1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhu quyê??n, ai Nhu ai Cương ?

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi linhlemy, 25/04/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    Lắm điểm tựa thế thì còn gì là đòn bẩy.
    Mà như đã nói ở trên, trình em chỉ ngồi hàng nước hút thuốc lào vặt, không tập thì biết tả ra răng cho nó dễ hiểu.
    Nhưng mà nếu để nói phét thì cũng nói bừa rằng nhu là dùng đường cong để lái véc tơ lực của đối phương và đưa trọng tâm của đối phương ra ngoài chân đế. Tất nhiên được cái này thì mất cái kia, vẽ đường cong ắt mất thời gian hơn đường thẳng tuy có lợi về lực và độ cân bằng, chưa kể gặp chú điên đòn nhảy vào tả lơ lia lịa thì nếu ít va chạm cũng hơi gay.
  2. MM_Ngoc

    MM_Ngoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2006
    Bài viết:
    2.479
    Đã được thích:
    0
    hihihi vậy là không đúng rùi , không dùng lực như bài học vật lý được nhỉ , chịu thua ví tớ có biết võ vẽ gì đâu , nói chơi không nói thật , chỉ được đứng ngoài ngó ng ta winh nhau huỳnh huỵch cứ tự nghĩ ra vậy thôi ai nghe theo ráng chịu hihihi
  3. newdom

    newdom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Bài viết:
    816
    Đã được thích:
    0
    Em nói bác đừng tự ái , tuy em biết topic này của bác
    Trường- trung- đoản sự thật nó phải là như vậy . Em có thể đồ rằng sư phụ của bác có là một trong những cao đồ danh tiếng trong làng nhu quyền cũng không thể giải thích được cho bác rõ ràng hơn về ....cơm cháo đâu . Bác còn phải tiếp tục với cái đoản của bác dài dài
    Bác có thể nói rõ hơn về cách tập trường , đoản của bác không , biết đâu mọi người lại có ý kiến để bác hoàn thiện hơn, dù gì có ai biết là ai và học ai đâu, ngại gì, nhể?!
    P/S: Bác nói chuyện em có cảm tuởng bác học ở lớp cắm hoa nghệ thuật và trồng cây cảnh
  4. linhlemy

    linhlemy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0

    [/quote]
    Em nói bác đừng tự ái , tuy em biết topic này của bác
    Trường- trung- đoản sự thật nó phải là như vậy . Em có thể đồ rằng sư phụ của bác có là một trong những cao đồ danh tiếng trong làng nhu quyền cũng không thể giải thích được cho bác rõ ràng hơn về ....cơm cháo đâu . Bác còn phải tiếp tục với cái đoản của bác dài dài
    Bác có thể nói rõ hơn về cách tập trường , đoản của bác không , biết đâu mọi người lại có ý kiến để bác hoàn thiện hơn, dù gì có ai biết là ai và học ai đâu, ngại gì, nhể?!
    P/S: Bác nói chuyện em có cảm tuởng bác học ở lớp cắm hoa nghệ thuật và trồng cây cảnh
    [/quote]

    Nhân chuyện Newdom bình luận, tôi phải xác nhận rằng Newdom nói trúng phóc luôn: Tôi đang tập võ thuật song song với theo học 1 lớp cắm hoa trồng cây cảnh.
    Điểm giống nhau giữa 2 lớp:
    - Đem lại sự thư thái tâm hồn và thể chất (Bê chậu cây nặng vài tạ khoẻ lắm à nha )
    - Đều là bộ môn nghệ thuật: Có vẻ đẹp tiềm ẩn riêng cần khám phá.
    Có sự tinh tế trong nhìn và cảm nhận.
    - Có sự công phu tìm tòi. Càng lâu càng ngấm. Càng cổ thụ , càng già càng quý.
    - Đối diện với thiên nhiên, ngoại cảnh và tâm thân. Những lúc tập luyện, chăm cây,, ta có thời gian tĩnh lặng, nhìn lại chính mình: Bản chất con người mình, những việc mình đã , đang và sẽ làm.
    - Đều hướng tới cái Đẹp, sự trong sạch. => Đừng đem danh lợi, thị phi Vấy bẩn vào 2 bộ môn nghệ thuật.
    VÕ THUẬT CŨNG CHĂM CÂY CẢNH ĐỀU LÀ 2 THÚ CHƠI MÀ THÔI. VÌ VẬY, HÃY ĐẾN, LÀM VÀ CẢM NHẬN VỚI SỰ THƯ THÁI TỐI ĐA.
    CÓ DUYÊN THÌ ĐẾN, HẾT DUYÊN THÌ ĐI, KEEP IT SIMPLE STUPID!
  5. linhlemy

    linhlemy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Ngọc em tươi xanh như hoa cỏ mùa xuân ấy nhỉ. Anh thích như thế lắm à nha .
    Fade_Away: Đúng là mình đã gặp những người tập chú trọng khép nách kinh khủng: Tập với mấy ông này như đánh vật ý, sợ lém . Vì ông ý cứ tiến sát, nhằm nhằm bẻ tay, vắt chỏ, bóp hầu mình, đến giờ vẫn hãi.
    Đấy, hôm roài tập với 1 chú nặng có 80kg (hơn mình 5kg), cao 1m80 (hơn mình 7cm) chú cứ lừa lừa dùng trỏ chém chéo chém nganh, lướt lên lướt xuống. Báo hại mình vất vả chống đỡ cuối cùng thế nào ăn cả quả chỏ phải cắm vào xương quai xanh bên traĩ, mình thấy đau đau, nhưng vẫn phải kiềm chế, gắt nhẹ "Làm gì dùng trỏ mà nặng thế em", cậu lì lì mặt bảo, em toàn thế, lúc em với tập với thầy còn nặng hơn.
    Mình nghĩ bụng bảo : Tao có phải là thày *** đâu, mới lại vài năm trước anh tre trẻ như mày anh còn chiến được, giờ có tuổi roài , làm sao so được sức trâu như mày.
    Đấy về nhà soi gương thấy xương quai sanh bên trái sưng u một cục, biết là nó cũng nhẹ tay. Nó mà dồn hết lực với tấm thân 80kg, mình có mà gãy mẹ nó xương. Trông xương đấy nó như thế thôi nhưng đánh gãy không có gì là quá khó, vì nó nhỏ, và không được chắc cho lắm.
  6. newdom

    newdom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Bài viết:
    816
    Đã được thích:
    0
    Thôi , không tranh luận với bác nữa kẻo rồi bác cùng lý lại chửi bậy ,mang tiếng . Với lại bác nhắc đến duyên, em sợ em với bác nói với nhau nhiều rồi sinh nghiệp chướng , em tự dưng lại phải lăn tăn vào người , mệt.
    Bác còn sức để bê chậu cây vài tạ, em tuổi gì mà đòi so đo với bác, kính bác về nhất ạ , em ở lại với thằng bét và sẽ kể nó nghe về bác , một người yêu nghệ thuật.
  7. linhlee

    linhlee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2005
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0

    Về vấn đề này, thày mình có nói sơ qua: Dài thì dài hẳn, Ngắn thì ngắn hẳn. Có vẻ sư phụ không thích kiểu nửa mùa làng nhàng, cơm không ra cơm, cháo không ra cháo .
    @Linhlemy
    bạn có vẻ may và... không may
  8. anhquanjp

    anhquanjp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    1
    Em chẳng thích mấy cái tư duy kiểu này và chẳng bao giờ tin có câu "thủ bất ly thân" nghe cực củ chuối . Chẳng bao giờ các tiền bối lại truyền lại cho hậu thế một câu ấu trĩ như thế chẳng khác nào nói " chi...m bất ly háng" , bậy thật nhưng rất thật thà nói với bác như vậy.
    Người thày có thể lấy nhiều thủ pháp hướng dẫn cho đệ tử và bắt rèn luyện chuyên tâm để đạt một mục đích nào đó ( không cần giải thích) nhưng những câu như "túc bất ly địa" thì không bao giờ nói khơi khơi để bac hiểu là phải rồi .
    Lão M nói đúng đó , bác chưa hiểu rõ về trường ,trung, đoản nên mới khăng khăng với lý thuyết trên . Thực chất thì tất cả các chiêu thức chỉ là sinh khắc chế hoá , chẳng có cái gì là mạnh, yếu tuyệt đối cả .
    [/quote]
    Đúng là tớ không hiểu rõ lắm về Trường, Trung, Đoản, vì tớ vẫn ở đang ở giai đoạn 1: Đoản, nên phát ngôn của tớ ở đây hoàn toàn ủng hộ giai đoạn này , 2 năm nữa tớ sẽ phát biểu rất khác đấy .
    Nói về Trường, Đoản, tuy chưa có tập Trường, tập Ly, nhưng qua thực tế tập luyện và tiếp xúc, mình cũng có gặp rồi.
    Về vấn đề này, thày mình có nói sơ qua: Dài thì dài hẳn, Ngắn thì ngắn hẳn. Có vẻ sư phụ không thích kiểu nửa mùa làng nhàng, cơm không ra cơm, cháo không ra cháo .
    Vấn đề túc bất ly địa, theo mình, là một cách tiếp cận ít nhất có 2 mục đích:
    1. Dùng tập tấn một cách tự nhiên. Tấn là gốc của rất nhiều vấn đề, như cây cần gốc, đòn thế là hoa, là lá, là cành. Hoa lá cành có xum suê, tốt tươi, vươn xa được hay không, phần lớn nhờ vào gốc.
    2. Nhằm chuyên luyện bộ tay. Kiểu như phải tạm hy sinh cái này để được cái kia (Tương tự như chúng ta, học thì bớt chơi, chơi thì giảm học).
    Vấn đề nhấc chân hay không nhấc chân, hình như 1 sư phụ đã cực đoạn đến mức: Môn này không có chân (hí hí). Thực ra thầy định nói: Môn này tập 20 năm đầu ko có chân, từ năm 21 trở đi mới chân . Boxing cũng không có chân, nhưng mọi người nhìn vào đều lắc đầu lè lưỡi nhở?
    Đấy, vấn đề chỉ là như thế thôi: Cơm ra cơm, cháo ra cháo. Chứ nửa cơm nửa cháo, khó nuốt lắm.
    [/quote]
    @linhlemy,
    Trong võ thuật chả có lời vàng ý ngọc khẩu quyết bí truyền nào đúng đắn bằng sự chiêm nghiệm từ bản thân mình,nếu cảm nhận của bạn về cái ?o thủ bất...túc bất...? trong giai đoạn này phù hợp với thời gian hoàn cảnh cơ thể bạn thì bạn cứ nên tiếp tục phát triển theo,và bạn có thể viết tiếp lên đây những trải nghiệm của bản thân mình,cũng là việc tốt để mọi người tham khảo.Nếu trao đổi một cách nghiêm túc thì theo tôi cách bạn hiểu hoàn toàn chính xác ,tuy nhiên ?"như newdom đã viết-bạn không nên quá gò bó quanh cái câu chữ để rồi tự trói chân trói tay trói thân mình.Từ trước đến nay cũng có nhiều Võ sư với nhiều quan điểm quanh cái ?othủ bất...túc bất...? này nhưng tựu trung lại đều thống nhất lại ở cái ý hướng người tập đến trạng thái thăng bằng ( cân bằng) chân thân tay hợp nhất chứ không có ý bắt người tập 2 chân mọc rễ cắm đất 2 tay khép nép như cô con gái nhà lành 16 tuổi lần đầu tiên mặc áo tắm ra bể bơi.Cụ thể hoá một chút ví dụ như trong bài Hạc Quyền Vĩnh Xuân có chiêu tung 2 cánh chim tìm về tổ ấm,một túc chào miền Nam biển xanh nắng vàng hoa thơm trái ngọt,một túc hướng về phương Bắc xa xôi mưa phùn gió bấc ,một túc nữa ngăn ngắn hơn là khúc ruột miền Trung bèo nhèo chếch sang phía biển Đông ,túm lại 3 túc chả có túc nào cắm đất cả,nếu theo quan điểm cái chiêu thức này tập để sút 2 túc sang 2 bên vào 2 thằng kẻ địch vô hình thì chắc nhiều người khư khư cái quan điểm ?otúc bất li địa ?o sẽ thấy ngỡ ngàng hoặc thậm chí nghĩ bậy hay là ông Võ sư nào bịa ra chiêu này vào đây chứ VX làm đếch gì có.Thực ra cái này vốn dĩ chỉ là một phép luyện thăng bằng theo biên độ mở 2 túc tuỳ theo cơ địa,các anh già xương cứng hay các anh béo nếu không thích tập cái này có thể bỏ đi được cũng chả làm sao.Về cái tay nếu trong chiến đấu hay tập luyện chót văng quá ngoài thân thì cái chân xước tiếp cùng với cái thân tìm lại thăng bằng thì tay vẫn ở trong thân chứ có đi đâu mất.Còn nếu theo quan điểm bó tay để luyện trỏ thì lại là một khía cạnh khác rồi,xin miễn cho bàn ở đây.
    Vài dòng ngắn ngủi như trên cũng chỉ để bày tỏ thiện chí qua các bài viết của bạn.Thú thực khi đọc hết các bài bạn viết đến giờ đã gợi lại cho tôi cảm giác của 6,7 năm về trước khi lần đầu đọc cuốn tiểu thuyết ?o Cô gái đến từ hôm qua ?o của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh,cảm giác đó rất thú vị.
    À qua các bài bạn viết có nhắc đến người thày,người đó có phải là anh Thuỷ Xiếc không.Nếu đoán mò không đúng xin được nghiêng mình tạ lỗi.
  9. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    -------
    Túc bất ly địa
    Thủ bất ly thân

    Tôi hiểu như câu lá rụng về cội, dù đòn thế chân tay như thế nào đi nữa thì chân vẫn phải rơi xuống đất, tay vẫn phải thu về thân. Cái hơn thua của từng người là cái khoảng, vùng, điểm rơi thu về này.
  10. newdom

    newdom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Bài viết:
    816
    Đã được thích:
    0
    Lười cắt xoá mượn bác Lyhl đoạn này .
    - Bác anhquanjp nói quá đúng, chẳng có khẩu quyết nào bằng bản thân tự chiêm nghiệm nhưng bản thân tự chiêm nghiệm còn lâu mới ra khẩu quyết Một câu khẩu quyết theo quan điểm riêng của em nó như một định nghĩa toán học hoặc một câu triết lý trong văn học, phải tìm tòi , chứng minh thì nó mới là của mình . Nhưng đôi khi hiểu ra được vẫn đề thì thấy nhiều câu khẩu quyết được sản xuất theo kiểu : Madein by newdom / HoChiMinh Mậu Tý niên Hay : kiếm sĩ bước lên, trợn mắt , xuống tay - Cà cuống chết đến đít còn cay ( câu này chuẩn) ...v v v v
    - Cái hơn thua của từng người là nằm ở điểm rơi trọng tâm khi thu , phát đòn thế cộng vài thứ nữa cũng như khi tranh cãi trước toà , luật sư bên bị hay nguyên nói đến đâu người ta đã biết người đó thua hay thắng và các luật sư có thể dùng cách này để làm tiền. Chỉ cãi đến đây dừng, thua. Nhưng nếu thêm vài yếu tố , vài chứng cứ, cãi tiếp , thắng

Chia sẻ trang này