phải tấn công lại những nỗ lực trên bằng cách sử dụng ?olập trường chuẩn? về vấn đề này: ngững ném bom sau khi Bắc Việt Nam từ bỏ việc thâm nhập vào miền Nam và ủng hộ *********. Washington cũng khuyên Sứ quán Mỹ ở Matxcơva trong các buổi tiếp xúc với phía Liên Xô, hãy chỉ ra vấn đề nghiêm trọng thực tế-mà chúng ta tin rằng phía Liên Xô thật sự hiểu cho dù họ không thừa nhận nó-về tình hình khi chúng ta chấm dứt việc ném bom. Hà Nội tiếp tục các hoạt động của họ và do vậy chúng ta phải chịu một sức ép rất lớn để khôi phục lại. Hơn nữa, các nhà hoạch định chính sách Mỹ dự đoán việc ngừng ném bom mà không có bất cứ hành động đáp lại nào của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẽ dẫn đến những lời đồn đại rằng các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra trên thực tế. Điều này sẽ nguy hiểm đến giữ bí mật vốn được xem là cần thiết cho cả hai bên. ?oĐặt vấn đề này sang một bên?, Bộ Ngoại giao tiếp tục ?otrước tình hình Bắc Việt Nam tiếp tục đưa người và của vào miền Nam trong khi chúng tôi đang tham gia đàm phán sẽ phát sinh những căng thẳng làm cho bất cứ bước đi có tính xây dựng nào cho một giải pháp đều gặp khó khăn nếu như không nói là không thể?.
  4. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Trong khi đó, Matxcơva cũng đang thực hiện những bước đi của chính họ để ủng hộ quá trình đàm phán đang diễn ra. Ngày 30 tháng 1, Shcherbakov đã gặp Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng và trao cho ông ta những lời đề nghị của phía Liên Xô về Việt Nam. Có lẽ phía Liên Xô đã đưa ra kế hoạch của chính họ về đàm phán giữa Hà Nội và Washington và một giải pháp có thể chấp nhận được cho cuộc chiến. Trong một buổi nói chuyện, Phạm Văn Đồng đã nhắc lại đòi hỏi của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về việc ngừng ném bom vô điều kiện và khẳng định quyết tâm của Hà Nội chỉ ngồi vào bàn đàm phán sau khi tất cả các hành động quân sự chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được chấm dứt. Phía Bắc Việt Nam thừa nhận việc đàm phán hoà bình sẽ rất khó khăn. Vì vậy, Phạm Văn Đồng nhấn mạnh, những người Cộng sản Việt Nam sẽ kết hợp giữa đấu tranh quân sự với các hoạt động chính trị và ngoại giao. ?oVào lúc này, chúng tôi xem đấu tranh quân sự là chính?. Vị Thủ tướng nói thêm ?ovà đấu tranh ngoại giao phải hỗ trợ cho đấu tranh quân sự và chính trị?.
    Kết thúc buổi nói chuyện, ông ta nói Hà Nội sẽ không phản đối việc Liên Xô thăm dò những dự định của Mỹ. Các buổi gặp giữa người Mỹ và Tham tán Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cho thấy Mỹ ?oluôn luôn ngoan cố và chúng tôi? cũng chưa rõ những cơ hội thực sự?.
    Sau khi nhận được bản báo cáo về cuộc nói chuyện với Phạm Văn Đồng, các nhà lãnh đạo Xô Viết đã nghi ngờ Hà Nội vẫn còn theo đuổi một chiến thắng bằng quân sự trước Mỹ. Nhưng rõ ràng là sự tự tin của Bắc Việt Nam vào một chiến thắng nhanh và dễ dàng đã bị lung lay. Hà Nội giờ đây không chỉ thừa nhận tính khả thi của các cuộc đàm phán với Mỹ mà còn cho phép Liên Xô thăm dò lập trường của Mỹ. Có lẽ đây là lần đầu tiên Hà Nội yêu cầu một sự trợ giúp như vậy từ Matxcơva.
    Các nhà lãnh đạo Liên Xô cảm thấy cơ hội thực hiện kế hoạch hoà bình của họ trong chuyến thăm theo kế hoạch với Vương quốc Anh của Thủ tướng Liên Xô Kosygin vào đầu tháng 2 năm 1967. Thời điểm diễn ra chuyến viếng thăm này đáp ứng thuận lợi cho một số lý do. Ngoài việc tăng cường các cuộc tiếp xúc ngoại giao giữa Mỹ và Bắc Việt Nam ở Matxcơva ra, chuyến đi còn trùng với lệnh ngừng bắn đã công bố nhân dịp Tết âm lịch ở Việt Nam, vì vậy đã không có các cuộc không kích trên lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong dịp này. Và phía Anh cũng không kém phần quyết tâm hơn phía Liên Xô trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho một giải pháp của Cuộc chiến tranh ở Đông Nam Á. Do vậy, có lẽ họ đã sử dụng những sự kiện này để gây thêm sức ép với Mỹ ở cuộc đàm phán đầu tiên. Thoạt đầu, Kosygin rời Matxcơva với hy vọng sẽ dùng tất cả tình hình diễn biết này để thuyết phục Washington bắt đầu đàm phán với Bắc Việt Nam theo nội dung đã được ông Phạm Văn Đồng vạch ra trong buổi nói chuyện với Đại sứ Liên Xô.
    Tương tự như vậy, người Anh cũng hăng hái với những triển vọng qua chuyến đi của Kosygin tới Luân Đôn. Thủ tướng Anh Harold Wilson cũng muốn thời điểm chuyến thăm nhằm tạo ra sáng kiến có hiệu quả về Việt Nam. Theo Wilson: ?oCó những dấu hiệu le lói cho thấy ông ta (Thủ tướng Liên Xô) có lẽ chuẩn bị thay đổi chính sách không can thiệp trước đây để đưa các bên ngồi vào bàn đàm phán?. Với quan điểm này, Wilson đã thông báo cho Tổng thống Johnson biết kế hoạch của ông.
  5. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Tuy nhiên, Johnson không chia sử sự hăng hái với người đồng nghiệp Anh của mình. Những cố gắng trước đây của Washington nhằm duy trì mối liên lạc với Hà Nội thông qua các nhà trung gian hoà giải đã được chứng minh là không thành công, và Johnson không tin người Anh sẽ có may mắn hơn những người tiền nhiệm của họ. Hơn nữa, mặc dù những cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa Mỹ và Bắc Việt Nam không được khuyến khích, chính quyền vẫn tin rằng những kết quả hữu ích đạt được có lẽ là do các cuộc trao đổi thông tin này. ?oWilson dường như cảm thấy rằng ông và nhà lãnh đạo Xô Viết có thể làm những người trung gian hoà giải và đưa ra một giải pháp cho cuộc chiến?. Johnson đã viết trong hồi ký của ông như vậy. ?oTôi hết sức nghi ngờ điều đó. Tôi tin rằng nếu phía Liên Xô nghĩ rằng họ có được một công thức hoà bình mà Hà Nội chấp nhận, họ sẽ giải quyết trực tiếp với chúng tôi hơn là thông qua một bên thứ tư?.
    Washington cũng có lý lẽ quan tâm tới khả năng thành công của người Anh. Khi Chester Cooper, sau này là trợ lý đặc biệt của Harriman được chính quyền cử tới Luân Đông trong vai ?osĩ quan liên lạc? để chứng kiến gần như toàn bộ các sự kiện diễn ra trong chuyến đi thăm của Kosygin, đã viết: ?oCòn có một thái độ khác, ít mềm dẻo nhưng gây nhiều cảm giác sâu sắc về các cuộc gặp sắp diễn ra của Wilson đã làm nguội đi sự quan tâm của Washington và thậm chí góp phần vào sự thất bại của các cuộc đàm phán. Sau tất cả các việc làm thất bại và gây bực mình mới đây của Warsaw và Matxcơva, thì viễn cảnh mà Wilson có lẽ đã sử dụng món khoai tây chiên kiểu Mỹ để đạt được thành công trong các cuộc đàm phán hoà bình thật khó nuốt đối với Tổng thống và một số cố vấn của ông. Nếu thời điểm đã chín muồi để Hà Nội đàm phán thì Johnson, chứ không phải Wilson sẽ chiếm dược sự tin cậy?.
    Tuy nhiên, chính quyền không còn cách lựa chọn nào khác ngoài việc ủng hộ các đồng nghiệp Anh của họ. Washington không muốn ra mặt phản đối một sáng kiến hoà bình nghiêm túc cũng như làm phật ý người đồng minh vẫn còn cảm thông với họ xưa nay. Vì vậy, Johnson đã bật đèn xanh cho Wilson trong cuộc thương lượng với Thủ tướng Liên Xô về Việt Nam và giao cho Chester Cooper giúp cho mối quan hệ giữa Washington và Luân Đôn. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, những điều cơ bản là do kết quả đàm phán giữa hai nhà lãnh đạo.
    Kosygin dự tính tới Luân Đôn vào ngày 6 tháng 2. Ngay trước chuyến đi của ông, Kremlin đã chỉ thị cho Đại sứ Shcherbakov ở Hà Nội gặp Phạm Văn Đồng và đảm bảo có được câu trả lời về các đề nghị do Liên Xô đưa ra trước đó vài ngày. Viên Đại sứ có lẽ cũng đã nhận được chỉ thị thăm dò lập trường của vị Thủ tướng Bắc Việt Nam về hoạt động ngoại giao có thể diễn ra của phía Liên Xô. Trong cuộc họp ngày 4 tháng 2, Phạm Văn Đồng đã trao lại câu trả lời các đề nghị của Liên Xô ngày 30 tháng 1. Nó chứa đựng những lời tố cáo ở mức độ vừa phải sáng kiến của Mỹ giống như sự dối trá và nhấn mạnh rằng Hà Nội quyết tâm đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị và quân sự. Giới lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hoà xem hoạt động ngoại giao chỉ là biện pháp hỗ trợ. Hà Nội yêu cầu Matxcơva ủng hộ chương trình bốn điểm của họ như 5 điểm của Mặt trận Dân tộc Giải phóng và ép Mỹ ngừng ném bom Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
    Sau khi nhận được câu trả lời thiếu khích lệ này, Shcherbakov đã hỏi Phạm Văn Đồng về sự đóng góp của Liên Xô trên mặt trận ngoại giao. Nhà lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nói Matxcơva có đủ khả năng để quyết định phương pháp đấu tranh ngoại giao nên được sử dụng và vào khi nào. Theo ý họ, phía Liên Xô có thể chọn các phương pháp trao đổi thích hợp nhất với Mỹ. Ông Phạm Văn Đồng nhấn mạnh: ?oĐiều quan trọng là tỏng các buổi tiếp xúc với Mỹ, Liên Xô, với tất cả các khả năng hùng mạnh của mình, tăng cường tiếng nói của một cường quốc xã hội chủ nghĩa đang ủng hộ Việt Nam và yêu cầu Mỹ thực hiện công lý?.
    Rõ ràng là các nhà lãnh đạo Xô Viết mong đợi nhiều hơn từ phía các đồng nghiệp Việt Nam. Tuy vậy, ít ra họ cũng đã được đề nghị nội dung đàm phán. Vì vậy, không có gì bất ngờ, Thủ tướng Liên Xô bày tỏ mối quan tâm của ông về Việt Nam ngay từ khi ông đến Luân Đôn. Theo Chester Cooper, thậm chí trên đường từ sân bay vào thành phố ?oKosygin không nói điều gì khác ngoài vấn đề người Nga đang có mặt ở châu Á?, Wilson rất phấn chấn. Sự nghi ngờ của ông về thiện chí hợp tác của Kosygin trong việc giải quyết vấn đề Việt Nam đã hầu như biến mất.
  6. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Các sự kiện của cuộc đàm phán Xô-Anh này đã được Cooper và Harold Wilson mô tả chi tiết. Và trong hồi ký của mình, Tổng thống Johnson đã đưa thêm các phân tích của chính ông về sáng kiến của người Anh và kết quả của nó. Ở đây chỉ thuật lại những khoảnh khắc chính về chuyến thăm của Kosygin, tập trung thái độ và động cơ của ông trong các cuộc đàm phán ở Luân Đôn.
    Wilson và các đồng nghiệp của ông phấn khởi với những thiện chí của Thủ tướng Liên Xô khi thảo luận vấn đề về giải pháp tại Việt Nam, cho dù Kosygin ủng hộ công thức mà ông Trinh đã trình bày trong buổi phỏng vấn của Burchett. Kosygin xem cuộc phỏng vấn này ?onhư là nguyên tắc cơ bản để Bắc Việt Nam sẵn sàng đi tới đàm phán?. Ông đã trích dẫn lại trong cuộc hội đàm với Wilson và nhấn mạnh rằng lệnh ngừng bắn trong dịp Tết âm lịch đã tạo ra?một sự thay đổi lớn? để thực hiện đàm phán giữa ?ocác bên chủ chốt? được bắt đầu. Lúc đó, Kosygin chỉ ra rằng trong khi Liên Xô cũng như phía Anh có thể giúp các bên tham chiến tìm lối thoát ra khỏi cuộc xung đột, họ không thể thương lượng thay cho các bên. ?oCách tốt nhất để thực hiện điều này là làm cho Mỹ và Bắc Việt Nam ngồi lại với nhau. Ông đề nghị Liên Xô và Anh sẽ thuyết phục Tổng thống Johnson-?ocùng ngồi với nhau riêng rẽ, kín đáo hay công khai, ra thông cáo chính thức hay thông điệp đặc biệt?-rằng bài phát biểu của ông Trinh là những cơ sở có thể chấp nhận để thảo luận-Theo Thủ tướng Liên Xô, ?ođó là cách tốt nhất mà chúng tôi (tức Kosygin và Wilson) tiến hành?.
    Đến lượt mình, Wilson nhắc nhở Thủ tướng Liên Xô về kế hoạch ?ogiai đoạn A-giải quyết B? đã được Ngoại trưởng Brown trình bày ở Matxcơva trong chuyến thăm Liên Xô hồi tháng 11. Mặc dù lúc đầu, Kosygin tỏ ra ?okhông có một chút quan tâm?, Wilson đã lặp lại một lần nữa cụ thể hơn và cuối cùng đã thành công trong việc khơi lên sự chú ý của Thủ tướng Liên Xô. Vị Thủ tướng Anh nghi ngờ trước đây ông ta đã không hiểu nó. Kosygin đã yêu cầu Wilson nhắc lại điều này và chuyển giao bản viết nguyên bản cho ông ta. ?oÔng ta nói đây sẽ là một tài liệu rất quan trọng? ông mong có được đề nghị bằng văn bản để ông có thể gửi nó về Matxcơva. Nếu ông nhận được sớm hơn thì nó càng được thực hiện sớm?.
    Văn bản đề nghị ?ogiai đoạn A-giai đoạn B? được Cooper và hai nhân viên Bộ Ngoại giao Anh soạn thảo, sau đó Wilson đã trao văn bản này cho Kosygin. Những gì tiếp theo được mô tả rộng rãi trong một số sách và hồi ký. Các nhà phân tích Lầu Năm Góc đã mô tả từ đó là ?ocuộc chiến căng thẳng?. Cooper gọi tình hình này là ?obi kịch của các sai lầm?.
    Washington đã thay đổi đề nghị ban đầu của họ, quan điểm đưa ra ngày càng cứng rắn một cách rõ rệt. Bản viết đầu (mà người Anh đã ghi lại trong văn bản gửi cho Kosygin) nói ?oMỹ sẽ chấm dứt ném bom Bắc Việt Nam sau khi họ được đảm bảo rằng mọi sự xâm nhập từ Bắc Việt Nam vào Nam Việt Nam sẽ được chấm dứt". Bản viết tương tự có chỉ thị của Bộ Ngoại giao cho Guthrie ngay trước cuộc gặp ngày 2 tháng 2 của ông với Tham tán Bắc Việt Nam ở Matxcơva, nhưng cách dùng từ đã thay đổi trong bức thư của Johnson gửi cho đích danh ông Hồ Chí Minh ngày 8 tháng 2 năm 1967. Tổng thống đã viết: "Tôi đã chuẩn bị ngừng ném bom chống lại đất nước Ngài và chấm dứt việc tăng cường hơn nữa quân đội Mỹ ở Nam Việt Nam ngay sau khi tôi được đảm bảo rằng mọi sự xâm nhập vào Nam Việt Nam bằng đường bộ và đường biển đã được chấm dứt". Chính Johnson đã giải thích rằng việc thay đổi này trở nên cần thiết vì việc gia tăng một cách rõ rệt sự xâm nhập quân đội Bắc Việt Nam vào miền Nam trong đợt ngừng bắn nhân dịp Tết, và do vậy cho thấy việc thay đổi này là để ngăn chặn một hậu quả tương tự khi các cuộc đàm phán bắt đầu. Tổng thống từ chối thừa nhận ảnh hưởng tiêu cực của sự thay đổi này có thể tác động đến các buổi đàm phán của Wilson với Kosygin.
    Thủ tướng Anh đã đưa ra ý kiến phản đối. Ông xem toàn bộ tình hình lúc đó như là "một sự đảo ngược trong chính sách mà Mỹ đã đề nghị chuyển cho Thủ tướng Liên Xô... Đó là một sự đảo lộn chính sách và đã được đưa ra một cách có chủ ý ngay khi có một cơ hội thật sự... cho giải pháp..." Wilson tin rằng hành động của người Mỹ đã gây ra "ảnh hưởng có thể tồi tệ nhất đối với người Nga" mà đây lại là lần đầu tiên họ cho thấy thiện chí sẵn sàng giúp một nước phương Tây tìm cách giải quyết cuộc xung đột ở Việt Nam.
    Để xoa dịu những tình cảm bị tổn thương của người đồng minh Anh và để cừu vãn sáng kiến khỏi thất bại, Johnson quyết định lưu ý đến một số ý kiến của các cố vấn cũng như của Luân Đôn và đã gia hạn việc tạm ngừng ném bom cho tới sau khì Kosygìn rời khỏi Luân Đôn. Thậm chí sau đó, Chính phủ Mỹ còn đi xa hơn. Ngày 12 tháng 2, Tổng thống đã gửi cho Wilson một bức thư ghi nhận sự đóng góp mà Thủ tướng Anh đang làm cho hoà bình ở Việt Nam. Johnson viết rằng ông cảm thấy "có trách nhiệm chuyển cho ngài thêm một cơ hội nữa để làm cho
    những cố gắng trên mang lại kết quả" và việc ông "sắp sửa thực hiện những bước cuối cùng bằng nỗ lực đặc biệt vào tuần này". Ông uỷ quyền cho Wilson thông báo cho Kosygin biết việc nếu ông nhận được một sự cam kết của Bắc Việt Nam vào trước 10 giờ sáng ngày hôm sau rằng "mọi sự di chuyển quân đội và tiếp tế vào miền Nam sẽ chấm dứt từ thời điểm đó thì Mỹ sẽ không khôi phục lại việc ném bom Bắc Việt Nam kể từ lúc đó.
    Thông điệp này đã đến Luân Đôn sau 11 giờ đêm ngày 12 tháng 2 và Wilson ngay lập tức đã chuyển nó cho Kosygin. Nhưng không có hành động nào đáp lại lời đề nghị thân thiện mới này, cho dù lệnh ngừng bắn trong dịp Tết đã được gia hạn thêm sáu giờ. Kosygin không nhận được sự đáp lại của Hà Nội về đề nghị của Washington. Ông ta trở về Matxcơva mà không thu được kết quả quan trọng nào cho giải pháp ở Đông Dương. Về phía chính quyền Johnson, ngày 13 tháng 2 đã ban bố những mệnh lệnh khôi phục lại các hoạt động hải quân và ném bom chống lại Bắc Việt Nam. Sự trả lời của ông Hồ Chí Minh về bức thư của Tổng thống Johnson gửi đến sau khi Mỹ đã khôi phục lại các hoạt động quân sự chỉ là sự lặp lại các đòi hỏi thường thấy đối với Mỹ và không hề nhân nhượng hơn những lời tuyên bố trước kia.
  7. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Tìm hiểu những cơ hội đã bị bỏ lỡ trong chuyến thăm Luân Đôn của Kosygin, các nhà viết sử không thể tránh khỏi việc phân tích các vai trò của vị Thủ tướng Liên Xô trong sự kiện này. Kosygin đã thành thực như thế nào trong những lời phát biểu về các cuộc đàm phán đang xảy ra giữa Mỹ và Bắc Việt Nam, về "cơ hội lớn" với các quốc gia yêu hoà bình để giúp giải quyết cuộc xung đột? Liệu ông ta có chuẩn bị làm mọi việc trong phạm vi quyền lực của mình để tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình hoà bình hay không?
    Chắc chắn không thể đưa ra câu trả lời xác đáng cho những câu hỏi này. Nhiều lần Kosygin bày tỏ nguyện vọng được thấy cuộc chiến ở Đông Nam Á chấm dứt. Thậm chí ông ta còn có kế hoạch trình bày trước Bộ Chính trị khả năng chấm dứt sự dính líu của Liên Xô ra khỏi cuộc chiến. Sự lo lắng có thể đã làm cho ông ta quá nhạy cảm để làm giảm đi các dấu hiệu thay đổi trong thái độ của Hà Nội về việc đàm phán. Do vậy, những thông tin từ viên Đại sứ Liên Xô ở Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về việc thay đổi quan điểm đàm phán với Mỹ đầu năm 1967, kết hợp với lời tuyên bố công khai của Ngoại trưởng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà rằng Hà Nội đồng ý thảo luận các vấn đề về một giải pháp cho cuộc xung đột, đã được vị Thủ tướng Liên Xô hiểu là một cơ hội thật sự để đưa toàn bộ vấn đề đi vào hoạt động.
    Hành động theo những giới hạn đã được ấn định của các đồng nghiệp trong Bộ Chính trị, của Hà Nội và cả sự suy nghĩ của chính mình, Kosygin đã rất cố gắng tìm kiếm cách làm cho các cuộc đàm phán được bắt đầu tiến hành theo các điều kiện của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mà ông Trinh nêu ra. Lúc đầu, đề nghị hai giai đoạn A-B thu hút sự chú ý của Kosygin như là một thoả hiệp có thể chấp nhận được để mở đường cho sự hoà giải sau này. Đề nghị gia hạn ngừng bắn của Johnson tạo một cơ hội khác cho sự thoả hiệp và là cơ hội cuối cùng để có được triển vọng sáng sủa cho việc thương lượng sau khi kế hoạch hai giai đoạn A-B đã được Washington sửa đổi Khi được thông báo việc gia hạn tạm ngừng nérn bom, Thủ tướng Liên Xô ngay lập tức đã gọi điện thoại cho Brezhnev. Trong buổi nói chuyện của ông với Matxcơva, ông đã bị tình báo Anh nghe trộm, Kosygin đã cố thuyết phục người đồng nghiệp của mình rằng đề nghị ngừng bắn của Mỹ đã tạo ra "một khả năng đạt được mục đích to lởn, nếu phía Việt Nam hiểu được tình hình hiện tại mà chúng ta đã thông báo cho họ, họ sẽ phải quyết định lấy. Tất cả những điều gì họ cần phải làm là đưa ra lời tuyên bố đáng tin cậy".
    Matxcơva đã theo lời yêu cầu của Kosygin. Ngày 13 tháng 2, Shcherbakov gặp Phạm Văn Đồng và thông báo cho ông ta biết đề nghị của Mỹ. Nhưng Bắc Việt Nam vẫn không thay đổi thái độ. Việc ném bom trở lại rõ ràng đã không để cho Thủ tướng Liên Xô một cơ hội nào để thay đổi tình hình.
    Đích thân Kosygin đưa ra lời nhận xét đánh giá về sáng kiến đưa ra trong chuyến đi Luân Đôn của, ông trong buổi nói chuyện dài với Đại sứ Thompson sau khi trở về Matxcơva. Ông nhấn mạnh rằng đây là lần đầu tiên phía Việt Nam tuyên bố công khai họ sẵn sàng đàm phán nếu việc ném bom chấm dứt không điều kiện. Ông công khai ủng hộ những đề nghị của Việt Nam trong chuyến đi thăm Luân Đôn và mặc dù nghi ngờ cao độ vai trò người trung gian hoà giải mà ông có thể giữ trong việc giải quyết cuộc xung đột, ông vẫn tham gia cùng với Thủ tướng Wilson trong những nỗ lực của ông này, bởi vì ông ta đã nhìn thấy được những cơ sở cho cuộc đàm phán Mỹ-Việt".
    Kosygin cho rằng thời hạn mà Johnson áp đặt "giống như một tối hậu thư" và lưu ý rằng Hà Nội không có cơ hội để xem xét bức thông điệp và xử lý những ý kiến bàn bạc cần thiết. Trong khi Mỹ yêu cầu Hà Nội chấm dứt việc thâm nhập vào miền Nam, thì chính Mỹ lại tiếp tục gửi thêm quân, di chuyển tàu chiến tới bờ biển Bắc Việt Nam và tăng số lượng máy bay trong khu vực. Nói cách khác, Kosygin nói "dường như Mỹ tin rằng chỉ có sự xâm nhập của họ là đúng, còn của các bên khác là sai".
    Kosygin bày tỏ sự nghi ngờ rằng Washington sẽ nghiêm túc với lời đề nghị của họ và lại nhấn mạnh rằng vấn đề là ?otìm cách hướng tới việc ngừng ném bom không điều kiện để bắt đầu đàm phán". Nhưng "giờ đây, ông ta không thể liều lĩnh đề nghị bất cứ điều gì có tính xây dựng. ông không có cơ sở để làm như vậy và ông ta không muốn đưa ra những lời đề nghị thiếu thực tế?. Tuy nhiên, Thủ tướng Xô Viết tin chắc rằng "những gì cần tìm kiếm chính là những bước đi có tính xây dựng chứ chắc chắn không phải là tôi hậu thư: Mỹ không nên gửi những thông điệp tuyên bố rằng nên làm điều gì đó trong mười tiếng đồng hồ để đổi lấy việc nhận được câu trả lời rằng cần phải bắt đầu lại hoàn toàn..."
    Nhận xét này phản ánh chính xác tình hình mà Chính phủ Mỹ cũng tự nhận ra vào tháng 2 năm 1967. Việc nối lại các cuộc ném bom làm cho không thể tiếp tục các cuộc tiếp xúc giữa Mỹ và Bắc Việt Nam-Trong buổi nói chuyện với Shcherbakov không lâu sau thời điểm cuối. của lệnh ngừng bắn, Nguyễn Duy Trinh đã thông báo cho Đại sứ Liên Xô rằng sẽ không có cuộc tiếp xúc mới nào nữa ở Matxcơva do việc khôi phục lại các cuộc ném bom-Việc Ngoại trưởng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có nối lại các cuộc đàm phán còn tuỳ thuộc vào ?otình hình cụ thể".
    Do vậy, Sunflower cũng đã chia sẻ số phận cùng các sáng kiến hoà bình trước đây của Mỹ. Như Mayflower và Marigold, nó đã không đạt kết quả gì. Sự thất bại của Washington khi phối hợp hoạt động ngoại giao và hoạt động quân sự đã dẫn đến việc độc diễn trở lại các chiến dịch ném bom khiến cho toàn bộ dàn nhạc trở nên lạc điệu, làm quấy rầy và gây thất vọng cho thế giới.
  8. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Chương VI: Cuộc gặp gỡ ở Glassboro
    Đầu năm 1967, việc không tìm được một giải pháp chính trị cho Cuộc chiến tranh Việt Nam đã khiến các bên tham chiến rời bỏ bàn đàm phán. Trong thời gian này, triển vọng các cuộc đàm phán đã dẫn đến khả năng đụng độ quân sự ngày càng nghiêm trọng ở Đông Nam Á. Mặc dù năm 1966 ở Mỹ và Bắc Việt Nam, người ta hy vọng chấm dứt chiến tranh, nhưng những hy vọng đó đã tan thành mây khói bởi những kế hoạch chiến tranh mới.
    Các nhà phân tích Liên Xô ở Hà Nội cho rằng vào mùa xuân 1967, Ban lãnh đạo Bắc Việt Nam ngày càng lạc quan về những thời cơ thắng lợi của những người Cộng sản Việt Nam trong cuộc tấn công vũ trang chống "xâm lược Mỹ". Trong báo cáo của Đại sứ quán Liên Xô ở Bắc Việt Nam nhấn mạnh vào đầu năm đó, có nhiều dấu hiệu cho thấy trong nội bộ giới lãnh đạo Bắc Việt Nam, có sự đánh giá ngày càng thực tế hơn về tình hình chiến sự, bao gồm cả việc tìm kiếm những giải pháp chính trị và ngoại giao. Nhưng bối cảnh tình hình giờ đây đã thay đổi. Ban lãnh đạo Việt Nam đã khước từ những ý kiến và đề nghị được đưa ra trong các cuộc phỏng vấn hai ông Phạm Vân Đồng và Nguyễn Duy Trinh. Đảng Cộng sản Liên Xô tự hỏi phải chăng những đề nghị đó chỉ là một biện pháp tuyên truyền xoa dịu dư luận thế giới và làm giảm sức ép quân sự của Mỹ trong "mùa khô" năm 1967 hay không. Nhưng các nhà ngoại giao Liên Xô cũng không loại trừ khả năng có một số nhân tố mà họ chưa biết có thể đã ảnh hưởng đến chính sách của Hà Nội về một giải pháp chính trị cho Cuộc chiến Việt Nam.
    Ngay từ khi Mỹ bắt đầu các cuộc ném bom phá hoại Bắc Việt Nam, Hà Nội đã coi biện pháp ngoại giao chỉ là một nhân tố hỗ trợ cho cuộc đấu tranh bằng quân sự. Thậm chí, khi quyết định tăng cường hoạt động ngoại giao đầu năm 1967, Hội nghị toan thể Đảng Lao động Việt Nam đã nhấn mạnh rằng sách lược quân sứ và chính trị như lật đổ, tuyên truyền chống chế độ Sài Gòn ở miền Nam là những nhân tố chủ yếu quyết định để chiến thắng "Chủ nghĩa đế quốc Mỹ". Hoạt động ngoại giao là "quan trọng, tích cực và độc lập", nhưng không thể tách rời các hoạt động quân sự, chính trị: "trên cơ sở những thắng lợi trên các chiến trường", cần chủ động tấn công trên cả mặt trận ngoại giao. Kết hợp ngoại giao với tấn công chính trị và quân sự, cố gắng vạch trần tội ác và các hành động bẩn thỉu, đen tối của đế quốc Mỹ, tranh thủ sự đoàn kết ủng hộ và giúp đỡ quốc tế, tạo thành một Mặt trận dân tộc thống nhất trên thế giới chống lại bè lũ xâm lược Mỹ". Theo quan điểm này, cấc quan hệ ngoại giao và những cuộc đàm phán không phải là phương tiện giải quyết xung đột mà chỉ là một công cụ tuyên truyền.
    Như Đại sứ quán Liên Xô đã nhận xét, việc định hưởng lại chính sách và lập trường của Hà Nội, vào mùa xuân 1967, thiên về quân sự là phù hợp với quan điểm của các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam về các sách lược tiến hành Chiến tranh chống Mỹ và ?obè lũ bù nhìn ngụy Sài Gòn?. Tuy nhiên, trong định hướng chính sách này, rõ ràng giới lãnh đạo Bắc Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ của đồng minh ở Bắc Kinh.
    Trong những tháng 10, tháng 11 năm 1966, giữa mùa hoa cúc vàng, Lê Duẩn sang thăm thủ đô Trung Quốc và gặp gỡ các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Chu Ân Lai kiên trì thuyết phục các nhà lãnh đạo Việt Nam tiếp tục Chiến tranh chống Mỹ, ít nhất đến năm 1968. Tuy vậy, Lê Quẩn không hề có một lời hứa hẹn gì với Chu Ân Lai. Ông khẳng định với Chu Ân Lai rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mong muốn chấm dứt chiến tranh ?ovới những lợi thế tối đa của mình?. Một vài tháng sau, trong khi hội đàm giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam ở Bắc Kinh tháng 4 năm 1967, vì lo ngại về những cử chỉ ôn hoà của Việt Nam, Ban lãnh đạo Bắc Kinh đã tăng sức ép đối với giới lãnh đạo Việt Nam nhằm ngăn chặn một giải pháp có thể đạt được cho cuộc chiến. Họ đã thành công trong việc thuyết phục Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp "hứa hẹn" sẽ tiếp tục tiến hành chiến tranh.
    Có thể điều này phần nào giải thích nguyên nhân tại sao vào mùa xuân 1967 Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tăng cường hoạt động quân sự. Mức độ điều chuyển quân đội Bắc Việt Nam vào Nam Việt Nam tăng lên, yểm trợ vật chất cho ********* cũng tăng. Vào khoảng giữa năm, hơn nửa lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam đã được điều động vào Nam Việt Nam, gồm 120.000 bộ đội biên chế trong 11 sư đoàn. Hà Nội giờ đây có xu hướng thừa nhận sự có mặt của quân đội của họ trên đất Nam Việt Nam, một dấu hiệu mới thể hiện lập trường quân sự của giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam.
    Sự đồng ý của Bắc Kinh với kế hoạch chiến tranh của Việt Nam không đáp ứng được toàn bộ các nhu cầu của Hà Nội, vì Trung Quốc không thể thỏa mãn tất cả những đòi hỏi về vũ khí và phương tiện quân sự của Hà Nội. Đối với Bắc Việt Nam, Matxcơva luôn là nguồn cung cấp chính các loại vũ khí và phương tiện chiến tranh để mở các cuộc tiến công quân sự chống Mỹ. Do đó, Hà Nội đã phái một phái đoàn quan chức cao cấp do Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp dẫn đầu đến Matxcơva vào tháng 4 để tranh thủ sự ủng hộ của Liên Xô. Nhiệm vụ của họ là phải thuyết phục Ban lãnh đạo Liên Xô cung cấp viện trợ cần thiết cho Bắc Việt Nam để mở trận chiến mới chống "Chủ nghĩa đế quốc Mỹ".
    Những cuộc hội đàm tháng 4 khẳng định việc Hà Nội huỷ bỏ đàm phán với phía Mỹ. Sau khi nghe Liên Xô khuyên nên tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho cuộc chiến, Phạm Văn Đồng kết luận rằng: "Các đồng chí Liên Xô vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng Đảng Lao động Việt Nam, không tin chắc vào thắng lợi cuối cùng của nhân dân Việt Nam..." . Ông lảng tránh thảo luận các kế hoạch của Hà Nội tìm kiếm một giải pháp cho cuộc chiến và không đáp lại việc Liên Xô kiên quyết thúc đẩy hơn nữa quan hệ trao đổi bí mật giữa hai nước.
  9. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Trong một báo cáo của Đại sứ quán Liên Xô nhấn mạnh: ở thời điểm hiện tại, tình hình có vẻ như là các đồng chí Việt Nam sẽ tiến tới một giải pháp trong các tình huống có thể xảy ra như sau:
    -Cuộc đấu tranh quân sự ở Việt Nam phát triển bất lợi và nội tình đất nước không cho phép họ tiếp tục cuộc chiến.
    -Nếu phía Mỹ xuống thang và đồng ý đáp ứng những đòi hỏi chính của Bắc Việt Nam.
    -Vì một lý do nào đó, Trung Quốc thay đổi thái độ với Cuộc chiến Việt Nam.
    -Nếu các nước xã hội chủ nghĩa tuyên bố không thể chịu nổi gánh nặng viện trợ cho Cuộc chiến Việt Nam, vì những lý do đối nội hoặc vì những hiểm hoạ do cuộc chiến kéo dài và lan rộng. Tuy nhiên, Đại sứ quán Liên Xô kết luận rằng hiện thời chưa hề có các nhân tố trên để thúc đẩy Bắc Việt Nam tích cực tìm kiếm một giải pháp hoà bình cho cuộc chiến.
    Đáng chú ý, theo báo cáo này thì biện pháp có thể thuyết phục Hà Nội ngồi vào bàn đàm phán là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa từ chối giúp đỡ Bắc Việt Nam. Nhưng nếu tránh được việc dùng biện pháp đòn bẩy này đối với Việt Nam thì sẽ ít làm thiệt hại đến vị trí vai trò của Liên Xô ở Việt Nam đang luôn luôn bị đe doạ bởi ảnh hưởng của Trung Quốc.
    Trong khi đó, Washington cũng đi theo đường lối cứng rắn. Đầu năm 1967, quân đội Mỹ gây sức ép đòi chính quyền nhanh chóng đẩy mạnh chiến tranh. Tuy Tổng thống Mỹ thời đó đã kìm chế được sức ép của quân đội trong khi các quan hệ tay đôi Matxcơva và Luân Đôn vẫn tiến triển. Nhưng khi các quan hệ này không có kết quả thì một số giải pháp đã được đưa ra xem xét. Sức ép quân sự chống Bắc Việt Nam và đồng minh của họ ở Nam Việt Nam được tăng cường ngay sau khi sáng kiến hoà bình Hoa Hướng Dương bị thất bại. Ngày 24 tháng 2, các đơn vị pháo binh của Mỹ bắt đầu nã pháo vào các mục tiêu của Bắc Việt Nam bên kia khu phi quân sự (DMZ); ngày 27 tháng 2, máy bay Mỹ bắt đầu rải mìn phong toả các cảng sông, cảng biển của Bắc Việt Nam về phía Nam vĩ tuyến 20. Tháng 3, tướng Westmoreland yêu cầu chính quyền Mỹ tăng viện ít nhất 80.000 lính cho chiến trường Việt Nam, tuy đòi hỏi này không được chính quyền Mỹ đáp ứng, nhưng cuộc chiến ở Việt Nam vẫn tiếp tục được đẩy mạnh. Ngày 8 tháng 4, Kế hoạch Rolling Thunder 55 được chấp thuận, nhiều nhà máy điện và phi trường mới của Bắc Việt Nam được bổ sung vào danh sách các mục tiêu ném bom của không quân Mỹ. Mở đầu là trận không kích vào nhà máy điện ở Hà Nội ngày 19 tháng 5.
    Trong bối cảnh đó, hy vọng giành thắng lợi trên bàn đàm phán rất mong manh. Điều này hoàn toàn rõ ràng đối với các nhà lãnh đạo Liên Xô, những người đã theo dõi sát sao và hiểu rõ những diễn biến tình hình. Trong giai đoạn đối đầu mới này giữa Mỹ và Bắc Việt Nam, dường như tất cả hy vọng của Matxcơva nhằm tìm kiếm một giải pháp nhanh chóng cho cuộc chiến ở Đông Nam Á đã bị tiêu tan.
    Mối quan ngại của Liên Xô về Việt Nam cùng với nỗi lo âu về mối đe doạ của Trung Quốc được Matxcơva cho là tăng gấp đôi. Trước hết, Ban lãnh đạo Liên Xô sợ rằng Bắc Kinh có thể làm phương hại đến vị trí của Liên Xô ở Đông Nam Á bằng việc khoét sâu những bất đồng về chính sách giữa Liên Xô và việt Nam. Mặt khác, Kremlin cũng không kém phần lo ngại về khả năng có sự câu kết giữa Trung Quốc !và Mỹ có thể tạo ra một giải pháp cho cuộc chiến ở Việt Nam hoặc có lợi cho Washington hoặc đáp ứng được đòi hỏi của Bắc Kinh. Trong trường hợp nào thì Matxcơva cũng đều có thể bị thua thiệt.
    Các quan chức Liên Xô không ngớt kêu ca với các quan chức Mỹ về ?ocon bài Trung Quốc". Trong khi nói chuyện với Đại sứ Mỹ Llewellyn Thompson hồi tháng 3, Vasilii Kuznetsov, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô nửa đùa nửa thật hỏi về những cuộc hội đàm bí mật của Trung Quốc với Mỹ tại Vác-sa-va, ám chỉ đến sự thoả thuận chung giữa hai nước về vấn đề Việt Nam. "Câu chuyện đùa" của Kuznetsov cùng những lời cạnh khoé của Chính quyền Liên Xô và những thông tin của Thompson và đồng nghiệp của ông phơi bầy mối hoài nghi được che đậy vụng về của Liên Xô về mối quan hệ Mỹ-Trung. Bô Ngoại giao Mỹ lập tức chỉ thị cho Thompson phải từ chối thẳng thừng rằng Mỹ không hề thông đồng với Bắc Kinh trong các cuộc hội đàm với Bắc Việt Nam. Nhưng lời từ chối này không làm giảm mối hoài nghi của giới lãnh đạo Liên Xô.
    Trong những bối cảnh này, người ta có thể hiểu vì sao Matxcơva không rút bỏ các khoản viện trợ cho Bắc Việt Nam. Liên Xô có thể chỉ cố vấn cho Hà Nội và hoan nghênh từng bước phát triển chính sách của Bắc Việt Nam mà có thể dẫn tới thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Bắc Việt Nam và Mỹ.
    Nguyễn Duy Trinh có lần đã phân nhóm các đồng minh của Bắc Việt Nam theo sự ủng hộ của họ đối với nhường bước tiến tới hội đàm với Mỹ. Trong bài phát biểu trước cán bộ nhân viên Bộ Ngoại giao Bắc Việt Nam tháng 2 tháng 1967, ông đã nhận xét rằng có ba quan điểm rõ ràng. Trước hết, có "các đồng chí nước ngoài" không ủng hộ các sáng kiến ngoại giao của Bắc Việt Nam. Thứ hai là, có các đồng chí rất hoan nghênh các đề nghị của chúng ta. Và thứ ba là, ?ocó các đồng chí hoan nghênh tất cả mọi việc chúng ta đang làm". Tuy Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bắc Việt Nam không nói cụ thể về những nhóm nước trên, nhưng sau này các trợ lí của ông đã giải thích cho một nhà ngoại giao Liên Xô biết điều mà ông muốn nói. Theo họ, nhóm thứ nhất gồm Trung Quốc và An-ba-ni. Nhóm thứ hai gồm Liên XÔ và các nước Đông âu. Nhóm thứ ba gồm Bắc Triều Tiên, Cu Ba và có thể cả Rumania.
    Rõ ràng là Hà Nội có thể xem đồng minh Liên Xô thuộc trong nhóm thứ ba. Nhưng như vậy có thể biến Liên Xô thành con tin của Bắc Việt Nam. Chính sách gây sức ép mạnh với quân đồng minh Bắc Việt Nam là rất mạo hiểm và có thể làm mất ảnh hưởng của Liên Xô đối với tiến trình các sự kiện xảy ra ở Đông Nam Á. Vì vậy, Matxcơva theo đuổi một chính sách kiên trì và thận trọng, đôi khi kém hiệu quả để vừa gây sức ép gián tiếp, vừa thuyết phục nhằm không làm mất lòng đồng minh hoặc làm hại cho toàn bộ quá trình thực hiện chính sách, và đồng thời giành lợi thế cho mình trong nền chính trị quốc tế càng nhiều càng tốt.
  10. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Do đó, ngay cả khi các quan hệ giữa Washington và Hà Nội đã bị đình chỉ Ban lãnh đạo Liên Xô vẫn không hết hy vọng giành được một giải pháp chính trị cho Cuộc chiến Việt Nam. Trong Cuộc phỏng vấn Đại sứ Liên Xô Shchenbakov ngày 15 tháng 2, đúng lúc Mỹ tái ném bom Bắc Việt Nam, họ nói rằng ông Trinh không hề từ bỏ ý đinh tiếp tục đàm phán với Mỹ, tuỳ thuộc bối cảnh tinh hình trong tương lai. Mặc dù Mỹ leo thang chiến tranh mùa xuân 1967, Mỹ vẫn thể hiện sẵn sàng tiếp tục con đường đàm phán. Chính quyền Johnson đã cố giữ sợi dây liên hệ này ngay sau khi sáng kiến Hoa Hướng dương thất bại-và theo sự thúc đẩy của một nhà ngoại giáo Liên Xô.
    Ngày 12 tháng 3, Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông báo cho Đại sứ Thompson rằng N.P Kulebiakin, một nhà ngoại giao Liên Xô tại Liên Hợp quốc đã gợi ý cho Mỹ rằng thời gian thích hợp đã đến để hội đàm giữa Mỹ và Bắc Việt Nam. Các cuộc đàm phán có thể diễn ra thậm chí khi chưa chấm dứt ném bom. Kulebiakin gợi ý một cơ hội như vậy với việc Đại sứ mới của Bắc Việt Nam, Nguyễn Thọ Chân đến ''''Matxcơva và bảo đảm với các đối tác Mỹ rằng có thể nối đường liên lạc trực tiếp giữa hai đại sứ.
    Phía Mỹ lập tức theo lời khuyên của ông Kulebiakin, đặc biệt vì họ tin trong cuộc hội đàm: trước đây giữa Guthrie và Lê Trang có ẩn ý rằng Bắc Việt Nam coi các mối liên hệ này là trù bị cho các cuộc hội đàm trực tiếp ở cấp đại sứ. Bộ Ngoại giao Mỹ đã chỉ thị cho Đại sứ Thompson cố gắng gặp Lê Trang để nói cho phía Việt Nam biết rằng Mỹ tiếp tục ủng hộ giải pháp hoà bình, nhanh chóng, và Chính phủ Mỹ đã sẵn sàng, không sắp đặt trước "để tiếp tục các cuộc đàm phán nghiêm túc, thực chất và hoàn toàn bí mật về tất cả các vấn đề liên quan đến bản thân giải pháp hoà bình cho cuộc chiến, nhằm đưa đến một kết cục nhanh chóng cho vấn đề này".
    Thompsqn nghi ngờ tính hợp lý và đặc biệt là thời điểm đưa ra quan điểm này, nhưng cấp trên của ông lại quả quyết "một cuộc hội đàm kín có thể có lợi?. Hơn nữa, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Rusk nói với Thompson rằng ông cũng hoài nghi về Kulebiakin. Nhưng thực tế là trong cuộc gặp thứ hai, đi cùng với Kulebiakin còn có một đồng nghiệp nữa, những gợi ý rất chi tiết và các bước tiến hành của Kulebrakin đã thuyết phục Washington tin rằng ông ta có thể đã làm theo chỉ thị.
    Đại sứ quán Mỹ không tiếp cận được Đại sứ Bắc Việt Nam... việc tiếp cận này bị từ chối thẳng thừng bởi một phụ tá của Đại sứ Việt Nam, và người này cho rằng các nỗ lực của Mỹ để duy trì quan hệ với Bắc Việt Nam vào thời điểm ?oleo thang chiến tranh xâm lược nghiêm trọng, chống nhân dân Bắc Việt Nam" chỉ là một mánh khoé của Washington "nhằm đánh lừa dư luận thế giới và che đậy những hành động tội ác chiến tranh của mình". Dự định chuyển một bức thư của Tổng thống Johnson cho Hồ Chí Minh vào tháng 4, cũng chịu chung số phận như vậy. Lá thư đó được gửi trả lại ngay trong cùng ngày cho Đại sứ quán Mỹ tại Matcơva. Mặc dù tình báo Mỹ phát hiện ra lá thư đã bị bóc, Hà Nội đã biết nội dung nhưng không bao giờ được trả lời.
    Tuy nhiên, Chính quyền Johnson vẫn ấp ủ hy vọng chiến lược "phối hợp" các hoạt động quân sự chống lại những người cộng sản Việt Nam với các sáng kiến hoà bình chủ yếu có thể thành công. Một số nhà làm chính sách hoài nghi chiến lược này, và muốn đánh giá lại toàn bộ quan điểm đối ngoại của Mỹ đối với Việt Nam. Vào tháng 3, Chester Cooper, phụ tá đặc biệt của Harriman đã chuẩn bị một báo cáo về những bước đi có thể của Mỹ sau thất bại của sáng kiến Hoa Hướng Dương. Thấy rõ những thiếu sót của nền ngoại giao Mỹ trong các cuộc hội đàm Kosygin-Wilson, Cooper đặt tên quyển sách của mình là "Con đường đàm phán-một cách nhìn mới", trong đó nhấn mạnh sứ bất đồng của ông đối với các quan điểm của các cố vấn Tổng thống. Ông đã tìm hiểu sâu về hệ quả của cuộc hội đàm Kosygin-Wilson, những lời buộc tội hay gỡ tội của công luận, việc tái ném bom sau Tết năm đó, và việc tăng cường các hoạt động quân sự sau này "để kiểm chứng vị thế ngoại giao và đàm phán của Mỹ, nhằm tìm ra đường hướng hành động cho những tháng tới".
    Cooper phê phán đòi hỏi chủ yếu của Mỹ đối với Bắc Việt Nam, nguyên tắc "cùng xuống thang" hoặc "một hành động có đi có lại". Trong tất cả các đề nghị của chúng ta về "một hành động có đi có lại", chúng ta yêu cầu Hà Nội đánh đổi việc ngừng đánh phá miền Bắc lấy sự thất bại của các lực lượng cộng sản ở miền Nam... điều này tạo những lợi thế quan trọng cho Mỹ, thì nó cũng giải thích rõ tại sao Hà Nội có thể không sẵn sàng hoặc không thể đồng tình với "hành động có đi có lại". Cooper không tin vào những kênh liên lạc với Bắc Việt Nam và cho rằng những trường hợp hiểu lầm trước đây về phía Hà nội, như kế hoạch ném bom trong chuyến thăm của Lewandowski đến Bắc Việt Nam, là kết quả của việc thiếu thông tin từ phía Mỹ thông báo cho, giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam.
    Cooper đưa ra một số các biện pháp nhằm tăng cường mối liên hệ và cải thiện vai trò của Mỹ trên bàn đàm phán. ông gợi ý vừa mở lại kênh liên lạc trực tiếp với Hà Nội "càng sớm càng tốt", và phải giành cơ hội sớm tái khẳng định "những yêu cầu thường xuyên" của Mỹ về việc cùng xuống thang chiến tranh và đàm phán. Nếu điều này không thực hiện được thì Cooper đề nghị sẽ yêu cầu Matxcơva làm cầu nối trung gian giữa hai bên. Để làm cho các đề nghị của Mỹ trở nên năng động và hấp dẫn đối với người Bắc Việt Nam, Cooper đả đưa ra một công thức mới "linh động hơn" cho một giải pháp hai giai đoạn A và giai đoạn B. Ông gợi ý xếp đặt việc ngừng các hoạt động quân sự của Mỹ chống Bắc Việt Nam nhằm đổi lấy cam kết bí mật của Hà Nội sẽ chấm dứt các hoạt động thâm nhập tại một thời điểm được thoả thuận trong tương lai. Vì Washington coi việc tập trung quân của Bắc Việt Nam gần khu phi quân sự (DMZ) (như đã từng xảy ra vào tháng giêng và tháng hai) là một mối đe doạ chủ yếu, Cooper gợi ý rút ngắn thời gian giữa hai giai đoạn A và B xuống còn một vài giờ, nhưng giai đoạn này cũng có thể kéo dài tuỳ theo tình hình. Cùng với việc đưa ra bản kế hoạch mới này, Washington phải đánh tín hiệu cho Bắc Việt Nam biết rằng Mỹ đã sẵn sàng tham gia các cuộc hội đàm kín ban đầu không chỉ trước giai đoạn B mà cả giai đoạn A, nếu cần thiết.
    Nếu công thức linh hoạt này không thuyết phục được các nhà làm chính sách của Mỹ, Cooper gợi ý thêm các sáng kiến mới, trong đó có việc hai bên cùng rút quân khỏi khu vực phi quân sự. Theo sáng kiến này, Hà Nội và Chính phủ Mỹ cùng đồng minh Ngụy Sài Gòn chấp thuận không chỉ rút toàn bộ quân ra khỏi khu phi quân sự, mà còn phải chuyển các lực lượng này ra xa hơn hai bên khu vực này. Đây có thể là bước tiến đầu tiên trong toàn bộ một loạt các biện pháp, bao gồm biện pháp thanh tra việc chấp hành thỏa thuận của Uỷ ban kiểm soát quốc tế, các cuộc hội đàm Mỹ-Bắc Việt Nam và ngừng ném bom. Cooper loại trừ khả năng trong những hoàn cảnh nhất định Mỹ có thể chấm dứt ném bom để tiến hành hội đàm.
    Một số trang báo cáo của Cooper đề cập đến việc đặt lịch thời gian cho các sáng kiến của Mỹ. Cooper ủng hộ sớm tiến hành đàm phán, phản đối việc trì hoãn hoà đàm cho đến sau khi tổng tuyển cử ở Nam Việt Nam dự định tổ chức vào mùa thu 1967. Cooper cho rằng mùa xuân là thời điểm thuận lợi nhất.

Chia sẻ trang này