1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhu quyê??n, ai Nhu ai Cương ?

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi linhlemy, 25/04/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. linhlemy

    linhlemy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Chí nhu, chí cương còn thể hiện tâm pháp linh hoạt: Nhạc đánh bài nào cũng chơi được. Khi thì mềm mại như 1 con rắn, lượt phượt như 1 thằng say, nhưng cũng có khi hùng hổ như bão táp, trấn, chặn triệt, đối lực như đúng rồi, để rèn luyện được đến bậc này, có năng khiếu chắc cũng cần khoảng 5 năm cơ bản.
    Điều rõ ràng là, mềm mại của nhu không phải mềm mại của 1 sợi bún, mà là mềm mại của 1 chiếc xích sắt, hay là mềm mại của 1 bó dây cao su, của 1 con trăn cơ bắp cuồn cuộn (hí hí phét tí các bác thông cảm .
    Đọc sách Thái cực quyền còn thấy sợ mềm mại trong tính liên miên không đứt đoạn, dụng ý bất dụng lực v.v... Nhưng tưu trung lại là cái thế tránh đối đầu trực diện, dùng tì, đè, trấn, triệt, kéo, đẩy, chặn, tóm...làm phương châm.
  2. Koone

    Koone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    370
    Đã được thích:
    0
    Nếu em thấy 10 phần công lực của em không bằng 7 phần công
    lực của người đó thì em bỏ chạy.
    Mà hàng nóng hàng lạnh thì thứ nào là chí cương thứ nào là chí nhu;luyện mấy thứ đó có công phu lắm không?
  3. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    "Nhất đảm, Nhị lực, Tam Kungfu."
    Vấn đề là ở chỗ ai gan lỳ và liều lĩnh hơn ai.
  4. Koone

    Koone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    370
    Đã được thích:
    0
    Em đã nói mãi rồi bác ạ. Võ thuật chả có dính dáng gì đến uýnh
    lộn cả. Cái gan lì, liều lĩnh là do trời sinh chả có ai tập được cả.
    Nếu có tập thì sự tiến bộ cũng chẳng đáng kể
    Được koone sửa chữa / chuyển vào 09:56 ngày 26/04/2008
    Được koone sửa chữa / chuyển vào 09:57 ngày 26/04/2008
  5. newdom

    newdom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Bài viết:
    816
    Đã được thích:
    0
    Bác koone nói sai rồi, võ thuật được hình thành từ uýnh lộn mà ra hay nói cách khác không có uýnh lộn thì không có võ thuật.
    Gan lì , liều lĩnh có thể tập được và nếu được tập luyện sẽ tăng tiến kinh ngạc luôn.
    Một người không biết võ thuật rất nhút nhát , khi được rèn luyện qua năm tháng với sự hướng dẫn của một sư phụ thực sự hiểu biết về võ thuật anh ta hiểu về lẽ mạnh yếu , được mất , biết về tốc độ, khoảng cách, tường tận về các chiêu thức hoá giải ...sức khoẻ tăng tiến, dạn dĩ với các đòn thế , được luyện cả về thần trí ...sự gan lì , liều lĩnh được hình thành bằng tri thức và mồ hôi công sức có đáng tin cậy không ạ ?
  6. Koone

    Koone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    370
    Đã được thích:
    0

    Đồng ý với bác là luyện võ sẽ làm cho người ta tự tin hơn.
    Nhưng tôi đang nói chuyện đánh lộn chứ không nói đến tự vệ
    hay đấu võ. Hồi còn học high school tôi thấy nhiều thằng biết
    võ làm lơ khi thấy bạn bè mình bị ăn hiếp, hoặc là bỏ chạy khi
    thấy đối phương đông hơn. Những thằng dám ở lại chiến thì
    hầu hết chả có võ vẽ gì cả chỉ có cái lì hoặc liều. Tự tin nhờ vào
    tập luyện thì sẽ bị mất đi khi cái chỗ dựa không còn nữa. Khi
    đứng trước 1 đối thủ mạnh hơn quá nhiều hoặc ở trong tình
    thế bất lợi thì cái bản tính nhút nhát lại trỗi dậy.
    Bác xem giùm em có chỗ nào mà số má trong giới giang hồ
    được đánh giá bằng trình độ võ thuật không.
  7. linhlemy

    linhlemy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Thực sự giang hồ ngày nay, những người có trình độ võ thuật thực sự cao không nhiều. Tuy nhiên, họ đâu cần rèn luyện những kỹ năng đó, thời hiện đại mang theo bao nhiêu thứ vũ khí mà người có nó có thể khuất phục được người khác. Nghe nói ở bên Mỹ, người lớn rất sợ trẻ con. Thứ nhất là sợ nó quay 911 gọi cảnh sát, mà 911 của nó nhanh hơn 113 của mình hàng chục lần; thứ 2: lơ mơ nó về vác súng của nhà nó ra bắn bỏ mẹ, nhà nào cũng được sở hữu súng hợp pháp, thành ra to khoẻ lớn bé cũng chả có ý nghĩa gì mấy, trừ ý nghĩa đem lại sức khoẻ và sự tự tin, vui vẻ cho chính bản thân.
    Ngay cả thời điểm hiện nay, những tình huống đánh lộn như Koone nói cũng không nhiều, có người cả đời chả đánh nhau bao giờ vẫn khoẻ; có người thi thoảng lại thấy băng bó, hoặc thích được băng bó
    , kết quả những buổi tập hơi quá sức (tui không ám chỉ đích danh ai đâu nhé, don''t worry !)
    Tuy nhiên, kiếm củi 3 năm đốt 1 giờ, biết đâu đấy có 1 khoảnh khắc nào đó trong đời ta lại cần đến võ.
  8. linhlemy

    linhlemy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Là người mới tập nên tôi muốn dành nhiều thời gian để tâm sự với các bạn mới tập và sẽ tập võ, hy vọng trao đổi được ít nhiều.
    Câu hỏi: Tập cơ bản bao lâu là đủ?
    Trả lời: Theo ý thầy tôi thì cơ bản công nên tập khoảng 3 năm.
    Thi thoảng, vì những hoàn cảnh và sở thích khác nhau, có người muốn đốt cháy giai đoạn, ham tập thật nhiều, thật tinh thông, mong muốn mình nhanh chóng là số 1 ở sân tập. Ngoài ra, một số người có ưu điểm về thể hình và năng khiếu, cũng như thời gian hơn những người khác. Do đó, họ có xu hướng học tốt hơn những người cùng học.
    Tuy nhiên, bất kỳ 1 nghệ thuật nào, trong đó có võ thuật, cần sự tiếp thu và nghiền ngẫm. " Nước rủ lu đầy" , có đi có đến. Tôi rất thích triết lý này. Nó còn thể hiện tinh thần vô vi, vô cố, giục tốc bất đạt, là con đường chắc chắn và an toàn nhất để đi đến thành công.
    Chúng ta đã chứng kiến nhiều vận động viên võ thuật, vì phải chạy theo thành tích, tập ngày tập đêm, vận động không ngừng nghỉ, đến mức suy nhược cơ thở, thoái hoá cột sống, chùn chân mỏi gối cùng hàng tá bệnh kinh niên về cơ, xuơng, khớp, nội tạng, tim mạch...mà một phần không nhỏ do tập luyện quá sức, cơ thể không có thời gian nghỉ dưỡng hợp lý để hồi phục.
  9. linhlemy

    linhlemy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Võ thuật: Khoa học vận động!

    Thực sự hầu hết các ca chấn thương đều có nguyên nhân từ sự lãng quên các quy luật vận động. Trừ các thời điểm thi đấu, còn khi đối luyện thông thường và tự tập, không nên lãng quên điều này.
    Có người 30x rồi vẫn cố tập xoạc để đá cao: cần quái gì. Như có bác gì béo béo ở trên đây, đi bài hạc có động tác đá bay 2 chân sang ngang, không đá được, bác bỏ quách đi, như vậy là vô cố, không đẹp trong mắt người khác, nhưng lại là khoa học với cơ thể mình, là tôn trọng chính mình.
    Lại có một số bác già khơ khớ rồi, vẫn mải đua thể lực với thanh niên, hí hí. Cũng chả để làm quái gì.
  10. linhlemy

    linhlemy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Giục tốc bất đạt

    Quay trở lại vấn đề này vì nó khá thú vị với những người mới tập. Nhiều người đến lớp tập với tinh thần hăng hái, chí khí rời non nấp bể, cái gì cũng muốn học. Gặp người thầy có kinh nghiệm, gìm cương lại. Có người hiểu ra thì tốt, có người không hiểu nghĩ thầy giấu bài, hoặc nghĩ lớp tập này vớ vẩn, chả có vị gì.
    Là người đam mê phim ảnh nhưng thày tôi lại không ưa kiểu đánh giống phim ảnh, thứ bệnh nhiều newbie mắc. Đặc trưng của trường phái phim ảnh là những cú đá cao, đá bay đẹp mắt, những pha nhào lộn thôi roài, những tiếng hú hét đến Bruce Lee cũng phải nể phục...
    Tất nhiên, phải nói rằng trong số các bạn theo trường phái phim ảnh, cũng có những tài năng thật sự, đòn đánh có uy lực và tốc độ hơn người. Nhưng trong thực tế, khi đang comple cavát, hoặc quần gin, khai triển 1 đòn đá cao và đẹp như trong phim là điều không tưởng...
    Tập nhanh tập vội thường đi cùng với những đòn màu mè hoa hoè hoa sói, hoặc không thể dừng nổi đòn, điều cần hạn chế trong sân tập. Tôi đã từng chỉ dẫn cho 1 bạn học theo trường phái hoa hoè, với thế tay đơn giản, 1 người tập 1 năm có thể khắc chế 1 đòn trông đầy hoa mỹ của 1 người hùng hục tập trong vài tháng. Sức vào đòn của người tập lâu hơn cũng khác, ngấm và thấu hơn người mới tập khá nhiều.
    Cơ bản công là chân lý, ít nhất trong mấy năm đầu.

    [

Chia sẻ trang này