1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhục nhã khi học Võ Thuật Việt !?

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi lyhl, 04/12/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. BigBroLinh

    BigBroLinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2006
    Bài viết:
    2.722
    Đã được thích:
    1
    Quả là đúng thế thật, vì em vừa xem lại trang 1!
    Căn bản em vào đọc lun trang cuối, thấy hơi "ngứa" nên ý kiến tý!
    Xin lỗi anh LYHL hĩ hĩ!
    Nhường lại nhà sạch cho anh, anh em tranh luận thoải mái nhưng ko nên quá khích trong nhà anh LYHL nhé!
    Chúc anh em 1 ngày vui!
  2. sangnguahoang

    sangnguahoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2008
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Vậy theo pác thì phát triển như thế nèo ? là phải cưỡng hiếp tư tưởng mình để lòi ra cái mới ah ? thằng nào nói võ của riêng nó ? ngụy biện, theo lối mòn làm gì, từ từ, phát triễn cái đang có đi, cừ mò mò cái mới làm gì. chưa đủ time và khả năng. Có võ Việt riêng, tất cả toàn dân Việt học võ, có đáng lại >1,2 tỷ dân TQ k?? còn nhiều cái khác nữa.
    " Nhưng Vof Thuật Việt cufng pha?i tự ca?m thấy nhục nhaf khi mang trong mi?nh nhưfng yếu tố lai căn tư? bọn đaf tư?ng đe? đâ?u cươfi cô? tô? tiên mi?nh"
    Bác họ gì, cứ vào google.com.vn Enter 1 phát xem coi mình có bị đồng hóa k? nếu có, thì đừng có dại mà thay máu nhá. hế hế.
    Được sangnguahoang sửa chữa / chuyển vào 16:38 ngày 03/10/2008
    Được sangnguahoang sửa chữa / chuyển vào 16:49 ngày 03/10/2008
  3. wap564

    wap564 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2008
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    0
    Chắc tại tui nhà quê nên kô mấy gì hiểu về cái ý "Nhục Nhã" mà các anh cứ nói từ đầu topic.
    Tui thì thấy võ thuật thật ra chỉ phát triển từ các hoạt động hằng ngày thôi. Giống như võ của Thiếu Lâm chính thống thật ra là võ để thu phục thú rưng thôi (Phục Hổ Quyền chẵng hạn).
    Cái gì mà lại phải thấy nhục nhã chứ? Chỉ cần cái gì phù hợp thì phát triển thấy, kô phù hợp thì bỏ đi.
    Cái đáng gìn giữ là văn hoá và tinh thần của võ kìa.
  4. dhlv

    dhlv Guest

    Cơ chế đang cản trở võ cổ truyền
    03/08/2008
    (LĐCT) - Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền VN lần thứ 2.2008 được tổ chức từ 31.7-3.8 tại Quy Nhơn, Bình Định, với sự tham dự của 26 quốc gia và vùng lãnh thổ. Võ sư Lê Kim Hoà - người trực tiếp chỉ đạo chuyên môn cho liên hoan - đã trao đổi cùng phóng viên báo Lao Động trước giờ khai cuộc...
    [​IMG]
    Võ sư Lê Kim Hoà.
    Trước hết, xin võ sư khái quát về phong trào võ cổ truyền hiện nay trong cả nước!
    - Ngay từ nhiệm kỳ 3, chúng tôi đã có định hướng để phát triển võ cổ truyền khá cụ thể như tổ chức các giải từ phía Bắc, miền Trung-Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long... Ngay giải trẻ của Hà Nội bị gián đoạn 20 năm nay thì vừa qua cũng được khôi phục và tổ chức rất thành công. Không chỉ là các võ sĩ thi đấu mà công tác trọng tài, HLV cũng được liên đoàn (LĐ) quan tâm về đào tạo chuyên môn. Đến lúc này có thể khẳng định ngay rằng võ cổ truyền đang đi đúng hướng, phát triển rộng khắp.
    Ngay như miền Bắc bây giờ, nhiều địa phương cũng rất chú ý và tập trung phát triển chứ không chỉ là miền Trung như trước đây. Nếu trước chỉ khoảng 20 tỉnh, thành tập luyện thì bây giờ là trên 50 tỉnh, thành. Chúng tôi cũng rất hài lòng về trình độ chuyên môn của các võ sĩ khi khoảng cách được rút ngắn về chuyên môn, chỉ là 8-10...
    Nhưng thưa ông, nếu pencak silat, võ Thái, võ gậy Philippines hay cả Wushu so sánh thì chưa chắc là hay hơn võ cổ truyền Việt Nam nếu nhìn từ đòn thế. Nhưng tại sao mình không quảng bá được cho bạn bè quốc tế, ít nhất là trong khu vực mà điều này thì họ lại làm được?
    - Ai cũng muốn võ cổ truyền Việt Nam được quảng bá ra thế giới càng rộng càng tốt. Nhưng hiện nay LĐ chưa đủ điều kiện và cũng mới chỉ làm từng bước. Mình cũng có quảng bá, nhưng theo kiểu nhỏ lẻ, cá nhân. Muốn làm được phải có chủ trương (cơ chế nhà nước), phải có kinh phí và dù chúng ta hiện nay có đủ điều kiện nhưng cũng vẫn chưa thể quảng bá.
    Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam đang diễn ra ở Quy Nhơn cũng là một cách để chúng ta quảng bá và qua liên hoan, bạn bè quốc tế càng yêu thích, tập luyện võ cổ truyền hơn. Hiện LĐ đang xúc tiến việc đưa võ cổ truyền vào trường học như một môn chính khoá, tiến tới thành lập LĐ quốc tế Võ cổ truyền VN nhằm tạo cơ sở đủ mạnh để nghĩ đến chuyện quảng bá.
    Ngay như giải quốc tế Võ cổ truyền VN lần đầu tiên được tổ chức vào ttháng 7.2008 tại TPHCM cũng nằm trong lộ trình này và giải kết thúc thành công càng làm cho chúng tôi tin là chuyện đưa võ cổ truyền ra thế giới không khó, cái bó hiện nay là cơ chế. Nếu các môn khác như judo, taekwondo chúng ta luôn luôn là học trò thì võ cổ truyền mới đủ trình độ làm thầy.
    Nhưng thưa võ sư, phải chăng vì võ cổ truyền chưa có hệ thống thi đấu, chưa có điều luật rõ ràng và cả mức độ nguy hiểm cũng cao nên chúng ta chưa phát triển?
    - Hệ thống thi đấu từ cấp khu vực, đến giải quốc gia chúng ta có tại sao bảo là
    không. Luật thi đấu rõ ràng thì ai lại cho rằng là chưa có? Còn mức độ nguy hiểm thì môn thể thao nào cũng có chứ chẳng riêng gì võ cổ truyền. Để hạn chế độ nguy hiểm, trong luật thi đấu chúng tôi cũng cấm một số đòn gối hay cùi chỏ dễ dẫn đến chấn thương và có bảo hộ để bảo vệ cho võ sĩ khi thi đấu và cả trong tập luyện nên bản thân tôi nghĩ không phải chuyện nguy hiểm hay chưa có luật lệ mà chúng ta chưa dám phát triển, cái cản trở chúng tôi là cơ chế...
    Điều băn khoăn nhất của ông hiện nay là gì?
    - Với võ cổ truyền thì chẳng riêng gì tôi mà tất cả các nhà chuyên môn đều trăn trở, băn khoăn vì nó quá lớn mà sức mình lại có hạn. Võ cổ truyền hiện cũng đã phân đai, đẳng cấp rõ chứ không thể cứ thi đấu là võ sĩ, dạy 1 buổi là võ sư được. Võ là phải "tôn sư trọng đạo" chứ không thể "cá mè một lứa" như trước đây từng xảy ra. Phải học, phải thi mới được công nhận từ võ sĩ đến HLV hay cả trọng tài cũng vậy...
    Với tư cách là Phó Chủ tịch phụ trách chuyên môn, võ sư có bao giờ nghĩ là võ cổ truyền VN sẽ là một môn thi đấu chính thức tại một đại hội thể thao khu vực hay châu lục, thế giới?
    - Có chứ, rất khát khao là đằng khác. Nhưng như tôi nói vẫn phải có cơ chế để quảng bá phát triển võ cổ truyền VN và tôi tin là trong thời gian tới, không lâu nữa thì võ cổ truyền VN sẽ làm được. Hiện cơ chế chưa cho phép. Ngay chuyện tại một giải do chúng tôi, tổ chức xã hội đứng ra làm và tự đi tìm tiền tài trợ mà chuyện chi thế nào, bao nhiêu lại phải xin ý kiến Nhà nước và bị khống chế thì khó quá. Tự chủ tài chính, nhưng không có quyền chi phục vụ cho giải quả là bất hợp lý. Nhưng tôi tin là rào cản này sẽ được gỡ bỏ để võ cổ truyền phát triển.
    Lao Động Cuối tuần số 31 Ngày 03/08/2008
    www.baovietnam.vn
  5. Cadate

    Cadate Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2008
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    13
    Nói thì quá lời nhưng mà ông này không biết gì về võ cổ truyền Việt Nam mới lập cái Topic này!
    - Vovinam ( Việt Võ đạo) đến thế giới cũng biết là của người Việt chứ đừng nói người trong nước mà cũng không biết!
    - Bình Định Gia và Tây Sơn - Bình định nói chung , phái này cũng thế, cả thế giới và trong nước đều biết
    - Lâm Sơn Động: đang phát triển rất mạnh , nhất là sang Mỹ cả về võ thuật và kinh doanh vệ sỹ
    - Bảo Long Y Võ
    - Thiên Long Môn ( công phu kinh người)
    - ....
    - Và các võ phái mới được sáng lập:
    - Hồng gia quyền
    - Trần gia quyền
    - TL tự nhiên môn
    Tất cả đều đáng kính cả nhất là nó luôn được duy trì, phát triển!
    Còn võ của mình có được nổi tiếng hay không là do người tập, đi thi đấu quốc tế, mà người tập chính là thế hệ trẻ mình bây giờ!
    thế nên tiên trách kỷ, hậu trách nhân, chính thế hệ trẻ mình là người đánh tránh, tự thấy ngượng vì không phát huy những tinh hoa văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể của đất nước!
    Sao lại đi trách đời như vậy!!!?
  6. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Nói là nhục thì chưa hẳn. Nhưng thực tế như sau :
    Tôi học võ đã hơn 10 năm.
    Huy chương cũng được vài cái.
    Nhưng mà sống không được bằng nghề võ, bởi vì thu nhập quá kém. Và quá chán bởi bệnh phe cánh, thành tích..của....(không nói tiếp)
    Chuyển qua học Múa. 3 tháng sau đã có thu nhập thường xuyên và hậu hĩnh. Trở thành GV dạy múa cho đến nay.
    Vậy..Kết luận.......Hơi bị .....nhục.....
  7. dinhlehung

    dinhlehung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    1.471
    Đã được thích:
    0

    EM xin can tâm niệm này!!!...
    Vì mình đang sống,hiện hữu trên mảnh đất được bảo vệ bởi "VÕ HỌC" VIỆT!!!...
    Dzả như bao trận chiến ta dzùng võ này hay võ khác,mà tâm thức,con người,ý chí hoàn toàn là của TA...đó là VÕ VIỆT! Có 2 cái cần nói...là cách tiếp thu và phương thức xử lý!...Chỗ này TA không khí khái như NHẬT BỔN...Họ vay-nói vay.Mượn-nói Mượn!....rồi cho ra cái riêng của Mình!...cả hình-ý-tâm!!!...Có trách,có hỏi,cũng chỉ là...SAO VÕ VIỆT KHÔNG TINH-TINH HƠN NỮA...với hàng loạt các khái niệm kế cận...để cho ra cái của riêng Mình mà thôi!
    Cái này còn tùy thời cuộc-hoàn cảnh-con người...sẽ biến báo!
    Dzù sao!...làm sao có thể nói VÕ VIỆT kém cỏi được!!!
    Dzù chỉ là trong TÂM THỨC 1 TƯỚNG LĨNH chẳng hạn!...đã từng LĨNH HỘI và VẬN DZỤNG 1 cách SÁNG TẠO-TÁO BẠO triết học-tư tưởng-quan niệm của 1 môn phái VÕ VIỆT! để đánh tan trùng trùng những đoàn quân Phương Bắc!....thì đằng sau cái sự mượn vay thể xác(ví dzụ vậy) thì Tinh Thần kia vẫn là VIỆT HỌC lắm lắm!
    Đây lại là cái khó của nhận thức!!!....
    Dzù sao EM vẫn tin-muốn tin-(phải tin)!!!,chúng ta đang sống trên chính mảnh đất được tạo nên bởi thành quả của VÕ VIỆT NGÀN ĐỜI!!!
    Làm sao để tranh đấu và tồn tại được dzưới ánh sáng mặt trời mà lại nói...NÓ VÔ HỒN-VÔ CẢM cho được!!!
    Bác ạ!

    Mạn bàn...

  8. dinhlehung

    dinhlehung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    1.471
    Đã được thích:
    0

    Hễ cứ cái dzì đựng chạm tới khái niệm VIỆT...là Em đau!...
    Xót xa!....bi ai!...
    ***** nói: Dân ta,nên biết Sử ta! Nhưng có lẽ cũng nên nghĩ tới: Võ Sĩ Ta cũng nên biết Sử Võ Ta chăng!? để hiểu hơn-yêu hơn-biết Mình-biết Ta...Rất quan trọng!
    Vì không AI đáng nói là biết Tự trọng...mà khi hỏi Trọng cái dzì!?...cũng không biết! Anh có cái dzì để Trọng...cũng không hay!
    Vì được nhắc nhở không nên mở quá nhiều TOPIC nên Em cứ cho cái mà Em tham khảo-đọc-tìm hiểu được dzô đây! Mặc dzù biết: Tên TOPIC không dzành để vinh dzanh VÕ VIỆT!.......đau lòng!!!
    "Quân lệnh như sơn-kỷ luật là sức mạnh"...xin chịu!....
    Anh EM cùng đọc và biết!...Kính!...

    [​IMG]
    LỊCH SỬ VÕ TA
    (Tác giả: Chưởng môn Việt Võ Đạo Lê Sáng)
    CÁC THỜI KỲ VÕ HỌC VÀ ĐẶC TÍNH.
    Dẫn Nhập
    Lịch sử một nước, được phát triển do nhiều động cơ quyết định: địa thế, ý chí, tài nguyên và kinh tế, khả năng và truyền thống lãnh đạo quốc gia, văn hóa, võ học...
    Trong các động cơ này, động cơ võ học thường được coi như động cơ quyết định cho sự tồn tại của một quốc gia, nhất là đối với những quốc gia phải thường xuyên tranh đấu để tồn tại. Thời trung cổ, Carthage là một đô thị phồn thịnh nhờ thương mại, nhưng bị La Mã thanh toán, chỉ vì động cơ võ học yếu kém. Chiêm Thành, Chân Lạp, Bồn Man tuy có những khả năng kinh tế và địa thế tốt không kém Việt Nam, nhưng lần hồi bị tiêu diệt cũng trong những trường hợp tương tự.
    Do đó, nhìn vào địa thế của Việt Nam trước, các quốc gia lân bang thường xuyên có sự tranh chấp với Việt Nam, chúng ta thấy ngay nhu cầu tranh đấu để tồn tại bao giờ cũng được xếp hàng đầu, để hình thành và kiện toàn một nền võ học dân tộc. Đặc biệt nhu cầu tranh đấu để tồn tại của chúng ta không phải chỉ giới hạn võ học trong vị thế tự vệ, mà còn mở rộng ra những lãnh vực Bắc phạt (thời Lý, Lý Thường Kiệt, Tôn Đản đánh 3 châu Khâm, Ung và Liêm), Nam tiến (với Chiêm Thành, Bồn Man, Chân Lạp) và Tây tiến (Lão Qua).
    Xác định giá trị của nhu cầu tranh đấu để tồn tại của dân tộc Việt Nam rồi, chúng ta cũng cần xác định thêm định nghĩa về võ học trong phạm trù Lược Sử Võ Học Việt Nam.
    Tựu trung, có 3 loại định nghĩa về võ học, tùy theo từng trường hợp:
    Trước hết, võ học được hiểu theo nghĩa thuần túy nhất tức "kỹ thuật đấu tranh bằng sức".
    Kế đó, võ học được hiểu theo nghĩa đấu tranh, tức tất cả những gì không phải là văn đều là võ, như lối diễn ý của cổ nhân trong thành ngữ "văn võ kiêm toàn" để trở thành những nhân tài lý tưởng đương thời: phi ngựa giỏi cũng là võ, chạy nhanh cũng là võ...
    Cuối cùng, võ học hiểu theo nghĩa binh gia và có giá trị tương tự như quân sự học. Ví dụ: khi nói đến "võ tướng" là "tướng quân sự", "võ nghiệp của một danh tướng" tức sự nghiệp binh gia của một vị võ tướng...
    Chúng ta sẽ tìm hiểu lược sử võ học Việt Nam với cả 3 định nghĩa trên, tuần tự từ các thời đại võ học và đặc tính, tiến trình thí võ qua các thời đại võ học và võ học Việt Nam hiện đại.
    Các Thời Đại Võ Học Và Đặc Tính
    10 thời kỳ võ học được quy định và phân biệt theo các biến cố lớn của quốc gia:
    Thời huyền sử: chế độ thị tộc (2879-111 tr. CN.) Thời Bắc thuộc (111 tr. CN. - 906) Thời kỳ thành lập quốc gia: Ngô, Đinh, Tiền Lê (906-1009) Thời kỳ hoàn bị quốc gia: Lý, Trần (1010-1341) Thời kỳ trung suy: Trần mạt, Hồ, Minh thuộc (1341-1427) Thời kỳ phục hưng: Hậu Lê, Mạc (1427-1540) Thời kỳ phân ly: Lê-Mạt, Trịnh-Nguyễn, Tiền Nguyễn (1540-1802) Thời kỳ thống nhất: Hậu Nguyễn (1802-1883) Thời kỳ Pháp thuộc (1883-1945) Thời kỳ hiện kim (1945 tới nay)

    (còn nữa)
    Xin dzẫn nhập có dzai đoạn!!!...
    Đợi phản hồi!....
  9. hongvienanh

    hongvienanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/04/2007
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Thiếu Lâm Trần Gia Quyền là môn võ Việt, do người Việt sáng lập nhưng lại bắt nguồn từ võ thuật Trung Hoa mà chủ chốt là Thiếu Lâm Quyền và Thiếu Lâm Hồng Gia Quyền.
    Người sáng lập ra Thiếu Lâm Trần Gia Quyền (môn võ Thiếu Lâm của dòng họ Trần) là Quyền sư Trần Quang Tiến hiệu là Hồng Viên Anh.
    Thiếu Lâm Trần Gia Quyền
    Hệ cơ bản:
    Tập từ 17h đến 18h30 thứ tư hàng tuần trong công viên Thống Nhất - Hà Nội
    50.000VND/tháng
    Hệ ứng dụng:
    Tập tuần hai buổi
    500.000VND/tháng
    Được hongvienanh sửa chữa / chuyển vào 16:53 ngày 28/02/2009
  10. dinhlehung

    dinhlehung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    1.471
    Đã được thích:
    0
    Thank Bác! EM không biết điều này! Vì EM không theo Võ Việt! Thế nick của Bác là ông đó hả!?!?...
    Đôi khi cái gọi là Nhục Nhã! Nên được hiểu là KẺ MƯỢN DZANH HỌC VÕ ĐỂ LÀM XẰNG! Học cũng không khá hơn được,vì tâm tính yếu,đạo đức kém! Không trước thì sau tất gây họa cho thiên hạ....Có lúc sẽ dzọn dzẹp cho gọn đời-đẹp đạo mà thôi!!!....
    Bất cứ là Môn Võ nào cũng có!!!...
    Phi Nghĩa-Vô Lễ-Bất Nhân...thì cũng là RÁC RƯỞI trước đã!!!...
    Đôi lời về chữ NHỤC NHÃ!!!....
    Đọc và học theo điều hay! mà muốn đặt bài dzô Topic vẫn thấy ...có vấn đề!!!......Không tương xứng!...
    Các Mod xem qua thì ghóp ý chút..!!!....
    Túm tụm trắng-đen thì không sang!!! Ý tứ mù lòa!!!...thiếu khoa học!!!...chẳng muốn nói...sợ mất đều hay!!!
    Dzả như đặt Các Bác ở cạnh,ở cùng 1 thằng ku chẳng ra sao thì Các Bác làm thế nào!?!?....Dzải quyết!!!...nhỉ!?!?...

Chia sẻ trang này