1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhu quyê??n, ai Nhu ai Cương ?

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi linhlemy, 25/04/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Koone

    Koone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    370
    Đã được thích:
    0
    Em đang đấu láo với bác về cương nhu bác lại lôi hàng nóng,
    hàng lạnh vào chứ em có nói đến nó trước đâu. Thôi ta dừng
    nói chuyện giang hồ ở đây nhé.
    Ở cái quote trên bác nói rằng cương quyền dùng lực để áp đảo
    đối phương. Tuy nhiên khi đối phương mạnh hơn ta thì ta phải
    làm sao? Nếu tiếp tục xài cách đó thì ta thua chắc. Nếu người
    tập cương quyền mà không biết thay đổi chiến thuật thì đồng
    chí đó chắc không phải là võ sĩ mà là con bò. Cũng tương tự
    như vậy khi 1 người tập nhu khi đánh với người yếu hơn mình
    nhiều thì không nhất thiết phải luồn lách vòng vèo làm gì cho
    tốn thời gian.
  2. linhlemy

    linhlemy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Người mới tập không những ham tập quyền mà còn cầm cả binh khí. Tôi thật nể phục những bạn mới tập quyền vài tháng đã múa nhị khúc quay tít mù, vòng sắt đeo chĩu cả tay. Eo ôi khiếp
    Sự thực, bên cạnh những ưu điểm rõ ràng, ít người nhận ra tập vũ khí sớ m có những bất lợi nhất định.
    Bất lợi thứ nhất là xa rời tôn chỉ chính của võ thuật: đó là nghệ thuật và sức khoẻ. Một người trong giang hồ, không cần biết võ, với 1 con dao bấm hoặc 1 cây mã tấu, có thể đuổi 10 vận động viên võ thuật chạy tuột cả dép, tuy nhiên, anh ta sẽ không bao giờ có cái mà người ta mỹ miều đặt cho là tinh thần thượng võ. Và khi không có vũ khí trong tay, có thể trông anh/chị ta thật đáng thương, và cái vẻ dữ tợn thường ngày dễ dàng trôi qua .
    Một người tập vũ khí sớm cũng vậy. Họ sẽ ít khi tin tưởng vào đôi tay của chính mình. Và vì họ nghĩ đã lên tới tầm 2 tay 2 côn quay tít, thì là vô địch rồi, nên dễ sinh tư tưởng chểnh mảng tập luyện cơ bản công.
    Mục tiêu của vũ khí là sát thương, nên những người tập vũ khí sớm mà ko điều khiển tốt hành vi của mình có thể dẫn tới sự hung hăng ở 1 chừng mực nào đó. Các cụ nói ko sai: Chơi dao có ngày đứt tay, ít ai tránh được điều này.
    Thực sự khi cầm và luyện tập vũ khí, cơ thể của chúng ta có những vận động nhất định, khác với tay không. Tuy nhiên, với người mới tập, thì động tác với vũ khí rất có hại.
    Tôi lấy ví dụ côn nhị khúc. Nhiều bạn tôi gặp kêu hư cổ tay vì tập côn nhị khúc, kể cả người tập cùng thấy. Hoặc ít ra, cổ tay rất kém linh hoạt, thật đáng ngạc nhiên vì tôi vẫn nghĩ tập nhị khúc khiến cổ tay nhanh hơn và tròn hơn. Nhưng khi tiếp xúc tay tôi mới thấy là không phải vậy.
    Tôi vẫn nghiêng về quan điểm cần rất thận trong khi sờ vào vũ khí. Và chỉ nên bắt đầu tập sau khi đã tập quyền kha khá, và đã tự tin vào đôi bàn tay, và đôi chân của mình. Mà để được như thế, 1 người bình thường với năng khiếu trung bình mất khoảng 3-5 năm.
  3. linhlemy

    linhlemy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    [/quote]
    Em đang đấu láo với bác về cương nhu bác lại lôi hàng nóng,
    hàng lạnh vào chứ em có nói đến nó trước đâu. Thôi ta dừng
    nói chuyện giang hồ ở đây nhé.
    Ở cái quote trên bác nói rằng cương quyền dùng lực để áp đảo
    đối phương. Tuy nhiên khi đối phương mạnh hơn ta thì ta phải
    làm sao? Nếu tiếp tục xài cách đó thì ta thua chắc. Nếu người
    tập cương quyền mà không biết thay đổi chiến thuật thì đồng
    chí đó chắc không phải là võ sĩ mà là con bò. Cũng tương tự
    như vậy khi 1 người tập nhu khi đánh với người yếu hơn mình
    nhiều thì không nhất thiết phải luồn lách vòng vèo làm gì cho
    tốn thời gian.
    [/quote]
    Bạn Koone:
    Mọi thứ đều là tương đối. Trong môn cuơng có phần nhu và trong môn nhu có phần cương. Nhưng nói chung, để phân biệt cương nhu thường có cách tiếp cận như thế. Và cũng chính là lý do mà các môn nhu thường có ít đòn tấn công mà chủ yếu là đòn khắc chể và phản công, trong khi trong các môn cương, số đòn tấn công là khá nhiều.
    Một võ sư nhu quyền nghiêm túc, dù ẻo lả đến đâu, cũng có sức đấm kinh khủng, nếu so với người thường. Tuy nhiên, nhu quyền ít lấy ngoại công: chặt gạch, nhai thuỷ tinh, bóc vỏ dừa, nằm cho xe cán qua...làm chủ đạo, mà lấy luôn cơ thể người làm phương tiện luyện tập các kỹ năng, kể cả khí, nội công.
    Do cách luyện tập, nên nhu quyền dễ thích hợp với người lao động trí óc, ngại vận động mạnh, phù hợp với không gian tập hạn chế trong thành phố, trong CLB, và không đòi hỏi nhiều công cụ bổ trợ kèm theo.
    Câu nói trên của bạn rất đúng: Nhu không có nghĩa là luôn lùi bước. Đôi khi lại cần làm ngược lại, cần đi vào, tìm sinh trong tử. Nhưng nhường đòn và quan điểm không đối đầu, luôn được người ta ghi nhớ.
  4. cryforwife

    cryforwife Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.249
    Đã được thích:
    0
    Nhức đầu quá bác linhlemy ơi. Chóng cả mặt . Bác gạch đầu dòng mấy cái Main Idea cho em cái. Hic hic
  5. linhlemy

    linhlemy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Mới cõ mấy dòng chữ đã kêu chóng mặt. Thế vào thi đấu có chóng mặt không
    Bộ phim "Kungfu Phật Sơn" - một bộ phim đáng xem.
    Bộ phim kể về cuộc đời Lương Nhị Đệ, sư phụ của Lương Tán. Lương Tán là sư phụ của Trần Hoa Thuận, còn Trần Hoa Thuận là 1 trong 2 sư phụ của cụ Tế Công (cùng Phùng Tiểu Thanh).
    Lương Nhị Đệ là sư phụ hàng đầu của Vĩnh Xuân Phật Sơn, trước khi mất, có để lại cho học trò một chữ, đó là chữ " Trực".
    Tôi không rành tiếng Trung lắm nên tạm hiểu chữ Trực ở đây là: Ngay thẳng, cuơng trực, quang minh chính đại.
    Lương Tán là võ sư Vĩnh Xuân nổi tiếng Phật Sơn, được coi là đại trượng phu của thời đại, không chỉ bởi kỹ thuật cao siêu, mà còn ở tấm lòng ngay thẳng, không biết dối gian, không màng danh lợi.
    Trong phim còn có 1 cao thủ tương đương Lương Tán, trạng võ người Mãn Châu (miền Bắc Trung Quốc), nhưng đáng tiếc, lại đem tuyệt học của mình làm điều ác, nhẫn tâm xuống tay hạ thủ biết bao nhiêu người lương thiện.
  6. DHN

    DHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    0
    Xuyên suốt qua chủ đề này, thấy 1 câu hỏi: liệu có môn võ nào không là Nhu quyền ?
    Quoted:
    ------------------------------------------------------------------------------
    >>Tuy nhiên, mình cũng có 1 cách hiểu về nhu như sau:
    Đầu tiên, thử xem cương tiếp cận vấn đề như thế nào? Là luyện thân mình đồng da sắt, là áp đảo đối phương tuyệt đối. Đối phương dùng 8 lực, ta dùng 9 lực, đối phương 9 lực, ta 10 lực, khuất phục họ bằng sức mạnh của ta.
    Còn nhu là như thế nào? Giả sử ta hơi yếu đuối và bé nhỏ hơn, như vậy, khi đối phương dùng 10 lực, ta chỉ có 8 lực, làm thế nào?
    Có thể như sau: Tránh chỗ đối phương đang chiếm ưu thế, dùng 8 lực đánh vào nơi 5 lực của đối phương.
    Thầy tôi cũng từng viết: Dùng công phu để bù đắp khiếm khuyết về >>hình thể, đối luyện nhiều để vượt qua sợ hãi...
  7. linhlemy

    linhlemy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Boxing khó được coi là nhu quyền bác DHN ạ.
    Như em đã trình bày, nhu là nhu ngay từ trong tâm, rồi thể hiện ra ngoài đón thế.
    NHU = NHU THUẬN, HOÀ HIẾU, KHẮC CHẾ, HOÁ GIẢI
    CƯƠNG = KHUẤT PHỤC, ÁP ĐẢO, VŨ BÃO
    Tất nhiên, theo triết lý Âm Dương, trong cương có nhu, trong nhu có cương. Quá cương thành nhu, quá nhu tất biến thành cương.
    Nhưng người ta cũng dễ dàng phân biệt đâu là cương, đâu là nhu, ngay từ thế đứng, cách ứng xử với đòn.
  8. linhlemy

    linhlemy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0

    DANH VÀ LỢI TRONG VÕ THUẬT
    Võ thuật chân chính không có chỗ đứng cho những kẻ thích gõ mõ khua chiêng, đến với võ để tìm danh tiếng hay sự giàu sang, hay huy chương xủng xoảng đeo chĩu cả cổ.
    Bản thân tập võ là cả 1 quá trình âm thầm miệt mài luyện tập. Để đạt đến mức tự giác ngộ bản thân, để vận động trở thành 1 nhu cầu tự thân không gò ép.
    Thật nực cười cho các ông bán võ, lấy tiền làm thước đo sự thành đạt. Yêu trò lắm của, khinh khi trò đi xe buýt.
    Hoá ra lại có cả võ Sang và võ Hèn?
    Tấm áo manh quần không đo được lương tâm.
  9. vxyNNS

    vxyNNS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2008
    Bài viết:
    877
    Đã được thích:
    1
    Hoá ra cụ Tế có đến 3 sư phụ ???
    2 vị đã là Phúc Bảo Châu và Phùng Tiểu Thanh rồi.
  10. DHN

    DHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    0
    Hoá ra cụ Tế có đến 3 sư phụ ???
    2 vị đã là Phúc Bảo Châu và Phùng Tiểu Thanh rồi.
    [/QUOTE]
    Nếu xem qua clip Gulao Wingchun thì có thể kết luận rằng cụ Tế có thể học từ Lương Tán hoặc ai khác nữa.
    @linhlemy: lập luận về Nhu- Cương của bác chưa tách bạch cụ thể lắm, coi chừng sắp rối hì hì

Chia sẻ trang này