1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những ai có hứng thú công nghệ Long - Reach Ethernet thì vào đây cùng trao đổi nhé!

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi haloluong, 10/12/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. haloluong

    haloluong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2003
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Những ai có hứng thú công nghệ Long - Reach Ethernet thì vào đây cùng trao đổi nhé!

    Bạn có thể dùng giải pháp LRE của Cisco. Giải pháp LRE cho phép kết nối mạng LAN thông qua hệ thống cáp thoại sẵn có của toà nhà, độ dài tối đa của đường dây điện thoại lên tới 1500 mét, băng thông đạt 15MB/s . Với băng thông này bạn có thể có mạng LAN hoàn hảo (một HUB loại thông thường chỉ có băng thông 10MB/s, băng thông của modem chỉ có <56KB/s). Hơn nữa, khi các máy tính nối mạng với nhau, đường điện thoại vẫn sử dụng độc lập (nghĩa là vẫn gọi được điện thaọi khi các máy tính vẫn đang kết nối).
    Công nghệ LRE mở rộng khả năng kết nối mạng Ethernet tới các toà nhà cao tầng như khách sạn hay khu văn phòng mà không cần kết nối đường dây cáp Cat 5, loại cáp cao cấp cho phép kết nối mạng Ethernet trong khắp toà nhà, nhằm tiết kiệm chi phí cho việc kết nối lại hệ thống cáp rất tốn kém. Nó cho phép đóng gói và truyền tín hiệu Ethernet trên đường dây điện thoại sẵn có và có thể kéo dài giới hạn từ khoảng cách 100 m cho mạng LAN thông dụng trên cáp đồng lên tới 1524 m.
    LRE là công nghệ mạng mang tính đột phá nhằm tạo ra các cơ hội cho các nhà cung cấp dịch vụ để cung cấp truy cập tốc độ cao dựa trên công nghệ Ethernet hiệu quả về kinh tế. Công nghệ LRE cung cấp các dịch vụ băng thông rộng theo yêu cầu người sử dụng ngay trên đường dây điện thoại sẵn có, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho các nhà cung cấp dịch vụ. Việc triển khai công nghệ này tại khách sạn Caravelle sẽ là một mốc quan trọng trong quá trình phát triển Internet tại Việt Nam và sẽ là mô hình để thúc đẩy việc truy cập Internet tốc độ cao trong cả nước.
    Công ty VDC đã cung cấp không chỉ đường truyền mà cả chuyên môn và kinh nghiệm để lắp đặt hệ thống mạng này. VDC 2 cho biết: ?Công nghệ LRE của Cisco rất thú vị vì nó cho phép chúng tôi cung cấp việc truy cập tốc độ cao cho các toà nhà hiện nay một cách hiệu quả và nhanh chóng mà không cần phải kết nối lại hệ thống cáp?.
    Lợi ích của Long - Reach Ethernet
    LRE mở rộng đáng kể các ứng dụng cho công nghệ Ethernet. Ethernet là một cấu trúc mạng theo chuẩn được đánh giá cao với việc bán được 750 triệu cổng trong hai thập kỷ qua. Với công nghệ LRE, Ethernet bây giờ sẽ được mở rộng từ chỗ chỉ là công nghệ truy cập chủ yếu trong mạng cục bộ LAN của công ty thành công nghệ truy cập thông dụng. Các đặc tính của Long-Rearch Ethernet gồm có: Giá thành hạ - Ethernet thường được công nhận là công nghệ kết nối mạng hiệu quả về kinh tế nhất hiện nay. LRE không chỉ là nền tảng chuyển mạch dựa trên công nghệ Ethernet giá thành tương đối phù hợp, nhất là khi so sánh với cơ cấu chuyển mạch theo công nghệ truyền không đồng bộ ATM, mà công nghệ này còn cho phép Ethernet chạy được trên cả đường dây điện thoại thông thường hiện đã được triển khai rất rộng rãi.
    Hơn nữa, các phiên truyền của LRE có khả năng cùng tồn tại với các dịch vụ điện thoại theo kiểu truyền thống POST, Tổng đài nhánh PBX, hay các dịch vụ báo hiệu ISDN truyền trên cùng một đôi dây đồng thông thường, và có thể triển khai trong cùng bó dây như ADSL. Vì vậy, các nhà cung cấp dịch vụ có thể tận dụng ưu thế của các hạ tầng cơ sở mạng máy tính và viễn thông hiện nay của họ kết hợp với công nghệ LRE để cung cấp các dịch vụ băng thông rộng với giá thành tổng thể rất rẻ.
    Tốc độ cao - Giải pháp LRE của Cisco là một giải pháp rất linh hoạt, bao gồm một số chế độ rất độc đáo để phục vụ cho nhiều khách hàng khác nhau. Khả năng này cho phép các nhà cung cấp dịch vụ cung cấp các mức dịch vụ phân cấp với các mức độ giá cả khác nhau. Các chế độ của LRE gồm có: Tốc độ 5 Mbps đối xứng (tới 1524 m); Tốc độ 10 Mbps đối xứng (tới 1219 m); Tốc độ 15 Mbps đối xứng (tới 1067 m)
    Các khả năng mạnh mẽ khác - LRE cho phép truyền dữ liệu, tiếng nói và hình ảnh đồng thời, theo thời gian thực cho các ứng dụng tích hợp như điện thoại IP, luồng video hay truyền đa hướng. Do đó, nó cung cấp tất cả các dịch vụ có nhiều người yêu cầu, những người muốn sử dụng giải pháp băng thông rộng. Thêm vào đó, LRE còn có thể mang lại nguồn doanh thu bổ sung cho các khách sạn, khu căn hộ cho thuê và các toà công sở cũng như cho các nhà cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng cho người sử dụng
    Nếu ai có ý kiến gì bổ xung xin cứ tự nhiên ( Nhưng phải đúng sự thật đó nghe).

    Nguon cam hung cua toi va cua ban 
  2. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Giải pháp này nghe có vẻ thú vị đấy. Tuy nhiên bài viết của bạn mới chỉ dừng lại ở mức độ quảng cáo công nghệ chứ chưa nhìn thấy sơ đồ thiết bị kĩ thuật cụ thể đâu cả. Nếu có thể, bạn cứ gửi lên đây để chúng ta cùng trao đổi thì sẽ tiện hơn
    http://www.ttvnol.com/forum/f_62
    http://www.ttvnol.com/forum/f_394
  3. dosucchai

    dosucchai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Tóm tắt thì công nghệ LRE (Long Reach Ethernet) của Cisco được dùng để truyền đồng thời tín hiệu thoại và tín hiệu số trên cùng 1 dây điện thoại. Làm được điều này Cisco cung cấp 2 thiết bị: spitter và thiết bị đầu cuối CPE.
    - Splitter được dùng để tách tín hiệu từ đường điện thoại thành 2 tín hiệu riêng rẽ: thoại và số. Tín hiệu thoại sẽ được chuyển sang cho Tổng đài nội bộ (PTBX) xử lý giống như cuộc gọi thông thường, tín hiệu số được nối vào Switch và lập thành mạng LAN thông thường (lưu ý là switch cũng phải thuộc công nghệ LRE, không như switch thông thường).
    - Tương tự như thế, ở đầu bên kia của đường điện thoại cũng phải có thiết bị CPE tách tín hiệu ra thành 2 loại: tín hiệu thoại chuyển ra điện thoại, fax, v.v... ; tín hiệu số để chuyển đến cỗng RJ-45 như 1 giao tiếp mạng LAN thông thường.
    Khi nhìn vào những quảng cáo kỹ thuật của LRE, mọi người đều thấy sự ưu việt của nó khi triển khai cáp LAN đối với những cao ốc, tòa nhà ở trong những hoàn cảnh sau:
    - Những cao ốc có tính chất hoạt động liên tục mà việc ngưng hoạt động để kéo cáp ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của nó. Đó là những nơi như khách sạn, văn phòng cho thuê, căn hộ cho thuê, v.v.... Việc kéo cáp là một điều hết sức khó khăn ở những nơi như vậy.
    - Những cao ốc, văn phòng không còn chỗ trống cho việc nâng cấp, đi dây cáp LAN: các ống thông tầng không còn chỗ trống, la-phông quá chật không thể trèo lên được, ống dẫn bị tắc, bẹp trong quá trình xây dựng -> không thể xỏ dây qua được, v.v ...
    Tuy nhiên một số bất lợi của giải pháp này:
    - Chất lượng của đường LAN tùy thuộc vào chất lượng của đường điện thoại. Nếu chất lượng đường thoại quá thấp (có tiếng rột rẹt trên đường dây do dây chập chờn hoặc tập điểm bấm không ăn) thì chất lượng đường LAN giảm rõ rệt và có thể mất hẳn (mặc dù dây vẫn thông). Việc kiểm tra đường dây điện thoại rất nhiêu khê vì dây không đứt, chỉ bị chập chờn thôi. Cứ tưởng tượng 1 dây điện thoại đi từ tủ cáp lên đến máy điện thoại phải đi qua rất nhiều terminal (tại tủ cáp, tại mỗi tầng, tại mỗi phòng), phải đi kiểm tra từng cái một rất mất thời gian và công sức.
    - Thứ nữa, do đầu cuối phải sử dụng thiết bị CPE để tách tín hiệu nên cứ mỗi đầu cuối phải có 1 thiết bị, giả sử tòa nhà có 300 office thì việc trang bị 1 lúc 300 thiết bị như thế (giá khoảng 150USD) sẽ có chi phí không nhỏ.
    Thế đấy
  4. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Tôi có một thắc mắc: tần số của tín hiệu thoại trên đường dây chỉ là 0.3 - 3.4 Khz rất hạn chế, vậy thì làm sao có thể truyền được dữ liệu LAN tốc độ cao.
    Dịch vụ ADSL giải quyết vấn đề này bằng cách truyền số liệu ở tần số cao hơn trên đường dây thoại, nhưng lại cần phải được hỗ trợ từ phía tổng đài (có bộ DSLAM)
    Tuy nhiên, giải pháp của CISCO hình như hoàn toàn sử dụng hạ tầng mạng sẵn có, tôi không hiểu điều kì diệu nào đã được làm ở đây để ghép của thoại và số liệu tốc độ cao trên cùng một băng thông cổ lỗ như vậy?
    http://www.ttvnol.com/forum/f_62
    http://www.ttvnol.com/forum/f_394
  5. Htthanh

    Htthanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/05/2001
    Bài viết:
    730
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề là ở chỗ LRE không đi qua tổng đài mà chỉ sử dụng chung cặp dây với ĐT thôi, do đó nó không bị giới hạn bởi tần số của tín hiệu thoại mà ngược lại ( về lý thuyết ) tần số cho tín hiệu thoại càng nhỏ thì càng có nhiều chỗ trống cho data.
    Có thể hiểu LRE hoạt động như ADSL, có điều phạm vi hoạt động ( thị trường ) của RLE mang tính cục bộ nên công nghệ hơi khác đi một chút, còn về bản chât LRE cũng sử dụng nốt phần công suất còn lại của cặp dây đồng ( phần mà thoại dùng không hết ), giống như ADSL.
    NVL có thể xem qua sơ đồ sau:
    Còn đây có một cái CPE ( bộ chia phía người dùng ):
    Ban Dosucchai nói về các bất lợi của LRE rất đúng, tuy nhiên khi các hệ thống IDM và MDF được làm chuẩn ( luôn luôn như thế ở các tòa nhà ) thì vấn đề đường thoại hầu như không xảy ra, còn về chi phí cũng vậy, LRE không phải là giải pháp cho một tòa nhà sắp xây mà cho tòa nhà đã xây, ở đó chi phí cho việc kéo thêm một đường cáp mạng là rất cao ( vì kéo theo nó là đục tường, đục sàn, trát vữa .... ), cao hơn $150 rất nhiều, do đó đối với các thành phố lớn, LRE là một giải pháp rất đnag lưu ý.
    Htthanh@
  6. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Cảm ơn bác Htthanh, hình vẽ của bác rất đẹp, tuy nhiên, tôi còn mấy điểm chưa rõ sau:
    1. Cái CPE của bác vẽ có 4 đầu nối ra, vậy thì đầu nào sẽ dùng để nối tới Splitter? Phải chăng là đầu nối WALL?
    2. Splitter cần phải nối về phía nhà cung cấp dịch vụ thoại (bưu điện), vậy thì phải chăng kết nối này được thực hiện thông qua một đường dây điện thoại thông thường? Sao không thấy bác vẽ trong hình cái kết nối này? Hay là tôi đã hiểu lầm về mục đích ứng dụng của công nghệ LRE?
    http://www.ttvnol.com/forum/f_62
    http://www.ttvnol.com/forum/f_394
  7. Htthanh

    Htthanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/05/2001
    Bài viết:
    730
    Đã được thích:
    0
    XIn được chú thích với bác là mấy hình đó tớ câu trên Internet xuống chứ không phải tớ vẽ, con cái CPE thì đúng như bác nói, đầu nối tới splitter là wall ( chính là ổ cắm thoại trong phòng đấy ) bác thấy nó có khác gì con Zoom X3 đâu.
    Theo như bác haloluong dã trình bày, LRE sinh ra chủ yếu là để phục vụ cho các hệ thống cục bộ ( cho dù nó cũng được ứng dụng để kết nối giữa các toà nhà với nhau nhưng cũng mang tính cục bộ ) chứ không phải để cung cấp public.Dĩ nhiên các nhà cung cấp dịch vụ có thể sử dụng LRE để cung cấp internet, nhưng trên một số lượng lớn thì ADSL sẽ cho chi phí thấp hơn, đỡ nhiêu khê hơn và cái quan trọng là khoảng cách xa hơn.
    Để đơn giản hơn, bác có thể thàm khảo cái này ( đây mới là cái tớ vẽ ) :
    Htthanh@
  8. enchanter

    enchanter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2003
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    LRE thực ra dùng công nghệ VDSL để truyền dữ liệu thôi, mục đích chính là để kéo dài mạng LAN. Còn muốn cung cấp Internet tốc độ cao hơn ADSL thì có lẽ sử dụng hẳn VDSL chứ RLE thì gặp phải vấn đề bảo mật và không thể cung cấp số lượng nhiều được.
  9. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Thì ra là như vậy: bản chất công nghệ LRE không có gì mới, chẳng qua là cái tên tiếp thị thôi. Quanh đi quẩn lại cuối cùng vẫn xoay về bài toán đôi dây đồng chạy thẳng (tôi đã từng rất nhức đầu về bài toán này)
    Nếu như vậy thì tội gì mua thiết bị CISCO cho nó đắt ra, bọn RAD cũng đang bán đầy kia kìa. Đó là chưa kể có rất nhiều giải pháp tương tự của Tầu, Hàn... với giá rẻ thảm hại
    http://www.ttvnol.com/forum/f_62
    http://www.ttvnol.com/forum/f_394

Chia sẻ trang này