1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những anh hùng có công mở mang, khẩn hoang bờ cõi

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi phuongnam_kts, 21/07/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Truyện Chử Đồng Tử - Tiên Dung do người sau phóng tác ít nhiều, cái tên cũng có ý nghĩa. Chử Đồng Tử - Đứa trể ở thôn Chử Gia, cái tên toàn Hán. Rồi cuộc gặp gỡ ở bãi Tự Nhiên. Chử Đồng Tử tu tiên học đạo. Lại chuyện tu tiên Đạo Giáo, thế kỉ 3 TCN cuối thời Hùng Vuơng mà có đạo Giáo ư? Rồi Chử hiển thánh giúp Triệu Quang Phục nữa, cho cái móng rồng...
    Chuyện Chử cùng Tiên Dung xây dựng thôn trang rồi vua Hùng đem quân đến đánh, 2 người bay lên trời. Cho thấy tính quyền lực ở mỗi vùng còn nặng, vua Hùng thực sự là vua của vùng Văn Lang mà thôi. Làm nghề đánh cá là chủ yếu, không phải đến nỗi nghèo không có nổi cái khố, mà là ở vùng sông nước còn chậm tiến, chưa biết dệt vải... Ai tin chuyện Chử không có áo quần nhỉ, ít ra cũng lấy gì mà che thân. Thời nguyên thuỷ người ta lấy vỏ cây, thiếu gì. Rồi duyên kì ngộ do ông Trời sắp đặt hay là do người sau sắp đặt. Công chúa liệu có tự tiện cưới hỏi ngay ở bãi cát mà không hỏi ý của vua cha, đến nỗi vua cha cấm cửa không cho về nhà nữa.
  2. sinhnhamtk

    sinhnhamtk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    Chuyện Chử Đồng Tử Tiên Dung có nhiều dị bản, các bác tin hay không thì tuỳ, tranh luận chấm dứt ở đây.
    NẾu các bác thích, hãy mở topic em sẽ vào
    1 trong những nguyên tắc chống bọn xuyên tạc lịch sử là không để chúng nó kéo topic đi xa chủ đề chính
    Nhắc lại lần 4, yêu cầu bác Đơn côi thừa nhận mâu thuẫn em đã nếu mấy post trước.
    Mấy thứ lẻ tẻ khác bác rất nhiệt tình nhưng trọng tâm thì không thấy bác nhắc tới
    P/S : Uầy !
    Đọc bài bác Châu phi mới thấy nhiều cái hay ho ẩn giấu trong sự tích.
    Kính bác
    Được sinhnhamtk sửa chữa / chuyển vào 17:36 ngày 21/08/2007
  3. doncoi_noixaxoi

    doncoi_noixaxoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2007
    Bài viết:
    1.515
    Đã được thích:
    9
    Bác tin thời Pháp thuộc ở miền Nam có gia đình 2 vợ chồng mà chỉ có 1 cái quần không?
  4. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Chuyện Chử Đồng Tử, rồi Trống Đồng đều có liên quan đến xã hội thời vua Hùng. Nước Văn Lang là nhà nước cổ đại có vua và luật pháp, quân đội hay chưa?
    Thử xem cái này:
    LIÊN MINH BỘ LẠC:
    hình thái tổ chức xã hội thời kì tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ. Sự xuất hiện của LMBL có liên quan đến sự phổ biến của chiến tranh cướp bóc và nhu cầu phòng vệ. Nhiều bộ lạc riêng lẻ tập hợp lại thành một cơ cấu xã hội lớn hơn. Lần đầu tiên người ta biết đến LMBL ở các thổ dân Bắc Mĩ, vd. ở người Irôqua (Iroquois).
    Những liên minh này được thành lập trên cơ sở độc lập và bình đẳng của mọi thành viên. Về sau, khi xã hội nguyên thuỷ tan rã sâu sắc, liên minh bao gồm các bộ lạc thống trị và phụ thuộc. Quyền lãnh đạo liên minh nằm trong tầng lớp quý tộc của bộ lạc mạnh nhất. Những liên minh như vậy tìm thấy ở người Mêlanêdi (Melanesiens), Tân Calêđôni (Néo - Caledoniens), Fiji (Fidjiens) thuộc Châu Đại Dương, ở người Tuarêch (Tuareg) thuộc Châu Phi. Sự xuất hiện LMBL làm cho các quan hệ kinh tế - văn hoá giữa các thành viên cùng hay khác huyết tộc được tăng cường, các bộ lạc xích lại gần nhau, pha trộn lẫn nhau, dẫn đến hình thành những cộng đồng tộc người mới, cao hơn bộ lạc.

    Link: http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=140AaWQ9MTQ1NzkmZ3JvdXBpZD01JmtpbmQ9JmtleXdvcmQ9&page=6
    Chế độ công xã nguyên thuỷ ứng với loại cộng đồng thị tộc và bộ lạc (còn gọi chung là các nhóm dân tộc học) trong đó bộ lạc là đơn vị cơ sở.
    Mỗi bộ lạc như thế cư trú trên một lãnh thổ, mọi người trong bộ lạc có quan hệ kinh tế với nhau, mang mang những đặc điểm đời sống-văn hoá chung và nói cùng một thứ tiếng.
    Về mặt ngôn ngữ, thời kì này có hai xu hướng gần như trái ngược nhau, nhưng nhiều khi lại đan xen vào nhau: xu hướng chia tách, phân tách và xu hướng liên minh, hợp nhất.
    Xu hướng chia tách thường xảy ra khi một bộ lạc tăng trưởng dân số không ngừng và đến một lúc nào đó, do nhiều điều kiện khác nhau (nhưng nhu cầu sinh sống là chủ yếu) buộc người ta tự nhiên phải tách ra thành những bộ phận, những nhóm, cư trú phân tán trên nhiều địa bàn khác nhau. Do điều kiện sống xa nhau, thậm chí biệt lập, rất ít tiếp xúc hoặc không có tiếp xúc nữa, các bộ phận cư dân đó về sau đã hình thành nên (một cách tự nhiên) những bộ lạc độc lập.
    Trong quá trình đó, những khác biệt về mặt ngôn ngữ đã nảy sinh rồi được củng cố qua nhiều thế hệ và trở thành ngôn ngữ khác nhau có cùng nguồn gốc, hoặc trở thành những phương ngữ, thổ ngữ khác nhau của một ngôn ngữ chung. Các nhà dân tộc học, sử học, ngôn ngữ học cùng với những ngành khoa học hữu quan, khi nghiên cứu sự thân thuộc về mặt cội nguồn giữa các tộc người, giữa các ngôn ngữ hiện đang tồn tại hoặc giữa các phương ngữ của một ngôn ngữ, đã thấy rất rõ điều đó. Chẳng hạn: các nhóm phương ngữ Mày, Rục, Sách, Arem, Mã Liềng của tiếng Chứt; các nhóm phương ngữ Thổ, Poọng, Đan Lai, Li Hà, Cuối Chăm, Cuồi Niêu của tiếng Thổ ở khu vực Đông Nam Trường Sơn (Việt Nam); Các phương ngữ của tiếng Papua ở Châu Phi, các phương ngữ của tiếng Litva ở Liên Xô? hẳn đã là kết quả của quá trình chia tách và khuếch tán như vậy.
    Có thể nói, ngôn ngữ của các bộ lạc, tự nó đã là những mầm mống để hình thành các phương ngữ, thổ ngữ trong giai đoạn xã hội phát triển cao hơn sau này.
    Xu hướng hợp nhất có lẽ hay xảy ra vào giai đoạn chót của chế độ công xã nguyên thuỷ đang chuyển dần sang giai đoạn xã hội có giai cấp. Lúc này, có những liên minh bộ lạc được hình thành (hoặc là bằng cách một bộ lạc này chinh phục các bộ lạc khác, hoặc là một số bộ lạc tự nguyện liên minh với nhau vì một nguyên nhân nào đó).
    Liên minh bộ lạc là điều kiện hết sức thuận lợi để các ngôn ngữ (dù không gần gũi với nhau về cội nguồn, hoặc hoàn toàn không có quan hệ thân thuộc đi nữa) tiếp xúc chặt chẽ với nhau và tác động, ảnh hưởng lẫn nhau. Thường có hai lối tác động:
    Thứ nhất, một ngôn ngữ bộ lạc chiến thắng các ngôn ngữ khác và trở thành ngôn ngữ chung trong cộng đồng toàn liên minh. Tuy vậy, nó vẫn chịu ảnh hưởng của các ngôn ngữ không chiến thắng khác và thay đổi ít nhiều bộ dạng của mình đi; nhất là ở mặt ngữ âm và từ vựng. Tiếng Latin của người La Mã trong các vùng bị người La Mã chinh phục là như vậy.
    Thứ hai, tiếp xúc ngôn ngữ dẫn đến pha trộn ngôn ngữ và thậm chí có thể làm nảy sinh một ngôn ngữ mới. Thế nhưng, đây không phải là sự pha trộn cơ giới, đảo đều; cũng không phải là sự tạo thành một ngôn ngữ hoàn toàn mới, khác hẳn các ngôn ngữ tham gia tiếp xúc, pha trộn; bởi vì ngôn ngữ mới này vẫn giữ cơ cấu hình thái của một trong những ngôn ngữ thuộc thành phần pha trộn đó làm cơ sở nền tảng cho mình. Chính nhờ cái cơ sở (gọi là cơ tầng) đó mà người ta vẫn xác định được ngôn ngữ mới thân thuộc với ngôn ngữ nào hơn và thuộc vào nhóm nào trong phổ hệ của họ ngôn ngữ.
    Lối tiếp xúc, ảnh hưởng như thế, ngay gần đây, người ta vẫn còn có thể kiểm chứng được trong không hiếm ngôn ngữ hiện đang tồn tại. Ví dụ:
    Tiếng Việt trong quá trình tiếp xúc lâu đời với tiếng Hán, đã vay mượn vào vốn từ của mình một khối lượng rất lớn các từ và yếu tố tạo từ cùng với một số ảnh hưởng khác về mặt ngữ pháp; nhưng không vì thế mà nó thuộc cùng một nhóm gần gũi về cội nguồn với tiếng Hán.
    Ở châu Âu, quan hệ giữa tiếng Anh với tiếng Pháp; tiếng Rumani với các ngôn ngữ Slave và tiếng Hi Lạp, tiếng Hung, người ta cũng thấy những tình hình tương tự: tiếng Anh vẫn thuộc số các ngôn ngữ Giecman, còn tiếng Pháp, tiếng Rumani vẫn thuộc về các ngôn ngữ Roman.
    Theo A.G. Haudricourt, người Sán Chấy ở Việt Nam vốn là người Dao gốc Quý Châu (Trung Quốc), di cư đến Quảng Đông rồi di cư sang Việt Nam sống chung với người Tày, Nùng. Tại đây, ngôn ngữ của họ, tiếng Sán Chấy, là một ngôn ngữ pha trộn gồm cơ tầng Dao với tiếng Tày Nùng.
    Như vậy, điểm nổi rõ về mặt ngôn ngữ trong thời kì công xã nguyên thuỷ, thời kì của các thị tộc, bộ lạc là luôn luôn diễn ra quá trình chia tách và liên minh, tiếp xúc. Một mặt, sự chia tách làm gia tăng số lượng các ngôn ngữ khác nhau hoặc các phương ngữ, thổ ngữ khác nhau trong một ngôn ngữ; mặt khác, sự tiếp xúc lại dẫn đến tình trạng gần nhau, và tới một mức nào đó sẽ dẫn đến pha trộn ngôn ngữ.
    2.2. Thay thế chế độ công xã nguyên thuỷ là chế độ xã hội có giai cấp, gắn liền với sự thiết lập nhà nước (trước hết là những nhà nước cổ đại) theo kiểu nào đó của phương Đông hoặc phương Tây.
    Tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở từng nơi mà các nhà nước đó đã được xây dựng bằng những cách khác nhau, bởi những nguyên nhân ít nhiều khác nhau. Các nhà nước cổ đại ở Hi Lạp, La Mã, Ai Cập, Ấn Độ, Trung Hoa và vùng Cận Đông là sản phẩm của những bộ lạc hoặc liên minh bộ lạc chiến thắng để thống trị các tộc người khác trong cộng đồng. Một số nơi khác (rất có thể như ở nước Văn Lang ở Việt Nam thời xa xưa chẳng hạn) lại xây dựng nhà nước trên cơ sở của một liên minh tự nguyện, thiết lập chính quyền trung ương thống nhất, khả dĩ tập trung sức mạnh toàn cộng đồng để đối phó thiên tai hoặc các cuộc xâm lăng, thôn tính của ngoại xâm.
    Nhà nước ra đời đòi hỏi trong cộng đồng phải có một ngôn ngữ thống nhất làm ngôn ngữ nhà nước. Ngôn ngữ đó có thể là một ngôn ngữ bản địa của người chiến thắng như tiếng Latin từ sau năm 49 trước công nguyên ở đế quốc La Mã, tiếng Xôngai trong lãnh thổ của nhà nước Xôngai (ở Châu Phi) trước đây; cũng có thể là ngôn ngữ của bộ lạc làm hạt nhân, trung tâm cho nhà nước như tiếng Việt trong lãnh thổ nước Văn Lang thời xưa. Mặt khác, ở một số nơi, cùng với sự hình thành nhà nước là quá trình xuất hiện, xây dựng chữ viết (hoặc là tự sáng tạo, hoặc là vay mượn, cải biến, hoặc là tiếp thu hẳn một hệ thống của ngoại tộc).
    Người nắm được và sử dụng chữ viết lúc đó chủ yếu là các trí thức trong tầng lớp thống trị, các tăng lữ thuộc các tôn giáo hoặc thương nhân (như ở Cận Đông và vùng Địa Trung Hải). Vì vậy, trong giai đoạn này ngôn ngữ nhà nước không phải ở nơi nào cũng đồng thời là ngôn ngữ của toàn dân. Thậm chí, khi nhà nước đã đạt tới trình độ quản lí tổ chức và tập trung cao (như trong chế độ phong kiến về sau chẳng hạn) thì cái gọi là ngôn ngữ nhà nước, ngôn ngữ có tính chính thống thường cũng có nghĩa là ngôn ngữ viết, phân biệt với ngôn ngữ nhân dân (là ngôn ngữ dùng trong giao tiếp rộng rãi hàng ngày) và có khi nó xa cách với ngôn ngữ nhân dân.
    Điều này còn diễn ra cho tận đến lúc ngôn ngữ dân tộc dần dần chiếm ưu thế trong mọi phạm vi giao tiếp của nhà nước.
    Dẫu sao thì sự ra đời của nhà nước cũng đã có ảnh hưởng đến ngôn ngữ. Nó là nhân tố vừa đòi hỏi, vừa thúc đẩy việc tìm kiếm, xây dựng một ngôn ngữ chính thức, thống nhất về phương diện quốc gia, dù có đồng thời là ngôn ngữ toàn dân hay không.
    Link: http://ngonngu.net/index.php?m=print&p=246
  5. mixture

    mixture Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    311
    Qua vài trang chủ đề, vì sự kém hiểu biết, bịa đặt hoặc lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia của đẻ nhầm, mà vấn đề tranh luận đang xoay qua chuyện công chúa có người hầu hay không.
    Để tiện cho những người không muốn đọc nhiều mà vẫn muốn nắm khái quái màn diễu hề này của đẻ nhầm, tớ xin tón tắt:
    Sau khi thất bại trong việc phản biện về bản chất xâm lược của Triệu Đà, một số người liền quay sang công kích một hướng khác: phủ định, chê bai dân tộc, tổ tiên, để có thể hợp thức hoá việc ôm chân tên giặc đã thôn tính tổ tiên chúng. Có hai dòng lập luận chính
    - Một là phủ định các tiến bộ văn hoá của dân tộc như khoaitâyxanh Do chẳng có lập luận, chứng minh gì cả, nên trường phái này dễ dàng bị những bằng chứng khoa học hết sức hiển nhiên khoá miệng.
    - Thứ hai là dè bĩu dân tộc "mán mọi", bịa đặt để hạ thấp tổ tiên như đẻ nhầm. Bằng chứng chỉ là truyện cổ kể cho trẻ con nghe, được bịa đặt,sửa đổi nội dung một cách trắng trợn. Tay này có cái dở là không biết gì vẫn cứ thiếu iod mà la ầm lên, đã bị chỉ mặt về sự kém hiểu biết ( như nhầm lẫn Lang Liêu-Mai An Tiêm), và bịa đặt trắng trợn .( như chuyện Chữ Đồng Tử...). Nhưng dù vậy, với da mặt dày, bản chất thằng hề trong người mình, cùng cái máu việt gian hạ cấp, đẻ nhầm vẫn chai mặt tiếp tục thể hiện cái nồng độ iod thiếu hụt của mình bằng những lập luận què cụt chỉ để... sửa đổi vài chi tiết chuyện cổ
    Mời các bác tiếp tục đón xem...

    Được mixture sửa chữa / chuyển vào 18:15 ngày 21/08/2007
  6. doncoi_noixaxoi

    doncoi_noixaxoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2007
    Bài viết:
    1.515
    Đã được thích:
    9
    Miture đã đưa ra ví dụ chứng minh rồi ,phải cần tôi xác nhận lại nữa à?
    1.Thục Phán là 1 trong các bộ lạc của liên minh Văn Lang ,ông định đô ngay tại Đông Anh ,Hà Nội thế mà bảo là xâm lược .
    2. Cuộc lật đổ vua Hùng là 1 cuộc nội chiến của người Việt thì công nhận Âu Lạc là điều hiển nhiên thôi .
  7. khoaitayxanh

    khoaitayxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2006
    Bài viết:
    486
    Đã được thích:
    1
    Bạn thân mến
    1 - Về luật: Đào được mà không giao nộp là phạm pháp.
    2 - Về mặt đạo đức cũng như về khoa học: Nếu không giao nộp thì cũng không thể coi đó là của mình.
    3 - Truyện cổ về 3 chiếc rìu vàng, bạc, sắt là rất có ích trong trường hợp này.
    Đồng ý không?
  8. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Quan trọng là liên minh Văn Lang ở vùng nào, lãnh thổ của các bộ lạc liên quan. Bộ lạc do Thục Phán lãnh đạo ở đâu? Tại sao sử cũ nói tổ tiên ông ta dẫn quân 3 vạn thường xâm lấn Văng Lang vì hiềm khích cũ của tổ tiên là không cho cưới công chúa. Liệu 1 bộ lạc có đánh bại được vua Hùng hay không? Sao không nói tới liên minh Tây Âu nhỉ, sách giáo khoa nói Thục Phán là thủ lĩnh người Tây Âu, liên kết với người Lạc Việt (Văn Lang) chống Tần mà.
    Ở châu Âu, đế quốc La Mã sụp đổ do người Giecman đánh đổ, không chỉ là do 1 bộ lạc mà cả 1 liên minh bộ lạc ở phía bắc. Ở Trung Quốc, nhà Thương do vua Thương Thang là chư hầu dấy quân diệt nhà Hạ lập ra nhà Thương. Nhà Chu nổi lên ở phía tây có cả 1 liên minh bộ lạc (thậm chí là nước cổ đại) trước khi đánh bại nhà Thương.
  9. sinhnhamtk

    sinhnhamtk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    Hợ hợ, post này như 1 bản tuyên ngôn... đầu hàng. Thể hiện đầy đủ, sinh động những mâu thuẫn khổng lồ , gay gắt, không thể giải quyết nổi trong hệ tư tưởng phe Anti Đà
    Văn Lang và Âu Lạc là 2 cộng đồng người tách biệt hoàn toàn với nhau
    Rất buồn cười khi biết hoá ra từ nãy đến giờ phe Anti Đà dùng .... lãnh thổ hiện nay (năm 2007) để đánh giá Địch - Ta
    Được sinhnhamtk sửa chữa / chuyển vào 20:43 ngày 21/08/2007
  10. sinhnhamtk

    sinhnhamtk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    Phải quán triệt tinh thần cho các đồng chí rằng
    1/ từ phía Nam núi Lĩnh(1 địa danh ở CHND Trung Hoa bi giờ) tới Thanh Hoá quê mình toàn dân Bách Việt
    2/ Trên địa bàn rộng lớn đó có rất nhiều bộ lạc, cộng đồng người Việt sinh sống.
    3/ Văn Lang là 1 trong số đó. Âu Lạc là 1 trong số đó
    4 / Nói Âu Lạc thôn tính Văn Lang là "Chuyện của người Việt chúng mình" thì việc nước Nam Việt ra đời cũng là việc thống nhất các tộc người Việt của Đức Vua Triệu Đà
    5/ Nếu đồng chí nào còn nói sự ra đời của Nam Việt là do ngoại bang xâm lược Âu Lạc thì đồng nghĩa với việc coi An dương Vương là kẻ thù đô hộ tổ tiên ta (tức dân Văn Lang đó).
    6/ Bấy nhiêu là đủ để khẳng định tính chính thống không thể chối cãi của Tổ Quốc xa xưa
    7/ Nam Việt là 1 quốc gia độc lập với nhà Hán.
    Âu Lạc chống xâm lược Tần bằng cách.... trốn vào rừng, đợi quân Tần mệt mỏi quay về nước thì về nhà .
    Trong khi thời Võ Đế , nhà Hán xâm lược đã bị quân Việt đánh cho tan tác phải ôm đầu cong đuôi bỏ chạy
    Tiếc là lần 2, cuộc kháng chiến chính nghĩa của Tổ Quốc đã không địch lại với quân giặc bạo tàn, Nam Việt bị thôn tính
    Được sinhnhamtk sửa chữa / chuyển vào 19:49 ngày 21/08/2007
    Được sinhnhamtk sửa chữa / chuyển vào 19:50 ngày 21/08/2007

Chia sẻ trang này