1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhu quyê??n, ai Nhu ai Cương ?

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi linhlemy, 25/04/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. linhlemy

    linhlemy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Nhu quyê?n, ai Nhu ai Cương ?

    Thỉnh thoảng trong buổi tập có bạn mới bảo: Em thấy các môn nhu đều mềm mại, sao bên mình tập như thế này?

    Mình hỏi lại: Theo em thế nào là nhu?

    Trả lời: Thì thả lỏng, mềm...

    Mình: Chắc đúng rồi. Nhưng để tập mềm lỏng được quả thực không dễ dàng. Tuy nhiên, mình cũng có 1 cách hiểu về nhu như sau:

    Đầu tiên, thử xem cương tiếp cận vấn đề như thế nào? Là luyện thân mình đồng da sắt, là áp đảo đối phương tuyệt đối. Đối phương dùng 8 lực, ta dùng 9 lực, đối phương 9 lực, ta 10 lực, khuất phục họ bằng sức mạnh của ta.

    Còn nhu là như thế nào? Giả sử ta hơi yếu đuối và bé nhỏ hơn, như vậy, khi đối phương dùng 10 lực, ta chỉ có 8 lực, làm thế nào?

    Có thể như sau: Tránh chỗ đối phương đang chiếm ưu thế, dùng 8 lực đánh vào nơi 5 lực của đối phương.

    Thầy tôi cũng từng viết: Dùng công phu để bù đắp khiếm khuyết về hình thể, đối luyện nhiều để vượt qua sợ hãi...

    Tuy nhiên, đối luyện cũng không cần đến mức dạn xương, bầm mắt, máu me đầm đìa, mà là đối luyện có nguyên tắc (theo bài) và đối luyện tự do nhưng cần kiềm chế đòn.

    Kiềm chế đòn cũng là 1 công phu. Ở những nơi cơ thể khá chắc như ngực, lưng, 2 bả vai, đùi, mông...có thể ra lực hợp lý, nhưng ở nhữg vị trí trọng yếu, mặt, gáy...chỉ cần đặt tay vào là đủ. Những người mới tập hay giật mình, tay văng tứ tung, người tập lâu hơn phải chỉ dẫn. Và quan trọng là trước khi tập nên có quy ước (không xỉa tay vào mắt, đá chân vào hạ bộ, bóp hầu, nắm đấm khi đưa lên mặt...).

    Có 1 phương pháp giúp người tập lâu năm hơn cân bằng với người tập mới, đó là ra đòn kém 1 nhịp, và thường là đòn phản công, đòn khắc chế. Thêm vào đó, 2 người tập nên ra chiêu nhịp nhàng, tránh giật cục kẻo không kìm được đòn.

    Thầy tôi cũng hay nhắc: Sư huynh phải đánh trên cơ sư đệ. Như thế, cần nhường sư đệ. Huynh mà lúc nào cũng phải đau đầu tìm cách khuất phục đệ, chứng tỏ công phu còn rất hạn chế.
  2. linhlemy

    linhlemy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Nhân kể chuyện huynh đệ, hồi mới vào tôi gặp vài ác mộng. Một huynh sau khi đang kéo đẩy 1 hồi (quy ước chỉ dùng tay), tự nhiên hạ tấn đá 1 phát vào giữa 2 chân mình, nghe buốt nhói, ra ngoài đứng độ 15phút sau mới hồi phục. Nhưng kể từ đấy về sau, huynh này cứ gặp mình là tránh, chắc sợ đệ trả thù
    Huynh thứ 2 có đòn xỉa mắt thần sầu quỷ khốc. Thi thoảng tập với các đệ lại chọc tay vào mắt các đệ rồi: ÔI chết, anh nhỡ tay, rồi cười, tởm đếch chịu được . Tuy nhiên, sau này khi dùng đòn này với 1 bác mới nhưng khoẻ, bị bẻ tí gẫy ngón tay, từ đấy cũng trở nên biết điều hơn.
    Nói về ngón tay, đối với 1 số môn nhu thường ít dùng nắm đấm, thì ngón tay là nơi trọng yếu, và các khớp ngón tay thường rất hay chấn thương trong khi tập luyện. Do đó, trước buổi tập cần nghiêm túc tập 1 số bài quyền có động tác nắm tay cho kỹ, nhằm tránh chấn thương ngón tay. Trong buổi tập, cũng nên có những lúc thử bóp ngón, xiết bàn tay nhau để luyện thêm công phu ngón tay. Khi tiếp đòn vào thân trên bạn tập, hoặc phải dùng chưởng, hoặc phải nắm ngón hờ, tránh tiếp xúc đầu ngón tay dễ trấn thương.
    Về đòn trỏ: Là đòn ưa dùng khi cận chiến, nhưng khi dùng phải hết sức thận trọng. Tôi cũng có lần theo thói quen, sượt trỏ qua mặt bạn tập. Có hôm dùng trỏ để chặn đỡ, cũng suýt gây chuyện, vì anh kia có sẵn dao bấm trong túi, lại đang hơi men nên tí nữa lao vào ăn thua đủ.
    Về đối luyện: Lớp hay có học viên mới, nên anh em cần tìm hiểu bản tính nhau trước khi tập đôi, và cần có thoả thuận đòn. Nhiều đôi tập không khác gì trận chiến thực sự, ném nhau bay xa hàng mét, tiềm ẩn nguy cơ gây mất đoàn kết.
  3. linhlemy

    linhlemy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0

    [/quote]
    Trong đối luyện, thái độ của 2 người là quan trọng. Tuỳ bản tính, có người tập thì lầm lì, có người thì tập như chơi, có người cương quyết ăn thua đủ, có người cười hề hề như tiêu dao phong thuỷ. Lại có 1 số người đến với lớp sau khi đã trải qua những trận chiến đáng nhớ ngoài đời, nên khi tập nghiêm túc, thậm chí có phần căng thẳng quá. Cần tìm hiểu thái độ, tính cách của người kia để khi tập có cách ứng xử phù hợp.
    Đối với 1 người mới, ta chưa biết nhiều, tốt nhất tập với thái độ ôn hoà thăm dò. Có thể vừa vào tay vừa trò chuyện cho bớt căng thẳng.
    Khôn ngoan đá đáp người ngoài, gà cùng 1 thầy ai lại nghĩ trò đá nhau
    Đòn cơ bản và đòn độc:
    Trên thực tế, tôi quan niệm đòn độc là đòn có tính sát thương cao. Nên tối kỵ dùng các đòn có lực vào những yếu huyệt trên người bạn tập: Toàn bộ phần mặt, đường trung tuyến từ giữa mặt xuống cổ, ức, rốn, bụng dưới, hạn bộ, kheo chân, kheo tay, các đòn giẫm, đạp, gối, chỏ, xỉa, đòn triệt trụ (thầy tôi khi triệt trụ làm mẫu đều trờ tay sẵn sàng để kéo trò lên).
    Thầy tôi rất ghét dùng và không bao giờ cho học viên luyện các đòn độc. Nếu có, chỉ lấy hình. Thầy quan niệm, học võ trước hết để khoẻ. Người học võ nên đường hoàng, đĩnh đạc, luyện cơ bản.
    Nói điều này bởi có 1 số người sai lầm khi lúc nào cũng chăm chăm luyện xỉa mắt,đá hạ bộ. Thực ra, đối với 1 người có công phu trung bình, nếu dùng những đòn như thế với người thường, dễ gây tình trạng : Chưa đánh ngườu mặt đỏ như vang, đánh người xong mặt vàng như nghệ...
  4. linhlemy

    linhlemy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0

    Trở lại câu hỏi: Nhu quyền ai nhu ai cương? Một bạn mới tập ở chỗ tôi có nhận xét nhiều võ sư nhu quyền công lực cũng rất kinh khủng. Cái này thì tôi chịu, nhưng với những người mới tập, thì 1 thằng cu tập toẹ như tôi cũng có khối thứ để loè.
    Hí hí nhớ lại mấy lần tôi loè sư đệ và 1 số bạn đến tham quan lớp. Tôi bảo thế này: anh cũng mới tập (thật đấy) nhưng có thể cho các bạn đấm thoả mái (há há, nghe như võ sư nổi danh . Đấm thoải mái vào đâu?
    Đầu tiên là bả vai . Mấy chú em ra sức đấm vào bả vai anh, có hề gì , thi thoảng anh vẫn cho chúng nó phi cả ống đồng thật lực vào, dù có lúc cũng buốt hết cả óc. Nhưng tóm lại có chú ôm tay suýt xoa, vì đã tập võ bao giờ đâu, toàn tập với anh Bruce Lee với anh Jet Lee trên phim, he he.
    Nhân nói chuyện phim, mấy lần thầy mắng mấy chú cứ thích đá giống phim, co chân, xoay người, đá cao, đến là điệu, thầy chửi bảo: các cậu đá thế này ra đường nó ốp chết . I have no idea, vì có tập với mấy anh đánh giống phim rồi, vì các anh ấy đánh đau bỏ mẹ, *** kiềm đòn gì cả, phải cái được mấy phút đứng thở như 1 con trâu, he he, 10 năm trước mình cũng treo ảnh Bruce Lee, hồi còn sinh viên....
  5. linhlemy

    linhlemy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Loè cho đấm bả vai xong rồi là cho đá bả vai. Đầu tiên phải bảo: Mình đá 50% sức thôi nhé. Cậu kia cũng ra vẻ thông cảm, giơ tay, lấy đà, phang chân lên. Hé hé, nếu cảm thấy okie, cho chú phang 70%, rồi 100%, khi nào chán thì thôi.
    (Lưu ý: Cấm dùng chiêu này loè mấy chú tập phang ống nhiều như Ka, Teak, với lại ông nào chơi khăm phang trượt bắp mà xuống xương tay thì bỏ mẹ. Cũng cấm luôn việc thử ông nào gày gày, chân toàn xương, làm gì có đệm mỡ cho mình giảm va chấn.)
    Trò loè bả vai này hoàn toàn áp dụng được cho ngực. Trả cần là võ sư gì, một người tập bình thường đều có thể cho người khác đấm vào ngực ở 1 mức độ nào đó, vì ngực có bộ xương rất chắc đằng sau đỡ. Mình có lần xem Youtube thấy có anh Việt kiều cho Tây đấm ngực bôm bốp, anh này cười hề hề không sao, nhưng đấm như mấy thằng đấy, mình cũng chịu được, có điều ghét kiểu cười tinh vi kiểu Tao là Rambo đây của anh ý. Gặp mấy thằng đen nó phệt cho bỏ mịa...
  6. ntanbc

    ntanbc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2004
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Lại tự sướng rồi, cũng hay, cố lên nhé
  7. linhlemy

    linhlemy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0

    [/quote]
    Nói chuyện thằng đen, khoe luôn cũng thỉnh thoảng mình có tập với Tây. Nói chung Tây đến Việt Nam đa phần điềm đạm, nhất là lúc tập với anh em, nên cũng không có vấn đề gì. Hồi mình mới tập, có lần tập với 1 gã cao gần 2 mét, quét chân chú được 1 phát, chú ngã nhào. Mình sướng quá, éo tin ở mắt mình nữa, nhảy ra ngoài trấn tĩnh, suy nghĩ tại sao như thế, với lại lúc đấy cũng sợ nó trả thù, lo xa thế cơ chứ.
    Nhưng cũng có thằng Tây rát đòn, trờ tay vào người là kêu choé chéo, ối ối đau quá. Bts, lúc mà ấy gái Việt chắc là nó không ối ối đâu nhở, mỗi lần đến lớp lại mang theo 1 đứa con gái đến là xinh, cao, trắng, tóc dài, cả Tây lẫn ta...Làm Tây sướng thế. Ờ sướng nhiều rồi thì phải khổ tí nhé.
    Bọn Tây rất ham cầu tiến nhé. Thấy mình ăn nó liên tục mà nó cứ lóng nga lóng ngóng, nó không cay cú lắm đâu mà đến gần hỏi han: How can you do that? Lại phải lộ cho nó tí bí quyết bản môn , 1st, you block their hand like this, then, hự, thế. Sư bố nó học nhanh lắm, vài buổi sau chơi ăn miếng trả miếng Tits 4 tats đàng hoàng với mình ngay. Với thể lực thiên phú cộng đôi chút kỹ thuật, chỉ cần nó bằng 1/10 Sagal đã là quá mệt với mình rồi.
  8. Koone

    Koone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    370
    Đã được thích:
    0
    Cương nhu dễ nhận ra nhất là ở các đòn đánh. Các đòn nhu bắt
    đầu khi tiếp xúc với cơ thể đối thủ như vặn, khoá, vật. Còn các đòn
    cương thì kết thúc khi chạm vào đối thủ như đấm, đá, chặt. Các
    môn võ có nhiều đòn nhu thì chắc được coi là nhu quyền. Những
    môn có nhiều đòn cương thì sao lại goi là nhu quyền? Chắc có
    lẽ dựa vào cái đấu pháp của nó. Tránh tấn công trực diện, tránh
    va chạm xem xương của thằng nào cứng hơn v.v...
    Nhưng nói như vậy thì người tập cương quyền phải làm gì khi
    đấu với 1 người to khoẻ, cứng cáp hơn mình?!
  9. linhlemy

    linhlemy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    CHÍ NHU, CHÍ CƯƠNG

    Thực ra nhu quyền hay cương quyền đều hướng đến mục tiêu này. Nhưng với tư cách là nhu quyền, thầy tôi vẫn nhắc nhở môn sinh điều này vì tình trạng ẻo lả rất dễ xảy ra với các môn nhu.
    Thực ra hầu hết các thầy võ nhu đều truyền thụ cho học trò nguyên tắc sau: Nhu là nhu trong tâm thức, trong cách ứng xử với đòn thế, chứ không phải sờ soạng linh tinh, vẽ vời vớ vẩn. Đặc biệt môn võ chúng tôi đề cao đòn thẳng, dứt khoát, cá biệt có nhánh còn chuyên luyện vài quả đấm thẳng cho nhuần nhuyễn, có khi kéo dài hàng năm cho các môn sinh mới.
  10. linhlemy

    linhlemy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Koone: Khi đứng trước 1 người nặng 100kg, bạn sẽ làm gì?
    May phước cho chúng ta nếu người 100kg đó chưa tập tành gì nhiều. Trong trường hợp này, một người 50-60kg tập lâu năm hoàn toàn có thể tìm được 1 phương cách ứng xử cân bằng với anh bạn 100kg nhưng lóng ngóng đấy.
    Tuy nhiên, nếu anh bạn 100kg đấy đi tập cái gì đó cho nghiêm túc, khoảng 6 tháng sau gặp lại, thì bài toán trở nên khó giải hơn rất nhiều.
    Với giang hồ, có 1 câu nói lưu truyền: Càng to oánh càng dễ trúng, đơn giản bởi giang hồ có hàng nóng, hàng lạnh, những thứ có thể buộc 1 người to con khuất phục khá dế dàng.

Chia sẻ trang này