1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhu quyê??n, ai Nhu ai Cương ?

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi linhlemy, 25/04/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vxyNNS

    vxyNNS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2008
    Bài viết:
    877
    Đã được thích:
    1
    À, tin cụ Tế học với Lương Tán thì còn cần xác minh. 2 vị kia thì có vẻ rõ ràng.
    Riêng cái đoạn suy ra cụ học của Trần Hoa Thuận lại có vấn đề. Chả nhẽ cứ quen biết giao lưu gửi học trò thì là học ?
    Được vxyNNS sửa chữa / chuyển vào 17:56 ngày 01/05/2008
  2. linhlemy

    linhlemy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Không có chỗ nào mình nói cụ Tế học Lương Tán cả, bro xem lại nhé.
    Theo phả hệ ở đây:
    http://www.wingchun.com.vn/indexV.htm
    Thì cụ Tế học Trần Hoa Thuận và Phùng Tiểu Thanh, còn chi tiết mình chưa tìm hiểu, sẽ post lại sau.
    Ở trên có 1 chi tiết mình hơi nhầm lẫn là Lương Tán, theo phim , là học ở Hoàng Hoa Bảo, sau được sư phụ Hoàng Hoa Bảo đến học sư thúc (hay sư bá ) Lương Nhị Đệ. Trong phim có đoạn Lương Nhị Đệ chê Vĩnh Xuân của Hoàng Hoa Bảo là quá cương. Lương Nhị Đệ là kép hát chuyên đóng giả gái, từ giọng nói đến điệu bộ chất nữ tính rất nhiều.
    Chuyện cương nhu của Vĩnh Xuân đến mấy đời sau học trò khắp năm châu còn tranh cãi nhiều , không khác gì thời 2 sư phụ mấy trăm năm trước.
    Xem ra mấy chục năm sau chủ đề này cũng khó có hồi kết.
  3. vxyNNS

    vxyNNS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2008
    Bài viết:
    877
    Đã được thích:
    1
    Không, cái chuyện Tế Công có thể học Lương Tán là em được người khác nói.
    Theo phả hệ thì cụ Tế học với Phúc Bảo Châu và Phùng Tiểu Thanh. Chưa thấy ở đâu nói là học với Trần Hoa Thuận cả. Còn cái trang nhà bác Nội thì em nói thật, có nhiều cái suy luận hơi thiếu logic.
    Cuối cùng là chuyện phim. Theo mớ phim em xem thì lúc nào cũng là Lương Tán học với Lương Nhị Tỷ trước, rồi Hoàng Hoa Bảo sau
    Được vxyNNS sửa chữa / chuyển vào 01:32 ngày 04/05/2008
  4. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Em đang đấu láo với bác về cương nhu bác lại lôi hàng nóng,
    hàng lạnh vào chứ em có nói đến nó trước đâu. Thôi ta dừng
    nói chuyện giang hồ ở đây nhé.
    Ở cái quote trên bác nói rằng cương quyền dùng lực để áp đảo
    đối phương. Tuy nhiên khi đối phương mạnh hơn ta thì ta phải
    làm sao? Nếu tiếp tục xài cách đó thì ta thua chắc. Nếu người
    tập cương quyền mà không biết thay đổi chiến thuật thì đồng
    chí đó chắc không phải là võ sĩ mà là con bò. Cũng tương tự
    như vậy khi 1 người tập nhu khi đánh với người yếu hơn mình
    nhiều thì không nhất thiết phải luồn lách vòng vèo làm gì cho
    tốn thời gian.
    [/quote]
    Bạn Koone:
    Mọi thứ đều là tương đối. Trong môn cuơng có phần nhu và trong môn nhu có phần cương. Nhưng nói chung, để phân biệt cương nhu thường có cách tiếp cận như thế. Và cũng chính là lý do mà các môn nhu thường có ít đòn tấn công mà chủ yếu là đòn khắc chể và phản công, trong khi trong các môn cương, số đòn tấn công là khá nhiều.
    Một võ sư nhu quyền nghiêm túc, dù ẻo lả đến đâu, cũng có sức đấm kinh khủng, nếu so với người thường. Tuy nhiên, nhu quyền ít lấy ngoại công: chặt gạch, nhai thuỷ tinh, bóc vỏ dừa, nằm cho xe cán qua...làm chủ đạo, mà lấy luôn cơ thể người làm phương tiện luyện tập các kỹ năng, kể cả khí, nội công.
    Do cách luyện tập, nên nhu quyền dễ thích hợp với người lao động trí óc, ngại vận động mạnh, phù hợp với không gian tập hạn chế trong thành phố, trong CLB, và không đòi hỏi nhiều công cụ bổ trợ kèm theo.
    Câu nói trên của bạn rất đúng: Nhu không có nghĩa là luôn lùi bước. Đôi khi lại cần làm ngược lại, cần đi vào, tìm sinh trong tử. Nhưng nhường đòn và quan điểm không đối đầu, luôn được người ta ghi nhớ.
    [/quote]
    - Cả Cương và Nhu đều dùng lực, nhưng ở chỗ một bên thì lộ liễu còn bên kia thì kín đáo hơn.
    - Tấn công nhiều hay thủ nhiều là theo suy diễn chủ quan. Gặp đối thủ quá mạnh muốn tấn công cũng chả được, gặp đối thủ quá yếu thì việc gì phải thủ.
    He, he, he,..............
  5. nongtracu

    nongtracu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Chào bác linhlemy . Em rất thích những bài viết của bác . Mong sớm được đọc những bài viết tiếp theo của bác . Chắc chắn để viết ra được những điều này cần có những kiến thức sâu rộng, trong các bài viết bác có đề cập đến Người Thày . Bác có thể cho biết về Người Ấy được không ? Mong trả lời từ bác .
  6. linhlemy

    linhlemy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Ba giai đoạn trong một buổi tập
    Cái này rất cơ bản nhưng nhiều người hay quên.
    Ba giai đoạn cơ bản đương nhiên là: Khởi động - Tập chính - Buông lỏng, xả hơi, kết thúc buổi tập.
    Nhiều khi đến lớp tập, nhiều anh vừa rời khỏi xe máy là lao vào khởi động qua loa rồi cứ thế đấm, đá, đỡ, hét...loạn cả lên. Chán hết sức.
    Khởi động bao lâu là đủ?
    Khởi động thông thường mất 15 - 20 phút. Tuy nhiên khởi động quá lâu (trên 30 phút) có thể làm giảm hưng phấn.
    Khởi động ntn? Khởi động các khớp (ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, vai, cổ, hông, gối, cổ chân...); Ép dẻo nhẹ nhàng, đi lấy hình (không dùng lực), thực hiện 1 số động tác lẻ của 1 bài quyền, chạy tại chỗ, nhảy bật, chạy ngắn đa tốc độ...
    Chú ý tránh vận động mạnh, đột ngột (vặn xương cổ, xuơng sống) kêu răng rắc, cẩn thận có ngày vẹo cổ, chấn thương lưng.
    Trước vận động thực tế có thể nghĩ đến động tác bài quyền hoặc xem người khác tập để tạo hưng phấn.
    Đứng nhắm mắt, buông lỏng, định tâm, rũ bỏ hết những công việc đã làm trong ngày, nới lỏng bớt quần áo nếu quá chật.
    Chọn chỗ đứng phù hợp (đừng đứng chen vào chỗ đông bạn tập, hoặc gần nơi điạ hình gồ ghề, hoặc có vật cản xung quanh...)
  7. linhlemy

    linhlemy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Trong buổi tập
    Chọn bạn tập vừa sức, tránh chênh lệch quá về chiều cao, cân nặng.
    Thỉnh thoảng chủ động đổi bạn tập.
    Nguyên tắc: Hai người mới tập với nhau, người cũ tập với người mới để dẫn dắt thêm.
    Tránh: Lúc nào cũng đòi tập với sư phụ , tiến bộ nhanh nhưng khó có căn cơ .
    Tránh: Vừa tập vừa nói quá nhiều, vì không khí vào qua đường miệng gây đau dạ dày (tương tự như kiểu vừa ăn vừa nói, không ợ hơi mới là chuyện lạ).
    Tránh: Căng thẳng, cương cứng quá mức cần thiết, có phải lên đài đâu mà căng thế .
    Tránh: Mím môi, nhịn hơi quá lâu => Bệnh trĩ có ngày.
    Tránh: Uống nước nhiều trong lúc tập +> Sa dạ dày, trĩ again.
    Tránh: Ngồi bệt sau vận động nhiều, hại ruột.
    Tránh: Rượu bia sau khi tập.
  8. linhlemy

    linhlemy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Thế nào là " Túc bất ly địa"
    Đơn giản nhất, " Túc bất ly địa" nghĩa là " Chân không rời đất".
    Chân không rời đất thì đá vào mắt à? Ờ thì khỏi cần đá nữa là xong.
    Sao bảo " Một đạp bằng 3 đấm cơ mà?". Đúng thế, nhưng đó lại là một câu chuyện khác.
    Vì sao lại "TBLĐ"?
    Đơn giản vì người mới tập tấn còn chưa vững, đứng còn nghiêng ngả, ẩy tay vào phát đã nghiêng ngả dúi dụi, 2 chân còn chả ăn ai, nữa là 1 chân.
    Lắm chú mới tập cứ thích nhấc chân lên gà qua gà lại, kết quả:
    - Nhẹ thì bị người ta áp sát, đẩy nhẹ ngã ra sau
    - Nặng thì bị người ta quét bạt cả bắp chân, móc chân ngã bổ ngửa ra sau. Mà ngã trên nền gạch, xi măng mà ko đúng tư thế, có ngày vỡ sọ.
  9. newdom

    newdom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Bài viết:
    816
    Đã được thích:
    0
    Hỏi lắm cứ như đố mẹo, túc bất ly địa , dễ ợt , một chân nhấc lên chân kia vẫn không rời đất vẫn gọi là túc bất ly địa , có ai bảo nhị túc bất ly địa đâu, theo em thì đừng có khiên cưỡng quá thành ra tự trói mình
  10. linhlemy

    linhlemy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Newdom lại hiểu hơi tự do quá roài .
    Thêm cái này phát nhé "Thủ bất ly thân"
    TBLT hiểu ngắn gọn ngô nghê là " Tay không rời thân rồi".
    Là thế nào: Là tay bó vào thân chứ thế nào!
    Tại sao? Tay càng gần thân càng tích lực mạnh, càng xa thân càng dễ bị đè, nắm, tóm, khoẻ, bẻ. Tưởng tượng 1 tay vương dài của mình, dù khoẻ, bị đối phương 2 tay kéo vào, cộng sức của thân nhỉ, vớ vẩn gãy tay như chơi.

Chia sẻ trang này