1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Như?fng ngôi la??ng Đô??ng Nai - điê??m đến hấp dâ?fn cu??a khách du lịch!

Chủ đề trong 'Đồng Nai' bởi duong_chieu_la_rung, 22/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duong_chieu_la_rung

    duong_chieu_la_rung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    0
    Nhưfng ngôi la?ng Đô?ng Nai - điê?m đến hấp dâfn cu?a khách du lịch!

    Bài 1

    NỒI ĐẤT ?" LÀNG NGHỀ CỔ VEN SÔNG

    Ghi chép của Nguyễn Một

    Tôi đến thăm làng nồi đất vào buổi sáng đẹp trời, giữa con đường đất dẫn ra sông những chiếc nồi đất đỏ au phơi ven đường. Chúng tôi tìm đến nhà một nghệ nhân lâu đời của làng, theo lời giới thiệu của dân làng.

    Bà Năm Thừa vừa thoăn thoắt xoay cái nồi đất sét, vừa hò:"Như Thạch Sùng xưa còn thiếu mẻ kho, huống chi em bậu lại so đo chuyện đời..."rồi bà nhìn tôi tủm tỉm cười, hỏi rằng:"Đố chú biết mẻ kho là cái gì?" Tôi chưa kịp trả lời, bà đưa tôi xem cái nồi đất bể và giải thích : "Ngày xưa dân nghèo của mình ở vùng nông thôn chủ yếu dùng đồ đất, khi nồi đất bị bể, họ dùng các mảnh vỡ để kho cá, kho mắm." Thực ra tôi không lạ gì cái này. Ngày còn nhỏ ở quê tôi, bà ngoại tôi chỉ thích ăn cơm nồi đất , cá mẻ kho, uống nước chè xanh trong niêu. Tôi thường bị mắng vì vô ý làm bể nồi cơm .Nồi đất nấu cơm đang nóng vô ý để trên đất ướt, nồi nứt cái tách và bể làm đôi, bà tôi dùng những mảnh bể để kho cá. Bây giơ?, nghề làm nồi đất sống được là nhờ nhà giàu. Phong trào cơm niêu, cơm đập, cá kho tộ, mắm quẹt mẻ kho nở rộ trong các nhà hàng, nên làng nghề này làm không đủ cung cấp cho Biên Hoà, Sài Gòn. Xóm Lò nồi nằm ngay trong lòng thành phố Biên Hoà có lịch sử hàng trăm năm nay. Theo bà Năm Thừa thì từ đời ông nội của bà nghề này đã rất hưng thịnh. Hồi ấy, mỗi ngày hàng chục chiếc thuyền cập bến sông Đồng Nai để chở nồi đi cung cấp cho cả miền nam.

    Đất sét khu vực Bửu Long là loại đất đặc biệt, những cái nồi được nặn từ đất này ra, sau khi nung lên đỏ tươi,trông rất bắt mắt. Ngày xưa đất tha hồ lấy, bây giờ phải mua vì các khu vực có đất sét đều nằm trong khu quy hoạch. Những mảnh đất có chủ quyền tư nhân được đào lên bán với giá một trăm năm mươi ngàn một khối. Bình quân cứ bốn khối đất cho ra một ngàn sản phẩm, bán được khoảng ba triệu, trừ tiền đất, tiền công, tiền chất đốt, chủ lò còn lời được một triệu. Xóm lò nồi ngày nay còn được bốn lò với gần mười gia đình làm nồi. Làm ngày nắng, ăn ngày mưa, nên dù sản phẩm làm ra không đủ cung cấp cho thị trường, cuộc sống của họ cũng chỉ ở mức trung bình. Ông Hai Kỷ là một người duy nhất ở xóm kiên định theo nghề. Cha ông có bốn người con, ông và cô em gái học được bí quyết làm nồi. Lò của ông cho ra khoảng ba chục loại sản phẩm khác nhau, loại nào cũng được thị trường ưa chuộng. Vào giai đoạn những năm tám mươi xóm này tan tác, sản phẩm làm ra không ai mua. Thợ nồi chạy khắp nơi, tìm nghề khác mưu sinh, hai anh em ông Kỷ vẫn cặm cụi làm nồi. Hàng làm ra ông đèo trên xe đạp đi rao bán cùng các làng quê ngõ hẽm. May mà hương vị cơm nấu từ nồi đất bao giờ cũng ngon hơn, miếng cơm cháy vàng ươm ,nên nhiều người dân quê vẫn mua sản phẩm của ông. Khi nghề làm nồi đất thịnh trở lại, thì cũng là lúc các nhà máy xí nghiệp mọc lên như nấm sau mưa,trai tráng xin đi làm công nhân, không ai chịu theo cái nghề lấm lem bùn đất này. Cái nồi đất nhỏ bé giá vài ngàn, mà ở các nhà hàng thành phố khi ăn cơm người ta thản nhiên đập cái bốp cho vui tai, người thợ nồi phải tốn khá nhiều công sức để tạo ra nó. Đất sét được phơi khô giã nhỏ, rây mịn ra, sau đó phải nhồi nặn như nhồi bột bánh mì, đây là công đoạn khó, nếu không có kinh nghiệm thì đất không dẻo, nồi làm ra khi phơi nắng sẽ bị nứt. Làm nồi là một nghề thủ công thuần tuý, tất cả các công đoạn phải nhờ vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ. Sản phẩm phải phơi thật khô mới cho vào lò. Dân làm nồi vẫn còn tục lệ cúng tổ rất long trọng trước khi đốt lò. Bà Năm Thừa kể rằng: "Nghe cha ông truyền lại ngày xưa khi các cư dân vùng ngũ Quảng vào đây lập nghiệp, các cụ tạo ra các sản phẩm từ đất để phục vụ cho cuộc sống. Nhưng nồi làm ra nung không chịu chín. Các cụ rủ nhau lên núi Châu Thới cầu xin, đêm ấy cụ tiên chỉ nằm mơ thấy một vị thần đầu đội nồi đất, mặt đỏ như lửa hiện về đứng trước lò nung, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất. Giật mình tỉnh dậy, cụ truyền cho dân làng cách dùng bổi đốt bên dưới lấy lửa ngọn, đổ than bên trên để nung. Mẻ nồi đầu tiên đỏ tươi rất đẹp, từ đó về sau mỗi khi đốt lò thợ lò đều cúng tổ."Nồi đất Bửu Long còn có loại hoa mè mà nơi khác ít có. Kỹ thuật nung nồi hoa mè, hiện nay còn có vài người làm được, loại này rất được khách nước ngoài ưa chuộng.Mùa khô năm ngoái xóm lò nồi sống lại không khí sôi nổi của một thế kỷ trước, người xe nườm nượp. Đó là khi mà một số doanh nhân người Hàn Quốc đến đặt hàng vạn món hàng bằng đất nung. Những mẫu mã mà họ đưa ra chưa hề có ở Việt Nam, nhiều mặt hàng khá cầu kỳ như bình rượu cổ,ly cổ của người Hàn. Xóm Lò nồi họp lại và giao cho bà Năm Thừa làm thử. Bà già gần bảy mươi tuổi mà bàn tay khá điệu nghệ, cục đất vào tay bà sau vài phút là thành nồi, thành chảo, thành khuôn bánh...Sau mẻ đầu tiên ra đời, khách hàng cực kỳ hài lòng và họ đặt số lượng lớn, tất nhiên ngoài sản phẩm theo ý họ, họ còn mua niêu đất hoa mè của xóm. Lần đầu tiên xóm lò nồi mướn người ngoài vào làm phụ. Trước lúc giải nghệ truyền nghề cho con trai trưởng bà Năm Thừa có thể tự hào rằng sản phẩm của xóm Lò nồi lần đầu được xuất ngoại. Tuy nhiên theo ông Tám thì hơn trăm năm trước các "chú khách" đã mua nồi đất ở đây chở về bán tại quê hương của họ bên Tàu.

    Khi biết chúng tôi tìm hiểu viết bài ông Nguyễn kỷ bảo: "Ừ viết ngay đi chứ sang năm chưa chắc đã còn xóm lò nồi, đất không còn để làm đã đành, mà bọn trẻ cũng không đứa nào chịu theo nghề thủ công, nhọc nhằn, thu nhập thấp lại không có bảo hiểm như trong mấy xí nghiệp!Tôi có bốn đứa con mà chẳng đứa nào theo nghề gia truyền này cả !" Phụ hoạ cho nỗi buồn cho ông Nguyễn Kỷ là lời hát mênh mang của bà Năm Thừa" Chiều chiều lại nhớ chiều chiều. Nhớ nồi cơm nguội, nhớ niêu nước chè".

    Tôi ra về mang theo nỗi buồn phảng phất trong lời hát ru của người đàn bà làm nồi đất, chợt thấy thèm một miếng cơm cháy vàng ươm cạy ra từ nồi đất, chấm mắm kho quẹt, mà ngày xưa bà ngoại dành cho tôi sau giờ tan học. Hương vị dân dã của nó theo tôi suốt hành trình lưu lạc mấy chục năm qua .





    ...Ngựa hoang na?o dâfm nát tơi bơ?i... Đô?ng co? na?o xanh ngát lưng trơ?i...

    Được duong_chieu_la_rung sửa chữa / chuyển vào 01:47 ngày 22/05/2004
  2. duong_chieu_la_rung

    duong_chieu_la_rung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    0
    BÀI 2:
    LÀNG BƯỞI TÂN TRIỀU, MÓN QUÀ TẶNG CỦA DÒNG SÔNG ĐỒNG NAI.
    Ghi chép của NGUYỄN MỘT
    Đêm trăng, tôi ngồi với ông giữa vườn bưởi, gió từ sông Đồng Nai thổi ***g lộng, trời chớm đông khá lạnh, vậy mà ông già gần tám mươi tuổi vẫn ở trần. Với tay hái một trái bưởi vỗ nhè nhẹ vào lớp da màu xanh , ông bảo: "Trái này không có hột". Bằng động tác thành thạo ông dùng con dao sắc róc vỏ bưởi, múi bưởi vàng ươm lộ dần dưới ánh trăng, trông mọng như môi thiếu nữ. Tôi cắn nhẹ,ï múi bưởi tan trong miệng, ngọt lịm. Ông bảo:"Đây là bưởi đường lá cam, một loại bưởi đặc sản độc quyền của vùng đất Tân Triều". Ông tên là Trần Văn Hoà, bảy mươi tám tuổi đời, năm mươi năm tuổi Đảng, suốt đời theo cách mạng, qua hai cuộc kháng chiến dẫm nát vùng chiến khu Đ , với vô số huân , huy chương. Nhưng người dân ở đây gọi ông là" hảo hán miệt vườn" không phải vì những chiến công hay tính cách ngang tàng của ông, mà người ta kính phục, tôn xưng biệt danh là "ông Bảy hảo hán" bởi công lao ông đã đưa trái bưởi vùng này trở lại đúng tên tuổi của nó từng có hơn một trăm năm qua. Ông Hoà đưa tôi đến nhà bạn ông để thưởng thức món gỏi bưởi. Ở Tân Triều có hai người đàn ông nổi tiếng đó là ông Bảy Hoà và ông Năm Huệ.
    Đến làng bưởi ai cũng biết ông Năm Huệ vì hai lẽ, thứ nhất là ông là có công đưa loại hình du lịch sinh thái về làng quê yên tĩnh ven sông Đồng Nai để du khách tìm lại không khí ruộng đồng sau những ngày vật lộn ở chốn phồn hoa đô hội, lẽ thứ hai ông là người có công phục hồi lại món ăn truyền thống: món gỏi bưởi để làm mồi nhắm cho loại rượu đặc sản: rượu bưởi.
    Ông gọt trái bưởi Thanh, nhẹ nhàng tách các mũi bưởi, tách làm sao để cho các múi bưởi mọng nước không bị dập và rời ra chứ không dính liền vào nhau. Sau đó ông bóc những con tép bạc được bắt từ sông Đồng Nai, những con tép to như ngón tay út, trong suốt, búng tanh tách trong thau nước. Việc kế tiếp ông thái chỉ những lá rau thơm được hái trong vườn, trong số đó có một vài lá bưởi non. Oâng đưa lá bưởi nheo mắt nhìn tôi: ?o Bí quyết là ở chỗ này!? Khi đã chuẩn bị xong, ông nhúng những con tép vào nồi nước đang sôi và nhanh tay vớt ra khi chúng chuyển qua màu hồng. Oâng trộn những múi bưởi với rau thơm, cho vào một tí nước trong suốt đựng trong chiếc bình lấy ra từ tủ đựng thức ăn, bày ra đĩa và cho những con tép lên trên, điểm thêm vài lát ớt.
    Oâng Năm Huệ nhẩn nha lấy bầu rượu rót ra ly nhỏ, ly rượu trong suốt mà thoảng thoảng hương bưởi. Nâng ly ông đánh khà : Rượu bưởi. Những múi bưởi tan trong đầu lưỡi làm dịu những giọt rượu cay nồng, hương bưởi toả khắp không gian. Trong bữa tiệc rượu bưởi hôm ấy, ông Trần Văn Hoà đã tâm sự quá trình phục hồi lại cây bưởi:
    Làng Tân Triều cách thành phố Biên Hoà chừng hai km đường chim bay, nhưng nó vẫn giữ được vẻ thanh bình của vùng quê yên ả. Vườn tiếp vườn, chỉ trồng toàn bưởi, tới đầu làng ngào ngạt hương thơm, có lẽ ở đây là nơi duy nhất mùi hương hoa bưởi vẫn còn chiếm vị trí độc tôn trên mái tóc các cô gái. Trước năm 1975, bưởi Tân Triều đã xuất khẩu đi khắp thế giới, nhưng giai đoạn 1975- 1985 trái bưởi dần dần mất tiếng do đời sống khó khăn, cả làng đua nhau chặt bưởi , trồng hoa màu. Mỗi nhà chỉ còn lại vài cây bưởi để ăn chơi. Do thiếu đầu tư chăm sóc, các giống bưởi dần lai tạp và biến mất. Sinh ra và lớn lên trên xứ sở cây bưởi, ông Trần Văn Hoà luôn ray rứt khôn nguôi, khi mà hàng tấn bưởi ở các vùng khác được chở về Đồng Nai được dán mác" Biên Hoà" bày bán khắp nơi. Bưởi chua lè chua lét, khiến nhiều du khách đến Biên Hoà mua cặp bưởi về làm quà, đành thất vọng thốt lên:"Hoá ra bưởi Biên Hoà chỉ là tiếng hão" Quyết tâm phục hồi danh tiếng cho trái bưởi, ông âm thầm tìm chọn ươm hàng trăm cây bưởi con, mà bằng kinh nghiệm của cha ông để lại ông biết đâu là giống bưởi đích thực của vùng đất này. Đầu năm 1986 ông phá sạch sành sanh tất cả các loại cây mà vợ ông đã trồng trong vườn hàng chục năm qua. Ngày ông ra tay bà ôm những thân cây khóc. Cuối cùng bà đành chiäu cái khí phách của ông, cả làng trên xóm dưới chê trách ông chặt cây, thôi thì bà đành chiều ý ông vậy. Sau khi dọn sạch khu vườn thì ông hì hục đào hố, xuống phân, trồng bưởi. Toàn bưởi không có cây gì khác. Nhìn cây bưởi con yếu ớt lưa thưa ai cũng cười ông. Bốn năm sau, cây bưởi trả ơn ông, trái bưởi sinh ra từ phù sa hạ lưu con sông Đồng Nai ngọt lịm như tiếng tăm của nó đã từng có. Từng đoàn du khách ở Chợ Lớn-Sài Gòn đổ về vườn bưởi của ông. Giá tăng vùn vụt từ năm mươi ngàn đồng một chục đến hai trăm ngàn đồng một chục, rồi ba trăm ngàn đồng một chục vẫn không có mà bán. Ngay khi thu hoạch đầu mùa, khu vườn đã đem lại cho ông hàng trăm triệu và lúc này mọi người mới vỡ ra và họ đã tôn xưng ông là"hảo hán" dám nghĩ dám làm...
    Tân Triều có gần hai trăm hecta chuyên canh cây bưởi. Theo gương ông Bảy, người dân Tân Triều mạnh dạn xoá vườn tạp để phục hồi lại cây bưởi. Ông Bảy hồ hởi nói :"Từ ngày trái bưởi lấy lại vị thế của mình, đời sống người dân Tân triều khác xưa, trước đây kiếm được tiền ăn đã khó, nay cả làng đều có nhà xây, hầu hết đã có xe máy."
    Đồng Nai có nhiều nơi trồng bưởi, nhưng trái bưởi Tân Triều ngọt lịm, hương vị khác hẳn. Mỗi độ xuân về hàng ngàn du khách đổ đến đây để thưởng thức " Bưởi Biển Hoà " chính gốc như lời của câu ca dao cổ : " Biên Hòa bưởi chẳng đắng the. Ăn vào ngọt lịm như chè đậu xanh. " Bưởi Tân Triều có nhiều loại: Bưởi Thanh nổi tiếng từ lâu, nước nhiều trái rất sai, mỗi mùa một cây có thể cho từ bốn đến năm trăm trái. Bưởi Xiêm, bưởi Long vị ngọt nhưng trái nhỏ. Ngon nhất là bưởi Đường lá cam và bưởi Đường núm. Loại này da láng mượt, khi chín vàng rực đẹp mắt và ngọt như đường nên rất được ưa chuộng. Bưởi ổi trái nhỏ nhưng có đặc tính lạ, có thể để dành hơn nửa năm, da quắt lại như trái dâu khô nhưng bóc ăn ngọt lịm.
    Tân Triều là ngôi làng cổ xưa nhất ở Đồng Nai, nằm ven sông được bao bọc bởi kênh rạch tạo thành cù lao biệt lập, chỉ có một con đường duy nhất vào làng. Chiều chủ nhật, tiếng chuông nhà thờ cổ hơn trăm năm, gióng dả báo hiệu giờ tan lễ, các cô gái thướt tha rời thánh đường. Một mùi hương êm đềm lan tỏa trong không gian không hiểu mùi hương từ mái tóc các cô hay từ những vườn bưởi trĩu quả. Những trái bưởi mọng láng căng tròn chen chúc nhau sà hẳn xuống mặt đường.
  3. duong_chieu_la_rung

    duong_chieu_la_rung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    0
    Bài 3:
    CHUYỆN NHỮNG NGƯỜI THỔI LINH HỒN VÀO ĐÁ Ở MỘT LÀNG NGHỀ 300 NĂM.
    Ghi chép của Nguyễn Một
    Có một lần tôi nhìn thấy một người ngoại quốc mê mải ngắm nhìn cặp sư tử đá trong khuôn viên chùa Bà Thiên Hậu. Sau khi quan sát tỉ mỉ từ bờm đến chân, ông ta đi quanh con sư tử. Tôi tò mò đi theo ông và chợt nhận ra đi theo hướng nào cặp mắt của con sư tử đá cũng nhìn theo. Tương truyền cặp sư tử đá ở miếu tổ tiên sư nghề đá Bửu Long do một nghệ sĩ khắc đá tài hoa tạc ra cách đây gần thế kỷ. Trước khi làm cặp tượng này ông đã phải chay tịnh suốt cả tuần rồi mới tiến hành chạm lưỡi đục đầu tiên vào tảng đá, sau một tháng hai pho tượng hoàn thành, cặp sư tử nhìn từ xa như đang động đậy. Đến cơ sở Tân Vĩnh Quang, gặp Ông Chung Văn Thọ người thợ đá tài hoa của làng đá Bửu Long, gần ba mươi năm trong nghề, từ đôi bàn tay chai sần, nức nẻ ông đã tạo ra hàng ngàn tác phẩm, nhiều sản phẩm của ông chu du tận châu Âu. Ba mươi cầm búa đến nay đã qua cái tuổi ?otri thiên mệnh? ông vẫn vác đồ nghề đi làm thuê cho người khác. Ông bảo cái nghề ?obạt đá phá rừng? này không ai giàu đâu anh ơi! Anh Huỳnh Văn Lương chủ cơ sở Tân Vĩnh Hưng cười, phụ hoạ với anh Thọ: ?oDòng họ tôi bốn năm đời theo nghề đá, đến thời tôi nhờ trúng số mới xây được nhà đó anh ạ!? Từ năm lên mười, ông Thọ đã theo thầy Xắc Phạ học nghề đá, đến năm hai mươi tuổi ông mới có thể cầm búa đục tạo ra sản phẩm đầu tiên. Khi chúng tôi đến thăm, ông đang đục tượng phật Di Lặc bằng đá xanh. Dù chưa hoàn thành nhưng nụ cười của ?o người cai quản niết bàn? đã toát lên vẻ phúc hậu thánh thiện lạ lùng. Có lẽ không có nghề nào phải mất thời gian học việc lâu như nghề làm đá mỹ nghệ. Cho đến nay nghề này vẫn dạy theo phương pháp bí truyền, mỗi người thầy chỉ truyền lại cho một vài học trò sau khi đã thử lòng kiên nhẫn của họ. Anh Hưng cho biết: ?o Ngày xưa lúc mới vào học nghề của thầy La Khiêm, suốt cả tháng ông bắt tôi ngồi chẻ đũa cho thật thẳng, khi đã thành thục ông đưa cho tôi tảng đá gồ ghề bảo phải cắt đục cho thật vuông vức sắc cạnh, sau đó ông mới chính thức nhận tôi vào học việc. Ông Huỳnh Văn Lương chủ cơ sở làm đá Tân Vĩnh Hưng, nghề gia truyền gần mười đời nay thì nghề tạc tượng đá từ Trung Hoa du nhập vào Biên Hòa đã hơn ba trăm năm nay. Năm Kỷ mùi (1679) Trần Thượng Xuyên dẫn 3000 quân tướng nhà minh chạy về phương Nam lánh nhà Thanh ông dừng chân ở Nông Nại (Đồng Nai ngày nay). Trong đoàn người ấy có một số người có một số người nước Sùng, một nước chư hầu thời cổ đại ở phía bắc Trung Quốc bị đày xuống Quảng Đông. Khi nhà Thanh cai trị, họ chạy theo Trần Thượng Xuyên vào Đồng Nai, do khi chào hỏi của họ thường nói : ?o Hé oa? ( dạ ) nên người Việt gọi họ là người Hẹ. Những cư dân này có nghề làm đá, họ là những người đục đá lát đường cho Nông Nại đại phố. Nghề đá truyền dần cho Người Việt. Làng đá Bửu Long là làng nghề thủ công truyền thống lâu nhất ở Đồng Nai, nó tồn tại hơn 300 năm nay.
    Tại làng đá có một người thợ đá khá nổi tiếng là hội viên chi hội điêu khắc, Hội Mỹ thuật thành phố HCM đó là anh Nguyễn Thanh Tiên. Là người Việt sinh ra ở làng đá, ngay từ nhỏ Nguyễn Thanh Tiên đã say mê với những tác phẩm mà cha ông tạo ra từ tảng đá vô tri, Năm 13 tuổi, Tiên xin theo thầy Năm Lện để học nghề. Năm 1982 Hội Mỹ Thuật thành phố về tuyển thợ khắc đá để cùng các nghệ sĩ điêu khắc làm tượng đá, nhờ khéo tay Tiên được chấp thuận. Năm 1982 anh cùng nhà điêu khắc Nguyễn Hải thực hiện pho tượng đá Thủ Khoa Huân cao 7m đặt tại thành phố Mỹ Tho. Nguyễn Thanh Tiên tâm sự : ?oKỷ niệm sâu sắc nhất trong đời làm đá của anh là được cùng nhà điêu khắc nổi tiếng Diệp Minh Châu chạm khắc tượng đá Bác Hồ đặt tại Bộ Tư lệnh TP HCM.? Ông Chung Văn Thọ cho biết ?oLàng đá tồn tại không chỉ nhờ vào các sản phẩm mỹ nghệ, trước đây cả làng hơn một trăm hộ sống được chủ yếu là nhờ các sản phẩm phục vụ cho đời sống con người như cối xay bột, côi giã gạo, côi giả tiêu, cột đình chùa và những sản phẩm phục vụ cho con người khi không còn sống như bia mộ, trụ đá hoa sen...Bây giờ chỉ có làm đá mỹ nghệ bán cho người trong và ngoài nước cùng với đình chùa mới sống được, các vật dụng khác đã bị các sản phẩm của nền công nghiệp hiện đại đánh bạt nên làng đá tan rã dần. Thời trước làng đá Bửu Long cực kỳ phồn thịnh nhưng đến nay cái nghề nặng nhọc và công phu này chỉ còn khoảng hơn chục gia đình với vài chục thợ đá. Trong khi làng đá Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng ngày càng phát đạt, nhờ phát triển ngành du lịch, doanh thu mỗi năm ở làng Ngũ hành Sơn lên đến 15 tỷ đồng, thu hút hơn hơn 1500 lao động. Anh Huỳnh Văn Lương lo lắng: ?oVới tình trạng làm ăn lẻ tẻ và trông đợi khách hàng đến đặt món như hiện nay thì một ngày không xa làng nghề ba trăm năm này chỉ còn trong sách vở mà thôi.?
  4. duong_chieu_la_rung

    duong_chieu_la_rung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    0
    Bài 4:
    LÀNG NAI VÀ CÂU CHUYỆN VỀ ?oÔNG GIÀ NAI? TRÊN ĐẤT ĐỒNG NAI.
    Ghi chép của Nguyễn Một
    Truyền thuyết kể rằng, ngày xưa nơi này nai nhiều vô kể nên được gọi là Đồng Nai. Sau hơn ba trăm năm vùng đất bao dung đón nhận hàng triệu cư dân về sinh sống, cùng với sự phát triển của con người, những con vật hiền lành ngơ ngác của núi rừng dần dần biến mất. Nhưng hôm nay, từ vài con hươu, con nai của những cư dân vùng Hương Sơn Hà Tỉnh, đàn hươu nai lên đến hàng trăm con, họ lập thành làng quanh lòng hồ Trị An...
    Ông Nghiêm Xuân Tý sinh ra làng Sơn Phố, Hương Sơn- Hà Tỉnh quê ngoại của ông tổ thuốc Nam - Hải Thượng Lãn Ông. Quê hương ông có truyền thống sử dụng thuốc Nam, nhiều thầy thuốc ở miền núi này cắp tráp đi chữa bệnh khắp nơi. Đã hơn hai trăm năm trước, các cụ lang đã biết được tác dụng đại bổ của cặp nhung hươu và sớm ý thức được sự tuyệt diệt của loài thú không có vũ khí tự vệ này nên đã đưa những chú hươu sao về nhà nuôi để lấy nhung, chữa bệnh cho nhân dân. Trải qua bao đời, nhung hươu Hương Sơn chu du khắp trong và ngoài nước, ba làng Sơn Giang, Sơn Phố, Sơn Trung là nơi có số lượng đàn hươu lớn nhất nước. Từ nhỏ ông Tý đã quen thuộc với những vật ?o...ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô? này, ông dành cho chúng tình cảm đặt biệt không chỉ vì giá trị kinh tế trên cái đầu xinh xắn ấy. Ở làng quê Sơn Phố, ông nổi tiếng là người có nhiều kinh nghiệm nuôi hươu dù tuổi của ông lúc ấy mới ngoài bốn mươi, bởi ông luôn tìm tòi học hỏi các bậc trưởng lão.Từ ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, ông đã chú ý đến địa danh Đồng Nai, một vùng đất trù phú ở miền Đông Nam bộ. Sau khi đất nước thống nhất ông có ý định đưa con hươu vào đất Đồng Nai, nhưng thời kỳ ấy còn ?ongăn sông cấm chợ? ông âm thầm học hỏi, làm một luận chứng kinh tế có tên gọi: ?oPhát triển nghề nuôi hươu và thuần hoá con nai vàng Nam bộ?. Đất nước mở cửa, ông gởi ngay luận chứng này cho UBND Tỉnh Đồng Nai. Chưa đầy một tháng sau, ông đã nhận được hồi âm của các vị lãnh đạo, ông không ngờ cái luận chứng của người nông dân xa xôi như ông lại được chấp thuận nhanh chóng như vậy. UBND tỉnh Đồng Nai đã cho xe về tận quê hương Hà Tỉnh để đón đàn hươu cùng gia đình của ông về vùng đất mới. Tỉnh cho phép ông chọn bất kỳ nơi nào để nuôi hươu, ông đã chọn vùng đất phù sa ở thượng nguồn sông Đồng Nai, nơi có hồ thuỷ điện Trị An mênh mông nước, mênh mông cỏ, mênh mông rừng... Tại đây ông đã cứu sống nhiều chú nai ở vùng ?oMã Đà Sơn cước? đang bị dân nhậu chuẩn bị đưa lên bàn mổ...
    Vài năm sau đàn hươu và nai vàng nam bộ của ông lên đến hàng trăm con...Thấy sinh sống được nhiều đồng hương của ông lần lượt về vùng đất mới, và tại đây họ đã tạo dựng nên một ngôi làng mới đặc thù Đồng Nai và bây giờ tên tuổi của nó lan rộng cả nước ?" Làng Nai Trị An.
    Nai- hươu mỗi năm cho nhung một lần, cặp nhung hươu nặng khoảng 4 đến 800 gam, giá hiện nay mỗi lạng khoảng 600 ngàn. Cặp nhung nai nặng từ 1,2kg đến 2,2kg giá mỗi kg nhung nai giá 3,5 triệu. Đó là mức lợi nhuận khá cao. Đất Đồng Nai có khí hậu và nguồn lương thực dồi dào hợp với các loài động vật hoang dã, đúng như tên gọi của nó nên từ 7 con hươu ban đầu của ông Nghiêm Xuân Ty,ù đến nay có gần một trăm hộ nuôi hươu, nai với số lượng ước tính lên đến gần một ngàn con và số lượng nai chiếm khoảng 2/3. Một thời gian dài, nhung bán đắt nên nhiều nhà giàu lên trông thấy. Thời điểm từ năm 1990 đến năm 1995 giá nai, hươu tăng vùn vụt đến chóng mặt, thời điểm cao nhất một con nai cái có giá khoảng 25 triệu đồng, người ta đổ xô đi mua nai để nuôi. Nhưng chỉ một năm sau, cơn sốt hạ xuống, mỗi con nai chỉ còn khoảng vài triệu, nhiều gia đình phá sản, làng Nai tan tác. Nhưng may mắn, hươu, nai vốn dễ nuôi, hầu như không bệnh tật nên người nông dân vẫn vớt vát được cặp nhung của nó cho hàng năm. Đến nay giá cặp hươu, nai con khoảng 5 triệu, làng Nai dần dần đi vào ổn định. Vào mùa xuân khi những con nai và con hươu cho lộc thì cũng là lúc chúng chịu cuộc hành quyết đầy đau đớn. Những thanh niên khoẻ mạnh sẽ trói gô chúng lại và cắt cặp nhung trong tiếng kêu la vang động núi rừng. Những cặp nhung phải lập tức đựơc tiêu thụ ngay sau đó, nếu để vài ngày sẽ bị nhiễm khuẩn và hư, lúc ấy nhung trở nên cực độc. Dù biết giá trị chữa bệnh và dinh dưỡng của nhung hươu, nai rất cao nhưng cho đến nay người chăn nuôi vẫn bán sản phẩm theo kiểu bán lẻ chứ chưa hề có công ty, tổ chức nào bao tiêu sản phẩm. Làng Nai Đồng Nai vẫn còn nằm trong tình trạng bấp bênh!
    Ông Nghiêm Xuân Tý năm nay đã thất thập, ông được coi là ông tổ của làng Nai, Trị An. Trong thời điểm khủng hoảng nhất của làng Nai, ông đã bình tĩnh cho di dời đàn hươu, nai ra gần khu vực thị trấn, lập trại ngay trên 2 ha đất mà UBND tỉnh đã cấp cho ông. Tại đây ông dành nhiều thời gian tiếp cận thị trường để giúp bà con trong Trị An tiêu thụ những sản phẩm mà họ thu họach hàng năm. Bên cạnh việc nuôi hươu, nai kiếm sống ông còn là người đam mê duy trì những giống hươu, nai quí hiếm. Hàng chục năm qua ông đăm đắm việc đi tìm con hươu xạ mà nhiều người khẳng định loài hươu này đã từng có trên đất Việt. Đây là loài hươu nhỏ cao khoảng 50cm nặng từ 7 ?" 17 kg, hươu xạ không có sừng, nhưng hươu xạ cái có túi da dưới bụng toát mùi hương rất mạnh. Khi trang trại ổn định, ông rong ruổi hàng tháng trời trên chiếc xe máy đi suốt chiều dài đất nước để tìm con hươu xạ. Nhưng cho đến nay ?ocon vật nhỏ nhắn, mỗi bước đi để lại muì hương thơm ngát núi rừng? vẫn không hề xuất hiện ở đâu cả! Bù lại, một trong những chuyến rong ruổi ông cứu được một loài Hươu đã được thế giới đưa vào sách đỏ. Một lần về Phú Yên tình cờ vào trong một quán phở, chủ quán mời ông xơi thử phở hươu, ông giật mình nhận ra miếng thịt trên bán phở thơm nức và đậm hơn thịt những hươu mà ông nuôi ở nhà. Ra sau nhà ông phát hiện ra bộ lông vàng óng của con thú vừa bị giết thịt, trong chuồng còn con thú khác đàng nằm chờ lên thớt. Với con mắt nhà nghề ông nhanh chóng nhận ra đây là con hươu vàng, một giống hươu quí hiếm đang trên đà diệt chủng mà vườn bách thú Hà Nội đã từng mua ở nước ngoài chuyển về bằng chuyên cơ. Ông bỏ ra hàng tháng lùng sục các thợ săn trong vùng và đặt giá gấp ba lần để mua giống hươu vàng. Từ vài con mua được ông đã nhân lên đàn hươu vàng được 8 con, vừa qua Sở VHTT Gia Lai đã mua lại đàn hươu này, ông chỉ giữ một cặp làm giống. Đưa chúng tôi xem hai cặp sừng lạ, ông Tý cho biết: ?oTrong một thế kỷ qua, cả thế giới chỉ phát hiện mười con thú chưa có tên, trong đó có hai con ở Hà Tỉnh ?" Việt Nam, chính là hai con vật này đây. Các nhà khoa học đặt tên chúng là:Sao la và Mang lớn, hai cặp sừng này tôi mua lại của một nhóm thợ săn trước khi nó được đặt tên. Dù bây giờ chúng được baỏ vệ bằng dự án bảo tồn động vật quí hiếm, nhưng tôi rất lo lắng, bởi quê tôi là nơi mà thợ săn trộm hoạt động rất táo tợn. Vì vậy tôi chỉ mơ ước làm sao tôi được chính quyền cho phép tôi tìm mua và nuôi hai con thú này. Loaị này không sinh lợi gì cả, nuôi nó chỉ để bảo tồn mà tôi. Tôi tin rằng với kinh nghiệm cả đời nuôi nai, hươu tôi sẽ có thể baỏ vệ và duy trì được nó...Tôi chiụ ơn nuí rừng tôi muốn có một chút đóng góp trong những ngày xế bóng...! ?
    Tuy nhiên theo chúng tôi, sự đóng góp của ông Tý và những người đồng hương của ông tạo ra làng Nai ở Đồng Nai mới là đáng kể. Ngày nay bên cạnh những làng Đá, làng Nồi đất, làng bưởi Tân Triều, có thêm làng mang tên của chính xứ sở này: Làng Nai.
  5. duong_chieu_la_rung

    duong_chieu_la_rung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    0
    Bài 5:
    CHUYỆN ÍT BIẾT VỀ HAI NGÔI CHÙA CỔ NHẤT MIỀN NAM Ở LÀNG QUÊ NGÀY XƯA LÀ PHỐ
    Ghi chép của Nguyễn Một
    Năm 1679 Trần Thượng Xuyên đặt chân đến Biên Hoà, ông cùng đồng bào người Hoa định cư trên vùng đất nhỏ nằm giữa hai nhánh sông Đồng Nai, đến nay đã trên ba trăm năm. Người ta nhắc đến ông vì ông có công tạo nên thương cảng sầm uất trên cù lao, thực tế trước đó đã có nhiều người Việt sinh sống tại đây, chính họ mới là những người có công khai phá đất cù lao. Ngày nay cù lao không còn là phố nữa, mà là vùng ven bình yên bên cạnh thành phố Biên Hoà ồn ào với nhịp sống công nghiệp. Người dân ở đây tự hào vì trên cù lao có hai ngôi chùa của Người Việt và người Hoa cổ nhất miền Nam. Nhà sư Huệ Thiền cho biết theo thư tịch còn lại thì chùa Đại Giác thành lập từ năm 1412. Ngày đó đất cù lao còn hoang sơ , chủ yếu là đầm lầy và rừng rậm, một nhóm người Việt đã đến đây khai phá, họ thường xuyên bị thú dữ tấn công. Để có chỗ cầu nguyện thần linh che chở họ đã lập một cái am nhỏ thờ Phật. Dần dần dân cư đến sinh sống đông đúc, họ xây trên mảnh đất ấy một ngôi chùa. Mãi đến năm 1704 tổ Thành Đẳng đến trụ trì và ông đã phát triển tín đồ đạo Phật vùng này và tu sửa ngôi chùa khang trang hơn. Năm 1801 bị quân Tây Sơn truy đuổi Nguyễn Ánh đã đến trú ẩn tại đây. Trong bầu đoàn thê tử của ngài có công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh là người uyên thâm về phật học, nàng xuất gia đầu Phật và ở đây cho đến khi vua cha lên ngôi và triệu nàng về kinh. Theo nhà sư Huệ Thiền thì không ai rõ tên Đại Giác tự có từ lúc nào, khi công chúa về kinh bà đã để lại bài kệ giải thích ý nghĩa hai chữ Đại Giác, (tóm tắt hai bộ kinh Kim cang và Bát nhã) bút tích của bà còn đến ngày hôm nay, ngoài ra bà còn cúng dường tấm biển ba chữ: ?oĐại Giác tự?.
    Chùa Đại Giác còn có tên gọi khác là chùa Tượng, thầy Huệ Thiền giải thích: Chữ tượng ở đây không phải là tượng phật mà là Voi, vì 1802 vua Gia Long đã cho đàn voi đến chở đất đắp sân xây lại chùa, khi công trình hoàn thành ông cho thợ tạc pho tượng phật Di Đà bằng gỗ quí cao gần hai mét đến nay vẫn còn thờ tại chính điện. Người dân ở đây thường kể về một thiên tình sử vị tổ đời thứ 35 khá bi tráng. Chuyện này sau được Hoà thượng Thích Thanh Từ sưu tập và viết lại trong cuốn ?o Sử thiền sư Việt Nam? (trang 472).Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành không rõ năm sinh, là nhà sư đầu tiên ở miền Nam được phong quốc sư. Với kiến thức Phật học uyên bác ông được vời về kinh để giảng dạy cho hoàng tộc. Tại kinh đô, bà cô cô ruột của vua Minh Mạng thọ giới bồ tát, được ông ban pháp danh Tề Minh Thiện Nhựt. Trong những ngày theo học đạo vị hoàng cô yêu say đắm nhà sư . Năm 1821 sư phụ của ông là Hoà thượng Phật Ý Linh Nhạc viên tịch, ông trở về miền Nam chịu tang rồi ở lại chùa luôn. Những tưởng tránh được oan tình ràng buộc, nào ngờ vị Hoàng cô si tình tìm đến tận nơi. Ông quyết định nhập thất hai năm, tránh không gặp mặt người đàn bà si tình, nhưng Hoàng cô quyết liệt xin được nắm tay ông, cảm động trước tấm thịnh tình ấy ông đưa tay ra cửa sổ cho bà hôn. Đêm ấy ông tư thiêu sau khi ghi lại bài kệ trên vách để bày tỏ tấm lòng trong sạch của mình. Điều lạ là mọi thứ cháy hết nhưng bài kệ ông ghi trên vách vẫn còn, đến nay nhiều nhà sư thuộc bài kệ này của thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt . Ba ngày sau khi an táng thiền sư, Hoàng cô cũng uống độc dược quyên sinh tại chùa Đại Giác.
    Không nhiều giai thoại như chùa Đại Giác của người Việt nhưng chùa Ông cũng thu hút khá đông tín đồ về dâng hương cầu lộc. Ngôi chùa này được cộng đồng người Hoa xây dựng khoảng năm 1684 -1685 tức trước khi Nguyễn Hữu Cảnh đặt nền móng chính quyền hơn chục năm. Ngôi chùa thờ Quan công, bà Thiên Hậu và các tổ nghề như Uất Trì Cung (tổ nghề đá) Lỗ Ban ( tổ nghề mộc) Ngũ Đăng (tổ nghề rèn). Chùa ông có nhiều tác phẩm điêu khắc mang đậm dấu ấn của cộng đồng người Hoa trong thời kỳ đầu lập nghiệp trên cù lao Phố như: Bộ sư tử đá, cột đá granit, bàn thờ đá có hơn ba trăm năm.
    Hai ngôi chùa cổ nhất miền Nam nằm trên đất cù lao phố tuy đã được công nhận di tích lịch sử, nhưng việc duy tu bảo quản vẫn còn chưa chú trọng đúng mức. Khi thầy Huệ Thiền đưa chúng tôi đi thăm ngọn bảo tháp trên 300 năm làm bằng đá ông sau chùa, chúng tôi vất vả lắm mới nhìn thấy tầng tháp vì cỏ mọc phủ kín (xem ảnh). Các cụ cao tuổi quanh chùa cho biết, có lẻ do truyền thống hướng về nguồn côi cho nên thời gian qua mỗi độ xuân về các nam thanh nữ tú dập dìu về chùa Đại Giác hái lộc đầu năm.
  6. songxua

    songxua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2004
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn DCLR đa đưa những bài viết này lên diễn đàn Đồng Nai

Chia sẻ trang này