1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những "án lệ" đầu tiên của Việt Nam

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi littlesmile, 22/11/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Những "án lệ" đầu tiên của Việt Nam

    Toà án nhân dân tối cao Việt Nam với sự tài trợ của Cơ quan phát triển quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) và thực hiện bởi Dự án Hỗ trợ Thúc đẩy Thương mại (Star ?" Việt Nam) đã xuất bản lần đầu tiên tập Quyết định Giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao năm 2003 ?" 2004. Dưới đây dự kiến sẽ trích một số nội dung của tài liệu này.
  2. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Lần xuất bản đầu tiên gồm 2 quyển. Quyển 1 gồm có 62 quyết định giám đốc thẩm về dân sự, kinh doanh, thương mại và lao động; Quyển 2 gồm có 41 quyết định giám đốc thẩm về hình sự và hành chính.
    -----------------
    Bảy căn cứ để việc đăng tải các Bản án, Quyết định của Toà án đem lại lợi ích to lớn cho Việt Nam.
    1. Việc đăng tải các Bản án, Quyết định của Toà án góp phần đảm bảo việc áp dụng luật pháp trên toàn quốc, theo thời gian, sẽ ngày càng thống nhất đồng bộ, tránh tuỳ tiện và dễ dự đoán;
    2. Việc công bố các Bản án, Quyết định của Toà án góp phần thông tin và cải thiện quá trình xây dựng pháp luật;
    3. Việc công bố các Bản án, Quyết định của Toà án góp phần tăng cường tính hiệu quả của Toà án;
    4. Việc công bố các Bản án, Quyết định của Toà án góp phần nâng cao chất lượng của quá trình ra quyết định tư pháp;
    5. Việc công bố các Bản án, Quyết định của Toà án sẽ tăng cường đáng kể việc giáo dục pháp luật;
    6. Việc công bố các Bản án, Quyết định của Toà án sẽ tăng cường tính minh bạch và nâng cao lòng tin của nhân dân vào hệ thống toà án của Việt Nam;
    7. Việc công bố các Bản án, Quyết định của Toà án sẽ góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
    (Trích: Đăng tải các Bản án, Quyết định của Toà án là góp phần cải thiện hệ thống pháp luật và thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam - Dự án STAR - Việt Nam)
    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 11:03 ngày 22/11/2005
  3. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Tình hình công bố bản án của Toà án tại các nước trên thế giới
    Hiện nay còn rất ít Toà án ở cấp cuối cùng, dù cho là Toà án đó thuộc hệ thống pháp luật chung hay hệ thống pháp luật dân sự, không công bố các quyết định của mình dưới dạng bản in hay trên mạng Internet hoặc cả hai phương tiện đó. Các ví dụ bao gồm các Hệ thống pháp luật chung truyền thống như hệ thống pháp luật Anh, Hoa Kỳ hay như các nước theo hệ thống pháp luật dân sự truyền thống như Pháp, Nhật Bản và các nước Xã hội chủ nghĩa như Liên bang Nga và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Các nước không công bố quyết định của Toà án thường là những nước đang trong thời kỳ chiến tranh hoặc đang trải qua thời kỳ kinh tế đi xuống nghiêm trọng chẳng hạn như Eritrea ở Châu Phi hoặc Cam Pu Chia hay Lào ở Đông Nam Á. Tuy nhiên đa số các nước trong khối ASEAN đều công bố các quyết định bằng văn bản hay trên mạng. Trang web Luật Thế giới của Viện thông tin pháp luật Úc (http://www.worldii.org/catalog/2172.htm) liệt kê hơn 110 nước có trang web của Toà án. Cuốn Luật Nước ngoài: Các nguồn hiện tại của Đạo luật và các văn bản pháp luật cơ bản trong các hệ thống pháp luật của thế giới của Thomas H. Reynolds và Arturo A. Flores; do Hiệp hội các Thư viện Luật Hoa Kỳ tài trợ (Littleton, CO: F.B. Rothman, 1989), cũng đã liệt kê hơn 100 nước đã thực hiện việc công bố các quyết định của Toà án. Nhiều nước in các quyết định của Toà án trên tờ công báo cùng với các luật, quy định và thủ tục hành chính khác. Nhiều nước khác in riêng các quy định của Toà án, có thể in chung với các quyết định của Toà án phúc thẩm hoặc in riêng biệt quyết định của từng Toà án riêng biệt.
    (Trích: Báo cáo về thực tế công bố các quyết định của Toà án ở một số nước điển hình trên toàn cầu và một số đề xuất đối với Việt nam ?" Virginia Wise, Giảng viên Luật, trường luật Havard)
    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 13:23 ngày 23/11/2005
  4. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    QUYẾT ĐỊNH số 07/2003/HĐTP-DS ngày 26-02-2003 về vụ tranh chấp hợp đồng chuyển dịch quyền thuê nhà.
    HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
    Tại phiên tòa ngày 26-02-2003 xét xử giám đốc thẩm vụ án dân sự về tranh chấp hợp đồng chuyển dịch quyền thuê nhà giữa các đương sự:
    Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị T, sinh năm 1936
    Bị đơn: Bà Nguyễn Thị H, sinh năm 1942
    Cùng trú tại nhà số xx phố Trần Hưng Đạo, TP Hà Nội
    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
    1. Ông Lương P, sinh năm 1929 (Chồng bà H), trú tại số nhà xx phố Trần Hưng Đạo, TP Hà Nội
    2. Công ty kinh doanh nhà số 2, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
    NHẬN THẤY
    Căn hộ 18m2 tầng 2 nhà số xx phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội là nhà thuộc sở hữu nhà nước và do Ủy ban nhân dân TP Hà Nội quản lý. Ngay 12-12- 1992, Xí nghiệp quản lý nhà quận Hoàn Kiếm (nay là Công ty kinh doanh nhà số 2, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), ký hợp đồng cho bà Nguyễn Thị T thuê trong thời hạn 5 năm, đến ngày 12-12-1997 hết hạn. Ngày 03-06-1993, bà Nguyễn Thị T đã ký giấy ?obiên nhận sang tên hợp đồng nhà? nhượng diện tích nhà nêu trên cho bà Nguyễn Thị H với giá 12,4 lạng vàng. Bà T đã nhận đủ 11,4 lạng vàng và đã giao nhà cho gia đình bà H ở. Năm 1994, giữa bà T và bà H phát sinh tranh chấp, UBND phường Trần Hưng Đạo và Công ty kinh doanh nhà số 2 quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã thông báo việc chuyển nhượng này là trái phép và yêu cầu hai bên hủy hợp đồng.
    Tại Công văn số 923/QL-KD ngày 09-10-1996, Công ty kinh doanh nhà số 2, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội gửi bà Nguyễn Thị T và bà Nguyễn Thị H, có nội dung: nhà số xx phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội là nhà biệt thự thành phố không cho chuyển nhượng, yêu cầu hai bên trở về nơi ở cũ. Bà T phải hoàn trả bà H số tiền đã nhận. Bà H không đồng ý hủy hợp đồng.
    Ngày 20-05-1997, bà T khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền thuê nhà ngày 03-06-1993 giữa bà và bà H.
    Tại Bản án dân sự sở thẩm số 07/DSST ngày 27-06-1998, Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm quyết định:

    1. Hủy hợp đồng chuyển nhượng nhà số xx phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội giữa bà Nguyễn Thị T và bà Nguyễn Thị H lập ngày 03-06-1993.
    Bà T có trách nhiệm hoàn trả cho bà H 11,4 lạng vàng (999)
    Bà H và gia đình được lưu cư tại diện tích nhà trên đến khi có nơi ở mới hoặc Nhà nước lấy lại nhà. Khi trả quyền sử dụng nhà cho bà T, bà H được nhận 11,4 lạng vàng từ bà T.
    Bà T không phải thanh toán tiền sửa chữa nhà cho bà H.
    2. Bác các yêu cầu khác của đương sự.
    3. Về án phí: Mỗi người phải nộp theo giá ngạch của ½ (của 11,4 lạng vàng) là 1.472.000 đồng. Bà T được trừ 50.000 đồng tiền tạm ứng án phí đã nộp.

    Ngày 03-07-1998, bà Nguyễn Thị T có đơn kháng cáo không đồng ý toàn bộ quyết định của Bản án sơ thẩm.
    Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 56/DSPT ngày 23-04-1999, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã sửa phần chi phí sửa chữa nhà; cho bà H được tháo dỡ đem theo khi giao nhà cho bà T, tháo dỡ không được ảnh hưởng đến chất lượng và cấu trúc nhà. Các phần khác giữ nguyên.
    Bà Nguyễn Thị T có đơn khiếu nại cho rằng Bản án phúc thẩm xử hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhà nhưng lại cho gia đình bà Nguyễn Thị H lưu cư là trái pháp luật.
    Tại Quyết định kháng nghị số 07/KN-VKSTC-KSXXDS ngày 25-03-2002 Phó Viện trường Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã kháng nghị đối với Bản án phúc thẩm với nhận xét: Tòa án cấp phúc thẩm cũng xem xét điều kiện nhà ở hiện tại của gia đình bà H, xử cho gia đình bà H được lưu cư là cần thiết. Song, Bản án phúc thẩm không quy định thời hạn lưu cư đối với gia đình bà H là trái với Nghị quyết của Quốc hội; đề nghị hủy Bản án phúc thẩm; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân TP Hà Nội xét xử phúc thẩm lại, quy định thời hạn lưu cư cho gia đình bà H.
    Tại Quyết định giám đốc thẩm số 77/GĐT-DS ngày 25-04-2002, Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao quyết định:
    Sửa Bản án phúc thẩm, xử:
    - Hủy hợp đồng chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà số xx Trần Hưng Đạo, Hà Nội giữa bà Nguyễn Thị T và bà Nguyễn Thị H lập ngày 03-06-1993.
    - Bà H và gia đình phải trả lại diện tích nhà đã nhận của bà T tại nhà số xx Trần Hưng Đạo, Hà Nội cho bà T.
    - Bà H được tháo dỡ các vật liệu đã dung sửa chữa nhà nhưng không được làm hư hỏng cấu trúc nhà.
    - Bà T phải trả cho bà H 11.4 lạng vàng.
    - Bà T và bà H mỗi người phải nộp 736.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm. Hoàn trả cho bà T các khoản dự phí đã nộp.
    Bà Nguyễn Thị H và chồng là ông Lương P có nhiều đơn khiếu nại Quyết định giám đốc thẩm, yêu cầu được tiếp tục sử dụng nhà vì không còn chỗ ở khác.
    Tại Quyết định số 13/TK-DS ngày 22-11-2002, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị Quyết định giám đốc thẩm số 77/GĐT-DS ngày 25-04-2002 của Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao và đề nghị Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xử hủy Quyết định quyết định giám đốc thẩm nêu trên để giải quyết lại vụ án theo hướng phải đưa cơ quan quản lý nhà cho thuê vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền thuê nhà số xx Trần Hưng Đạo giữa bà Nguyễn Thị T và bà Nguyễn Thị H; buộc bà T trả bà H số vàng đã nhận; giao căn hộ 18m2 tại xx Trần Hưng Đạo cho cơ quan có thẩm quyền của nhà nước quản lý.
    Tại Kết luận 16/KL-KSXXDS ngày 28-01-2003 Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng thẩm phán sửa quyết định giám đốc thẩm số 77/GĐT-DS ngày 25-04-2002 của Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao theo hướng hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền thuê nhà giữa bà T và bà H lập ngày 03-06-1993. Buộc bà T phải trả lại vàng cho bà H; giao căn hộ 18m2 tầng 2 nhà số xx phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội cho cơ quan quản lý nhà đất xem xét việc cho thuê lại căn hộ nêu trên theo thẩm quyền.
    XÉT THẤY
    Ngày 15-11-1991, UBND TP Hà Nội đã có Quyết định số 1992/QĐ-UB ban hành Quy chế tạm thời về việc chuyển dịch hợp đồng thuê nhà ở do cơ quan nhà đất thành phố quản lý có nội dung không cho phép chuyển dịch hợp đồng thuê nhà thuộc loại biệt thự tại phố Trần Hưng Đạo.
    Ngày 09-11-1996, tại Công văn số 923/QLKD, Công ty kinh doanh nhà số 2, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội gửi bà Nguyễn Thị T và bà Nguyễn Thị H đã thong báo nhà số xx phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội không được phép chuyển dịch hợp đồng thuê nhà ở. Do đó, việc bà T viết ?ogiấy biên nhận sang tên hợp đồng nhà? để chuyển nhượng diện tích 18m2 tầng 2 nhà số xx phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội mà bà T thuê của nhà nước cho bà H là vi phạm khoản 6 điều 25, điểm e khoản 1 điều 30 Pháp lệnh Nhà ở ban hành ngày 26-03-1991 và Quyết định số 1992/QĐ-UB ngày 15-11-1991 của UBND TP Hà Nội. Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm và Hội đồng xét xử giám đốc thẩm xác định hợp đồng chuyển dịch hợp đồng thuê nhà giữa bà Nguyễn Thị T và bà Nguyễn Thị H lập ngày 03-06-1993 là vô hiệu và buộc bà Nguyễn Thị T phải trả cho bà Nguyễn Thị H 11,4 lạng vàng là đúng. Do hợp đồng chuyển nhượng 18m2 nhà nêu trên bị tuyên bố vô hiệu; trong khi đó, hợp đồng thuê nhà giữa bà Nguyễn Thị T và Công ty kinh doanh nhà số 2, quận Hoàn Kiếm đã hết hạn từ năm 1997 và bà T không ký lại hợp đồng thuê nhà. Thực tế, bà T đã không còn nhu cầu sử dụng căn hộ này nữa, nhưng Tòa án các cấp lại xử buộc bà H trả lại nhà cho bà T là không đúng. Mặt khác, khi xét xử, Tòa án cần đưa cơ quan quản lý nhà đất TP Hà Nội vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, đồng thời, phải căn cứ khoản 5 điều 24 Pháp lệnh nhà ở giao căn hộ 18m2 tầng 2 nhà số xx phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội cho cơ quan quản lý nhà đất TP Hà Nội quản lý và giải quyết cho thuê nhà theo quy định của pháp luật.
    Tại phiên tòa, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy Bản án dân sự phúc thẩm số 56/DSPT ngày 23-04-1999 của Tòa án nhân dân TP Hà Nội, Quyết định Giám đốc thẩm số 77/GĐT ngày 25-04-2002 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm lại vụ án.
    Vì các lẽ trên, căn cứ khoản 4 điều 77 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự,
    QUYẾT ĐỊNH:
    1. Chấp nhận kháng nghị số 13/TK-DS ngày 22-11-2003 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
    2. Hủy Bản án dân sự phúc thẩm số 56/DSPT ngày 23-04-1999 của Tòa án nhân dân TP Hà Nội và Quyết định Giám đốc thẩm số 77/GĐT ngày 25-04-2002 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao đã xử vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển dịch quyền thuê nhà số xx phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị T và bị đơn là bà Nguyễn Thị H.
    3. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội để xét xử phúc thẩm vụ tranh chấp hợp đồng chuyển dịch quyền thuê nhà giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị T và bị đơn là bà Nguyễn Thị H theo thủ tục chung
    ---------------------------------------------
    Lý do Bản án phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm bị hủy
    Nguyên đơn không ký lại hợp đồng thuê nhà và thực tế không còn nhu cầu sử dụng căn hộ đã từng thuê nhưng Tòa án lại xử buộc bị đơn phải trả lại căn hộ đó cho nguyên đơn là không đúng. Hơn nữa, các Tòa án lại không đưa Cơ quan quản lý nhà đất thành phố tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là không bảo vệ lợi ích của nhà nước.
    [hết]
    __________________________
    Ghi chú riêng: Tên thật và địa chỉ thật được thay đổi.
    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 12:14 ngày 03/12/2005
  5. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Bác Littesmiles có "án lệ" nào liên quan đến thuế nhà đất, hợp đồng xây dựng và quy hoạch đô thị thì post trước được không ạ. Em đang muốn tham khảo để đối chiếu với "án lệ" của Pháp.
    Cám ơn bác nhiều. Và mong được học hỏi nhiều hơn ở chủ đề này của bác.
  6. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0

    QUYẾT ĐỊNH 09/2003/HĐTP-KT ngày 29-05-2003 về vụ án tranh chấp hợp đồng giao nhận thầu công trình
    HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
    ??
    Tại phiên tòa ngày 29-05-2003 xét xử giám đốc thẩm vụ án kinh tế về tranh chấp Hợp đồng giao nhận thầu công trình xi măng BS (gói 1) giữa:
    Nguyên đơn: Công ty TNHH P Việt Nam ; có trụ sở tại: Khu Công nghiệp Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
    Bị đơn: Tổng công ty L Việt Nam; có trụ sở tại: số xxx Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
    NHẬN THẤY
    Ngày 10-07-1996 Tổng Công ty L Việt Nam (sau đây gọi là L) và Công ty TNHH P Việt Nam (sau đây gọi tắt là P) ký hợp đồng số 01, Theo hợp đồng này thì L sẽ giao cho P thi công phần làm sạch chuẩn bị bề mặt và sơn phủ kết cấu thép công trình nhà máy xi măng BS theo hồ sơ mời thầu gói 1 và những khối lượng phát sinh trong quá trình thi công mà chủ đầu tư yêu cầu.
    Khối lượng dự tính của bên A (L) là 638.863kg được quy đổi tương đương với 10.039m2. Trong trường hợp phát sinh khối lượng kg vượt quá khối lượng trên thì khối lượng m2 phát sinh sẽ được tính theo hệ số 15,7m2/tấn. Hệ số này được làm cơ sở quyết toán giữa hai bên. (Điều 1);
    Đơn giá 70.000 đồng/m2 tương ứng với 1.100đồng/kg. Tổng giá trị hợp đồng: 702.730.000 đồng/m2. (Điều 2)
    Vật tư do bên A cấp cho bên B (P), sau khi kết thúc thi công hạng mục, B cùng A tổ chức quyết toán vật tư và A làm giấy ủy quyền cho B trực tiếp nhận vật tư với chủ đầu tư và tự bảo quản vật tư. Nếu B sử dụng quá khối lượng hoặc làm mất mát hư hỏng vật tư thì B phải tự cấp bù cho kịp tiến độ thi công. (Điều 4);
    Điều 5.2 quy định việc thanh toán như sau:
    - A tạm ứng 10% trị giá hợp đồng để chuẩn bị công trường.
    - Trong quá trình thi công, A sẽ thanh toán cho B 80% giá trị thực hiện trong kỳ (việc xác định kỳ thanh toán căn cứ vào tiến độ).
    - Mỗi kỳ thanh toán A sẽ chuyển cho B, 10 ngày sau khi nhận được hóa đơn của B.
    - Khối lượng thi công được nghiệm thu thanh toán phải phù hợp với khối lượng theo tiến độ thi công đã được hai bên thống nhất (A cùng chủ đầu tư) kể cả khối lượng phát sinh được chủ đầu tư xác nhận ?
    Điều 5.3 quy định việc quyết toán và thanh lý hợp đồng: Sau khi B hoàn thành toàn bộ khối lượng công việc trong hợp đồng, A, B và chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu và bàn giao ? B tiến hành lập báo cáo quyết toán, đối chiếu công nợ và A sẽ thanh toán và thanh lý hợp đồng.
    Thời hạn hợp đồng; Từ ngày ký đến sau khi nghiệm thu bàn giao hết sản phẩm cho A và quyết toán thanh lý hợp đồng. (Điều 6);
    Ngoại ra các bên còn thỏa thuận về các điều khác như: Chất lượng công trình, nghiệm thu, bảo hành, phạt vi phạm hợp đồng, giải quyết tranh chấp, v.v..
    Ngày 22-02-2001, sau nhiều lần yêu cầu L thanh toán tiền công sơn còn thiếu và thanh lý hợp đồng số 01 nhưng không giải quyết được, P có đơn khởi kiện L tại Tòa án nhân dân TP Hà Nội và yêu cầu: L thanh lý hợp đồng số 01; thanh toán khoản tiền còn thiếu là 1.077.191.300 đồng và trả lãi chậm trả khoản tiền này. Tại phiên tòa sơ thẩm, P thay đổi yêu cầu, chỉ yêu cầu L trả khoản tiền còn nợ là 311.964.000 đồng và 94.088.342 đồng tiền lãi, tổng cộng là 460.052.342 đồng. Ngoại ra còn yêu cầu L trả chi phí thuê phiên dịch theo quy định của pháp luật.

    Tại Bản án sơ thẩm số 23/KT-ST ngày 18-01-2001, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã quyết định:
    1/ Chấp nhận đơn khởi kiện của P.
    2/ Hợp đồng kinh tế số 01 ngày 10-07-1996 là hợp pháp có hiệu lực.
    3/ Buộc L phải thanh toán cho P 311.964.000 đồng tiền gia công sơn còn thiếu theo hợp đồng.
    Buộc P phải trả cho L giá trị vật tư còn thừa là 73.884.206 đồng.
    Đối trừ hai khoản trên, L còn phải tra cho P là 238.079.794 đồng.
    4/ Bác các yêu cầu khác của đương sự
    Ngoài ra, trong Bản án còn quyết định về án phí, tiền thuế và quyền kháng cáo của các đương sự.
    Ngày 24-07-2001 P kháng cáo đối với Bản án sơ thẩm.
    Ngày 24-07-2001 L kháng cáo đối với Bản án sơ thẩm.
    Tại Bản án kinh tế phúc thẩm số 74 ngày 06-05-2002, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã quyết định hủy Bản án kinh tế sở thẩm số 23/KT-ST ngày 18-07-2001 của Tòa án nhân dân TP Hà Nội. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân TP Hà Nội giải quyết lại vụ kiện theo thủ tục chung với lý do: ?oTòa án cấp sơ thẩm không yêu cầu cơ quan chuyên môn thẩm định về đơn giá, vật tư khi hai bên không thống nhất còn tranh chấp các vấn đề trên?? và vì ?o? hai bên chưa đối trừ được vật tư và tiền công sơn, chưa thanh lý được hợp đồng?.

    Sau khi vụ án được xét xử phúc thẩm, Tòa án nhân dân TP Hà Nội có công văn số 556/THAN-KT ngày 21-06-2002 kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm.
    Tại Kháng nghị số 02/KT-KN ngày 28-01-2003 đối với Bản án kinh tế phúc thẩm số 74 ngày 06-05-2002 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hủy Bản án kinh tế phúc thẩm nêu trên, giao hồ sơ vụ án cho Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm lại theo thủ tục chung.
    Tại Kết luận số 43/KL-AKT ngày 18-03-2003, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nêu trên.
    XÉT THẤY
    Theo quy định tại Điều 6 của Hợp đồng số 01 ngày 10-07-1996 thì ?oHợp đồng kết thúc sau khi nghiệm thu bàn giao hết sản phẩm đã được sơn cho bên A và quyết toán thanh lý hợp đồng?. Thực tế, hai bên đã nghiệm thu, bàn giao nhưng chưa quyết toán thanh lý hợp đồng. Do đó, hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
    Các công việc của thầu gói 1 thuộc hợp đồng giữa hai bên đã được nghiệm thu. Trước khi khởi kiện, P đã nhiều lần có văn bản yêu cầu L thanh toán tiền công sơn của hợp đồng số 01 và thanh toán những công việc ngoài hợp đồng số 01. Cho đến văn bản ngày 05-09-2000, P mới chính thức yêu cầu L thanh lý hợp đồng và thanh toán tiền công sơn còn thiếu. Ngày 11-09-2000 L có văn bản trả lời văn bản ngày 05-09-2000 của Công ty TNHH P Việt Nam và đề nghị P cử người đến L để giải quyết. Ngày 15-09-2000 P có văn bản trả lời văn bản ngày 11-09-2000 của L và không cử người đến làm việc với L mà đề nghị L cử người đến làm việc với luật sư của P. Sau đó, hai bên không có văn bản nào tiếp tục trao đổi với nhau nữa. Như vậy, Tòa án cấp sơ thẩm xác định thời điểm phát sinh tranh chấp là ngày 16-09-2000 và tính đến ngày 22-02-2001 P khởi kiện là vẫn còn trong thời hạn 6 tháng theo quy định của pháp luật tố tụng.
    Tòa án cấp phúc thẩm hủy bỏ Bản án sơ thẩm với lý do: ?oTòa án cấp sơ thẩm không yêu cầu cơ quan chuyên môn thẩm định về đơn giá, vật tư khi hai bên không thống nhất còn tranh chấp các vấn đề trên?? và vì ?o? hai bên chưa đối trừ được vật tư và tiền công sơn, chưa thanh lý được hợp đồng?, là không đúng và thiếu căn cứ, vì:
    - Về thanh lý Hợp đồng, sau khi B hoàn thành toàn bộ khối lượng công việc trong hợp đồng, hai bên đã nghiệm thu, L đã bàn giao công trình cho chủ đầu tư đưa vào sử dụng. Nhưng do hai bên tranh chấp không quyết toán và thanh lý được hợp đồng, nên P khởi kiện ra tòa thì Tòa án phải thụ lý giải quyết.
    - Về đơn vị thính khối lượng công việc để thanh toán, hai bên đã có 8 biên bản nghiệm thu với tổng khối lượng công việc la 14.098m2. Việc thanh toán theo m2 hay tấn phải căn cứ vào hợp đồng. Về việc này Tòa án cấp sở thẩm đã có Công văn số 367/KT-TA ngày 19-04-2001 hỏi Bộ Xây dựng và đã được Bộ Xây dựng trả lời bằng Công văn số 152/BXD-KHTK ngày 29-05-2001 là ?ophải tuân theo ? thỏa thuận tại hợp đồng?. Vì vậy, căn cứ theo hợp đồng, theo 8 biên bản nghiệm thu khối lượng công việc và các tài liệu khác của hồ sơ vụ án thì việc Tòa án cấp sơ thẩm xác định đơn vị thanh toán là m2 là có căn cứ.
    - Về đơn giá các bên thỏa thuận trong hợp đồng là 70.000 đồng/m2 cho công việc làm sạch bề mặt và sơn phủ. L cho rằng hai bên thỏa thuận theo đơn giá này là trái với quy định của pháp luật, không phù hợp với quy định của Bộ Xây dựng và cao so với mặt bằng giá tại Công trình BS tại thời điểm (47.000 đồng/m2). Tuy nhiên, theo Công văn số 512 ngày 03-05-1997 của Bộ Xây dựng gửi Tổng Công ty xi măng mà L dẫn chiếu thì đơn giá của ?olàm sạch kết cấu thép trong chế tạo thiết bị là 43.749 đồng/m2. Như vậy, Bộ xây dựng chỉ có quy định đơn giá đối với công việc ?olàm sạch? mà không có quy định đơn giá đối với công việc ?osơn phủ?. Mặt khác, công văn này có sau khi hai bên đã ký hợp đồng số 01 được gần 1 năm. Việc hai bên thỏa thuận đơn gia 70.000 đồng/m2 cho công việc làm sạch bề mặt và sơn phủ là không trái với quy định của pháp luật.
    - Về vật tư (sơn và dầu pha sơn), theo quy định tại Điều 4 Hợp đồng thi do bên A (L) cung cấp cho bên B (P). Bên B phải lập kế hoạch vật tư trình bên A duyệt khối lượng theo tiến độ công trình. Tiến độ của bên B dựa trên tiến độ của bên A cung cấp. Khi kết thúc thi công hạng mục, B cùng A tổ chức quyết toán vật tư và làm giấy ủy quyền cho B trực tiếp nhận vật tư với chủ đầu tư. Nếu B sử dụng quá khối lượng hoặc làm mất mát hư hỏng vật tư thì phải tực cấp bù cho kịp tiến độ thi công hoặc phải thanh toán cho bên A theo giá nhập vật tư đầy đủ đến hiện trường BS. Vật tư bên A cấp là khối lượng vật tư đã tính đến hao hụt trong khi thi công do nhà thiết kế quy định tại tài liệu thiết kế thi công được bên A xác nhận.
    Thực tế, vật tư một phần do bên A lĩnh từ chủ đầu tư (Công ty xi măng BS) để cấp cho bên B, một phần bên A ủy quyền cho bên B trực tiếp lĩnh từ chủ đầu tư. Tuy hợp đồng số 01 là hợp đồng độc lập giữa bên A và bên B, nhưng hai bên ký hợp đồng này nhằm để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng số 27 ngày 20-03-1996 ký giữa bên A và chủ đầu tư. Theo hợp đồng số 27 thì chủ đàu tư cung cấp vật tư cho L và chủ đầu tư đã thanh lý hợp đồng số 27 vào ngày 10-10-2000 nhưng không có tranh chấp gì. Ngoài ra, tại văn bản tháng 12-1998 của Công ty T (là đơn vị kiểm tra chất lượng và giám sát việc cung cấp sơn tại công trình BS) gửi các bên liên quan cũng khẳng định là không có việc khiếu nại lẫn nhau về khối lượng sơn và giá trị vật liệu. Mặt khác, hợp đồng cũng không quy định việc trả lại vật tư thừa. Khi kết thúc thi công hạng mục, hai bên đã không cùng nhau tổ chức quyết toán vật tư như đã thỏa thuận. Tại Tòa án cấp sơ thẩm, L phản tố yêu cầu P phải trả tiền sơn còn thừa là 104.896.768 đồng thì phải chứng minh P đã nhận thừa sơn so với định mức. Tòa án cấp sơ thẩm tự tính toán vật tư còn thừa cho L là chưa có đầy đủ căn cứ, nhưng Tòa phúc thẩm có thể yêu cầu đương sự chứng minh vấn đề này.
    - Về chi phí thuê phiên dịch: Theo quy định tại Điều 26 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế thì Tòa án phải căn cứ vào quy định của pháp luật để xem xét quyết định.
    Bởi các lẽ trên và căn cứ vào khoản 3 Điều 80 Pháp lệnh thủ tục giản quyết các vụ án kinh tế.
    QUYẾT ĐỊNH
    Hủy Bản án kinh tế phúc thẩm số 74 ngày 06-05-2002 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội, giao hồ sơ vụ án cho Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
    -------
    Lý do hủy Bản án phúc thẩm:
    Tòa án cấp phúc thẩm hủy Bản án sơ thẩm với lý do Tòa án cấp sơ thẩm không yêu cầu cơ quan chuyên môn thẩm định về đơn giá, vật tư khi hai bên không thống nhất còn tranh chấp các vấn đề trên, đồng thời vì hai bên chưa đối trừ được vật tư và tiền công sơn, chưa thanh lý được hợp đồng là không đúng và thiếu căn cứ.

Chia sẻ trang này