1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài báo đáng quan tâm về Albiceleste - mời anh em Zô

Chủ đề trong 'Argentina (ArFC)' bởi tnc85, 28/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Big_Hope

    Big_Hope Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2005
    Bài viết:
    280
    Đã được thích:
    0
    Xem người viết bài này là ai. Không thể chấp nhận được
    http://worldcup.dantri.com.vn/worldcup2006/nhandinh/2006/6/124043.vip
    Thứ Bẩy, 17/06/2006 - 10:36 PM Gửi bài viết này cho bạn bè

    Góc nhìn chuyên môn:
    Argentina không thể vô địch, vì sao?


    Giấc mộng 20 năm ròng của Argentina liệu có thành hiện thực?
    (Dân trí) - Khó có thể mong một điều gì hoàn hảo hơn chiến thắng 6-0 của Argentina trước Serbia&Montenegro, nhưng nếu qua trận thắng đó để khẳng định rằng các albiceleste là ƯCV số 1 như nhiều người vẫn nghĩ e rằng quá vội vàng.
    Hãy nhớ lại xem Argentina là ai khi họ lần thứ 2 bỏ lại cả thế giới dưới chân mình năm 1986?

    Lúc đó, họ có Maradona, một con người sinh ra để chơi bóng. Có lẽ mọi lời lẽ đều thừa khi nhắc đến Maradona. Không chỉ có kỹ thuật siêu việt, Cậu bé vàng còn là một nhà chiến thuật vĩ đại, có tầm bao quát trận đấu và khả năng xoay chuyển cục diện trận đấu, khó có người thứ 2 trên quả đất này làm được.

    Với 5 bàn thắng, trong đó có 2 bàn thắng trong trận Tứ kết kinh điển với người Anh và 2 bàn trong trận Bán kết với Quỷ đỏ Bỉ, đó thực sự là một World Cup của Maradona. Những bước chạy thoăn thoắt và những pha rê bóng đầy mê hoặc, Maradona gần như không thể bị truy cản trên sân.

    Thế nhưng, bên cạnh Maradona lúc đó có những ai? Đó là một Jorge Valdano sắc bén ở tuyến đầu, người không chỉ đảm nhận vai trò cây ghi bàn chủ lực mà còn tạo ra vô số khoảng trống ở phía sau. Nếu không có những bàn thắng ?ohung đồ? của Valdano và Burruchaga ở vòng loại, có lẽ Argentina đã không vượt qua nổi Bulgaria hay CHDCND Triều Tiên để bước vào vòng 1/16.

    Không chỉ thế, lúc đó HLV Carlos Bilardo có trong tay một hàng thủ siêu hạng với những hậu vệ nổi tiếng Oscar Ruggeri hay Jose Luis Brown. Chơi phía trên họ, Ricardo Giusti và Sergio Batista chính là những cái máy quét không mệt mỏi phía sau để Maradona thoải mái tiến lên phía trước.


    Năm 1986 ngoài Maradona, Argentina
    còn sở hữu một dàn cầu thủ xuất sắc.

    Và hãy xem những đối thủ mà họ đã vượt qua, và cách họ vượt qua đối thủ, bạn sẽ thấy một điều: Ở Mexico?T86 ông trời đã sắp đặt mọi thứ cho cuộc đăng quang của người Argentina. Ở vòng 1/16, đối thủ của Argentina chỉ là Uruguay, đội chỉ có 2 điểm sau 3 trận vòng loại và may mắn lọt vào vòng knock-out nhờ vào thành tích tồi tệ của những đội xếp thứ 3 khác.

    Thế nhưng, phải chờ đến phút toả sáng hiếm hoi của gã chân gỗ Pedro Pasculli, người chỉ chơi đúng 164 phút trong cả giải năm đó, Argentina mới đi tiếp sau 90 phút ?ovật vã? trước đối thủ có lối chơi tương đồng.

    Vào Tứ kết, kẻ ngáng đường chính là người Anh, những người đang tràn trề hy vọng với phong độ ghi bàn khủng khiếp của Gary Lineker. Thế nhưng, tất cả đã sụp đổ chỉ sau 90 phút, dù Gary cũng đã ghi bàn. Cơn ác mộng bắt đầu với pha ghi bàn kỳ quái bằng tay của Maradona, và sau đó là một bàn thắng siêu hạng của Cậu bé vàng.

    Nếu không có bàn thắng đó, chắc mọi chuyện đã khác đi rất nhiều, khi trước đó khung thành của Nery Pumpido chực run lên bần bật trước những cú sút của Gary. Người Anh thua quá đau đớn, còn người Argentina thầm cảm ơn Chúa đã hoá thân vào bàn tay tội lỗi của Maradona.

    Vào Bán kết, trời lại chiều lòng người Argentina khi họ chỉ phải gặp Bỉ, đội đã thất thủ trong trận mở màn trước chủ nhà Mexico và nhọc nhằn tiến vào đến vòng 4 đội nhờ xếp thứ 3 một bảng đấu gồm những đối thủ tầm trung là Paraguay và Iraq.

    Có lẽ, thử thách lớn nhất và cũng là chiến thắng oanh liệt nhất của albiceleste trong giải đấu đó chính là trận thắng nghẹt thở 3-2 trước Tây Đức nhờ vào bàn thắng muộn màng phút 83 của Burruchaga.

    Nhưng cũng nên nhớ, đó là một trận đấu mà Những cỗ xe tăng một mình chống lại người châu Mỹ, khi họ phải chơi bóng trên sân Estadio Aztecka với trên 100.000 người Argentina vây quanh, và ông trọng tài Filho cũng là một người Nam Mỹ.

    Có lẽ không ngoa khi nói rằng Argentina vô địch năm 1986 vì họ có Maradona, có Valdano, có Chúa và được đá ở Mexico-?omiền đất dữ? đối với các đội bóng lục địa già.

    Maradona là một thiên tài, một vĩ nhân, nhưng cũng chỉ là một con người bằng xương bằng thịt và cũng chỉ đứng trên sân bóng được một thời trai trẻ. Maradona đã mang đến cho Argentina mọi vinh quang, nhưng cũng để lại một cái bóng quá lớn mà mãi 20 năm sau, những hậu duệ của anh vẫn không cách nào thoát ra được.

    12 năm sau ngày vinh quang, Argentina mang một đội hình tinh tuý đến Pháp, với tham vọng một cuộc viễn chinh vĩ đại như người láng giềng Brazil đã làm năm 1958 tại Thuỵ Điển. Nhưng với những siêu sao hàng đầu thời đó như Ortega, Batistuta, Lopez, Simeone, Almeida, Ayala, Veron, Zanetti, v.v? đều đã được một bài học về tôn trọng đối thủ.


    Thế hệ vàng thứ 2 của Batigol và Veron đã 2 lần liền thất bại

    Cả 23 cầu thủ mà ông Daniel Passarella mang đến Pháp đều là những tài năng kiệt xuất lúc đó, và trên lý thuyết họ là một đội bóng siêu hạng với lối đá 4-3-2-1 với Batigol ở trên cùng, chơi lệch về 2 cánh là Lopez và Ortega, cầu thủ được kỳ vọng là Maradona mới với kỹ năng chơi bóng quái đản trong phạm vi hẹp.

    Ngay phía dưới, họ có những cầu thủ mang tầm thủ lĩnh như Veron, Simeone hay Almeida. Hàng thủ của họ là nơi tề tựu của những siêu hậu vệ Zanetti, Chamot, Sensini và Ayala. Với một đội hình như vậy, Argentina không có lý gì để nghĩ tới một thất bại.

    Mặc dù vậy, cuộc chơi đã không suôn sẻ như họ nghĩ, dù không thể nói Argentina đã sai lầm ở điểm nào. Nhọc nhằn vượt qua người Anh ở Tứ kết bằng một trận thắng đầy tai tiếng, Argentina đã phải dừng bước ở Bán kết sau khi chứng kiến Bergkamp ghi một bàn thắng đầy mê hoặc. Cả nước Argentina nhớ Maradona?

    Không một ai ngoài Brazil hùng mạnh có thể mang Cup vàng ra khỏi châu Âu.

    4 năm sau, năm 2002, cuộc chơi có vẻ đã công bằng hơn khi 2 thế lực Âu-Mỹ đều phải viễn du sang phương đông xa xôi. Người Argentina lại thêm một lần hy vọng, vì lần này họ có một dàn sao đang vào độ chín của sự nghiệp và đang chinh chiến ở các CLB hàng đầu châu Âu, không ít trong số đó đã thử lửa ở Pháp 4 năm về trước.

    Thế nhưng, đó là là một mùa World Cup đen tối nhất trong lịch sử bóng đá xứ Tango. Bàn tay của Chúa đã bông lơn người Argentina bằng cách đẩy họ vào bảng đấu Tử thần cùng với Thụy Điển, Anh và Nigeria.

    Vẫn những gương mặt đã nhiều năm nổi danh như Batigol, Crespo, Caniggia, Veron hay Ortega cùng với nhiều phát hiện mới như Sorin, Aimar, Killy Gonzalez hay ?ođá tảng? Samuel, Argentina đã trải qua 3 trận tồi tệ, mà đỉnh cao là cú ngã đau đớn trước chính người Anh để rồi lặng lẽ xách va-li về nước ngay sau vòng đấu bảng.

    Ai dám bảo Argentina lúc đó yếu hơn bây giờ?

    Thất bại đó cũng chính là khởi đầu của cuộc cách mạng của bóng đá Argentina, với việc sa thải Marcelo Bielsa và dần loại bỏ hàng loạt các ?ocông thần? đang ở đầu dốc bên kia sự nghiệp. Cuộc thay máu toàn diện của bóng đá Argentina đã mang lại những động lực mới, những khao khát mới và một lần nữa ông Pekerman lại mang theo hy vọng của hàng triệu người dân nước nhà với một đội hình kết hợp hài hoà 3 thế hệ mà ông đã dày công vun đắp ngót 10 năm nay.

    Sau một chiến dịch vòng loại thành công, một lần nữa người Argentina khấp khởi hy vọng về một mùa World Cup tốt đẹp. Nhưng không ai bảo ai, người dân xứ Tango này đã phải đè nén những niềm mong mỏi, vì họ hiểu rằng cuộc chơi đã ngày một khó khăn hơn, và con tạo tai ác lại đưa họ đến với bảng Tử thần.


    Liệu thế hệ của Riquelme và Crespo có làm nên lịch sử?

    Chỉ sau trận thắng kỳ lạ trước Serbi&Montenegro hôm qua, người Argentina và những ai yêu mến họ mới lại làm ồn ào lên rằng họ là một ƯCV lớn. Nhưng xem ra điều đó vẫn còn là rất vội vã nếu biết rằng ĐT Argentina mà ông Pekerman dẫn dắt chưa thể so sánh với chính họ ở thời điểm năm 1998 và 2002, chứ chưa nói đến Argentina vĩ đại thời Maradona.

    Lối đá của Argentina quay quanh cái bản lề Riquelme, người có cái biệt hiệu nghe bùi tai là ?oTruyền nhân của Maradona? (có lẽ do quá thèm muốn có một nhân vật như Maradona nên người ta đã quá lạm dụng cái tên này chăng?).

    Phải thừa nhận Riquelme đã chơi rất ổn trong vai trò của người lĩnh xướng lối chơi của toàn đội, và chính Romie là hiện thân hiếm hoi trong thế giới bóng đá hiện đại về một cầu thủ chơi bóng thuần Latin.

    Riquelme có thể sánh ngang với Veron về khả năng làm bóng, về tầm ảnh hưởng, và có phần ma quái hơn trong những đường chuyền, nhưng anh chỉ là con số 0 tròn trĩnh trong tranh cướp bóng và phòng thủ tuyến 2.

    Còn nếu so sánh với Maradona, Riquelme có 1/10 của sự tinh quái, 2/10 của tầm ảnh hưởng, 1/10 về khả năng xoay chuyển thế trận và 0/10 về phẩm chất săn bàn. Cũng chớ quên rằng trước khi toả sáng trong màu áo Villarreal, Riquelme từng chìm trong thất vọng suốt 2 năm ở Catalan, và mới đây nhất đã từng đá hỏng quả phạt dền định mệnh và đặt dấu chấm hết cho giấc mộng Champions League của Tàu ngầm vàng.

    Nếu dựa vào đó để đánh giá e rằng quá cực đoan, nhưng một cuộc chơi lớn bao giờ cũng đòi hỏi bản lĩnh của một thủ lĩnh lớn. Riquelme chưa đạt tầm như vậy. Nhưng anh lại chỉ chơi hay khi là thủ lĩnh tuyệt đối trên sân, điều đó liệu có ảnh hưởng đến ?otầm? của toàn đội, phải đợi những thử lửa lớn hơn mới khẳng định được.

    Trên hàng công, họ tự hào vì nắm trong tay 4 tiền đạo hàng đầu thế giới. Và niềm tin đó càng được củng cố khi cả Tevez và Messi (lại là những ?oMaradona mới?) đều ghi bàn khi được tung vào sân, những bàn thắng mà các nhà phê bình bóng đá đều đồng ý cho là vô thưởng vô phạt nếu xét về mặt thế trận và chiến thuật.

    Nhưng ai trong số họ là một chân sút hàng đầu tại 3 giải đấu lớn nhất thế giới là giải Italia, Anh và Tây Ban Nha, nơi hội tụ của những hậu vệ đẳng cấp nhất hiện nay? Không ai! Ai trong số họ có thể biến một cơ hội bất kỳ thành một bàn thắng, như cách mà Valdano và Batigol đã làm? Cũng không ai.

    Họ là những tiền đạo kỹ thuật, chơi ngẫu hứng và khéo léo. Họ có thể quấy đảo mọi hàng thủ, có thể ghi những bàn thắng ngang tầm nghệ thuật và có thể lập hat-trick trong một trận đấu giầu cảm xúc.

    Nhưng ngược lại, ai dám đảm bảo họ sẽ ghi dù chỉ một bàn khi Argentina đang ở tình thế khó khăn, khi mà người ta phải dùng đến cái đầu chứ không phải là trái tim để đá bóng. Ai trong số họ có thể tìm ra lối thoát theo cách thiên tài mà Maradona đã làm vào lưới thủ môn Butcher của ĐT Anh, hay một bàn thắng thực dụng theo kiểu Batigol?

    Đơn giản, họ không phải là những cây săn bàn sung mãn, và trong lịch sử chưa có đội bóng nào đăng quang mà không có một chân sút như vậy, trừ cuộc chơi trên sân nhà của người Pháp cách đây 8 năm (2002-Brazil-Ronaldo; 1994-Brazil-Romario; 1990-Đức-Voller,Klinsmann; 1986-Argentina-Maradona, Valdano; 1982-Italia-Rossi; 1978-Argentina-Kempes; ? 1934-Italia-Giuseppe Meazza; 1930-Stabiles?).

    Dù có những phút thăng hoa thực sự, nhưng xét cho cùng Crespo chỉ là một cầu thủ mất suất ở Chelsea và phải đày ải ở Serie A, Saviola đã phải ?otrốn chạy? khỏi Barcelona để tìm một xuất phát điểm thấp hơn, Tevez chưa một lần thử sức với sự khắc nghiệt của bóng đá châu Âu còn Messi thì quá may mắn vì được chơi cạnh Ronaldinho và Eto?To ở Barca.

    Không chỉ có vậy, lối đá của Argentina cần nguồn cảm hứng từ cái chân lười biếng của Riquelme, và chuyện gì sẽ xảy ra nếu một ngày sự hứng khởi đó không bốc lên được? Mặc dù chưa có đội bóng nào đủ tầm để kiểm chứng điều đó trong 2 trận đã đấu, nhưng sự luống cuống trong hiệp 2 trận mở màn khi Bờ Biển Ngà tấn công dồn dập đã làm cho nỗi lo đó trở nên có cơ sở.

    Khi đó, Romie chỉ là một cái bóng mờ trong những pha bắt tay đôi, và những Mascherano hay Cambiasso ở phía sau đã bộc lộ mình không phải là mẫu tiền vệ trụ mẫu mực, và khả năng phòng thủ tuyến hai kém cỏi khiến đội hình Argentina bị chia cắt rõ ràng.

    Nếu đó là Đức, hay Italia, không loại trừ khả năng Argentina sẽ sụp đổ đồng loạt như những quân cờ đôminô khi mắt xích Riquelme bị khoá chặt.

    Ngoài việc World Cup lần này được tổ chức ở châu Âu, có một nhân tố khách quan khác khiến Argentina càng khó khăn hơn để tìm đến vinh quang, đó là việc họ rơi vào nhánh đầy trắc trở, rất có thể phải đối mặt với Đức ở Tứ kết, và nếu vượt qua được ải này, là Italia hoặc Pháp ở Bán kết.

    Một cuộc chơi chẳng dễ dàng gì?! Mong rằng không ai trong số 3 ?oMaradona mới? lại phải cất lên giai điệu bài Don?Tt cry for me Argentina?

    Hồng Kỹ

  2. ThongLyPaTra

    ThongLyPaTra Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/06/2002
    Bài viết:
    916
    Đã được thích:
    0
    Một thằng cha tự phụ, ếch ngồi đáy giếng, không hiểu gì chỉ sủa bậy để tỏ lòng đố kỵ. Em cá 100% nó là fan của bọn Anh nhợn. Không chấp mấy loại này các bác ạ
  3. GL1600

    GL1600 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    20/02/2006
    Bài viết:
    758
    Đã được thích:
    15
    Bác ơi, báo "Dan trí" toàn đăng bài lởm thôi. Chấp làm gì mấy tay nhà báo viết vớ vẩn. Đó là góc nhìn của họ, bức xúc làm gì. Mới cả cái danh hiệu hão " UCV số 1" chẳng để làm gì cả bác ạ.
    Còn tay này viết đã thấy " ngu" rồi. Nếu nói năm 86, trời sắp đạt cho ARG gặp các đối thủ dễ thì năm 2002, BRA chắc toàn gặp đội mạnh. Tối kị với một người am hiểu bóng đá không bao giờ được nói đội đó thành công vì chhỉ phải gặp đội nọ đội kia"
    Thứ nữa hắn nói, Riquel chỉ là cái bóng mờ trong tranh chấp tay đôi.. chẳng khác gì bảo Rivaldo, hay Ronaldinho cũng vậy. Nhiệm vụ của các cầu thủ này đâu có phải là tranh chấp bóng...
    ... Còn một số cái nữa không muốn phân tích thêm làm gì.
    Mấy cái chỗ em bôi vàng để các bác thấy, chẳng cần quan tâm tới bài này làm gì. Vì người viết có trình độ hiểu biết kém. Em đã kém, lão này còn kém hơn.
  4. Big_Hope

    Big_Hope Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2005
    Bài viết:
    280
    Đã được thích:
    0

    Mặc dù vậy, cuộc chơi đã không suôn sẻ như họ nghĩ, dù không thể nói Argentina đã sai lầm ở điểm nào. Nhọc nhằn vượt qua người Anh ở Tứ kết bằng một trận thắng đầy tai tiếng, Argentina đã phải dừng bước ở Bán kết sau khi chứng kiến Bergkamp ghi một bàn thắng đầy mê hoặc. Cả nước Argentina nhớ Maradona?

    Trên hàng công, họ tự hào vì nắm trong tay 4 tiền đạo hàng đầu thế giới. Và niềm tin đó càng được củng cố khi cả Tevez và Messi (lại là những ?oMaradona mới?) đều ghi bàn khi được tung vào sân, những bàn thắng mà các nhà phê bình bóng đá đều đồng ý cho là vô thưởng vô phạt nếu xét về mặt thế trận và chiến thuật.[/hl]


    [hl]Hồng Kỹ

    [/quote]
    Bác ơi, báo "Dan trí" toàn đăng bài lởm thôi. Chấp làm gì mấy tay nhà báo viết vớ vẩn. Đó là góc nhìn của họ, bức xúc làm gì. Mới cả cái danh hiệu hão " UCV số 1" chẳng để làm gì cả bác ạ.
    Còn tay này viết đã thấy " ngu" rồi. Nếu nói năm 86, trời sắp đạt cho ARG gặp các đối thủ dễ thì năm 2002, BRA chắc toàn gặp đội mạnh. Tối kị với một người am hiểu bóng đá không bao giờ được nói đội đó thành công vì chhỉ phải gặp đội nọ đội kia"
    Thứ nữa hắn nói, Riquel chỉ là cái bóng mờ trong tranh chấp tay đôi.. chẳng khác gì bảo Rivaldo, hay Ronaldinho cũng vậy. Nhiệm vụ của các cầu thủ này đâu có phải là tranh chấp bóng...
    ... Còn một số cái nữa không muốn phân tích thêm làm gì.
    Mấy cái chỗ em bôi vàng để các bác thấy, chẳng cần quan tâm tới bài này làm gì. Vì người viết có trình độ hiểu biết kém. Em đã kém, lão này còn kém hơn.
    [/quote]
    Cả thế giới sẽ luôn nhớ Maradona vì tài năng và tình yêu bóng đá chân thành. Đúng.
    Sáu bàn thắng trận Arg-Serb là vô thưởng vô phạt ư ?
    Ai đó có thể cam đoan với tôi rằng với cùng một tình huống " vô thưởng vô phạt " như hôm vừa rồi, những tiền đạo khác của các quốc gia còn lại liệu có thể biến cơ hội thành bàn thắng được không ?
    Anh em tham gia viết bài dội bom trên báo dân trí để thằng cha Hồng Kỹ gì đó khỏi kiếm nhuận bút đi nào. Một thằng thần kinh
  5. Phicanh

    Phicanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/10/2002
    Bài viết:
    1.521
    Đã được thích:
    0
    lúc Ar vô địch chắc thằng cha này ức lắm .khổ vì cái vạ miệng ..................Anh em yên tâm Ar giờ khủng quá mức ,nếu Ar đá thật thì ko có cách nào thắng nổi đâu
  6. HAMIK44

    HAMIK44 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Các bác em, bình tĩnh . Quan tâm làm gì đến bọn báo lá cải nó nói gì về mình. Thật ra em rất thích các chú không đánh giá cao Arg, Arg nhà mình nói thế nhưng mong manh dễ vỡ, nếu bị chú ý quá khéo là rất khó đá. Đừng tạo áp lực, đừng tung hô các chú ấy quá. Theo em cứ âm thầm lặng lẽ như bây giờ là được. Cần gì ba cái danh hão ƯCV rồi thì thế nọ thế chai. Người lính ra trận cốt ở chiến thắng cuối cùng chứ tranh nhau gì cái hô xung phong to, phỏng ạ?
    Các bác em cứ yên tâm Argentina sẽ dán miệng tất cả bọn nhà báo láo toét bằng kết quả trên sân cỏ. Hoặc là các chú uất ức quá mà tự dán miệng, hai là bô bô đi ca ngợi Argentina thôi, các bác em cứ chờ xem.
  7. BadBoy_Prez

    BadBoy_Prez Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Đúng vậy, chấp gì cái bọn còi kiến thức bóng đá ấy, nói mà thấy ngu rồi, chỉ qua mặt được mấy cái bọn ít quan tâm bóng đá thôi.
    Lại còn phát minh ra được cụm từ "bàn thắng thực dụng" nữa mới tài chứ, quả thật là em không hiểu thế nào là 1 bàn thắng thực dụng và thế nào là 1 bàn thắng ko thực dụng??? Chỉ có lối đá thực dụng chứ làm gì có bàn thắng nào thực dụng hay không thực dụng??? Nói ngu như con bò, không, phải nói là ngu hơn bò, thằng này muốn viết báo hay có lẽ nên học lại môn tiếng Việt.
    Còn cái bọn bình luận trên tivi nữa chứ, VTV thì đã dính mấy ông mê Anh, ghét Argen thì chớ, lại còn thêm 1 con mụ chẳng biết tí mẹ gì về bóng đá cũng ti toe bình luận, nhiều lúc nghe mà không nhịn nổi cười, trận nào cũng nói sai, nói nhầm cả chục lần là ít, kiểu như tên cầu thủ, rồi phong cách, lối chơi, tiểu sử..., đấy là chưa kể đến nhiều lúc bình luận những câu lãng nhách.
    Bọn đấy cứ gió chiều nào xoay chiều đấy thôi. Chấp làm gì.
    Nói thật là trong các bình luận viên thì em thích nhất bác Anh Ngọc của đài Hà Nội trước đây thôi. Bác này bình luận thường có cái nhìn khách quan và công bằng với cả những đội không yêu thích, kiến thức cũng rất ấn tượng.
  8. khongcomat

    khongcomat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2002
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    hic hic, TTVH ko có website, gõ lại mệt wa.
    Argentina
    Hãy quên số 10 đi !
    Riquelme được tiểu ban kỹ thuật của FIFA bầu làm Cầu thủ hay nhất trận. Nhưng trên thực tế, ĐT Argentina không hề phụ thuộc vào số 10. Báo chí nước này ví von: Nếu xét nghiệm mẫu ADN thì 23 tuyển thủ đều là anh em, có cùng chung gene tấn công. Bàn thắng nâng tỷ số lên 2-0 (Cambiasso) chính là minh chứng rõ rệt nhất.
    Nếu là một người yêu bóng đá, bạn không thể bỏ qua khoảng khắc này. Phút 30, HV Sorin phát động một cuộc tấn công từ phần sân của Argentina, bóng được chuyển qua lại giữa Maxi, Riquelme ở khu trung tuyến. Pha phối hợp này đã phá vỡ tuyến phòng ngự từ xa của S&M đồng thời tạo điều kiện cho Sorin tiếp tục dẫn bóng đột phá trước khi chuyền cho Saviola. Chú thỏ phối hợp tam giác với Riquelme để vượt qua phòng tuyến thứ hai rồi nhồi bóng vào trung lộ cho Cambiasso. Tiền vệ của Inter đẩy tiếp cho Crespo đang đứng trong vòng cấm trước khi nhận lại bóng từ quả đánh gót của số 9. Lúc này cánh cửa dẫn vào khung thành S&M đã mở toang và trong nháy mắt bóng đã nằm gọn trong lưới của Jevric.
    Tuyệt tác đó là sản phẩm sáng tạo của một tập thể nghệ sĩ. Nó được thực hiện sau 26 cú chạm bóng với sự tham gia của 6 cầu thủ, không bị gián đoạn 1 nhịp nào và toàn bộ đội hình S&M biến thành những chiếc cọc vẫn các cầu thủ Argentina sử dụng trong những buổi tập. Đấy là sự tổng hòa giữa tính chính xác, tinh thần đồng đội và cả sự ngẫu hứng. Đừng nói là các HV S&M đã buông xuôi (khi ấy tỷ số mới là 1-0) mà đơn giản bởi các cầu thủ Argentina đã chơi quá xuất sắc. Tuyệt tác đó xứng đáng được coi là một trong những bàn thắng đẹp nhất trong lịch sử bóng đá thế giới, sánh ngang với bàn thắng của Carlos Alberto ở trận CK Mexico 1970.
    Nếu một đội bóng chỉ biết trông chờ vào một cá nhân, họ sẽ không thể nào có được những pha phối hợp tương tự. Ở tình huống đó, Riquelme cũng chỉ giữ bè trầm trong một khúc dạo kéo dài chưa đầy 1 phút (chính xác là 54 giây). Tác giả của bàn thắng, Cambiasso, chỉ là một cầu thủ vào sân từ ghế dự bị (thay Lucho Gonzalez) và trong hiệp đầu anh cũng phải hoạt động ở phần sân bên phải chứ không phải bên trái theo sở trường của mình như ở trận ra quân. Vậy mà hệ thống thi đấu của Argentina vẫn được vận hành một cách trơn tru.
    Trên thực tế, so với trận ra quân gặp Bờ Biển Ngà, HLV Pekerman đã có những điều chỉnh hợp lý hơn, không chỉ tăng thêm sự an toàn cho hàng thủ mà còn tạo ra sự đa dạng trong tấn công. Với việc Mascherano lùi sâu hơn gần với cặp trung vệ, Argentina đã giảm thiểu được những pha tấn công trung lộ của đối phương. Trên hàng công, Saviola di chuyển theo quỹ đạo hình vòng cung bao quanh khu cấm địa. Khi ấy, Riquelme sẽ không cần phải di chuyển quá rộng mà mà sẽ đóng vai trò trục xoay, làm nền cho các tiền vệ còn lại. Maxi và Cambiasso thường xuyên băng đón những đường chuyền ngược trở lại của hàng tiền đạo, tạo từnh những cú đấm từ phía sau lợi hại. Đây cũng chính là sở trường của Maxi ở Atletico hay Espanyol.
    Như vậy, có thể khẳng định Argentina hiện nay không còn quá phụ thuộc vào một mình Riquelme như ở Cúp các LĐCL hồi năm ngoái bởi Pekerman đã có trong tay đầy đủ những quân bài cần thiết để tạo nên một đội ngũ được đánh giá là đồng đều nhất trong nhiều năm trở lại đây. Tính tập thể là thứ được Pekerman đề cao, nhưng trên cái nền ấy, vai trò của mỗi cá nhân không hề bị triệt tiêu mà ngược lại, mỗi cầu thủ đều có thể phát huy được tối đa khả năng của mình.
    Trong trường hợp này, dấu ấn của Pekerman càng được thể hiện đậm nét. Những ngôi sao của ông đều chỉ đóng vai trò thứ yếu, thậm chí không được đoái hoài dưới thời Bielsa. Đúng là trước khi dẫn dắt ĐTQG, Pekerman không có kinh nghiệm ở đẳng cấp cao nhất. Tuy nhiên, ông chính là người hiểu rõ những tài năng của bóng đá Argentina nhất. 17/23 cầu thủ Argentina dự VCK lần này đều đã từng là học trò của Pekerman tại các ĐT Trẻ, và do vậy, ông chính là người thích hợp nhất để dẫn dắt Albiceleste. Ông cũng là người hiểu rõ nhất ai đáng được vào sân và vào sân thời điểm nào thì thích hợp. Việc Pekerman sử dụng các cầu thủ trẻ một cách chừng mực là để tránh cho họ những sức ép không đáng có và các bàn thắng mà Tevez cùng Messi ghi được sau khi vào sân đã chứng tỏ điều này.
    Với Pekerman, người Argentina đã chôn vùi được nỗi đau ở Viễn Đông 4 năm về trước. Và nếu Albiceleste đăng quang ở Berlin vào ngày 10/7 thì cũng coi như nỗi ám ảnh số 10 huyền thoại cũng sẽ chấm dứt.
  9. MaxFire

    MaxFire Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/01/2002
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    0
    Nothing is impossible, nếu cứ nhìn như chú này thì chẳng đội nào là có thể vô địch đc hết, phân tích trong sự ngu dốt + thành kiến mới có thể suy ra từ "không thể".
    ngu vãi, đội bóng nào vô địch cũng phải có 1 dàn cầu thủ xuất sắc, ai dám khẳng định đội hình năm 86 xuất sắc hơn bây giờ khi bóng đá hiện đại đã khác trước rất nhiều. Lại còn kết luận "nếu ko có bàn thắng ... sẽ ko vượt qua ... để vào vòng 1/16", còn câu nào ngu hơn nữa ko? ơ, thế hoá ra là Arg ko ghi đc bàn thì đã ko thể vô địch WC, ý của chú này là như thế phải ko nhỉ? thế các cầu thủ chạy hùng hục trên sân là phục vụ cho mục đích gì thế vậy?
    Tóm lại là chú này viết ra toàn những thứ rác rưởi ko hơn ko kém, suy luận theo cảm tính + thêm sự ngu dốt ==>đọc xong tớ muốn đi ! wá
  10. redcanvas

    redcanvas Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2005
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    Bác này tính ra nói toàn phiến diện về Argentina, nhưng chúng ta cũng kệ bác vì bác ta cũng là người mà-> đều phải yêu ghét ai đó rất xui xẻo là bác lại ghét Argentina. Ý kiến của bác còn phải xem lại cái nào đúng cái nào sai chứ.
    Bác chê Argentina ko có tiền đạo nào là chân sút số 1 tại Ý,TBN hay Anh ư? Thế thì bác nên xem lại Ronaldo 99 lúc vào đội tuyển thì chấn thương liên miên ngồi dự bị tại Inter còn thảm hơn Crespo. Còn Eto vua phá lưới TBN ngồi ở nhà xem TV, Toni chiếc giày vàng châu Âu chưa chất tiếng nổ... Và hình như chưa có đội bóng nào mang theo vua phá lưới mà lại vô địch cả!
    Cái hay ở Argentina là không phụ thuộc quá nhiều vào 1 tiền đạo. Ai cũng có thể ghi bàn. Nếu không thay Saviola và Crespo ra thì họ cũng có thể ghi bàn nhiều như Rossi, Ronaldo vậy... Chẳng qua là Pekerman muốn cho mọi người biết mùi WorldCup thui.

Chia sẻ trang này