1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những áng ÁN VĂN bất hủ

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi legal_protector, 29/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. legal_protector

    legal_protector Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2003
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Những áng ÁN VĂN bất hủ

    ?oÁn văn ... như đùa?​

    ?oNhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam? - quyền vinh danh tối thượng ấy chỉ toà án được vinh dự ghi trong những bản án của mình. Bản án kết tội một con người hoặc phân xử các tranh chấp, khiếu kiện của người dân, tổ chức... Vì vậy đòi hỏi những chuẩn mực hết sức khắt khe về mặt hình thức và nội dung. Nhưng thực tế, có những bản án mà văn phong của nó tuỳ tiện, ngây ngô, đôi khi thiếu nghiêm túc hoặc cách diễn đạt dễ dẫn tới những hiểu lầm, có thể gây ra những sự ?ocười cợt? làm mất tính nghiêm minh của bản án...

    ? ?oHổ dữ còn chưa nỡ ăn thịt con? nhưng vì những đồng đô-la nhơ bẩn ... mà bị cáo đã xem hai đứa con ruột của mình như một loại hàng hoá rẻ tiền ... Nhưng bị cáo có biết đâu trong lúc bị cáo đang vui sướng đam mê, thưởng thức hương vị của những đồng đô-la nhơ nhuốc đó thì phía bên kia biên giới, hai đứa con gái thân thương của bị cáo đang còn ở trong độ tuổi ngây thơ phải bị đau đớn về thể xác, oằn oại về tinh thần, nhục nhã, ê chề trong bàn tay sắt của bầy quỷ dữ...?

    ??oChị Thảo hoàn toàn bất lực bởi sự tin tưởng mù quáng khi đã yêu thương và ******** với Tâm vào chiều ngày 9/6/2003 tại nhà Tâm. Cho nên, khi Tâm nhảy lên bụng chị ngồi rồi dùng tay bóp cổ chưa hẳn chị Thảo nghĩ rằng Tâm sẽ giết chị mà chỉ nghĩ là sự đùa giỡn mà thôi (...)?

    ?oÁng văn chương đầu? trích từ ... một bản án của Toà án tỉnh An giang luận tội một phụ nữ phạm tội mua bán trẻ em, trong đó bán cả con mình.
    ?oÁng? thứ hai lấy từ ... một bản án của Toà án tỉnh Đồng Tháp - hấp dẫn hơn ở chỗ nạn nhân đã bị giết chết lại ... hiện hồn về tường thuật lại ... cảm nghĩ của mình thành ?oán văn? ... còn rất nhiều ?oán văn độc chiêu? khác nữa, mời các bạn theo dõi tiếp:


    Lỗi án văn, cười văng nước mắt​

    A.Câu chuyện hai cán bộ trở thành hai con bò (!)
    Đây là những chuyện cam đoan có thật 100%. Ở bản gốc viết tay, có lẽ vì quá gấp thẩm phán viết tắt chữ cán bộ thành cbo. Sau đó thư kí đánh máy ra văn bản đã viết hai cán bộ thành hai con bò.

    Một bản án của TAND tỉnh Long Anh (số 49, ngày 11-4-2003) thay vì nhận định bị cáo xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về ********, danh dự và nhân phẩm của trẻ em thì lại ghi xâm phạm quyền tự do ******** của trẻ em.

    Trong phần quyết định của một bản án dân sự về việc xin xác nhận cha cho con, lẽ ra là chấp nhận đơn xin xác nhận cha cho con thì lại ghi là chấp nhận đơn xin xác cha(!)

    Có bản án lại ... đánh đố như bản án số 01 ngày 20-1-2003 của TAND huyện Sông Cầu (Phú Yên) ghi: bị cáo T. bị truy tố về tội ?oVPCQĐVĐKPTGTĐB?, thậm chí trong phần quyết định của bản án cũng tiếp tục ghi phạt T. 18 tháng tù về tội ?oVPCQĐVĐKPTGTĐB?. Bộ Luật hình sự không hề có một tội danh nào gồm 13 chữ cái như vậy. Hóa ra, đó là tòa viết tắt tội danh ?ovi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ?. Đánh đố như thế, vô tình tòa đã hạn chế tính răn đe, giáo dục bị cáo và cả những người khác.

    ?oMặn hoá vấn đề?​

    Nhận định trong bản án số 68/HSST ngày 11-4-2003 của TAND tỉnh Long An xét xử một vụ án hiếp dâm trẻ em rất dễ làm người ta phẫn nộ: ?oBị cáo bất chấp pháp luật, bất chấp dư luận đã phạm tội với cháu gái mới hơn 9 tuổi. Hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, không những xâm phạm thân thể, danh dự của bị hại mà còn làm mất trật tự trị an ở địa phương, làm băng hoại thuần phong mỹ tục của nhân dân?.

    Thế nhưng, bị cáo đó mới chỉ là một cậu bé 15 tuổi và hành vi phạm tội cũng chưa gây ra một tác hại nào cho bé gái. Bị cáo mới chỉ vừa kéo quần bé Y xuống thì bị phát hiện. Cậu ta sợ đến nỗi phải trốn dưới gầm giường. Bé Y. thì không bị một xây xát nào cả. Vậy mà những gì nêu trong bản án khiến người ta người ta hình dung ra một tên tội phạm hiếp dâm trẻ em rất gớm ghiếc. Việc đánh giá ?othêm mắm thêm muối? như thế sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc lượng hình. Nếu làm cho vụ án trở nên nghiêm trọng hơn bản chất của nó thì bị cáo sẽ phải chịu mức án cao một cách oan uổng.

    Một kiểm sát viên cao cấp của VKS tối cao kể rằng ông từng đọc một bản án xử bị cáo về hành vi gây rối trật tự xảy ra tại một vùng quê hẻo lánh. Thế mà bản án nhận định rất ?okhủng khiếp?... Hành vi của bị cáo làm ảnh hưởng tới An ninh quốc gia...(!). Theo ông, việc nghiêm trọng hóa vấn đề sẽ khiến cho kết quả xét xử là không hợp lí, nói thẳng ra là làm nặng tội thêm cho bị cáo.
    ?oRối như canh hẹ?​

    ... bị cáo chở Võ Hoài Hận cùng về trên một chiếc xe. Xe ra đến kênh N18 thuộc khu vực ấp Suối Cao, xã Phương Đông, Gò Dầu, Tây Ninh thì gặp một xe Dream chở 4 người chạy phía trước thì bị cáo tăng ga vượt qua, đến đoạn đường đê hẹp (đường nhỏ trên bờ kênh)thì dừng xe lại rút dây thắt lưng ra cầm tay chặn xe Dream lại, ?oXin tiền?. Trên xe có 4 người là Dương Minh Phú, Võ Văn Vui, Nguyễn Văn Giác và Hồ Văn Trắng đều nói không có ai có tiền thì bị Vinh và Hận lục soát các túi áo, túi quần nhưng cũng không có tiền thì Vinh và Hận gở lấy đồng hồ đeo tay của Trương Minh Phú, bắt Phú phải cởi quần tây dài lại, cho cởi xe đi kiếm tiền một triệu đồng chuộc 3 người còn lại... Anh Vui bò lên bở kênh thì bị Hận và Vinh gở lấy một đồng hồ đeo tay trị giá 120.000 đồng (đồng hồ điệu tử hiệu Casio), lấy xong, bọn chúng cho là đồng hồ giả nên ném xuống bờ kênh và rơi xuống kênh N18...

    Đọc đoạn văn này, người ta vừa mệt, vừa bực và ít ai ngờ rằng nó là ?oán văn? của bản án số 30/HSST ngày 18-2-2004 của TAND tỉnh Tây Ninh. Xin để các bạn tự bình luận và cũng xin mở ngoặc thêm rằng những đoạn ?oán văn? tương tự có thể tìm thấy rất nhiều trong các bản án ở các tòa địa phương và đây chưa phải là cái ?ođiển hình? nhất.

    ?oChút suy diễn ... ngọt ngào?​

    Trở lại đoạn văn mô tả lúc bị cáo Tâm ******** rồi giết chết nạn nhân tên Thảo nêu ở trên. Đó là một đoạn trong bản án số 20/HSST ngày 2-3-2004 của TAND tỉnh Đồng Tháp. Chưa hết, bản án này còn có một đoạn không biết nêu để làm gì: ?oTuy rằng vừa ******** xong Tâm cũng có mệt, sức lực có giảm sút so với trước khi ******** với chị Thảo. Ngược lại, chị Thảo cũng không phải không mệt?... Lời lẽ giống như là tâm sự của người trong cuộc, của hồn ma nạn nhân về... thuật lại (!). Tòa suy diễn tiếp: ?oChị Thảo đã thật sự yêu thương Tâm, đã trao thân cho Tâm mà không hề hối tiếc. Thế mà bị cáo lại nhẫn tâm không nghĩ đó là sự trao đổi ân ái tình cảm thật sự của hai người...? Về phía kẻ phạm tội, bản án dạy dỗ rằng: ?o... Lẽ ra, bị cáo phải biết quí trọng mối tình chân chính đó vì chị Thảo không hề nghĩ đến sự sang hèn, thân phận thực tế của bị cáo. Nói cách khác, chị Thảo nếu còn sống, mà tiếp tục sống với bị cáo chưa chắc được sung sướng. Ngược lại, nếu bị cáo biết suy nghĩ đến thân phận của mình mà thật sự yêu thương chị Thảo thì có thể đem lại hạnh phúc rất tốt. Đó là bản chất chân thật và là đạo đức của con người chân chính. Đáng tiếc là bị cáo Tâm là người lao động nhưng lại có đầu óc tăm tối và tàn ác, tư tưởng thì tham lam, hưởng thụ. Thế mà trong quá trình tìm hiểu yêu thương, chị Thảo không nhận dạng được bản chất xấu xa của bị cáo Tâm mà thật sự đem lòng yêu thương. Để rồi tạo điều kiện cho Tâm chiếm đoạn trinh tiết đời con gái, mất mạng và tài sản bị cướp, thật đau lòng.? ?" Áng án văn bất hủ trên, xin miễn bình luận gì thêm...

    ?oÁn tại văn chương?​

    Ai cũng hiểu văn phong bản án phải rất nghiêm túc, rõ ràng chứ không thể ?onhảy múa? từ ngữ. Thực tế, có bản án ?ovận dụng? cả ca dao tục ngữ để nhận xét tính chất vụ án, hành vi phạm tội của bị cáo.

    Đây là một bản án mô tả về... thời gian ăn trộm của bị cáo: ?oMàn đêm buông xuống, mọi người đã chìm sâu vào giấc ngủ sau một ngày làm việc mệt nhọc. Dưới ánh trăng sáng ngời, T. đã... (bản án của TAND một huyện của tỉnh Bình Dương xử NVT về tội Trộm cắp tài sản).

    Một thẩm phán tại TPHCM kể rằng, ông từng đọc một bản án nói về nguyên nhân phạm tội của một người con nhưng lại viết ?onhảy nhót? đến mức ai đọc qua cũng khó có thể quên: ?oAi cũng biết, cá không ăn muối, cá ươn ?" thế mà bị cáo lại cãi lời cha mẹ bỏ nhà đi lang thang, dẫn đến hành vi phạm tội?.

    Một lần nữa xin bà con tự bình luận và cảm nhận.
  2. legal_protector

    legal_protector Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2003
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    PHẦN II - tiếp theo và hết.
    Nhiều ?oán văn? khi mới đọc tưởng chừng rất tỉ mỉ, chẻ sợi tóc làm ... tám nhằm thể hiện sự ... nghiêm minh, rõ ràng của bản án. Thế nhưng, điều quá ư rõ ràng ấy lại khiến bên Thi hành án ?obí rị? vì án tuyên chẳng ... ?oăn nhậu? gì với thực tế! Kiểu tuyên án ?ongồi tại chỗ? này cho ra đời những bản án kéo dài hàng chục năm không thi hành được, hoặc chỉ có nước ... đem cất vào kho.
    Án tuyên, thi hành án ?oBào? không được, ?oĐập? không xong​
    Năm 1997, Tòa quận 1 tuyên xử ông Đỉnh, chủ nhà 33 Trần Quang Khải, quận 1, phải tháo dỡ phần xây mới đè lên bức tường chung làm rạn nứt tường nhà bên cạnh. Ngặt nỗi, phần cột, đà, tường ... lấn chiếm chỉ từ 3,7cm đến 12 cm. Muốn tháo dỡ phần lấn chiếm phải đập bỏ tòan bộ, tường, đà, cột ... để xây lại theo giấy phép xây dựng của ông Đỉnh nhưng ?ovụ này? bản án lại không nói tới việc đó. Còn theo những nhà chuyên môn, nếu dùng giải pháp bào mòn tường, cột, đà ... chừng ấy diện tích thì không thể vì không bảo đảm an toàn kỹ thuật. Ông Đỉnh thách thức: ?oLàm sao làm, tòa nói bi nhiêu thì làm bi nhiêu, sấp nhà tôi, tôi bắt đền.? Đội thi hành án quận 1 lắc đầu ngao ngán: ?oNhà nước cho có 20 ngàn đồng/ ngày, tiền đầu mà đền!?. Sau bảy năm, vụ thi hành án này được xếp ... vào kho!
    Án tòa tuyên ?" nhà ?othầu? cũng chạy mất dép!​
    Ông L và ông S cùng nhà mặt tiền một con đường tại quận Tân Bình. Ông L xây căn nhà lấn sang phần nhà của ông S, hai hàng cột dọc từ dưới đất kéo lên lầu ba. Dù phần lấn chiếm chỉ ?ophình ra? vài centimet mà nhìn kỹ mới thấy, ông S vẫn thưa ra tòa. Tòa phán quyết: ?oBuộc phải tháo dỡ phần xây dựng lấn chiếm là 4 ?" 5 cm từ cột ba, cột bốn, từ tầng trệt đến lầu ba, bao gồm cả đà dọc bê-tông cốt thép? (Bản án 1268/DSPT ngày 6-8-2002 của TAND TPHCM).
    Chấp hành viên than thở rằng: ?oNgười phải thi hành án không tự tháo dỡ nên chúng tôi phải cưỡng chế. Phía người được thi hành án buộc chúng tôi phải đập bỏ phần cột, đà lấn chiếm đúng bản án tuyên. Nhưng khi nghe yêu cầu: tháo dỡ mà bảo đảm không làm lún nhà, sập tường... không một công ty xây dựng nào dám kí hợp đồng tháo dỡ. Nếu tụi tui làm, lỡ sập cái nhà 3 tầng của người ta thì ai đền? Không lẽ làm thi hành án ?ođứng mũi chịu sào??
    Thấy tình thế phải thi hành đúng bản án tuyên là chuyện ... cực kì khó nuốt, Đội thi hành án quận Tân Bình mời hai bên ... thỏa thuận lại. Phía ông L (người phải thi hành án) chấp nhận đưa 10 triệu đồng để không bị đập nhà. Nhưng ông S (người được thi hành án) khăng khăng đòi 100 lượng vàng vì ?onhà tôi là nhà mặt tiền mà lấn như vậy làm mất giá trị căn nhà?. Cuối năm 2003, họ gửi công văn yêu cầu tòa giải thích những điểm chưa rõ trong bản án nhưng tới giờ chưa thấy trả lời. Thế là thêm một vụ nan y...
    ?oDiện tích 8 tấc, tòa buộc xây cầu thang chữ U?​
    Ông Nguyễn Văn Vân, đội trưởng đội thi hành án quận 1, nhắc đến vụ này thì thốt lên: ?oTòa tuyên bản án này chỉ có chúa mới hiểu nổi?!
    Cách đây 16 năm, căn nhà 9 Nguyễn Thái Học quận 1 rơi vào tranh chấp. Kết quả cuối cùng là căn nhà chia ra làm hai, một hộ ở tầng trệt, một ở lầu. Hộ ở trệt phải chừa một diện tích để hộ ở trên xây cầu thang làm lối lên. Án văn ghi tưởng quá bình thường: bà L phải chừa diện tích 0,8 m x 7m dưới tầng trệt để làm cầu thang hệt như cầu thang hiện có trong nhà làm lối đi lên lầu cho ông N (người ở trên) (bản án số 391/DSPT ngày 22-6-1988). Thế nhưng... lại hóa rất bất thường. Đội trưởng đội thi hành án bức xúc kể: ?oTới khi thi hành án, tụi tui bật ngửa rằng: Cầu thang trong nhà là cầu thang hình chữ U chạy vòng qua vách bếp và vách hông lên lầu. Trong thực tế, chỉ có tám tấc làm sao xây chữ U? Bà L thì khăng khăng chỉ cho xây đúng như diện tích tòa đã tuyên. Ông N thì đòi phải xây dựng đúng chữ U. Tui tôi hỏi tòa, tòa không trả lời ?" kết quả: hồ sơ lại bị xếp vào kho.
    Trước đây, ông N làm đơn khiếu nại khắp nơi. Giờ thì ông N đã 86 tuổi, hết khiếu nại nổi rồi. Giao ban lần nào tôi cũng đưa ra nhưng không có cách nào giải quyết nổi!...
    ?oTuyên kiểu ... y cũ?​
    Năm 1996, TAND huyện Bình Chánh cũng có một bản án tuyên bị ... nghẹt: ?oÔng N phải xây lại căn nhà trên nền đất cũ với sự giám sát của ông H và phải xây giống với căn nhà cũ?. Hậu quả của ?olời tuyên? hết sức cụ thể đó là khi thi hành bản án, ông N đã khốn khổ khốn nạn, lên bờ xuống ruộng với ông H. Bởi lẽ, do nhà của ông H không có bản vẽ nên khi ông N xây nhà thì ông H cắc cớ, bắt bẻ đủ kiểu, xây kiểu nào ông H cũng không vừa lòng. ?oMệt và quá oải?, hai bên tự thỏa thuận: ông H xây nhà, ông N trả tiền. Cuối cùng ông H thở hắt ra: ?obiết vậy, khỏi phải kiện tụng cho mất công, tốn tiền?.
    ?oQuyết định kê biên cái... không có?​
    Trong các vụ án hình sự, dường như thẩm phán chỉ đặt nặng việc bị cáo có phạm tội hay không mà xem nhẹ phần dân sự. Kết quả là một phán quyết ?okhúc đuôi? chiếu lệ về tài sản trong án văn khiến cho cơ quan thi hành án phải ?orối tung rối mù?, còn người được thi hành án thấp thỏm không biết lúc nào mới nhận được tài sản. Bản án sơ thẩm số 463 ngày 10-4-1997 của TAND TP.HCM là một ví dụ. Án tuyên tưởng chừng quá đơn giản: ?oTiếp tục kê biên căn nhà của vợ chồng bị cáo để bảo đảm thi hành án?... Thực tế thì không đơn giản. Chồng bị cáo (theo như bản án viết) chỉ là ?ochồng hờ?, không có giấy đăng kí kết hôn. Khi đội thi hành án quận 10 phát mại căn nhà thì ông này chìa ra các giấy tờ thể hiện căn nhà do ông mua trước khi chung sống với bị cáo. Căn nhà này mới chỉ có ?ogiấy tay?. Thế là ... không thi hành được. Thì ra tại phiên tòa sơ thẩm, chồng bị cáo đã không hề được tòa đưa vào tố tụng với vai trò là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Sự việc cứ dằng dai dài dăng nhiều năm qua, đến nay đã không còn thời gian kháng nghị Giám đốc thẩm. Hồ sơ vì thế vẫn cứ nằm ỳ trên giấy, người bị hại còn chờ đến tết Ma roc mới có thể nhận lại được số tiền bị chiếm đoạt đến hàng trăm triệu đồng.
    ?oĐất không còn mà tòa còn kê biên ?" giấy đỏ?​
    Một độc giả ở Cái Bè, Tiền Giang đưa ra một bản án với nội dung khá phức tạp mà 4 năm rồi chưa thi hành được. Đó là bản án số 2225 của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM ngày 18-9-2000. Trong đó, chị cho rằng ?othi hành án nại nhiều lí do kéo dài vụ việc, không cưỡng chế thi hành án theo yêu cầu?. Nhưng khi tìm hiểu lại nội vụ, người ta được biết rắc rối chính là Tòa đã kê biên ?ogiấy đỏ? của bị cáo để ?ođảm bảo thi hành án? nhưng phòng thi hành án tỉnh cho biết, đất đó đã được sang tên cho người khác lâu rồi, giờ lấy gì mà thi hành?? Coi kỹ lại án văn, Tòa cũng có lưu tâm tới chi tiết chuyển nhượng nhưng lại một cách ?oúp mở? như sau: ?oNếu như có việc chuyển quyền sử dụng đất từ bị cáo sang ông B. thì hai bên tự giải quyết với nhau về hậu quả, nếu không giải quyết được thì yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết?. Đố ai biết Tòa muốn gì qua câu phán này?...
    Phần án văn thứ hai này ?" có lẽ ví dụ ít sinh động vui tươi, nhưng hậu quả của nó là những nỗi khổ lê thê kéo dài hàng chục năm trời. Thậm chí có người như cụ N, khi gặp chúng tôi cứ than thở không ra hơi với ?ocái cầu thang hình chữ U nằm mãi mãi trong bản án của Tòa?. Nhiều cán bộ thi hành án thì lắc đầu ngao ngán ?omấy ông tòa ngồi tại chỗ mà phán thì làm sao tụi tôi thi hành cho nổi...!
    (Sưu tầm)
  3. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Bổ sung:
    1. Tranh luận tại Toà
    Tại một phiên toà HS ở NB hồi giữa năm 2003 trước đông đảo cử toạ, bị lập luận của luật sư bắt bẻ quá sá, thẩm phán chủ toạ phiên toà đã bác lập luận của luật sư bằng kết luận "Mày học khoá 19 biết cái gì mà nói" ("tao" học khoá 14 ĐHL)
    2. Thẩm vấn tại toà
    Cũng ở 1 phiên toà HS xét xử bị cáo bị truy tố về tội tham ô, nhưng tại HN hồi năm 1994- trong phần thẩm vấn, Hội thẩm nhân dân hỏi bị cáo "Đồng chí có ân hận về việc làm của mình hay không?!!!!".
  4. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Tớ lười lập topic mới quá, nhưng hôm nay đọc vnn, thấy hết sức thắc mắc với một bản tin thế này, và ko hiểu ý nghĩa của cái câu đấy luôn, ai giải thích giùm (bác nào làm ở văn phòng nhà nước gì ấy)
    Danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật của Chính phủ [/hl
    19:40'''' 08/07/2004 (GMT+7)
    (VietNamNet) -
    Tin, tài liệu, đề án thực hiện chiến lược an ninh quốc gia, kế hoạch chiến lược phòng thủ đất nước, động viên đối phó với chiến tranh... là những [hl]bí mật nhà nước độ Tuyệt mật của Chính phủ theo Quyết định số 123/2004/QĐ-TTg về danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật và Tối mật của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, vừa được Thủ tướng ban hành hôm 7/7.
    Theo Quyết định này, danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ gồm: Tin, tài liệu, đề án thực hiện chiến lược an ninh quốc gia, kế hoạch chiến lược phòng thủ đất nước, động viên đối phó với chiến tranh.
    Ngoài ra, các loại tin, tài liệu liên quan đến chủ trương, chính sách quan trọng về đối nội, đối ngoại, dự trữ chiến lược quốc gia, kế hoạch và tình hình tổng hợp cung ứng tiền, phương án thu đổi tiền; các báo cáo về đối ngoại, an ninh quốc phòng, tổ chức bộ máy, nhân sự; các văn bản sử dụng tin, tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật của các cơ quan khác cũng thuộc diện danh mục này.
    Danh mục bí mật nhà nước độ Tối mật của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ gồm: Tin, tài liệu về các cuộc đàm phán, ký kết với nước ngoài, tổ chức quốc tế về chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, kinh tế, khoa học công nghệ. Báo cáo thực trạng tình hình kinh tế-xã hội, tài chính, ngân hàng, đối ngoại và an ninh quốc phòng. Các số liệu về dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước; số liệu tuyệt đối về thu chi ngân sách nhà nước; tiền tệ in, phát hành, dự trữ; phương án giá nhà nước. Kế hoạch xuất, nhập khẩu vũ khí, khí tài. Tin, tài liệu liên quan đến hồ sơ, tài liệu, biên bản họp Chính phủ. Văn bản sử dụng tin, tài liệu Tối mật của các cơ quan khác.
    Quyết định sẽ thay thế quyết định số 338/TTg ngày 29/6/1994 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục bí mật Nhà nước của Văn phòng Chính phủ.
    ================================================================
    Câu hỏi của em là cái chỗ mà em highlight lên ấy, nó có nghĩa là gì. Ko biết có phải tại em thiếu iot ko mà đọc xong rồi chả hiểu gì hết???? hic. Ai giải thích giùm????????????
  5. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Theo em hiểu thì thế này:
    - Bí mật nhà nước gồm 3 loại: mật, tối mật, tuyệt mật.
    - Với cách viết ở trên thì tác giả đang muốn trình bày cho chúng ta những loại nào là bí mật nhà nước thuộc loại tuyệt mật (mức độ "mật" cao nhất).

Chia sẻ trang này