1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Như?fng bí mật Nga cu??a chiến tranh Việt nam

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi spirou, 29/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Mặc dù còn những trục trặc này, song, Johnson vẫn hài lòng với tất cả những lời đảm bảo mà ông ta đã nhân được. Điều làm ông ta thất vọng là sự không thoả hiệp của đồng minh, từ khi Sài Gòn từ chối đàm phán với Mặt trận Dân tộc Giải phóng, nguy cơ đe dọa phá vỡ thỏa hiệp của người Mỹ càng lớn: Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phớt lờ tất cả sự cảnh báo và đe doạ của Washington và viện hết lý do này đến lý do khác để trì hoãn đàm phán với đối phương. Thậm chí, bức điện riêng của Johnson cũng không lay chuyển được quan điểm của Sài Gòn.
    Washington đã tự thấy một viễn cảnh đen tối. Trong nhiều tháng, Washington đã cố gắng tìm cách buộc Hà Nội phải nhượng bộ về vấn đề chính quyền Sài Gòn tham gia đàm phán và về một hiệp định, ít nhất thoả thuận ngầm cũng được gồm các điều khoản chắc chắn đảm bảo an ninh cho Nam Việt Nam sau khi Mỹ ngừng ném bom. Cuối cùng, khi Bắc Việt Nam đã chịu nhượng bộ thì cản trở chính trong việc giải quyết vấn đề lại do phía chính quyền Sài Gòn gây nên.
    Johnson chờ phản ứng tích cực của Nguyễn Văn Thiệu trong nhiều ngày. Ngày bắt đầu đàm phán mồng 2 tháng 11 phải lùi lại đến mồng 4 tháng 11. Không thể ngừng cuộc đàm phán vô thời hạn. Tổng thống bị sức ép mạnh mẽ không chỉ từ phía Bắc Việt Nam mà còn từ phía Matxcơva-nơi mà theo các quan chức ngoại giao Xô Viết ở Paris nói, Thủ tướng Kosygin "đang chờ đợi tin đàm phán". Mặt khác, các cố vấn thân cận còn thúc giục Tổng thống xúc tiến, không cần biết Sài Gòn có chấp nhận hay không. Tuy vậy, Tổng thống vẫn kiên quyết từ chối và ngày bầu cử Tổng thống 5 tháng 11 đang đến gần làm cho Tổng thống càng mong muốn tiến hành đàm phán.
    Cuối cùng, Tổng thống quyết định đơn phương hành động. Tám giờ tối ngày 31 tháng 8, một mệnh lệnh được gửi cho lực lượng không quân và hải quân ngừng toàn bộ việc ném bom Bắc Việt Nam trên không và trên biển. Chậm nhất trong vòng mười hai tiếng đồng hồ lệnh này phải được thực hiện. Đồng thời Tổng thống tuyên bố trên đài truyền hình quốc gia nhấn mạnh rằng cuộc Hội đàm Paris sẽ được tổ chức vào tuần sau. Đối với Nam Việt Nam, Johnson nói Chính phủ Sài Gòn được "tự do tham gia đàm phán".
    Kể từ khi bắt đầu cuộc đàm phán tháng 5 năm 1968 đến nay, đây là kết quả đáng mừng sau nhiều lần thảo luận ở Paris cũng như ở Washington ở Hà Nội và ở Matxcơva. Liên Xô rất hài lòng với những cố gắng của mình trong việc thúc đẩy một giải pháp hoà bình cho cuộc chiến tranh kéo dài ở Đông Nam Á. Báo Pravda đăng đầy đủ những tin. về Hội nghị Paris. Ngày 2 tháng 11, báo này đã đăng bài bình luận của đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở Paris về việc Mỹ ngừng ném bom và đăng bài phát biểu của Tổng thống Johnson trên truyền hình.
    Cùng ngày 2 tháng 11, Chính phủ Liên Xô đã tuyên bố trong đó nêu rõ Hội nghị Paris là một "thắng lợi quan trọng trên con đường tìm giải pháp hoà bình ở Việt Nam". Nhiều tiếng nói lên án và đòi chấm dứt Cuộc chiến tranh đẫm máu ở Việt Nam, rút toàn bộ quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, và tìm một giải pháp chính trị cho toàn bộ vấn đề Việt Nam. Nhưng thực tế lại cản trở các mong muốn chính trị. Thiệu vốn tiếp tục khước từ đàm phán với Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Nhiều tuần đã trôi qua nhưng không có "cuộc hội đàm phán quan trọng" nào được diễn ra ở Paris.
    Matxcơva không giấu nổi nỗi thất vọng với các cuộc chạy đua trong các sự kiện vừa qua. Vào ngày 7 tháng 11, báo Pravda thông báo với độc giả rằng lẽ ra giai đoạn quan trọng của cuộc đàm phám Paris đã được nối lại sau một thời gian tạm ngừng nhưng đến phút chót Washington đã quyết định hoãn vì chính quyền Sài Gòn không chấp nhận ngồi đàm phán với Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Các cơ quan tuyên truyền của Đảng Cộng sản Liên Xô đã giễu cợt rằng sự lý giải này là "không có căn cứ." Matxcơva đã đổ lỗi cho người Mỹ kéo dài thời gian ngừng đàm phán. Washington không tin vào sự đảm bảo của Liên Xô và Kremlin không thể khống chế được Hà Nói, vì vậy Matxcơva mới nghi ngờ về khả năng dàn xếp của Mỹ với chính quyền Sài Gòn.
    Báo Pravda số ra ngày 13 tháng 11, đã đăng bài phản bác lại sự lý giải của Mỹ rằng tiến trình đàm phán bị gián đoạn kéo dài là do chính quyền Sài Gòn từ chối đàm phán với Mặt trận Dân tộc Giải phóng trong đó viết: "Không cần thiết phải có bình luận gì thêm về sự lý giải không có căn cứ này. Điều rõ ràng là Mỹ có thể độc lập giải quyết vấn đề chấm dứt xâm lược Việt Nam, rút lực lượng quân sự Mỹ và thủ tiêu căn cứ quân sự Mỹ trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam mà không cần phải tham khảo chính quyền Nguỵ Sài Gòn nhưng có điều gì đó khác thường buộc chúng ta phải cảnh giác. Bên cạnh "tính bảo thủ? của chính quyền Sài Gòn là sự phản đối của lực lượng quân sự Hợp chủng quốc Hoa Kỳ-những người không bằng lòng với những thay đổi quan trọng trong tiến trình giải quyết hoà bình cho vấn đề Việt Nam.
    Các nhà lãnh đạo Xô Viết bày tỏ sự thất vọng của họ không chỉ trên các tờ báo chính của họ mà còn được chuyển trực tiếp đến giới lãnh đạo Hoa Kỳ. Trong suốt cuộc hội đàm với Nghị sĩ Mỹ đến thăm Matxcơva, Kosygin nói thẳng ra rằng: Cuộc đàm phán Paris "không tiến triển nhanh chóng và thuận lợi như Paris mong muốn". Ông nhấn mạnh thêm: "Đây là lỗi của Hoa Kỳ, Việt Nam (Hà Nội) muốn có giải pháp và chúng tôi cũng muốn đóng góp vào giải pháp này".
    Suốt trong những tuần cuối năm 1968, Matxcơva đã liên tiếp bắn tín hiệu sẵn sàng giúp đỡ kể cả bằng con đường chính thức và bí mật. Thậm chí, họ vẫn tiếp tục bắn tín hiệu khi Hà Nội không đồng tình. Họ biết rõ quan điểm của Bộ Chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cho rằng đến khi Nixon nhậm chức, Cuộc đàm phán Paris không có giá trị thực tế. Đánh giá kết quả chuyến thăm gần đây của đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đến Bắc Kinh và Matxcơva, trong báo cáo trình bày trước các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh nhấn mạnh qua các Cuộc hội đàm ở Matxcơva các Sứ giả của Hà Nội thấy rõ các nhà lãnh đạo Xô Viết có ý định "gây sức ép với chúng ta".
    Mặc dù vậy, Matxcơva vẫn rất muốn Đàm phán Paris được nối lại trước khi Tổng thống mới Hoa Kỳ làm lễ nhậm chức và Gromyko đã nói rõ ý định này với ĐạI sứ Mỹ Llewellyn Thompson. Với ý định sẽ đưa vấn đề ra thảo luận trong chuyến thăm Matxcơva với Tổng thống Johnson "đang được chuẩn bị ở cả Washington và Matxcơva", Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Xô Viết nói rằng Kremlin tin tưởng vào tác dụng của việc trao đổi quan điểm về những vấn đề đáng quan tâm ở Đông Nam Á. Gromyko nói tiếp: "Theo quan điểm của chúng tôi vấn đề chính hiện nay của khu vực này vẫn là chấm dứt cuộc chiến tranh đẫm máu ở Việt Nam và đạt được một giải pháp hoà bình dựa trên cơ sở tôn trọng quyền hợp pháp và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam".
  2. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Đó là những gì mà các nhà lãnh đạo Xô Viết không thể nói một cách chính thức với các nhà lãnh đạo Mỹ mà phải thông qua các kênh riêng. Vào tháng 11, một nguồn tin từ Sứ quán Mỹ ở Luân Đôn thông báo cho người Mỹ biết về cuộc tọa đàm của ông ta với Van Kouhkov, Bí thư thứ hai Sứ quán Liên Xô về nhiều vấn đề khác nhau trong quan hệ Mỹ-Xô trong đó có vấn đề liên quan đến Việt Nam. Koulikov đã tâm sự với ông ta vì sự dàn xếp tương lai ở Đông Nam Á mà Matxcơva đã dự kiến một viễn cảnh cho thời kỳ sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc. Theo Koulikov, Liên Xô không muốn thúc giục Mỹ rút khỏi khu vực này. Đặc biệt, Liên Xô không chống lại các Hiệp định quân sự song phương giữa Mỹ với Thái Lan, Indonesia, Phihppines và Singapore. Liên Xô cũng không chống lại các căn cứ quân sự Mỹ ở các nước này. Koulikov cho rằng sự có mặt của Mỹ ở Đông Nam Á là mong muốn của Liên Xô vì "đừng quên rằng chúng ta đang phải đối mặt với một kẻ thù chung ở Châu Á?.
    Trong cuộc tọa đàm này, Koulikov đã tiết lộ hai ý định quan trọng trong quan điểm của Liên Xô đạt được sự hiểu biết lẫn nhau với người Mỹ về ảnh hưởng toàn cục ở Đông Nam Á và trên cơ sở này sẽ thiết lập một liên minh chống lại Trung Quốc. Ý đồ này của Liên Xô nhằm ngăn chặn khả năng Washington chơi con bài Trung Quốc để chống Liên Xô-một mối lo ngại tiềm tàng của Matxcơva. Vì vậy, cuối năm 1968, Matxcơva tỏ quyết tâm cao độ giúp đỡ Washington tìm kiếm một giải pháp toàn bộ cho cuộc hội đàm Paris.
    Thậm chí, sau khi Sài Gòn đồng ý cử một phái đoàn sang Paris và đại diện của Nam Việt Nam đến thủ đô nước Pháp vào ngày 8 tháng 12, cuộc đàm phán vẫn không được bắt đầu vì các nhà ngoại giao bất đắc dĩ của chính quyền Sài Gòn nêu lên nhiều vấn đề thủ tục rườm rà. Vấn đề lớn nhất là vị trí ngồi trên bàn Hội nghị. Từ khi Nam Việt Nam muốn Hà Nội và Mặt trận Dân tộc Giải phóng chỉ là một bên trong cuộc hội đàm thì họ yêu cầu việc bố trí nơi ngồi, hình thức kê bàn, vị trí đặt quốc kỳ, danh thiếp phải đáp ứng được quan điểm của họ. Song, Hà Nội kiên quyết đòi Bắc Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng phải được bố trì ngồi như hai đoàn đại biểu riêng biệt trên một bàn vuông với hai danh thiếp khác nhau và hai lá cờ khác nhau. Mỹ đưa ra một thoả hiệp: Bốn đoàn đại biểu, bàn tròn, không cờ, không danh thiếp. Nhưng cả hai bên Việt Nam không chấp nhận giải pháp của Mỹ. Để tháo gỡ tình trạng bế tắc này, Harriman và Vance đưa ra một số kiểu bàn khác nhau như: vuông, chữ nhật, ô-van, bình hành, hình thoi, bán nguyệt và vòng cung. Cuộc họp của các đoàn diễn ra gay gắt chủ yếu tranh luận về lĩnh vực hình học hơn là "các vấn đề quan trọng".
    Cuộc tranh luận chọn kiểu bàn ''họp diễn ra trong mười tuần, và cuối cùng, một kiểu bàn đã được chọn, đó là một bàn tròn rộng. Nam Việt Nam vẫn kiên quyết phản đối quyền bình đẳng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng so với các đoàn khác. Mỹ đưa ra một đề nghị phân chia ranh giới giữa hai bên nhưng Hà Nội kịch liệt phản bác đề nghị này vì nó gợi lại quan điểm "bên tôi-bên anh" là quan điểm này các bên đã thống nhất loại bỏ.
    Những người Xô Viết ở Paris được thông báo đầy đủ những diễn biến này, quyết định nhảy vào cuộc một lần nữa. Ngày 13 tháng 10, Oberemko nói với Harriman và Vance rằng Bắc Việt Nam sẽ không chấp nhận chia ranh giới. Ông ta đề nghị "một phương án khác" đó là một bàn tròn và hai bên vuông cho bên dịch và giúp việc. Hai bàn này cũng có thể là chữ nhật và đặt vuông hai góc bên phải của bàn chính và như vậy mặc nhiên sẽ chia thành hai bên. Một trong những yêu cầu quan trọng là hai bàn phụ này không được kê sát bàn chính có nghĩa là có khoảng cách nhất định. Vance hỏi về khoảng cách nhất định này, Oberemko trả lời: "Có lẽ khoảng cách xa vừa đủ cho Bogomolov đi qua" (Bogomolov là Bí thư thứ nhất Sứ quán Liên Xô, người vừa nhỏ lại vừa gầy). Viễn cảnh phá vỡ bế tắc về hình thù chiếc bàn dường như có hy vọng sau khi Oberemko hứa thảo luận vấn đề này với Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, có ba vấn đề vẫn chưa giải quyết được, đớ là thứ tự phát biểu, cờ và danh thiếp, Vance đề nghị ba vấn đề này phải được đồng thời giải quyết.
    Ngày hôm sau, Oberemko đảm bảo với Vance rằng ông ta có đủ cơ sở để tin rằng phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẽ chấp nhận phương án thoả hiệp do Liên Xô đưa ra, đó là một bàn chính cộng với hai bàn phụ nhỏ hơn, không cờ, không danh thiếp và thứ tự phát biểu do Pháp xác định bằng phương pháp bốc thăm. Khi nói về phương án trên, Oberemko nhấn mạnh rằng: "Thời gian là quan trọng và vấn đề nên được giải quyết nhanh chóng".
  3. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Cuộc họp ngày 15 tháng 1 giữa phái đoàn Mỹ và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã đạt được thoả thuận về thủ tục. Bắc Việt Nam chấp nhận đề nghị của Liên Xô về kiểu bàn hội nghị và từ bỏ yêu cầu về cờ và danh thiếp. Rõ ràng là Hà Nội làm theo sức ép của Xô Viết. Hà Nội cũng đồng ý rằng phiên họp theo đúng thủ tục của bốn đoàn sẽ được tổ chức tại phòng họp của Khách sạn Majestic không sớm hơn ngày 18 tháng 1.
    Johnson cảm thấy nhẹ nhõm vì phiên họp đầu tiên của bốn phái được tiến hành trong thời gian ông ta vẫn đáng cầm quyền. Tuy nhiên, ông ta hối tiếc như lời tự thú trong nhật ký, rằng ông ta rời Nhà Trắng mà "không đạt được một nền hoà bình bền vững, danh dự và công bằng ở Việt Nam", ít nhất, ông ta cũng đã để lại cho người kế nhiệm "một tình hình hứa hẹn hơn và dễ dàng dàn xếp hơn so với những năm trước". Không nghi ngờ gì nữa, Matxơva đã chia xẻ với Johnson niềm vui này.
    Harriman hiểu khá rõ điều này và đánh giá rất cao công sức đóng góp của Liên Xô, mặc dù đó là sự đánh giá không công khai. Trong bữa tiệc chia tay Zorin, Harriman đã đánh giá cao vai trò của Liên Xô trong Hội đàm Paris. Sự đánh giá của Harriman về thái độ của Matxcơva đối với Cuộc chiến tranh Việt Nam dường như là hoàn hảo. Harriman nói với Zorin: "Đầu tiên Tổng thống nói với bạn bè về những gì mà Kosygin đã nói với Tổng thống cách đây ba năm rằng Liên Xô muốn giải quyết vấn đề và sẽ làm những gì có thể trong khả năng của mình để giúp cho cuộc hội đàm được bắt đầu. Điều này Tổng thống muốn nhắc nhở. một số người hay đa nghi, tiếp đến, Tổng thống khẳng định: "Chúng tôi không đạt được một giải pháp thực sự nếu không có sự giúp đỡ của Liên Xô và chúng tôi vui mừng vì Liên Xô đã quyết tâ in giúp đỡ...".
    Qua lời nhận xét trên của Harriman, liệu chúng ta có đánh giá vai trò của Liên Xô trong giai đoạn đầu của cuộc đàm phán không? Trong cuộc trả lời phỏng vấn của thư viện Johnson, nhằm lưu lại giọng nói lịch sử, Cyrus Vance phản bác quan điểm rằng Liên Xô đóng vai trò trung gian trong cuộc Hội đàm Paris. Ông ta nói: "Chúng tôi nói cho người Nga rõ những gì chúng tôi đã nói cho Bắc Việt Nam và chúng tôi đề nghị Liên Xô hãy cho chúng tôi biết liệu Liên Xô có khẳng định được rằng Bắc Việt Nam hiểu được những gì chúng tôi đã nói với họ và mong muốn ở họ. Sau đó, Liên Xô thông báo với chúng tôi rằng Bắc Việt Nam thực sự hiểu chính xác những gì người Mỹ muốn ở họ và hiểu được hậu quả xảy ra nếu họ phá vỡ những điều đã cam kết". Nói một cách khác, theo Cyrus Vance thì Liên Xô là một kênh liên lạc tin cậy nhất mà qua đó cả hai bên có được thông tin của nhau chứ không có vai trò gì hơn.
    Phải chăng đây là đánh giá thực sự của Vance hay ông ta sợ sự tiết lộ vai trò thật của Liên Xô trong-Hội đàm Paris, hoặc đây chỉ là một sự phỏng đoán? Theo một nguồn tin được tiếp cận với nhiều nguồn tài liệu trong thời gian hội đàm và tiếp cận với chính sách của Liên Xô thời kỳ đó cho rằng Mátxcơva không chịu bó tay trong vai trò đưa tin. Matxcơva không chỉ là ?ongười đưa tin" mà còn sử dụng lợi thế của họ đối với cả Mỹ và Bắc Việt Nam. Liên Xô đã can thiệp tích cực vào tiến trình đàm phán, tìm cách phát triển ảnh hưởng của họ. Những lần đàm phán bị bế tắc như: hồi tháng 5 Mỹ cố ép phải họp bí mật, tháng 11 bàn đến vấn đề tham gia của Sài Gòn và Mỹ ngừng ném bom, hoặc tháng 1 về vấn đề thủ tục hội nghị trở nên rắc rối... Matxcơya đều tham gia và đưa ra giải pháp thoả hiệp, thuyết phục cả hai bên nhượng bộ nhằrn đảm bảo cho đàm phán đi đến kết quả.
    Rõ rằng là Matxcơva đã sử dụng áp lực đòn bẩy đối với Hà Nội để duy trì đàm phán và "ép Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phải đi đến một giải pháp hoà bình". Bởi thế Sứ quán Liên Xô ở Hà Nội đã đặt ra nhiệm vụ chính trong năm 1969 là: "Thực hiện tốt các bước đi trong năm 1969 để cuối cùng chuyển trọng tâm giải quyết vấn đề Việt Nam từ chiến trường Nam Việt Nam sang bàn hội nghị. Điều cần thiết là phải khuyên PTV (Đảng Lao động Việt Nam) chuyển từ chiến thuật vừa đánh vừa đàm" sang đàm phán, nối lại Hội nghị Paris, thể hiện thiện chí hơn để đi đến thoả hiệp vấn đề có tính nguyên tắc-rút toàn bộ quân Mỹ".
    Các cuộc "đàm phán quan trọng" ở Paris là một đảm bảo đối với Matxcơva rằng không thể đảo ngược được tiến trình giải quyết vấn đề Việt Nam. Nhưng còn nhiều vấn đề không chắc chắn đối với Kremlin trong tháng 1 năm 1969, trong đó quan trọng nhất là chính sách của chính quyền mới Nixon.
  4. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.186
    Đã được thích:
    5.586
    Quyển này hay đó, mong bạn tiếp tục nhé.
  5. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Chương IX-Gắn kết chống lại gắn kết
    Chiến thắng của Nixon trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 1968 không làm cho các nhà hoạch định chính sách của Liên Xô ngạc nhiên. Vì họ theo sát chiến dịch vận động của Nhà Trắng, để ý đến sự vỡ mộng của dân chúng Mỹ đối với các chính sách của chính quyền Johnson, đặc biệt là đối với cuộc chiến tranh Việt Nam, họ cũng đôi chút nghi ngờ về cơ hội của Humphrey làm một ứng cử viên của Đảng Dân chủ. Một chính quyền của Đảng Dân chủ được người Liên Xô quen cách làm việc hơn. Liên Xô cho rằng nếu Humphrey thắng cử, điều đó có nghĩa là sự tiếp tục cơ bản trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Liên Xô vì Cuộc chiến tranh Việt Nam. Kremlin cho rằng Humphrey, phó Tổng thống chính quyền Johnson có thể theo đuổi xu hướng quan hệ chặt chẽ với Matxcơva hơn, đặc biệt trong việc cắt giảm vũ khí và quan hệ kinh tế. Các nhà phân tích Liên Xô cũng rất chú ý tới sự phê phán của Humphrey đối với chính sách của Mỹ ở Đông Nam Á, và hy vọng rằng một khi ông ta lên làm Tổng thống, ông ta sẽ hành động độc lập hơn để kết thúc cuộc chiến tranh sớm nhất.
    Mặt khác, Nixon là một người "chưa quen" đối với Ban lãnh đạo Liên Xô, có quá nhiều yếu tố làm ông ta bị coi là một đối tác không được Matxcơva ưa thích. Thứ nhất và trên hết, ông ta đại diện cho Đảng Cộng hoà, mà trong con mắt của các nhà tư tưởng cộng sản là quá bảo thủ, và vì vậy ********* hơn cả những người Dân chủ. Lịch sử quan hệ Mỹ-Xô đã chứa đựng những ví dụ tiêu cực nhất tác động lẫn nhau dưới thời các Tổng thống của Đảng Cộng hoà-chính sách không công nhận lẫn nhau, cùng với việc tẩy chay về kinh tế và chính trị trong 16 năm đầu tiên của chính quyền cộng sản, sự đối đầu trong những năm 50 và bước thụt lùi sau vụ máy bay do thám U-2. Mặc dù sự đối đầu vẫn xảy ra dưới thời các chính quyền Đảng Dân chủ, song nó có ít ảnh hưởng đối với các nhà lãnh đạo Liên Xô bằng thời kỳ khi hai nước phát triển hợp tác thu được thắng lời trong Thế chiến thứ hai.
    Tiểu sử cá nhân của Nixon còn làm cho người Liên Xô nghi ngờ. Vị Tổng thống mới này được biết ở Liên Xô như là một kể chống cộng điên cuồng và "chống Liên Xô". Rõ ràng ông ta bị coi là một kẻ "diều hâu? và kẻ gây chiến tranh Lạnh không chỉ trong quan hệ với thế giới cộng sản, mà còn đối với cả Cuộc chiến tranh Việt Nam. Nixon chủ trương dùng các biện pháp mạnh chống lại Bắc Việt Nam và ông ta kêu gọi sử dụng các biện pháp có thể để sớm giành thắng lợi trong cuộc chiến, nhằm cảnh tỉnh giới lãnh đạo Xô Viết. Có thể người Liên Xô cho rằng những lời tuyên bố đó chẳng qua là câu trả lời trước các đòi hỏi của cuộc vận động bầu cử chính trị. Song người Liên Xô ít tin rằng các bản tuyên bố của Nixon trước bầu cử là muốn thúc đẩy hợp tác với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Thay vào đó, báo chí Liên Xô rất chú ý tới các sắc thái trong các bản tuyên bố của Nixon khẳng định thái độ không thoả hiệp và ?odiều hâu? của ứng cử viên Đảng Cộng hoà.
    Trong bài tường thuật ngày 4 tháng 8, về việc chuẩn bị Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng hoà, báo Pravda đã trích dẫn lời tuyên bố của Nixon rằng cuộc chiến tranh Việt Nam ?ophải kết thúc". Song bài báo cũng đăng tải lời cảnh cáo của Nixon cho rằng cuộc chiến tranh "phải được kết thúc trong danh dự" phù hợp với các mục tiêu có hạn của Mỹ cùng với các đòi hỏi lâu dài về hoà bình ở châu Á. Bài báo diễn dịch "lời kêu gọi của Nixon" kết thúc cuộc chiến như cách thức mở rộng nó, phù hợp với các yêu cầu của giới quân sựvà các "diều hâu? chính trị ở Washington.
    Khi Matxcơva nhận được tin Nixon được chỉ định làm ứng cừ viên Tổng thống, báo Pravđa đã đăng một bài phân tích về Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng hoà và việc chỉ định ứng cử viên. Bài báo nhắc nhở các nhà lãnh đạo Liên Xô rằng Nixon được coi là một nhà chính trị đòi có một chiến thắng quân sự ở Việt Nam, và phê phán "cuộc chạy đua vũ trang khổng lồ?, không hiệu quả của Lầu Năm Góc được tiến hành dưới chính quyền của Đảng Dân chủ. Bài báo kết luận: "Có thể các lực lượng đó chỉ định Nixon làm ứng cừ viên và tạo điều kiện để ông ta vượt qua các trở ngại do các đối thủ của ông ta tạo ra để chiếm lấy lợi thế chính trì ở Mỹ". Bài báo còn nói thêm gần đây Nixon đã chấp nhận một cách làm việc thận trọng hơn đối với vấn đề chính sách đối ngoại, thậm chí còn tuyên bố các quan điểm chính trị của ông ta đã được sửa đổi từ đầu những năm 60.
    Ngoài ra, các nhà lãnh đạo Liên Xô còn tin tưởng mạnh mẽ rằng những lời hứa hẹn trong chiến dịch vận động bầu cử của các ứng cử viên Tổng thống ở Mỹ thường không còn một khi họ giành được thắng lợi. Các vị Tổng thống mới thường dễ dàng quên đi những lời hứa hẹn ban đầu. Song các nhà lãnh đạo Matxcơva vẫn tiếp tục coi Nixon là người ít được ưa thích ở Nhà Trắng. Vì năm 1964, các nhà lãnh đạo Liên Xô đã "bỏ phiếu? cho Johnson, nên hiện nay họ quyết định gián tiếp ủng hộ Humphrey, đặc biệt là ở lĩnh vực nhạy cảm nhất của chính quyền Đảng Dân chủ, đó là cuộc chiến tranh Việt Nam. Hành động đó dễ giải thích về quyết định của Matxcơva nhằm tháo gỡ các bế tắc của các cuộc thương lượng hoà bình ở Paris tháng 10 năm 1968, mà đã tạo điều kiện cho chính quyền Johnson tuyên bố ngừng ném bom vài ngày trước ngày bầu cử. Vì vậy tạo cơ hội cho Humphrey chạy đua với Nixon trong cuộc bầu cử.
  6. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Bản thân Nixon không chỉ nghi ngờ rằng người Liên Xô đứng đằng sau các diễn biến của tháng 10 mà gây tốn kém cho ông ta bước vào Nhà Trắng; ông ta còn biết cả môi lo ngại của Matxcơva khi ông ta giành thắng lợi. Trong hồi ký của mình, Nixon đã viết: "Tôi biết chắc rằng Breznhnev và Kosygin không còn lo lắng về thắng lợi của tôi giành được năm 1968 bằng Khrushchev giành được trong năm 1960. Triển vọng giải quyết công việc với một chính quyền Đảng Cộng hoà-Chính quyền Nixon lúc bấy giờ-rõ ràng làm cho Matxcơva lo ngại. Trong thực tế tôi cho rằng người Liên Xô có thể đã tham vấn Bắc Việt Nam về đề nghị bắt đầu các Cuộc Nghị đàm Paris với hy vọng việc ngừng ném bom sẽ làm nghiêng cán cân sang Humphrey trong cuộc bầu cử-và điều đó là chiến lược của họ, thì gần như nó triển khai khá tốt". Nixon gần như đúng, mặc dù ông ta quá thổi phồng tầm quan trọng của cá nhân bằng việc gợi ý rằng người Liên Xô thúc đẩy Hoà đàm ở Paris là nhằm ngăn chặn ông ta trở thành Tổng thống đắc cử.
    Điện Kremlin không có ảo tưởng về các giới hạn ảnh hưởng của nó đối với đời sống chính trị của Mỹ. Thường xuyên nhận được thông tin từ Đại sứ quán Liên Xô ở Washington cũng như của các nguồn tin tình báo về xu hướng của công chúng Mỹ và triển vọng của cuộc bầu cử, nên các nhà lãnh đạo Liên Xô có thể biết trước được kết quả bầu cử. Cũng trong tháng 10, khi các bước được đẩy mạnh nhằm giành được một sự thoả thuận ngừng ném bom được để lộ ra, Ban bí thư Trung ương và Trưởng ban đối ngoại của Đảng, ông Boris Ponomarev, đã đề nghị Bộ chính trị Liên Xô nên khuyên Hà Nội gửi một bản đánh giá về khả năng thắng cử của Nixon vào thời gian được bầu cử. Bằng việc gợi ý một bước đi như vậy, ông Ponomarev nghĩ rằng có thể gây ảnh hưởng đối với Ban lãnh đạo của Bắc Việt Nam nên thoả hiệp với Mỹ dưới thời chính quyền Johnson, vì rõ ràng Hà Nội không nóng vội bằng Màtxcơva trong việc dàn xếp với Nixon với tư cách là Tổng thống. Mặt khác, rõ ràng Matxcơva đã nhìn thấy trước thắng lợi của Đảng Cộng hoà và thấy cần thiết phải chuẩn bị cho các đồng minh của mình trước một thay đổi như vậy.
    Vì vậy, sau khi có tin thắng cử của Nixon đến Matxcơva, tin này không gây ra một biến động nào. Đánh giá các kết quả của cuộc bầu cừ Tổng thống, báo Pravda đã kết luận rằng: "Năm nay, người Mỹ đi bỏ phiếu không nhiều vì chống lại việc bầu cử hay chính ứng cử viên". Với các lý do cho thất bại của Đảng Dân chủ, bài báo đã nêu nên các lý do chính như: bị mất lòng dân vì Cuộc chiến tranh Việt Nam cũng như các khó khăn ở trong nước Mỹ như đói nghèo, lạm phát, tội ác. Báo Pravda phân tích: "Thậm chí ngay từ lúc đầu chiến dịch vận động bầu cử, người ta thấy rằng dân chúng Mỹ mất lòng tin với chính quyền đảng dân chủ ngày một lớn".
    Từ lúc bắt đầu chính quyền mới của Đảng Cộng hoà vào tháng 1 năm 1969, các quan điểm của Nixon đối với quan hệ Xô-Mỹ cũng giống quan điểm của Cố vấn an ninh Henry A.Kissinger, người ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chính sách đồi ngoại Mỹ, là khá phức tạp hơn là đối đầu. Những điều này đã phán ánh nên quan điểm của Nixon cho rằng, Mỹ "có thể và phải nối lại, khi có thể các cuộc thương lượng với các nước cộng sản", đồng thời cho rằng toàn bộ tình thế quốc tế buộc Mỹ có cách giải quyết xây dựng với các nước xã hội chủ nghĩa, và đặc biệt là Liên Xô. Vào cuối năm 1960, Mỹ cho rằng họ đang chiếm ưu thế trên thế giới và có khả năng gây ảnh bướng đối với các phát triển của một số nơi trên thế giới. Một trong các yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất trong bối cảnh chính trị hiện đang thay đổi là sự cân bằng hạt nhân chiến lược giữa Liên Xô và Mỹ. Các diễn biến khác cũng bắt buộc Mỹ phải xem xét lại các mục tiêu và phương sách của chính sách đối ngoại Mỹ, trong số đó là phong trào của Châu Âu vào cuối những năm 60 đòi hoà hoãn với phương Đông và ngày càng có sự thay đổi trong các mối quan hệ Trung-Xô.
    Nixon nhận thức rõ các xu hướng mới đó và có thể kết hợp chúng vào chương trình chính sách đối ngoại của ông ta. Nixon là người sớm bộc lộ ra các khả năng điều chỉnh các quan điểm của mình trước các thực tiễn của nền chính trị Mỹ. Sau khi trở thành Tổng thống, ông ta đã nắm bắt các nét chính của tình hình quốc tế và đưa chúng vào các kế hoạch của mình đối với thế giới. Nixon coi việc hợp tác với Liên Xô như là một công cụ hữu ích trong chính sách của Mỹ, ông ta tin rằng sẽ là nhạy cảm hơn và an toàn hơn khi liên hệ với những người cộng sản hơn là để họ sống biệt lập trong một cuộc chiến tranh Lạnh hay đối đầu. Hợp tác với người Liên Xô có thể là hữu ích trong việc giải quyết một số khó khăn mà nước Mỹ gặp phải trong cuối những năm 60. Hơn nữa, đối với Nixon, quan hệ với Matxcơva là một phần trong bản thiết kế lớn. Theo ông Raymond Garthoff, Nixon muốn một chính sách đối ngoại đặt Mỹ vào một vị thế trung tâm và vị thế siêu cường thế giới, giống như ông ta đã củng cố vị thế trung tâm và sức mạnh trong Nhà Trắng. Tuy nhiên, khởi đầu nhiệm kỳ Tổng thống của Nixon, trở ngại chính cho các kế hoạch đó là cuộc chiến tranh Việt Nam.
    Vào cuối những năm 60, một điều trở nên rõ ràng hơn đối với bất cứ nhà quan sát độc lập nào, về việc dính líu của Mỹ vào Cuộc chiến tranh Việt Nam là một sự bào chữa không hợp lý và lô gích. Nixon không phải là một nhà quan sát độc lập, và ông ta có đủ lý do giải thích cho việc Mỹ dính líu vào cuộc chiến tranh cho tới khi nó có thể kết thúc trong "danh dự". Song ông ta muốn có "hoà bình danh dự" càng sớm càng tốt, vì ông ta hiểu rằng mỗi một ngày chiến tranh không chỉ làm cho ông ta càng xa cách mục tiêu trong các vấn đề đối ngoại mà còn làm sói mòn chính sách đối nội của ông ta. Vì vậy ông ta bắt đầu tìm kiếm một giải pháp để kết thúc cuộc chiến tranh nhanh chóng và danh dự, và nếu có thể duy trì một Nam Việt Nam độc lập dưới chính quyền Thiệu.
  7. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Nixon nhận thức rõ rằng ông ta không thể đạt mục tiêu đó bằng các biện pháp quân sự, vì rằng "toàn bộ chiến thắng quân sự không thể là sự kéo dài". Một tiến trình duy nhất có thể chấp nhận là "cố gắng dàn xếp một cuộc thương lượng...". Ông ta biết rằng điều đó không thể hoàn tất khi kết thúc nhiệm kỳ đầu của mình như ông ta đã thừa nhận trong hồi ký. Song ông cũng không thể loại trừ một khả năng: cuộc chiến tranh có thể tiếp tục thậm chí sau khi ông ta hết nhiệm kỳ. Trong trường hợp đó, ông ta có thể sẽ phải đối phó với việc mất uy tín ở trong nước trong khi cố duy trì uy tín ở nước ngoài. Để tránh một tình thế như vậy, Nixon đã quyết định gắn hai nhiệm kỳ trong chính sách đối ngoại của ông ta lại với nhau-dàn xếp với nhũng người cộng sản và cố gắng thoát ra khỏi cuộc xung đột với người Việt Nam-nhằm mở rộng cơ hội tiến hành công việc của ông ta trước bối cảnh trong nước và trên lĩnh vực quốc tế.
    Quyết định đó dựa vào việc Nixon cho rằng "vấn đề mấu chốt giải quyết Cuộc chiến tranh Việt Nam nằm trong tay Matxcơva và Bắc Kinh hơn là trong tay Hà Nội". Ông ta tin rằng: "Nếu không có sự tiếp tục viện trợ vớì số lượng lớn của hai nước cộng sản khổng lồ thì các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam không có khả năng tiếp tục cuộc chiến tranh trong vài tháng nữa". Theo quan điểm của Nixon, do Liên Xô chú ý tới việt giải quyết cuộc chiến hơn là Bắc Kinh; và do Mỹ-Trung đã thiết lập các mối quan hệ và Mỹ không chắc chắn lắm với người Trung Quốc nên Matxcơva trở thành mục tiêu hàng đầu trong các cố gắng của Nixon nhằm giải quyết các vấn đề của Việt Nam.
    Tuy nhiên, sức mạnh có thể trở thành chiều hướng mới của Nixon đối với giải pháp hoà bình, ông ta không bao giở miễn cưỡng lựa chọn áp lực quân sự để buộc người Bắc Việt Nam chấp nhận một nền hoà bình theo các điều kiện của Mỹ. Ngay từ lúc đầu, Nixon đã xem xét một cách kỹ lưỡng việc đe doạ ném bom trở lại lãnh thổ Bắc Việt Nam và thả mìn tại các hải cảng lớn và giao thông đường biển của Bắc Việt Nam trong điều kiện Hà Nội tỏ ra cứng đầu cứng cổ và lãnh đạm. Đồng thời yếu tố Liên Xô luôn thống lĩnh các suy nghĩ của Tổng thống, và quá dựa vào phản ứng của Matxcơva trước các biện pháp đột ngột đó. Vì vậy, vấn đề Việt Nam kết, bện chặt chẽ giữa việc hoà hoãn với Liên Xô trong các kế hoạch mới của chính quyền.
    Nixon đã tin rằng ông ta có khả năng gây áp lực có hiệu quả để đạt được một sự dàn xếp về ngoại giao nhanh chóng với Bắc Việt Nam. Ông thường so sánh mình với một tay chơi bài xì tài ba. Tháng 8 năm 1968, trong khi gặp gỡ các đoàn đại biểu miền Nam nước Mỹ đến dự Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng hoà, ông ta đã trả lời một câu hỏi về ý định của mình đối với việc kết thúc cuộc chiến tranh: "Tôi biết tý chút cách đánh bài xì (Poker) khi đang phục vụ trong lực lượng hải quân... Tôi đã hiểu rằng, khi một gã không có con bài nào trong tay thì anh ta thường ăn nói một cách thận trọng. Nhưng khi anh ta có các con bài thì anh ta ngồi yên lặng với hai con mắt lạnh lùng. Giờ đây chúng ta. có các con bài đó... cái mà chúng ta cần làm là đi đứng nhẹ nhàng và mang theo một cái gậy thật to". Cái mà khuyến khích Nixon thích hợp với các luật chơi bài xì là ông ta có một người chơi cùng cặp là Henry Kissinger, cố vấn đặc biệt về các vấn đề an ninh quốc gia.
    Hầu như những ai viết về chính sách đối ngoại của chính quyền Nixon đều không cưỡng lại việc nhắc lại nhận xét của Nixon về cặp chơi lạ lùng này-giữa con trai của một người bán tạp phẩm ở một thị trấn nhỏ của nước Mỹ với một người tị nạn của nước Đức Hitler, của một nhà chính trị với một viên sĩ. Song cặp chơi này không quá khác nhau trong quan điểm của họ đối với chính sách đối ngoại. Họ có nhiều cái đồng hơn cái khác trong nhân sinh quan và vai trò của Mỹ trên thế giới. Và một khi các quan điểm của họ không giống nhau thì họ sẽ có điều chỉnh để đi đến cái chung.
    Để quyết định ai là "người theo thuyết quan niệm", và ai là "một sứ giả" là mục đích chính của cuốn sách này. Điều quan trọng cả Nixon lẫn Kissinger cùng chia sẻ nhiều lý tưởng là bằng cách nào Mỹ rút lui "danh dự" ra khỏi cuộc xung đột với Việt Nam. Thậm chí trước khi họ gặp nhau ở Washington, Kissinger đã từng nêu quan điểm của ông ta đối với vấn đề này trọng bài "Các cuộc thương lượng với Việt Nam" đăng trên Tạp chí Foreign Affair số ra tháng 1 năm 1969, trong khi Nixon chỉ có việc tán đồng. Trong bài viết, Kissinger đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trong về uy tín của Washington, mà lẽ ra ông ta phải kết tội sự dính líu của Mỹ vào Cuộc chiến tranh Việt Nam là một sự tranh luận về quan điểm địa lý chính trị. Ông ta đã giải thích rằng một cuộc rút lui toàn bộ ra khỏi Việt Nam có thể có hậu quả nghiêm trọng đối với uy tín của Mỹ và thậm chí đối với cả toàn bộ tình hình quốc tế. Ông ta cho rằng: "Ở nhiều nơi trên thế giới-bao gồm cả Trung Đông, châu Âu, Mỹ La tinh, thậm chí cả Nhật Bản-sự ổn định tuỳ thuộc vào lòng tin đối với các lời hứa hẹn của Mỹ". Điều đó cũng được Nixon lập lại từ "uy tín". Chẳng có gì ngạc nhiên khi trong hồi ký của mình, Nixon luôn nhắc đi nhắc lại tầm quan trọng của sự đồng nhất về quan điểm giữa Tổng thống đắc cừ với trợ lý đặc biệt của ông trong tương lai. Nixon đã viết: "Chúng tôi còn nhất trì với nhau cả về một chính sách đối ngoại phải như thế nào, chính sách đó phải mạnh để có uy tín, và nó phải có uy tín để giành thắng lợi".
    Song Nixon cũng còn đánh giá ý tưởng khác mà Kissinger đã nêu ra trong bài viết. Để thu hút sự chú ý tới tầm quan trọng của sự trợ giúp của Liên Xô và Trung Quốc đối với Hà Nội, ông ta đã nhấn mạnh đến các xem xét đầy mâu thuẫn mà có thể là gánh nặng cho các nhà lãnh đạo Liên Xô đối với Cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông ta tin rằng cả thắng lợi lẫn thất bại của người Bắc Việt Nam đều không được Liên Xô thừa nhận. Ông ta không đề cập đến một lời thỉnh cầu trực tiếp với Matxcơva nhằm giải thoát Mỹ ra khỏi Cuộc chiến Việt Nam, song ông chủ trương rằng: ?oWashington... cần có sự khôn khéo dàn xếp với Matxcơva về vấn đề Việt Nam", nếu không sự dàn xếp của Mỹ với người Liên Xô để làm cho cả Mỹ lẫn các đồng minh của Liên Xô cho là "các siêu cường đang hy sinh các đồng minh của họ để duy trì các phạm vi ảnh hưởng?.
  8. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Walter Issacson cho rằng tác giả chính sách ràng buộc "các vấn đề hoà hoãn và Việt Nam" là của Nixon, lập luận lúc ban đầu Kissinger tỏ ra hoài nghi về việc Liên Xô đóng vai trò chủ chốt trong cuộc dàn xếp với Việt Nam. Đúng rằng, Kissinger trước khi được bổ nhiệm và trước cuộc họp báo ngày 6 tháng 2 năm 1969, chưa bao giờ nhấn mạnh đến vai trò của Matxcơva trong việc giải quyết Cuộc chiến tranh Việt Nam, song ông ta không bao giờ phản đối việc yêu cầu Matxcơva giúp đỡ. Theo hiểu biết của ông Issacson thì Kissinger nhanh chóng nhận ra một sự mâu thuẫn trong đường lối giải quyết hoà bình ở Việt Nam thông qua Matxcơva của Nixon. Ngày 25 tháng 11 năm 1968, lần đầu tiên đích thân Kissinger gặp Nixon. Cuộc nói chuyện của họ, nếu chúng ta tin vào sự giải thích của Kissinger, chỉ đề cập đến các vấn đề chung. Không đầy ba tuần lễ sau đó, theo yêu cầu của Nixon, Kissinger đã trình bày vắn tắt trước nội các mới về việc chuẩn bị soạn thảo (mà thật ra là của ông ta và của Nixon) chính sách đối ngoại. Kissinger đã trình bày một cách mạnh mẽ chính sách của Nixon đối với Liên Xô. Ông ta phê phán chính sách cũ như là ?oviệc xây dựng lòng tin cho chính mục đích riêng của mình" thay vì chính quyền mới đã bát đầu tiến hành việc giải quyết các mâu thuẫn giữa hai siêu cường đối với các vấn đề cụ thể. Kissinger đã tuyên bố: "Một nền hoà bình bền vững phải phụ thuộc vào việc giải quyết các vấn đề chính trị mà đang chia rẽ hai siêu cường hạt nhân".
    Sáu tháng sau đó, Kissinger đã chuyến những lời đó thành các yêu cầu cụ thể cho Ban lãnh đạo Liên Xô trong một cuộc tiếp xúc ở Sứ quán Liên Xô với ông Bong Sedov, "một điệp viên của KGB trong vai trò Cố vấn của sứ quán". Kìssinger đã đảm bảo với người tiếp kiến mình về sự thành thật của chính quyền mới cam kết đi vào "Kỷ nguyên hoà đàm", và ông ta đã thông báo cho Sedov răng chính quyền Mỹ chuẩn bị thảo luận về hạn chế vũ khí chiến lược, Nixon và Kissinger tin rằng đó là điều Matxcơva bận tâm nhất. Kissinger còn nói thêm rằng: "Chúng tôi sẽ không đi vào thảo luận nếu trước đó chúng tôi chưa phân tích vấn đề".
    Hơn thế, Washington còn muốn "xét đoán các mục tiêu của Liên Xô thông qua việc Liên Xô muốn tiến ra một mặt trận rộng lớn hơn, đặc biệt là thái độ của Liên Xô đối với Trung Đông và Việt Nam".
    Như người ta có thể thấy, sự biến đổi này đã diễn ra chưa được một tháng. Bà Joan Hoff đã giải thích về sự chuyển đổi của Kissinger bằng sự lập luận rằng ông ta là "một người tôn sùng địa vị chính trị hơn là một nhà lãnh đạo, mặc dù trí tuệ của ông ta đối với một nền ngoại giao thay đổi là nhằm thi hành một số chính sách của Nixon một cách kiểu mẫu hơn". Điều đó có thể đúng, song lý do Kissinger chấp nhận các quan điểm của Nixon quá nhanh, và gần như lập tức đưa chúng vào thực tiễn là sự cuốn hút về quan niệm của cả hai người. Điều đó được thể hiện trong các bài viết của Kissinger về các cuộc thương lượng với Việt Nam, mà ông đặc biệt nhấn mạnh đến việc Việt Nam ngày càng bị phụ thuộc vào Matxcơva, đặc biệt sau khi Liên Xô xâm lược Tiệp khắc. Nó còn thể hiện trong các hồi ký của Nixon, và vị cựu Tổng thống này đã viết: "Trong thời kỳ quá độ, Kissinger và tôi đã phát triển một chính sách mới để dàn xếp với Liên Xô. Do các quyền lợi của Xô-Mỹ như là sự cạnh tranh của hai siêu cường hạt nhân là quá lớn và chồng chéo, nên quả là không thực tế nếu phân chia hay tách bạch các khu vực quan tâm. Vì vậy chúng tôi đã quyết (định gắn sự tiến bộ ở các khu vực mà Liên Xô quan tâm với giới hạn các vũ khí chiến lược và tăng cường thương mại với sự tiến bộ ở các khu vực mà rất quan trọng đối với chúng ta như: Việt Nam, Trung Đông và Béc Lin. Quan niệm này được biết đến như một sự liên kết".
    Nói một cách khác, ngay từ khi bắt đầu nhiệm kỳ đầu tiên của chính quyền mới của Đảng Cộng hoà đã xem chính sách đối với Liên Xô như là một phần cơ bản của các cố gắng để tìm ra một giải pháp đối với Việt Nam. Như Raymond Garthoff đã viết: "Điều bận tâm của Nixon và Kissinger trọng suốt năm 1969 và tới năm 1972 không phải là Cuộc họp thượng đỉnh với Matxcơva bàn về sự hoà hoãn, mà là việc tìm ra cách rút lui trong ?odanh dự" khỏi Cuộc chiến tranh Việt Nam. Cải thiện các mối quan hệ với Liên Xô, và có thể tương tự như vậy dàn xếp với Trung Quốc vào thời điểm đó có nghĩa kết thúc vấn đề vốn dĩ cần được kết thúc". Sau này, trong hồi ký của mình, Kissinger đã cho rằng ông ta rất vất vả trong việc điều chỉnh chính sách liên kết mà căn cứ vào thực tế hơn là quyết định thay đổi của Washington". Song vấn đề cơ bản là cố gắng gây áp lực đối với Liên Xô để làm giảm bớt ảnh hưởng của nó, để đổi lấy sự tiến bộ trong việc hạn chế vũ khí và tăng cường hợp tác kinh tế với Mỹ, và tạo điều kiện dễ dàng cho Washington rút lui "danh dự" ra khỏi Cuộc chiến tranh ở Đông Nam Á. Và Matxcơva coi các cố gắng của chính quyền Nixon là đúng theo kiểu này.
    Ngay từ lúc đầu, rõ ràng Nhà Trắng đã cố gắng xác định rõ phản ứng của Matccơva đối với chính sách liên kết thông qua các kênh của tư nhân. Cuộc gặp gỡ giữa Kissinger với Sedov là một trong số các cố gắng đó. Sự phản ứng của Ban lãnh đạo Liên Xô đối với Nixon và Kissinger dường như là tích cực. Kissinger đã mô tả phản ứng của Liên Xô là "mềm mỏng". Các nhà lãnh đạo đã thừa nhận rằng các mối quan hệ Xô-Mỹ có thể có "tác dụng thuận lợi" cho việc giải quyết cuộc chiến tranh cũng như dàn xếp một cách xây dựng các vấn đề của Trung Đông và châu Âu. Song đó chỉ là một sự trả lời thông thường của Chính phủ Liên Xô, và phía Liên Xô cho rằng việc Mỹ rút lui khỏi cuộc xung đột ở Đông Dương có thể có một tác dụng tích cực đối với các quan hệ Xô-Mỹ, người Liên Xô đã nêu vấn đề này nhiều lần với Tổng thống Johnson, và họ sẵn sàng lập lại với Nixon. Vì vậy có thể thấy rằng Matxcơva đã làm như vậy do không nhận được kết quả nào của chính sách kết hợp và sự gắn bó với nó của chính quyền Nixon.
    Tuy nhiên, sự liên quan mật thiết của chính sách này sớm trở nên rõ ràng đối với các nhà hoạch định chính sách của Liên Xô. Ngày 27 tháng 1 năm 1969, tại cuộc họp báo đầu tiên sau lễ nhậm chức, Nixon "đã gắn" các cuộc thảo luận việc hạn chế vũ khí chiến lược của người Liên Xô với "sự tiến bộ của các vấn đề chính trị nổi bật" cùng một lúc. Ba ngày sau đó, ngày 31 tháng 1, Kissinger đã gặp nhà báo nổi tiếng Liên Xô Yuri Zhukov, và như Zhukov đã báo cáo với Matxcơva: "Rõ ràng tôi hiểu rằng Nixon sẽ phát triển các mối quan hệ Xô-Mỹ tuỳ thuộc vào các vấn đề sẽ tiến triển ra sao gắn với việc giải quyết vấn đề Việt Nam". Kissinger đã bóng gió với Zhukov, là người mà ông ta tin rằng sẽ báo cáo lại với các nhà cầm quyền Liên Xô về cuộc đối thoại này, rằng Washington hy vọng có "các hành động đơn phương" của Matxcơva để đạt được sự hiểu biết ở Paris, và các hành động như vậy sẽ có "tầm quan trọng lớn".
  9. conang_racroi

    conang_racroi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/01/2006
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn ptlinh.
    Bạn đã rất kiên trì post từng đoạn lên đây. Hik, mình load về đã mỏi tay rồi... Vote cho tinh thần chia sẻ của bạn
    Tư liệu này rất hay, có giá trị tham khảo do thông tin cung cấp từ khía cạnh khác. Mình đang đọc và đối chiếu so sánh với những tư liệu đã được đọc từ nhiều phía.
    Cảm ơn bạn rất nhiều. chờ đợi các phần tiếp theo
  10. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Ngày 6 tháng 2, Nhà Trắng lại có một bước mới nhằm thông báo cho Ban lãnh đạo Liên Xô. Trong một báo cáo tin vắn tắt, Kissinger đã sử dụng thuật ngữ "kết hợp". Ông ta đã nói: "Khi đặt vấn đề kết hợp giữa chính trị với môi trường chiến lược... (Tổng thống) muốn giải quyết vấn đề hoà bình trên toàn bộ mặt trận mà nền hoà bình bị thách thức chứ không riêng về mặt quân sự".
    Matxcơva vẫn không chú ý đến các tuyên bố đó của Washington. Ngày 14 tháng 2, khi Kissinger đến Sứ quán Liên Xô theo lời mời chính thức và ông ta còn đến Tư dinh của Đại sứ Liên Xô. Đại sứ Dobrynin đã thông báo cho khách mời biết ràng ông ta có nhận một bức tin điện của Matxcơva về việc ông ta muốn được gặp Tổng thống mới đắc cử. Vì vậy Nhà Trắng đã có trả lời, ba ngày sau đó, Dobrynin lần đầu tiên đã gặp Nixon.
    Trong hồi ký của mình, cả Nixon và Kissinger đều kể về cuộc gặp gỡ đầu tiên này, chỉ trừ việc Nixon không đề cập đến vấn đề Dobrynin bảo đảm về việc Liên Xô muốn đàm phán cùng một lúc nhiều vấn đề. Theo Nixon, sau khi bày tỏ Matxcơva mong muốn bắt đầu thảo luận về hạn chế vũ khí, Dobrynin đã chú ý lắng nghe Tổng thống Nixon tuyên bố rằng sự tiến bộ trong các cuộc đàm phản có thể gắn bó với sự tiến bộ của các lĩnh vực khác. Nixon đã diễn thuyết: ?oLịch sử đã làm sáng tỏ rằng các cuộc chiến tranh xảy ra phần lớn không phải là do vấn đề vũ trang hay thậm chí các cuộc chạy đua vũ trang, cuộc chiến tranh xảy ra là do có sự bất đồng cơ bản về mặt chính trị và các rắc rối về mặt chính trị: Nên tôi nghĩ rằng đó là nghĩa vụ của chúng ta, khi chúng ta bắt đầu các cuộc thương lượng về các vũ khí chiến lược thì chúng ta có nghĩa vụ hành động tương tự như cách tháo gỡ ngòi nổ, các tình thế khủng hoảng chính trị như ở Trung Đông, Việt Nam và Berlin, là những nơi có nguy cơ phải sừ dụng vũ trang". Kissinger không hề đề cập đến "một văn kiện chính thức bảy trang" của Matxcơva mà Dobrynin đã đưa cho Nixon. Trong bức thông điệp này, Matxcơva cho rằng theo ý của Nixon, Liên Xô đã chuẩn bị thảo luận toàn bộ các chủ đề trên bao gồm cả vấn đề Trung Đông, Việt Nam, Trung âu, và kiểm soát vũ khí. Theo Nixon và Kissinger, Ban lãnh đạo Liên Xô trong một số cách thức nào đó đã chấp nhận chính sách kết hợp.
    Song một số tài liệu khác lại không cho là như vậy. Sau khi gặp Nixon và Kissinger, Đại sứ Liên Xô đã gặp Avereli Harriman, người mà ông ta vốn có một mối quan hệ thân thiết. Trong cuộc đàm luận của họ ngày 19 tháng 2, Dobrynin không hề che giấu mối quan tâm của ông về việc chính quyền Mỹ mong muốn trói buộc các hiệp nghị về hạt nhân với các dàn xếp về chính trị. Dobrynin đã thừa nhận với cựu trưởng đoàn đàm phán về Hội nghị hoà bình Paris, người đã từ chức do sự thay đổi lãnh đạo ở Washington, rằng: "Ban lãnh đạo Liên Xô đã thảo luận hơn một năm để đi đến quyết định là liệu họ có muốn có một hiệp nghị hạn chế hạt nhận không". Theo ông Dobrynin: "Quyết định này có được trên cơ sở đồng ý của phần lớn các nhà lãnh đạo Liên Xô, vì họ thành thật muốn đạt một sự hiểu biết với Mỹ". Các nhà lãnh đạo của Chính phủ ông ta không thể hiểu bằng cách nào họ có thể gắn các vấn đề dàn xếp chính trị với các vấn đề hạt nhân. Matxcơva đã tin rằng tất cả các vấn đề "đều phải có lập trường của chúng và được giải quyết một cách phù hợp".
    Dobrynin đã không mệt mỏi thuyết phục Harriman rằng những lời đồn đại về các khó khăn kinh tế ở Liên Xô đã khiến cho Matxcơva vội có hội đàm về hạn chế vũ khí là không đúng sự thật. Ông đã bảo đảm với Harriman rằng các nhà lãnh đạo Liên Xô sẵn sàng đối đầu với một cuộc chạy đua hạt nhân nếu họ không đạt được sự thoả thuận với Mỹ "trên cơ sở phù hợp" với vấn đề. Theo Dobrynin: "Không có việc gì có thể bắt họ nhượng bộ một số vấn đề chính trị để đạt được sự thoả thuận của phía Mỹ về các vấn đề hạt nhân". Trong một cuộc nói chuyện sau đó, viên Đại sứ Liên Xô đã trở lại vấn đề của các hội nghị thương lượng vũ khí hạt nhân và bày tỏ ý kiến rằng chính quyền Nixon nên thành thật với các nhà lãnh đạo Liên Xô và báo với họ là có muốn tiến tới các cuộc thảo luận về hạt nhân hay phải đợi thêm. Theo ông Harriman, ông Dobrynin tỏ ra "rất nóng lòng" làm sáng tỏ câu hỏi này.
    Song ngược với các hy vọng đầy lạc quan của Nixon và Kissinger, cuộc đàm đạo của Dobrynin cho thấy rằng Ban lãnh đạo Liên Xô không chỉ thoả thuận thảo luận với Washington "toàn bộ các chủ đề mà còn lo đối phó với tình huống các cuộc thương lượng về vũ khí hạt nhân bị thất bại hơn là gắn các cuộc thương lượng như vậy với các vấn đề của Việt Nam hay Trung Đông. Tuy nhiên nếu có sự thoả thuận gắn các vấn đề hạt nhân với các vấn đề chính trị, thì Liên Xô muốn gây áp lực với chính quyền Nixon. Rõ ràng Dobrynin đã thể hiện mối quan tâm của mình cho Harriman biết vì rằng ông biết Harriman sẽ đệ trình vấn đề này với Nhà Trắng. Và điều này ông đã dự đoán đúng. Ngày 21 tháng 2, Harriman đã gặp Nixon và Kissinger, và ông ta đã nêu các vấn đề trong cuộc gặp với Đại sứ Liên Xô. Harriman đã nêu ý kiến phản đối việc gắn các cuộc thương lượng về chính trị với các vấn đề về quân sự. Theo ông, phía Mỹ nên tò ra "thành thật" để lập thời gian biểu cho các cuộc thảo luận về hạn chế tên lửa hạt nhân.
    Mặc dù ông ta đã nhân được sự cam kết của Kissinger và Nixon rằng việc gắn liền các vấn đề với nhau không phải là của Mỹ; Harriman tỏ ý nghi ngờ và cho là không thành thật. Khi hai người rời khỏi văn phòng của Nixon, Kissinger đã khoe khoang với Harriman rằng: "Anh nên hài lòng với chính sách của chúng tôi đối với người Liên Xô về vấn đề Việt Nam. Chúng tôi muốn đặt chúng ở mức độ cao nhất và thoả thuận với họ về vấn đề gì sẽ xảy ra ở Việt Nam. Nếu chúng ta làm như vậy thì lĩnh vực quân sự có thể đạt được sự tiến bộ". Harriman không hề nói lại với Đại sứ Dobrynin về ý kiến nhận xét của Kissinger, và dường như vị Đại sứ này "hoàn toàn hài lòng" với các thông báo của Harriman. Song ông sớm phát hiện ra rằng sự gắn kết vẫn tiếp tục trong nghị trình của các nhà hoạch định chính sách ở Washington.

Chia sẻ trang này